Vung Tau – Can Gio fast ferry ticket

Vung Tau – Can Gio fast ferry ticket costs 110,000 VND / one-way, bringing passengers to Can Gio district, Ho Chi Minh City to explore the “biosphere reserve” of Can Gio mangrove forest.

Moving from Vung Tau to Can Gio is now simpler as there are daily fast ferry going to Can Gio district and in the near future there will be the first high-speed ferry connecting these two localities.

The following article will help you to know the ticket information of Vung Tau – Can Gio high-speed ferry

Information about Vung Tau – Can Gio high-speed boat route

Vung Tau and Can Gio are two adjacent localities on the map, but separated by inland waterways (standing in Vung Tau, you can see Can Gio beach). You can travel from Vung Tau to Can Gio (round-trip) by water or by foot, but the fastest is still by water.

Bus from Vung Tau to Can Gio: you will pass a distance of about 115km in length. Travel time by road is about 3 hours of continuous travel (Take Highway 56, National Highway 1A and Expressway Ho Chi Minh City – Long Thanh – Dau Giay/DCT01 to Vo Chi Cong Street at Phu Huu, Ho Chi Minh. Go out from Ho Chi Minh City – Long Thanh – Dau Giay/DCT01. Continue to the East Ring/Vo Chi Cong Street. Follow Huynh Tan Phat to Binh Khanh Ferry at Phu Xuan. Take the Binh Khanh ferry route. Continue going straight through Binh Khanh – Can Gio Ferry Pier to Sac Forest ).

Vung Tau – Can Gio high-speed boat takes only 30 minutes to travel. After departing from the passenger pier of Ho May tourist area – Vung Tau, you will dock at Tac Suat fast ferry pier (Tac Suat ferry pier) at the end of Tac Suat Street, which is also fast ferry pier going from Sai Gon and the provinces to Can Thanh town.

Thus, according to the above analysis, high-speed boat is the most optimal option. High-speed boat tickets to Can Gio are currently operated by Greenlines-DP shipping line, in the peak time, about 08 trips per day, in the low season, the boat only runs 1 trip / day. In case of urgent need for more precise time depending on each specific day, time and schedule, please contact 0889211234 for quick ticketing support.

Fare for Vung Tau – Can Gio fast ferry

From Monday to Friday:

  • Adult (from 12 to 62 years old): 110,000 VND
  • Senior (from 63 years old and above): 80,000 VND
  • Children (from 6 to 11 years old): 60,000 VND
  • Children 5 years and under are free of charge (sharing seat with parents)

Saturday, Sunday:

  • Adult (from 12 to 62 years old): 120,000 VND
  • Senior (from 63 years old and above): 90,000 VND
  • Children (from 6 to 11 years old): 70,000 VND
  • Children 5 years and under are free of charge (sharing seat with parents)

Holidays, (Lunar) New Year, Compensating Days

  • Adult (from 12 to 62 years old): 140,000 VND
  • Senior (from 63 years old and above): 110,000 VND
  • Children (from 6 to 11 years old): 90,000 VND
  • Children 5 years and under are free of charge (sharing seat with parents)

Policy for Vung Tau – Can Gio fast ferry ticket

  • Invalids and sick soldiers of 1st and 2nd class: Discount equivalent to 50% of ticket price.
  • Severely disabled people (must show accompanying certificate): 50% discount equivalent.
  • When buying a child ticket, please present the birth certificate, if the birth certificate cannot be presented, the fare will be based on the height to apply the fare as follows:
    • Children under 1.2m tall: Free.
    • Children over 1.2m tall and under 1.4m: Discount equivalent to 50% of ticket price.

Note: 01 adult passenger can only be accompanied by 01 child of free age. If 01 adult passenger is accompanied by 02 children of free age and above, only 01 child is free, the remaining children must buy tickets according to regulations.

