Các địa điểm du lịch ở Kiên Giang nổi tiếng thu hút du khách

Ở cực tây của Tổ quốc – một mảnh đất sở hữu những hòn đảo và những bãi biển vô giá ngày càng khiến khách du lịch thích thú bởi còn quá nhiều địa điểm du lịch ở Kiên Giang tuyệt vời mới được khám phá ra gần đây.

Hòn đảo Phú Quốc

Với 150km đường bờ biển, Phú Quốc sở hữu nhiều bãi biển đẹp trải dài từ phía bắc đến phía nam. Đến đây, du khách sẽ bị cuốn hút trước vẻ đẹp đậm chất hoang sơ với sóng êm, gió lặng tại bãi Sao hay không gian trầm mặc kín đáo, biển xanh cát trắng tại bãi Khem. Du khách cũng có thể đến bãi Trường để đắm mình trong làn nước mát lạnh hay thả bộ chân trần trên cát, ngắm hoàng hôn buông dần trên biển. Đặc biệt, với cảnh quan nên thơ, trữ tình, cát vàng tự nhiên, rừng già đại thụ lan tận sát biển cùng hệ sinh thái rừng ngập mặn tuyệt đẹp tại các cửa sông nhỏ, bãi Dài đứng đầu danh sách các bãi biển tiềm ẩn được các hãng thông tấn cũng như du khách nước ngoài đánh giá và bình chọn là một trong 5 bãi biển đẹp nhất thế giới. Ngoài ra, các bãi Gành Dầu, Ông Lang, Vũng Bầu, Cửa Cạn hay hòn Móng Tay, Đồi Mồi, hòn Thơm, hòn Dăm… cũng rất hấp dẫn du khách. Đây là địa điểm lý tưởng cho các hoạt động tắm biển, du thuyền, câu cá, câu mực, lặn biển ngắm san hô, các môn thể thao nước, dã ngoại, khám phá đảo…

Cùng với tài nguyên biển, đảo phong phú, Phú Quốc còn có hệ sinh thái rừng đa dạng, tập trung chủ yếu ở Vườn quốc gia Phú Quốc với tổng diện tích trên 31.422ha. Thảm thực vật ở đây chủ yếu là rừng thường xanh mọc trên địa hình đồi núi thấp với tổng số lượng lên tới vài trăm loài, bao gồm: các loài cây đại mộc (tràm, đậu, vên vên, dầu song nàng, dầu cát, cầy, dẻ, săng sót, da, bứa,…), các loài phong lan quý (Lan Vân Hài, Ái Lan Lá Đẹp, Âm Lan Núi…), các loài dược thảo quý (hà thủ ô, bí kỳ nam, cam thảo, nhân trần, đỗ trọng, sa nhân…) và một số loài sống ký sinh khác (phong lan, dương xỉ, dây leo bông trắng…). Hệ động vật bao gồm 30 loài thú, trong đó có một số loài được ghi vào sách Đỏ Việt Nam như: sói rừng, khỉ bạch, vượn pillê…; 200 loài chim với 4 loài được ghi vào danh mục Đỏ của tổ chức IUCN và 3 loài ghi vào sách Đỏ Việt Nam; 50 loài bò sát, trong đó 9 loài được ghi vào danh mục IUCN và 18 loài ghi vào sách Đỏ trong nước…

Một góc Hòn Thơm Phú Quốc

Hệ sinh thái biển của Phú Quốc cũng rất đa dạng với các rạn san hô có hình dáng, kích cỡ khác nhau lung linh, lấp lánh dưới làn nước biển trong vắt. Nơi đây có gần 100 loài san hô cứng, gần 20 loài san hô mềm và 62 loài rong biển. Thêm vào đó, khu hệ cá trong các rạn san hô biển cũng rất dồi dào, trong đó có một số loài quý hiếm như: trai tai tượng, ốc đun cái, đồi mồi, bò biển (dugong)… Ngoài nhóm cá, vùng biển Phú Quốc còn chứa đựng nhiều nhóm hải sản có giá trị khác như tôm, mực, ghẹ, ốc nhảy, trai ngọc, sò huyết, sò lông, nghêu lụa, bạch tuộc, hải sâm, cá ngựa…

Với hệ sinh thái rừng và biển phong phú, Vườn quốc gia Phú Quốc là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của nước ta, đang được bảo tồn, phát triển và tiếp tục nhân giống, sưu tầm những loài động vật hoang dã, quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Đến đảo Phú Quốc, du khách có dịp tham quan nhiều di tích lịch sử như Dinh Cậu, nhà tù Phú Quốc, khu căn cứ của người anh hùng Nguyễn Trung Trực, những kỷ vật của Vua Gia Long trong những năm trôi dạt ra đảo (cuối thế kỷ 18), Thiền viện Trúc Lâm Hộ Quốc… Ở Phú Quốc còn có một số nghề và làng nghề nổi tiếng như làng chài Hàm Ninh, làng nghề sản xuất nước mắm, nghề nuôi chó, nghề nuôi và sản xuất ngọc trai, nghề làm rượu sim, nghề trồng hồ tiêu… Sự xuất hiện và tồn tại của các nghề, làng nghề đã mang đến nhiều lợi ích cho cuộc sống của người dân trên đảo.