Fast ferries, ferries to Can Gio 

Pick-up and drop-off station

  • Ho Chi Minh City: Bach Dang Passenger Pier, No. 10B Ton Duc Thang, Ben Nghe Ward, District 1, Ho Chi Minh City
  • Vung Tau: Passenger pier Ho May tourist area – 1A Tran Phu, Vung Tau City, Ba Ria-Vung Tau Province.
  • Can Gio: Tac Suat ferry pier, Tac Suat street, Giong Ao Quarter, Can Thanh Town, Can Gio District, Ho Chi Minh City.

Book cheap tickets from Vung Tau to Can Gio at taucaotoc.vn

Taucaotoc.vn has a team of professional booker staff who always keep track of promotional programs and events of shipping lines coming in. The specific time will contact you via Zalo/Viber/Facebook for you to decide to book high-speed boat tickets.

Booking high-speed boat ticket in the off-season or mid-week will also save a considerable amount of money for you.

If you have any questions about the ferry schedule, ticket prices of Vung Tau to Can Gio high-speed boat as well as ticket booking procedures, please contact taucaotoc.vn for the fastest response.

Have a safe, happy trip!

High-speed boat pier in Vung Tau

Introducing some Can Gio tourist spots

Can Gio – the largest mangrove forest and also the lung of Ho Chi Minh City, has been recognized by UNESCO (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization) as the first biosphere reserve. of Vietnam in the system of biosphere zones of the world in January 2000.

Tourists can ride a motorboat to crept deep into the mangrove forest, find the famous forest of Sac Forest for a while; Or stop at Dan Xay bridge and ride a motorboat to visit Dam Doi at Vam Sat and conquer the 28 meter high Tang Bong tower to see the whole Can Gio mangrove forest and flocks of storks flying back to the nest at sunset. Can Gio, a red address in the book of preserving cultural and natural heritage, will be an attractive destination for tourists who love picnicking and want to explore.

Historical relic of Sac forest war zone – Can Gio

Historical relic of Sac forest war zone – Can Gio (formerly known as Can Gio Forest Park) with an area of ​​2,215.45 hectares, of which 514 hectares have been exploited for tourism. Here are all the species and habitats of a sub-region that is the most characteristic of the mangrove ecosystem.

There are also many monkeys here with a total of more than 1,000 monkeys, living completely in natural conditions and being very brave with humans. This place has been completing the system of motels in the forest, restaurants, shops selling typical mangrove products, traditional houses, galleries of restored artifacts, archeology…

Visit Monkey Island

Monkey Island is a destination that cannot be missed if you travel to Can Gio. Coming here, in addition to enjoying the fresh and cool air of the forest, you can also play with mischievous and lovely monkeys. A very interesting experience, isn’t it? However, you should note that you wear neat clothes and limit carrying a lot of things if you do not want to become a “target” for the sneaky monkeys. The cost to visit Monkey Island is not too high, only 30,000 VND per person.

Sac Forest tourist area has over 1,500 wild monkeys, often surrounding tourists to ask for food and water

Visiting the Ca Ong mausoleum

Going to Can Gio, do not forget to visit Ca Ong mausoleum. This place currently worships a 12m long whale skeleton. People here believe that whales are the embodiment of a god who helps to sail smoothly. Every year on August 15-17, the people of Can Gio hold the Nghinh Ong Ceremony with traditional local customs. So, if you come to Can Gio at this time, you will see the people here celebrate the ceremony, it will also be an extremely attractive and interesting experience you should experience!

Hang Duong Seafood Market

About 50m from 30/4 Beach, Hang Duong market has many kinds of fresh seafood with prices low and high such as: snails, fish, squid, sea crabs, crabs, octopus, mantis shrimp, …

Hang Duong Sea Food Market, Can Gio

The seafood dishes here are impeccable, you can directly choose each type of seafood! Hang Duong Market is a destination that attracts not only locals but also tourists from many places, mainly young Saigonese. In particular, the price here is quite cheap and commensurate with the quality of each type of seafood.