Ngoài biển xanh, cát trắng, nắng vàng, Phú Quốc còn có rất nhiều khu vui chơi giải trí cùng những tiện ích hấp dẫn mà du khách không nên bỏ lỡ cơ hội khám phá và trải nghiệm, trong đó, Vinpearl Phú Quốc chính là điểm nhấn ấn tượng được nhiều du khách yêu mến và lựa chọn. Không chỉ cung cấp đầy đủ các phòng khách sạn, villas, condotel nghỉ dưỡng chuẩn 5 sao sang trọng, Vinpearl Phú Quốc còn làm hài lòng khách lưu trú bởi hàng loạt các dịch vụ trọn gói tại các thương hiệu do Vingroup phát triển như: mua sắm (Vincom), y tế (Vinmec), Spa (Vincharm), thể thao (sân gôn Vinpearl)… Đặc biệt, ở đây còn có 2 khu tiện ích du lịch độc đáo nhất cả nước là Vinpearl Land và Vinpearl Safari. Với Vinpearl Land, du khách được trải nghiệm những trò chơi kỳ thú và vui nhộn; Vinpearl Safari là vườn thú mở bán hoang dã, nơi nuôi dưỡng, bảo tồn hàng nghìn loài thú quý hiếm trên thế giới.

Được mệnh danh là thiên đường giữa biển, Phú Quốc còn để lại dư vị khó quên bởi những món ăn mang đậm hương vị biển, trong đó hấp dẫn nhất phải kể đến món gỏi cá trích, nhum biển, bánh canh ghẹ, lẩu cá bóp nấu xoài… Ngoài ra, du khách có thể tìm đến chợ đêm Dinh Cậu để khám phá thêm ẩm thực phong phú của biển đảo Phú Quốc qua những món ăn ngon như: cơm ghẹ, còi biên mai nướng muối ớt, các loại cá, mực, ốc, sò, bào ngư nướng… hay những món cháo hải sản nóng hổi với vị thanh ngọt làm ấm lòng du khách.

Hà Tiên – Kiên Lương

Dân số vùng Hà Tiên – Kiên Lương khoảng 175.000 người. Trong đó, dân số thành thị 79.186 người chiếm 45%, nông thôn 96.783 người chiếm 55%, dân tộc chủ yếu là người Kinh (84,07%), Khmer (12,7%) và Hoa (2,11%) sống đoàn kết, chan hòa, yêu thương nhau, tạo nên bản sắc văn hóa đặc thù, phong phú và đa dạng.

Hà Tiên – Kiên Lương có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nằm ở phía tây bắc tỉnh Kiên Giang. Ở đây có địa hình khá đa dạng, bao gồm cả đồi núi, đồng bằng, biển đảo,…. với khoảng 70 hòn đảo lớn, nhỏ thuộc quần đảo Hải Tặc (Hà Tiên) và quần đảo Bà Lụa (Kiên Lương) phân bố trên một vùng biển rộng lớn, vừa có vị trí quan trọng về an ninh – quốc phòng, vừa tạo lợi thế cho tổ chức đánh bắt – nuôi trồng hải sản, phát triển du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, cảng biển. Khu vực này có tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế biển của vùng.

Vùng này có nhiều núi là quần thể núi đá vôi tập trung ở Hà Tiên và Kiên Lương trải dài theo bờ biển và các quần đảo. Với quần thể hang động, cảnh quan thơ mộng thuận lợi khai thác phát triển du lịch, có nguồn khoáng sản lớn để khai thác phục vụ sản xuất công nghiệp xi-măng, khai thác đá xây dựng, vật liệu san lấp xây dựng cơ sở hạ tầng.

Hòn Phụ tử Chùa Hang Hà Tiên

Vùng Hà Tiên – Kiên Lương có 51km đường bờ biển thuộc vùng biển vịnh Thái Lan, có hệ sinh thái biển và những tiềm năng kinh tế đặc thù, kết hợp những khu danh lam thắng cảnh đẹp, tạo điều kiện phát triển nhiều loại hình du lịch. Điển hình là đầm Đông Hồ (Hà Tiên) với diện tích tự nhiên là 1.384ha, diện tích mặt nước hồ 936ha, diện tích rừng ngập mặn hơn 200ha, còn lại là đất nuôi trồng thủy sản, đất thổ cư và vườn tạp nằm tiếp giáp biên giới Việt Nam và Campuchia. Điểm đặc biệt của đầm Đông Hồ là ăn thông với cửa biển Hà Tiên nên ảnh hưởng chế độ nhật triều của vịnh Thái Lan, vì thế đầm Đông Hồ có nguồn sinh vật đa dạng.

Hà Tiên – Kiên Lương còn có nhiều thắng cảnh nổi tiếng từ xa xưa như: Mũi Nai, Thạch Động, núi Tô Châu, núi Đá Dựng, di tích lịch sử văn hóa núi Bình San, chùa Hang, hòn Phụ Tử, bãi Dương, núi MoSo, hòn Trẹm, quần đảo Hải Tặc, đảo Bà Lụa… Hà Tiên có truyền thống lịch sử văn hóa, văn học – nghệ thuật, nơi có Tao đàn Chiêu Anh Các, tao đàn văn thơ lớn thứ hai của cả nước từ thế kỷ thứ XVIII; nơi đây có nhiều câu chuyện huyền thoại về Chùa Phù Dung, về chàng Thạch Sanh cứu công chúa trong hang Thạch Động, tình cha con của Hòn Phụ Tử, Khu căn cứ kháng chiến ở Mo So…

Những thắng cảnh như núi Tô Châu, đầm Đông Hồ, sông Giang Thành, khu du lịch Núi Đèn, Đá Dựng, Mũi Nai đang được đưa vào khai thác du lịch. Hiện nay, Kiên Giang đã có tour du lịch đến nước bạn Cambodia qua cửa khẩu quốc tế Hà Tiên. Đây là cánh cửa mở ra để vùng Hà Tiên – Kiên Lương nối liền với các nước Đông-Nam Á; đồng thời mở tuyến du lịch xuyên ba nước, từ Phú Quốc và Hà Tiên đến Shianouk Ville (Cambodia) và tỉnh Chanthaburi (Thái Lan) bằng đường biển và đường bộ.

Quần đảo Hải tặc

Quần đảo Hải Tặc gồm 16 đảo lớn nhỏ thuộc xã đảo Tiên Hải, TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang; trong đó đảo Hòn Đốc hay còn gọi là Hòn Tre Lớn là đảo lớn nhất với diện tích khoảng 11km2, nằm cách đất liền 20km.

Đặc biệt, trên đảo Hòn Đốc của quần đảo Hải Tặc còn lưu giữ cột mốc chủ quyền từ năm 1958. Đây là minh chứng lịch sử khẳng định chủ quyền quốc gia và biên giới biển, đảo Tổ quốc ta.

Quần đảo Hải Tặc gồm có các đảo: Hòn Kèo Ngựa, hòn Kiến Vàng, hòn Tre Lớn, hòn Tre Vinh, hòn Gùi, hòn Ụ, hòn Giong, hòn Chơ Rơ, hòn Đước, hòn Bờ Đập, hòn Đồi Mồi. Từ lâu, bia chủ quyền đã trở thành niềm tự hào của người dân đảo và là điểm đến cho du khách khi đến Hòn Đốc.

Đi một vòng quanh đảo, những điều mà chúng tôi thấy hoàn toàn khác xa so với sự tưởng tượng về quần đảo Hải Tặc – nơi mà theo lời kể, đây chính là nơi mà bọn cướp biển từng ẩn náu. Cuộc sống người dân trên đảo bình lặng, yên ả…

Du lịch tới quần đảo Hải Tặc sẽ để lại cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị.

Theo lịch sử Hà Tiên ghi lại, vào thế kỷ XVII, Tổng trấn Mạc Thiên Tích nhiều lần lệnh cho các tướng lĩnh ra dẹp loạn cướp biển ở đây và tên gọi quần đảo Hải Tặc xuất hiện từ đó.

Một vài thành viên của bọn cướp biển người bản địa vẫn còn để lại dấu tích ở đất đảo Tiên Hải. Lý giải cho cái tên “Hải Tặc”, ông Nguyễn Thanh Ngọc, khoảng 70 tuổi, nhà ở khu vực Bãi Nồm, kể: “Tôi đã sống ở đảo được 40 năm. Ngày trước được nghe các cụ truyền miệng rằng: Tên gọi đảo Hải Tặc ra đời gắn liền với sự xuất hiện của một băng cướp biển có tên “Cánh buồm đen” hoạt động trên vùng biển này.

Chúng lấy những hòn đảo hoang trong vịnh Xiêm La làm hang ổ ẩn mình. Từ đây, bọn cướp biển bất ngờ xuất hiện, tấn công chớp nhoáng khiến các tàu buôn đi lại trong vùng không kịp trở tay. Tiền, vàng cướp được chúng mang lên đảo cất giữ.

Cái tên “Hải Tặc” được quen gọi từ đó. Sau khi chính quyền cách mạng tiếp quản, an ninh, quốc phòng cả vùng biển đảo rộng lớn được giữ vững, dân cư trên đảo và tàu thuyền hoạt động qua lại trên vùng biển này được bình yên”.

Đảo Hòn Đốc có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, nằm gần đường biên giới giữa Việt Nam và Campuchia. Vùng biển khu vực đảo Hòn Đốc có điều kiện tự nhiên và tài nguyên phong phú, giá trị kinh tế cao; đồng thời có vị trí chiến lược về quốc phòng – an ninh.

Từ thế kỷ trước, nơi đây đã được xác định là một trong những đảo vành đai, then chốt của hệ thống các tuyến đảo ven bờ trên vùng biển Tây Nam của Tổ quốc.

Quần đảo Nam Du

Nếu đến Kiên Giang, bạn không nên bỏ qua Quần đảo Nam Du – một địa điểm du lịch còn khá hoang sơ nhưng ẩn chứa nhiều điều kỳ thú và nguồn hải sản tươi ngon giá bình dân.

Nằm ở phía Tây Nam của tổ quốc – quần đảo Nam Du mang vẻ đẹp rực rỡ và lãng mạn.

Hành trình đi qua nhiều hòn đảo xa nhất nơi trời Nam được ghi lại với nhiều cảm xúc khó phai. Một quần đảo hiện lên trên nền xanh thẫm của biển cả bao la, với vẻ đẹp hoang sơ mộc mạc mà trữ tình.