Can Gio high-speed boat to Vung Tau docks at Ho May passenger pier

 

 

 

 

 

Lưu trú trên đảo Cồn Cỏ

Cồn Cỏ chính thức mở cửa đón khách du lịch kể từ năm 2017 nên hệ thống cơ sở lưu trú trên đảo Cồn Cỏ đang bắt đầu được hình thành từ cơ sở vật chất nhà khách của UBND huyện (30 giường) và nhà khách của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh (40 giường) phục vụ hoạt động du lịch. Đây đều là những cơ sở công vụ phục vụ cho khách du lịch và khách công vụ đến đảo Cồn Cỏ công tác, tham quan, khám phá.

Đảo có diện tích 2,3km2 với dân số khoảng 400 người. Trong đó có mới chỉ có khoảng hơn 20 hộ gia đình ra lập nghiệp tại đảo và một số cư dân trên đảo này đã và đang chỉnh trang lại nhà ở, khuôn viên sạch sẽ, an toàn, đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của du khách, kết hợp tổ chức các sinh hoạt của người dân theo mô hình homestay đón khách cùng ở.

Những người dân ra sinh sống tại đảo Cồn Cỏ đều được sống trong những ngôi nhà khang trang có diện tích 42 m2 trên nền đất 200 m2, cùng nhiều hỗ trợ khác từ chính quyền.

Đối với du khách, đây là dịp để bạn hiểu hơn về cuộc sống của người dân nơi đây. Tiếp xúc với những người dân thân thiện, hiền hòa, quanh năm đứng trước đầu sóng ngọn gió sẽ khiến bạn cảm thấy tò mò và ấm lòng đến lạ. Giá phòng nghỉ chỉ tầm 200.000 – 400.000 đồng/đêm.

Ngoài ra, nếu bạn là một trong những hành khách muốn trải nghiệm cuộc sống hoang dã nơi đảo và muốn cắm trại ngủ qua đêm, nên hỏi trước bên Trung tâm dịch vụ và du lịch đảo Cồn Cỏ để xem xét bố trí khu vực đất trống cắm trại và dịch vụ cho thuê lều bạt các trang thiết bị ngủ ngoài trời, phục vụ cắm trại. Như đã nói ở trên, Cồn Cỏ trước đây là một trong những huyện đảo quân sự kể từ khi đảo được cấp phép khai thác du lịch vào năm 2017 đang dần chuyển qua phục vụ khách du khách nên có những vị trí không có phận sự không tiếp cận.

Ốc Cồn Cỏ

Thực ra đó chỉ là tên gọi do những tay mơ như tôi tự đặt cho những loài ốc có hình thù kỳ lạ và mùi vị không lẫn vào đâu như ốc mặt trăng, ốc hổ, ốc nón… sống ở khu vực quanh đảo Cồn Cỏ. Dẫu biết không chỉ ở Cồn Cỏ mới có các loài này, nhưng nếu bạn ra huyện đảo của tỉnh Quảng Trị, tự đi bắt và chế biến thì những món ốc này tạo cảm giác thi vị hơn nhiều.

Những loài ốc nói trên thường cư ngụ trong những khe đá, sát mép bờ biển. Có lẽ chính vì thế mà “bộ giáp” của nó cũng sần sùi, cứng như đá cuội. Muốn bắt được chúng, người ta phải lội bì bõm và chúi mặt hụp xuống nước nhiều lần.

Đến với Cồn Cỏ, du khách còn có cơ hội được thưởng thức các đặc sản ở nơi đây như: ốc nón, rong biển, cháo cá nhảy, giảo cổ lam,… những hải sản tươi sạch do người dân trên đảo tự đánh bắt.

Cũng giống như các món ốc trong đất liền, ốc Cồn Cỏ có thể chế biến theo hai cách là xào hoặc luộc, dĩ nhiên dù có làm theo cách nào thì gia vị không thể thiếu là sả, gừng và ớt. Riêng tôi thì khoái món ốc luộc hơn vì như thế còn được “khuyến mãi” thêm vị ngọt lành của nước ốc.