Muốn đến Nam Du, bạn có thể khởi hành từ cảng Rạch Giá ra đến quần đảo Nam Du khoảng 85km, tàu chạy mất khoảng gần 3 tiếng là tới hòn Củ Tron, là hòn đảo lớn nhất và trù phú nhất, là trung tâm hành chính của xã đảo An Sơn. Từ bến tàu Rạch Giá, bạn có thể mua vé trực tiếp hoặc đặt trước để đi ra đảo, mỗi ngày có 2 chuyến tàu đi và về. Nếu đi theo nhóm bạn nên đặt trước, những ngày cuối tuần và lễ, tết, vé tàu đi Nam Du thường trong tình trạng “cháy vé”.

Khoảng 11h trưa, tàu cập cảng Nam Du, nhóm chúng tôi được đặt chân lên hòn đảo xinh đẹp này. Đến hòn Củ Tron, điểm dừng chân trước tiên là bãi Chệt, vừa là bến tàu, vừa là làng chài đông đúc.

Nam Du là quần đảo xa nhất thuộc huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, có 21 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có hai xã đảo tập trung đông dân cư gồm: An Sơn và Nam Du, diện tích khoảng 1.054 hecta, trong đó có 11 hòn, đảo có cư dân sinh sống, đa số sống bằng nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản.

Tên Nam Du nghĩa là đi về phương Nam. Quần đảo hoang sơ này trong những năm gần đây được nhiều người biết đến. Mỗi hòn ở đây đều gắn với một truyền thuyết khá ly kỳ hấp dẫn, khiến bao du khách thêm tò mò muốn khám phá.

Quần đảo này có nhiều hòn đảo lớn nhỏ quây quần bên nhau tạo thành một vùng non nước hữu tình nên được mệnh danh là Hạ Long của phương Nam và còn được nhiều người biết đến với những tên gọi mỹ miều như “hoang đảo” ở phía trời Nam hay “nàng tiên cá” giữa biển khơi. Được đặt cho những cái tên quyến rũ, cho thấy Nam Du là quần đảo đẹp, có sức hấp dẫn riêng. Với nét thơ mộng trữ tình của non xanh nước biếc nơi đây, hứa hẹn sẽ là điểm đến lý tưởng cho nhiều du khách.

Một địa điểm hấp dẫn không thể bỏ qua là ngọn hải đăng Nam Du, là nơi cao nhất trên đảo, được coi như con mắt biển canh giữ cho vùng trời Tây Nam. Con đường lên ngọn hải đăng có một cung đường gọi là dốc Ân Tình với hai bên đường cây cỏ xanh mát xen lẫn nhiều lá vàng phủ khắp nẻo thật lãng mạn. Từ độ cao 309m, bạn được phóng tầm mắt nhìn toàn cảnh quần đảo như một tuyệt tác của thiên nhiên, mỗi hòn đều mang những hình thù khác nhau, đẹp nhất là lúc bình minh hoặc ráng chiều mờ ảo càng làm cho du khách mê hồn.

Bãi Nam là mặt tiền của đảo, nơi đây hầu như sóng yên, gió lặng quanh năm, cũng là nơi giao lưu thương mại, neo đậu tàu thuyền. Đến với bãi Chướng, xung quanh là hàng dừa xanh mát, bãi cát trải dài, nước có màu trong xanh biếc.

Hòn Ngang là trung tâm xã Nam Du, một đơn vị hành chính được tách ra từ hòn Lớn. Xã có 10 đảo lớn nhỏ, trong đó hòn Ngang là đảo trù phú và đông dân cư nhất, đa số sinh sống bằng nghề khai thác hải sản và nuôi cá mú, cá bóp trong lồng bè ở các bãi Nam, bãi Bắc và bãi Chướng. Hòn Ngang cũng có nhiều phong cảnh đẹp, có bến cảng, nên tàu thuyền tấp nập neo đậu, tạo nên một khung cảnh thanh bình trù phú giữa trùng khơi.

Điểm cuối trong hành trình là hòn Dầu, khi chúng tôi đến được hòn Dầu thì màn đêm cũng vừa buông xuống. Đêm được nằm nghe sóng vỗ rì rào như lời ru ngọt ngào giữa biển khơi, cảm giác thật khó tả, một trải nghiệm thật khó quên. Buổi sáng, bình minh trên hòn Dầu thật nhẹ nhàng tĩnh lặng, với tiếng sóng vỗ bờ như lời ru bên tai.

Hòn Dầu là nơi còn hoang sơ, có nhiều hàng dừa xanh mướt trải dài. Hòn này có 2 bãi, 1 bãi đón ánh bình mình và 1 bãi đón hoàng hôn. Là nơi lý tưởng để cắm trại, ngủ liều và thưởng thức hải sản tươi ngon. Hòn Dầu tương đối lớn so với các đảo khác, rừng nguyên sinh chiếm nhiều diện tích. Chúng tôi băng đường rừng đi ra bến tàu và cùng ngắm nhìn thêm biển trời mênh mông trước khi trở về đất liền.

Ngoài những phong cảnh nên thơ kỳ thú, Nam Du còn có vị trí quan trọng về kinh tế và quốc phòng.

Thành phố Rạch Giá

Trong các điểm du lịch Kiên Giang thì Rạch Giá là nơi được nhiều du khách lựa chọn là điểm đến không thể nào bỏ qua.

Cỗng Tam Quan, Nhà thờ lớn, Mộ Hội đồng Suông, Bảo tàng Kiên Giang,… là những công trình kiến trúc lạ mắt mang đậm nét văn hóa cổ truyền của làng quê xưa, là những nét đặc trưng rất riêng của Kiên Giang mà du khách thường ghé thăm mỗi khi đến kiên Giang.

Hải Đăng Rạch Giá

Đến đây, bạn có thể di chuyển đến các hòn đảo kì bí, hoang sơ hay có thể dạo quanh trung tâm khu đô thị lấn biển, đình Nguyễn Trung Trực, mua sắm tại trung tâm thương mại,…Những món ăn hấp dẫn tại đây như bún cá, bánh xèo, lẩu mắm, bánh canh ghẹ chả,…

Vườn quốc gia U Minh Thượng

Khu rừng nguyên sinh tại vườn quốc gia U Minh Thượng là một trong những vườn quốc gia nổi tiếng ở miền Tây. Du khách có thể dễ dàng di chuyển đến đây khi chỉ cách thành phố Rạch Giá khoảng hơn 50km. Nơi đây mang vẻ đẹp hùng vĩ hoang sơ, cuốn hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến thăm quan.

Vườn quốc gia U Minh Thượng là một khu bảo vệ có tính đa dạng sinh học cao nhất khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long với 387 loài thực vật, 172 loại côn trùng, 66 loại cá, 7 loại ếch nhái 31 loại bò sát và 172 loài chim, 32 loài thú. Có khoảng 250 loài có mạch thuộc 84 họ, trong đó có 8 loài thực vật quý hiếm như: mốp, năng chồi, lá U Minh, bèo tản nhọn, nắp bình, mật cật, bí kỳ nam…

Đến U Minh Thượng, du khách sẽ được tận hưởng không khí trong lành cùng với không gian khoáng đãng, tha hồ nhìn ngắm chim muông, thú rừng, và các loài động thực vật. Nhiều địa chỉ để tham quan như mảng chim, mảng dơi quạ, tràm nguyên sinh, quần thể heo rừng ,rái cá,kỳ đà, và đặc biệt là khu giải trí câu cá Hồ Hoa Mai…

Một số cách phát tín hiệu cấp cứu trên biển

Mỗi khi có hành trình vươn ra đại dương, hầu hết các tàu thuyền đều phải đáp ứng các yêu cầu về trang thiết bị thông tin vô tuyến điện, nhằm mục đích sử dụng khi có sự cố nguy hiểm cần có sự trợ giúp từ đất liền. Với các trang thiết bị hiện đại ngày càng được quan tâm nâng cấp với những tính năng hiện đại, các thiết bị thông tin vô tuyến như các thiết bị khai thác thông tin Gọi chọn số (DSC), Thoại Vô tuyến (RT), Inmarsat (INM)…đã, đang và sẽ luôn hỗ trợ đắc lực cho người đi biển trong mỗi lần ra khơi.

Tuy nhiên, dù có hiện đại tới đâu thì cũng có thể có những tính huống bất ngờ không thể tránh khỏi như nguy cơ hỏng hóc của thiết bị, vậy trong trường hợp này, chúng ta sẽ phải làm gì để báo nạn đây? Hoặc trong một tình huống khác như khi tàu chìm, chúng ta đã chuyển sang một phao, bè cứu sinh, lúc này những thiết bị thông tin mang theo người thật hạn chế, vậy làm thế nào để thu hút sự chú ý của những phương tiện tham gia Tìm kiếm cứu nạn.

Và những lúc như thế này một số hưỡng dẫn phát báo nạn sau đây của chúng tôi sẽ trở lên hữu ích. Những hướng dẫn này là những phương pháp gửi tín hiệu báo nguy và kêu cứu được quốc tế công nhận áp dụng trong thông tin cấp cứu tại chỗ và hiện trường rất hiệu quả:

Phát tín hiệu SOS bằng chính cơ thể của chúng ta

Đây là phương pháp được áp dụng trong trường hợp không mang theo bất kỳ một vật cứu nguy nào. Người định phát đi tín hiệu SOS này cần cố gắng tìm kiếm một chỗ đứng cao nhất, thoáng nhất. Sau đó giang rộng hai tay, nâng lên, hạ xuống chầm chậm và liên tục.

Sử dụng tín hiệu cờ

Phương pháp này thường được áp dụng khi người bị nạn có các vật dụng để tạo ra một hình vuông và một hình tròn, có thể sử dung bất cứ vật thể nào để tạo các hình khối trên như vải quần áo, các đồ vật hình vuông và các đồ vật có hình tròn đặc biệt ưu tiên những đồ vật có màu đen khi thực hiện phát tín hiệu báo nạn vào ban ngày. Khi cần phát tín hiệu báo nạn, chúng ta sẽ đặt vật có hình vuông và hình tròn ở cạnh nhau. Có thể đặt hình tròn lên trên hoặc bên dưới hoặc bên phải của hình vuông. Đặc biệt có hiệu quả hơn nếu các vật thể làm tín hiệu cờ là có hình vuông và hình tròn màu đen đặt trên nền vải màu cam.