Theo “các tay sành ốc”, để thưởng thức món ốc luộc sả ớt, các công đoạn khá đơn giản, không cứ gì phải là một đầu bếp khéo tay mới làm được. Chỉ cần nấu một nồi nước, cho lần lượt ốc, sả, ớt tươi, gừng giã nhuyễn, một ít riềng vào rồi đậy kín nắp. Đến lúc nước sôi sùng sục thì cho vào thêm một ít lá chanh và một ít ớt màu để món ăn thêm sinh động. Cũng cần phải nói thêm rằng, khoảng thời gian chờ đợi để ốc chín rất “khổ sở” với người thưởng thức bởi mùi thơm cứ xộc thẳng vào mũi đầy kích thích, bắt bí nhiều kẻ phải nuốt nước bọt ừng ực!

Đi lặn bắt ốc quanh đảo là một trong những lựa chọn khá thú vị với người dân sống ở đảo tiền tiêu này mỗi chiều rảnh rỗi

Nhưng công đoạn cuối cùng là ăn thì cũng không đơn giản chút nào. Nhất là đối với ốc mặt trăng, bạn phải thật khéo léo gõ vào thân ốc cho phần mặt trăng có chức năng như cái nắp đậy rơi ra, để lộ con ốc béo ngậy ở phía trong. Một chút nước mắm gừng thật cay sẽ là hoàn hảo trước khi cho vào miệng. Cái sần sật khi nhai làm lỗ tai bạn khoan khoái, mùi thơm làm cho mũi bạn căng phồng và vị của ốc cũng làm cho cái lưỡi của bạn thích thú.

Ốc nón, ốc mặt trăng là những món ngon mà ở đất liền không dễ gì thưởng thức…

Nếu được thưởng thức những món ốc này ngay bên bờ biển, vừa thổi phù phù vừa gõ vừa ăn và tận hưởng cả hương vị biển mát lành qua từng làn gió, được nghe tiếng sóng biển “đệm đàn”, thì hẳn là một kỷ niệm khó quên…

Ốc tai tượng Cồn Cỏ

Nguyễn Phúc

Báo Thanh Niên

Hải đăng Cồn Cỏ: Mắt ngọc giữa trùng khơi

Trạm Hải đăng Cồn Cỏ được xây dựng và đưa vào sử dụng năm 2007, nằm ở tọa độ 107o 20’00’’ kinh đông, 17o09’42’’ vĩ độ bắc, với chiều cao toàn bộ 27,2m tính đến mặt đất, chiều cao tầm sáng 76m tính đến mực “O” HĐ.

Hải Đăng Cồn Cỏ – Mắt ngọc giữa trùng khơi

Hải đăng Cồn Cỏ có hình trụ với chiều cao 24,2m tính đến móng công trình, chiều rộng trung bình 4,5m, được sơn màu vàng nổi bật. Những ngày trời quang, sau khi lên tàu cao tốc ở Cảng Cửa Việt (huyện Gio Linh, Quảng Trị) chỉ một lúc là đảo tiền tiêu Cồn Cỏ nhấp nhô nơi đầu sóng. Trạm đèn biển (hải đăng) Cồn Cỏ tọa lạc trên đồi 36 đảo Cồn Cỏ, là điểm cao nhất trên hòn đảo tiền tiêu này.

Công trình Trạm hải đăng Cồn Cỏ có chiều cao trên 24m

Hải đăng Cồn Cỏ được ví là “mắt ngọc” giữa trùng khơi, có tác dụng báo vị trí đảo Cồn Cỏ, giúp tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Quảng Trị định hướng và xác định vị trí… Từ bến tàu trong âu thuyền đảo Cồn Cỏ, du khách di chuyển vài trăm mét sẽ đến Cột cờ Tổ quốc đảo Cồn Cỏ, sau đó rẽ trái vào con đường dẫn lên đồi 63 chưa đầy cây số là đến Trạm đèn biển Cồn Cỏ.

Thông số chung Hải Đăng Cồn Cỏ

– Vị trí: Trên đảo Cồn Cỏ thuộc huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị.