Còn một kiểu tín hiệu cờ khác có tên là Cờ Hiệu Mật Mã Báo Nguy quốc tế biểu thị bằng chữ NC, nếu trên tàu thuyền có trang bị loại cờ này và chúng ta mang được theo khi rời tàu thì tốt quá, chúng ta chỉ việc treo cờ lên. Nhưng nếu không có, chúng ta có thể tự tạo bằng các hình khối có màu sắc đối lập nhau như sau: các bạn có thể xếp những hình khối giống nhau theo hàng, lưu ý là khi xếp một màu tối luôn phải đi kèm với một màu sáng, và cố gắng xếp được thành khối có ba hàng và ba cột trở lên.

Sử dụng tín hiệu pháo màu

Phương án này sử dụng khi chúng ta được trang bị pháo phát sáng. Lưu ý với người sử dụng là phương pháp này lên thực hiện khi chúng ta nhận thấy có phương tiện cứu nạn đang tới, hoặc chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường, ống nhòm và ưu tiên dùng vào buổi tối…. Vì sao lại như vậy, vì chắc chắn số lượng pháo chúng ta mang theo không nhiều, vì thế chỉ khi nào biết chắc chắn có phương tìện khác có thể cứu nạn đang ở quanh ta thì chúng ta mới áp dụng phương pháp này để gây sự chú ý. Nếu chúng ta hốt hoảng mà sử dụng phương án này ngay khi rời tàu thì sẽ rất lãng phí. Và phải nên sử dụng trong buổi tối vì khi tối trời các phương án giới thiệu ở trên không thể nhìn thấy được, thì việc gây chú ý bằng ánh sáng sẽ đem lại hiệu quả lớn.

Có một số loại pháo được sự dụng trong báo nạn như sau:

  • Phao Thăng thiên hoặc hỏa phao: sẽ bắn lên những chùm sao màu đỏ mỗi lần một trái vào những quãng thời gian ngắn.
  • Pháo sáng có dù hoặc một trái pháo sáng cầm tay chiếu ánh sáng màu đỏ.
  • Phao sáng nhuộm màu.

Sử dụng tín hiệu khói

Cách thứ 4 chúng tôi muốn giới thiệu đến là sử dụng tín hiệu khói để gây sự chú ý. Chúng ta có thể tạo ra khói màu cam với những thiết bị tạo khói. Hoặc trường hợp không có thiết bị tạo màu cho khói hay tạo khói bằng những đống lửa.

Trên đây là một số những phương pháp đơn giản nhưng cũng rất hiệu quả nhằm gây sự chú ý của các phương tiện cứu nạn khi bị nạn. Tai nạn là điều không ai mong muốn xảy ra, nhưng để phòng trách được những tai nạn trên biển thì con người chúng ta còn phụ thuộc rất nhiều các yếu tố khách quan khác nữa. Vì vậy, trang bị cho mình nhiều kiến thức để bảo toàn tính mạng khi tham gia những chuyến đi biển là việc hết sức quan trọng mà lại dễ dàng thực hiện hơn rất nhiều.

Triệu Hải-Đài TTDH Hải Phòng

Kinh nghiệm rời tàu cùng phao/bè cứu sinh

Ở bài viết trước, chúng tôi đã cung cấp một số kinh nghiệm sống sót trên biển trong trường hợp người đi biển buộc phải rời tàu khi tàu gặp sự cố. Đó là những hướng dẫn giữ nhiệt độ cơ thể dưới nước, cách tận dụng sóng để bảo toàn sức khi bơi… Tuy nhiên, cho dù bạn là một tay bơi cự phách thì vẫn cần có phao hoặc bè cứu sinh để duy trì sức lực, kéo dài thời gian sinh tồn trên mặt nước. Vậy sử dụng phao/bè cứu sinh ra sao cho hiệu quả, nếu không có thì tự làm phao/bè thế nào, hay cách tồn tại trên phao/ bè để chờ đợi phương tiện tới cứu… Những kinh nghiệm xử lý tình huống trên sẽ tiếp tục được giới thiệu tới bà con ngư dân trong bài viết này.

Phao cứu sinh có nhiều loại, nhiều kiểu khác nhau: có loại thổi khí bằng miệng, có loại sử dụng hơi nén (chỉ cần giật mạnh chốt bình khí nén là phao tự phồng lên), có loại làm bằng những vật liệu mà tự thân nó đã có một lực nổi nhất định. Khi gặp tình huống nguy hiểm, lập tức thông báo cho mọi người trên tàu biết để mang phao cứu sinh. Những người biết bơi nên sử dụng loại phao hỗ trợ, tuy lực nổi thấp, nhưng tiện cho việc thao tác trong khi bơi lội.

Nếu thiếu phao cứu sinh, những người biết bơi nên tự tìm hay chế tạo cho mình những chiếc phao cứu sinh bằng cách tìm những thùng rỗng, can rỗng, túi nylon, các vật liệu xốp, nhẹ, có độ nổi cao… dùng dây cột lại với nhau. Cũng có thể thổi nhiều túi nylon nhỏ, cho vào hai ống quần rồi cột túm lại. Khi sử dụng loại phao này, không được nhảy mạnh xuống nước vì lực va đập sẽ làm vỡ túi khí, phao sẽ mất tác dụng.

Với bè cứu sinh, các bạn nên chuẩn bị cho mỗi bè một số thức ăn, nước uống và dụng cụ mưu sinh như: vũ khí, đèn pin, hỏa pháo, kính phản chiếu, pano màu, dao, mái chèo, thuốc cấp cứu,… và một sợi dây dài cột sau bè cứu sinh, để nhỡ có người rơi xuống nước thì họ có thể bám vào đó để cho chúng ta kéo lên.

Khi hạ bè cứu sinh, để đảm bảo an toàn và hiệu quả cao, người đi biển cần lưu ý:

– Nếu bè cứu sinh được làm bằng gỗ hay sợi thủy tinh, khi sử dụng, phải thả từ từ xuống biển.

– Nếu bè cứu sinh được làm bằng cao su thổi khí (thường là khí nén) thì có thể ném thẳng xuống biển. Nhưng trước khi ném, cần có một sợi dây dài buột bè với tàu đề phòng khi ném xuống nước, vì nhẹ nên dễ bị gió thổi trôi đi.

Sau khi hạ bè cứu sinh xuống nước, cần cử hai người khỏe mạnh, bơi lội giỏi, một người leo lên bè và một người bơi chung quanh bè để giúp đỡ những người khác leo lên. Nếu số lượng người nhiều hơn tải trọng của bè cứu sinh những người bơi lội giỏi nên mang phao cứu sinh và bơi theo bè, nếu mệt thì bám nhẹ vào mạn bè. Sau khi lên bè, tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của các thủy thủ, ở đâu thì ngồi yên đó, không được chen lấn, chạy tới chạy lui, chồm ra mạn bè…

Nếu trước đó, tàu đã kịp phát tín hiệu cầu cứu thì những toán cứu hộ sẽ đến và họ sẽ ưu tiên lùng sục khu vực bị tai nạn trước tiên, cho nên sau khi lên bè, các bạn không nên chèo bè đi quá xa mà nên thả chập chờn chung quanh khu vực tai nạn, trừ khi các bạn biết hướng vào đất liền hay hải đảo hoặc nhìn thấy các ánh đèn (nếu là ban đêm). Cần cắt cử người luôn luôn quan sát trên không cũng như trên biển, nếu thấy bóng dáng của máy bay hay tàu thuyền, lập tức phát tín hiệu cầu cứu. Nếu trời nắng tốt, thì gương phản chiếu hay một miếng kim khí đánh bóng là hiệu quả nhất, nếu không có thì dùng khói, khói màu, vải màu sáng… thu hút sự chú ý của các phương tiện khác. Ban đêm có thể dùng lửa hay hỏa pháo phát sáng.

Để tồn tại trên bè, mọi người nên làm theo những hướng dẫn sau:

– Cột chặt các vật dụng mà các bạn đang có trên bè, để khỏi bị sóng đánh hay lật bè làm rơi mất.

– Giữ khô quần áo, mang vớ và găng tay, che tất cả những nơi cơ thể tiếp xúc với ánh nắng nếu có thể, vì sức nóng của mặt trời có thể đốt phồng da các bạn. Áo quần khô ráo cũng là điều cần thiết giúp chúng ta chống lại với cái lạnh, nhất là về ban đêm.

– Tận dụng bóng mát của buồm hay các vật liệu khác để che nắng, cố gắng làm giảm tối thiểu việc tiếp xúc với ánh nắng, vì rất dễ làm cơ thể các bạn mất nước.

– Kiểm kê toàn bộ lương thực và nước uống, cất giữ một nơi an toàn và thoáng mát, hạn chế ăn uống trong 24 giờ đầu.

– Người đi biển có thể lênh đênh trên biển nhiều ngày, cho nên cần phải giữ gìn sinh lực, tránh những hoạt động làm đổ mồ hôi và tiêu hao năng lượng.

Khi di chuyển bằng bè, bà con ngư dân và người đi biển cần phải chọn lựa một trong hai phương pháp di chuyển: Hoặc là xuôi theo chiều gió, hoặc là nương theo các dòng hải lưu. Gió và hải lưu ít khi nào chuyển động theo cùng một hướng, thường thì một thuận và một thì ngược lại. Mọi người cần trang bị một số kiến thức về gió và hải lưu, biết vị trí (tương đối) của mình, biết hướng mình cần đi, biết gió hay hải lưu sẽ đưa mình đến đâu. Trường hợp các bạn đang ở trong tình thế khó khăn, bè không thể nương theo gió hay dòng hải lưu để di chuyển, hãy cố gắng bảo quản và hạn chế khẩu phần lương thực cũng như nước uống, để duy trì sự sống càng lâu càng tốt.

Và cuối cùng, điều quan trọng nhất là phải biết đoàn kết, động viên, an ủi và quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Có như thế mới có thể vượt qua mọi gian lao để cùng nhau sống sót. Chúc bà con ngư dân và người đi biển luôn gặp may mắn khi ra khơi.

https://vishipel.com.vn

Một số kinh nghiệm đi biển hữu ích khi ngư dân gặp rủi ro trên biển

Với mong muốn giảm thiểu tối đa những thiệt hại có thể xảy đến với ngư dân khi gặp tình huống rủi ro trên biển, chúng tôi sẽ cung cấp một số kinh nghiệm đi biển hữu ích duy trì sự sống cho người bị nạn trên biển như cách chống khát, chống đói và chống nhiễm lạnh để bà con ngư dân và người đi biển có thể áp dụng trong những trường hợp khẩn cấp.