– Tọa độ địa lý:

Hệ VN2000

Hệ WGS84

Vĩ độ (N)

Kinh độ (E)

Vĩ độ (N)

Kinh độ (E)

17°09’31.5″

107°20’11.8″

17°09’27.9″

107°20’18.5″

– Tác dụng: Đèn nhập bờ, báo vị trí đảo Cồn Cỏ, giúp tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Quảng Trị định hướng và xác định vị trí.

a. Đặc tính nhận biết ban ngày

– Hình dạng: Hình trụ;

– Màu sắc: Tháp đèn màu vàng;

– Chiều cao toàn bộ: 78,2m tính đến mực nước số “0” hải đồ;

– Chiều cao công trình: 24,2m tính đến móng công trình;

– Chiều rộng trung bình: 4,5m;

– Tầm nhìn địa lý   : 22,0 hải lý với chiều cao mắt người quan sát bằng 5m.

b. Đặc tính ánh sáng ban đêm

– Đặc tính ánh sáng: Ánh sáng trắng, chớp nhóm (3) chu kỳ 15 giây;

– Phạm vi chiếu sáng: 360°;

– Chiều cao tâm sáng: 76,0m tính đến mực nước số “0” hải đồ;

– Tầm hiệu lực ánh sáng : 22,1 hải lý với hệ số truyền quang của khí quyển T = 0,74.

Nỗi niềm “người lính không mang quân hàm”

Những người làm việc ở Trạm đèn biển Cồn Cỏ đều sống xa gia đình, người gần nhất ở Nghệ An, Hà Tĩnh, còn lại ở các tỉnh xa hơn như Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định.

Cũng giống như các hộ gia đình, các cơ quan, đơn vị đóng quân trên đảo Cồn Cỏ. Cuộc sống của các anh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, cam go, nhưng điều đầu tiên chúng tôi cảm nhận là sự lạc quan, quả cảm ở mỗi con người nơi đây.

Trạm đèn biển Cồn Cỏ đã và đang trở thành điểm đến không thể thiếu của du khách khi đặt chân đến huyện đảo Cồn Cỏ

Ở đây, khí hậu phân chia thành hai mùa rõ rệt, đó là mùa khô và mùa mưa. Về mùa khô, khí hậu thời tiết khắc nghiệt kéo dài toàn bộ cây cối, rau xanh nằm ở trên đảo đều bị cháy khô, chỉ còn lại màu xanh của cây phong ba, bàng vuông. Mùa mưa thì càng khó khăn hơn, khi những đợt gió mùa Đông Bắc kéo dài tàu cung ứng lương thực thực phẩm không ra được, nhiều lúc anh em ở Trạm phải ăn mắm và dưa muối chua gần cá tháng trời. Ngoài giờ làm việc, anh em phải tăng gia thêm nhiều lúc đi lặn con ốc, con khởi để bữa ăn được phong phú hơn.

Vượt lên tất cả, cán bộ công nhân viên Trạm Hải đăng Cồn Cỏ với ý thức trách nhiệm cao, tình yêu nghề, tình yêu quê hương biển đảo, hôm nay đây vẫn ngày đêm miệt mài, không quản khó khăn gian khổ, nguy hiểm nơi đầu sóng ngọn gió để thắp sáng cây đèn biển – ánh sáng chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

A special dish in Con Co island: Jump fish flour congee

When coming to Con Co, tourists must enjoy the special dish of Con Co island: “Jump fish flour congee” It can be described about this dish as follows: Soft flour, chewy and fragrant fish, the spicy taste of onions, pepper, and chili mixed in a bowl of porridge, makes us forget where we are. Because this dish can only be enjoyed at Con Co, it has a special name “Seaweed Jump Fish Flour Congee”.

A bowl of congee made from Loc flour (local people call it tapioca) the fiber is flexible, it is shorter than the fiber of Banh Canh and thinner than the Lot cake of the West. Put the flour in the thick soup, mixed with fish roll, shrimp roll and more seaweed to make the soup sweeter.

Jump fish is a kind of fish at night crawling ashore and hunting on rocks, compared to Chinh fish in spring because of its tough meat, fragrant than snakehead fish, just a few Jump fish like that, adding a pinch of fresh seaweed together with rice flour mixed with Loc flour. In addtion, the hand skillfully stuffed into small noodles like chopsticks, short, two knuckles, oblong pointed two ends, are us had a delicious bowl of Jump fish congee.

There are also many types of seaweed in Con Co. In addition to popular dishes, Quang Tri people process seaweed into cakes, jelly (suong sa) and cook this special congee dish. The blend of chewy, fragrant, dancing fish with a charm aroma of seaweed, he spiciness of pepper and chili and the lumpy characteristic of congee,making diners can’t help but remember about this dish every time they intend to Con Co.

Fresh grape seaweed at Con Co island

The toughness of Loc flour is mingled with the crunchy, lumpy seaweed, rich and sweet. In the morning, swimming and diving up to the cold person but eating a bowl of porridge with a cup of chopped chili fish sauce, there is nothing like it. Jump fish flour congee contributes to adorn the diversity of Central dishes.

 

Giảo cổ lam: quà quý từ đảo Cồn Cỏ

Trước đây, người dân huyện đảo Cồn Cỏ chỉ hái giảo cổ lam về làm nấu uống hằng ngày vì có vị ngon, dễ uống chứ chưa ý thức được đây là một loại thảo dược quý. Đến khoảng giữa năm 2016, huyện đảo Cồn Cỏ thực hiện việc khảo sát thực tế phát hiện cây giảo cổ lam hoang sinh trưởng rất nhiều trong môi trường tự nhiên ở rừng trên đảo và đã có hướng bảo tồn loài cây này.

Giảo cổ lam hay còn gọi là ngũ diệp sâm, thất diệp đảm, được phát hiện và sử dụng đầu tiên ở Nhật Bản với tên gọi cây Trường sinh. Đây là loại cây thảo có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá và chỉ mọc trên núi đá vôi, khí hậu mát lành. Nghiên cứu khoa học đã cho thấy cây có tác dụng giúp bình ổn huyết áp, hạ mỡ máu, chống kết tụ tiểu cầu, làm tan huyết khối, ngăn ngừa xơ vữa mạch, các tai biến về tim, mạch, não, tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa sự hình thành và tăng sản của khối u.

Chị Nguyễn Thị Quyệt, Tổ trưởng Tổ hợp tác chế biến trà giảo cổ lam cho biết, thời điểm này đã gần cuối vụ thu hoạch giảo cổ lam. Những ngày này, các thành viên tổ hợp tác vừa tranh thủ khai thác, vừa khẩn trương phơi và cắt nhỏ giảo cổ lam đóng gói thành phẩm để phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch, bởi lượng khách đến đảo những tháng mùa hè gia tăng rõ rệt. Ngoài việc bán cho du khách đến tham quan tại đảo, các hộ sản xuất còn gửi sản phẩm vào đất liền để tiêu thụ. Chia sẻ thêm về công việc khai thác giảo cổ lam, chị Quyệt nói: “Những năm trước đây, nhiều chị em phụ nữ ở đảo chế biến giảo cổ lam bằng cách phơi khô, thiếu kinh nghiệm nên sản phẩm tiêu thụ kém, thu nhập không ổn định. Trước tình hình đó Hội Phụ nữ huyện phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể địa phương vận động chị em tham gia mô hình “Tổ hợp tác chế biến giảo cổ lam”, hiện tổ hợp tác có 12 thành viên tham gia. Để bảo toàn giống cây dược liệu quý và khai thác nguồn lợi lâu dài, huyện đảo chỉ cho phép khai thác từ ngày 1/5 – 30/8 hằng năm, sau thời điểm này thì đóng cửa rừng để cây có thời gian phục hồi, sinh trưởng cho đến mùa khai thác năm sau. Chỉ có các thành viên tổ hợp tác mới được phép khai thác giảo cổ lam”.

Bình quân mỗi ngày mỗi người có thể khai thác được 50 – 60 kg, tương đương 4 – 5 kg khô sau khi phơi sấy, giá bán ở thời điểm hiện tại là 150.000 đồng/kg. Mặc dù được xem là nghề phụ nhưng nghề này đem lại thu nhập tương đối cao cho nhiều gia đình. Với sự hỗ trợ của Hội LHPN tỉnh, tổ hợp tác được trang bị 1 máy đóng gói, hút chân không cùng với một số bao bì, nhãn mác và hạt hút ẩm, phục vụ cho việc đóng gói sản phẩm. Mới đây tổ hợp tác được trang bị thêm một máy cắt, một máy sấy hỗ trợ cho việc sản xuất giảo cổ lam. Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Cồn Cỏ Phan Thị Thùy Trang cho biết: “Việc thành lập tổ hợp tác đã kết nối và tạo công việc ổn định cho hội viên phụ nữ, giúp các thành viên chế biến sản phẩm giảo cổ lam một cách bài bản, hướng đến xây dựng thương hiệu cho sản phẩm này”.

Để việc khai thác giảo cổ lam đảm bảo khả năng phục hồi, phát triển cho cây, UBND huyện đảo Cồn Cỏ đã khẩn cấp chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành trên đảo quán triệt cán bộ, chiến sĩ và tuyên truyền người dân về phương pháp khai thác, bảo tồn, sử dụng cây một cách hợp lí. Hướng dẫn người dân chỉ dùng liềm, dao cắt phần thân cây, không nhổ và rút gốc rễ bám của cây trên đất và trên các thân cây khác, không khai thác, thu hái tràn lan để cây có chu kì phát triển trở lại.

Giảo cổ lam Cồn Cỏ

Giá trị của cây giảo cổ lam đã được khẳng định, tuy nhiên việc khai thác, chế biến đang ở dạng thô (phơi khô, đóng gói) nên chất lượng mang lại chưa cao. Nhận thức được vấn đề này, UBND huyện Cồn Cỏ đã đề xuất Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ huyện trong việc chế biến trà túi lọc và đăng kí nhãn hiệu trà thảo dược Giảo cổ lam Cồn Cỏ. Tháng 1/2019, UBND tỉnh đã có quyết định phê duyệt đề tài “Nghiên cứu sản xuất và thương mại hóa sản phẩm trà thảo dược hòa tan giảo cổ lam từ nguồn nguyên liệu tự nhiên trên đảo Cồn Cỏ” do Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Trị chủ trì thực hiện trong thời gian một năm. Theo đó, đơn vị thực hiện sẽ tiến hành khảo sát, đánh giá vùng nguyên liệu và chất lượng giảo cổ lam tại huyện Cồn Cỏ, xây dựng quy trình thu hái và sơ chế giảo cổ lam tự nhiên. Tổ chức tập huấn về cách thu hái dược liệu và sơ chế cây giảo cổ lam tại huyện Cồn Cỏ, xây dựng quy trình công nghệ sản xuất trà thảo dược giảo cổ lam hòa tan. Sau đó sẽ tiến hành sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện quy trình sản xuất trà thảo dược hòa tan giảo cổ lam, đánh giá, phân tích, định lượng thành phần hoạt chất có trong sản phẩm chiết xuất giảo cổ lam, thiết kế bao gói cho sản phẩm để sản xuất đại trà.

Với cách làm này, thời gian tới, không chỉ du khách đến với huyện đảo Cồn Cỏ sẽ thuận tiện và hài lòng hơn với sản phẩm trà hòa tan giảo cổ lam, đặc sản của Cồn Cỏ để mang về làm quà, mà sản phẩm sẽ có cơ hội được cung ứng rộng rãi ra thị trường, phục vụ nhu cầu người tiêu dùng.

Bảo Bình

Báo Quảng Trị