Một số biện pháp chống khát khi trên biển

Con người sẽ chết khi mất nước từ 15-20% thể trọng cơ thể. Do vậy, lượng nước tối thiểu phải được cung cấp trên xuồng cứu sinh là 0,5 lít/ngày/ người, chính vì thế bà con phải hết sức tiết kiệm nước. Khi có thời cơ phải phải bổ sung nguồn nước (hứng nước mưa, thậm chí dữ trữ cả nước tiểu của mình,…). Luôn luôn có dụng cụ sẵn sàng hứng nước mưa;

Sang ngày thứ 2 lúc bị nạn mới dùng lượng nước dự trữ trên tàu, xuồng. Mỗi ngày chỉ được uống dưới 500 ml/ người, chia làm 3-4 lần. Khi nước sắp hết thì rút xuống còn khoàng 200 ml/ngày/ người, chủ yếu dùng để thấm miệng và cổ họng.

Không được uống nước tiểu khi đang còn nước ngọt. Chỉ dùng nước tiểu khi bất khả dĩ vì nước tiểu người bị nạn thường rất cô đặc do cơ thể đang thiếu nước nên chứa nhiều chất giải độc, uống vào dễ gây nôn mửa, làm tăng thêm mất nước cho cơ thể.

Một số trường hợp sử dụng nước biển pha với nước ngọt để sử dụng chống khát. Tuy nhiên, lượng nước biển sử dụng không được quá 200-300 ml/ngày/ người.

Kinh nghiệm chống đói khi cạn kiệt lương thực khi đi biển

Trong tình huống tàu lênh đênh trên biển nhiều ngày, trên tàu hết lương thực, thực phẩm, bà con ngư dân và người đi biển cần lưu ý:

– Khi đói, cơ thể duy trì sự sống bằng chất đạm chính cơ thể mình, tất nhiên là không thể kéo dài lâu được.

– Khi uống ít nước, cơ thể không đòi hỏi phải ăn nhiều, vì vậy có thể giảm khẩu phần ăn xuống tỷ lệ thuận với khẩu phần nước uống. Ngược lại, khi có điều kiện uống thêm nước, nên tăng khẩu phần ăn để duy trì sức khỏe. Không nên dùng chất đạm nhiều vì khi chuyển hóa, cơ thể cần nhiều nước hơn, lúc đó cơ thể sẽ thấy khát nước nhiều hơn.

– Cá, chim bắt được trên biển là nguồn bổ sung thức ăn rất tốt, nhưng không được ăn nhiều cùng một lúc. Nên tránh các loại cá độc, ươn, thối, chết và không nên ăn gan cá, trứng cá.

Giữ ấm cơ thể đi gặp nạn trên biển

Nếu không may bị nạn vào mùa rét, mùa mưa, chúng ta sẽ rất dễ bị nhiễm lạnh kéo dài kèm theo viêm nhiễm đường hô hấp, gây mất sức và nguy hiểm đến tính mạng, do vậy cần phải có những biện pháp cấp cứu, dự phòng sau:

– Tận dụng các loại quần áo, chăn màn mang theo để đắp, mặc cho ấm. Dùng vải bạt, nilon, chăn màn che gió, mưa và nước biển té vào;

– Ngồi sát bên nhau cho ấm, thay nhau che gió, nên giữ ấm đầu.

– Không nên cử động nhiều để giữ nhiệt năng cho cơ thể. Thỉnh thoảng vận động chân tay bằng cách xoa bóp làm cho máu lưu thông, chống lạnh cục bộ.

– Sử dụng khẩu phần ăn hợp lý để cung cấp nhiệt lượng cho cơ thể.

Trên đây là một số kinh nghiệm nhằm duy trì sự sống khi gặp sự cố trên biển và kéo dài nhiều ngày trong thời tiết bất lợi, rất mong bà con ngư dân chúng ta chú ý làm theo nếu không may gặp phải những hoàn cảnh nêu trên nhằm đảm bảo sức khỏe cho bà con trong suốt hành trình của mình. Bên cạnh đó bà con ngư dân cần chấp hành nghiêm các quy định về đăng ký, đăng kiểm, trang bị an toàn cho người và phương tiện nhằm giúp ngư dân phòng tránh thiên tai, rủi ro, tai nạn trên biển

Nguyễn Thị Huê – ĐàI TTDH Huế

Lặn biển ngắm san hô đen ở Cồn Cỏ

Là một trong số ít những nơi sở hữu san hô đen quý hiếm, Cồn Cỏ đang dần trở thành điểm đến lý tưởng cho bất kỳ ai đam mê khám phá thế giới đại dương.

Cồn Cỏ là một huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Trị, cách bờ biển khoảng 30 km. Từ biển Cửa Tùng, du khách cũng có thể nhìn thấy Cồn Cỏ nổi lên xanh ngắt giữa một vùng trời biển mênh mông. Dù không quá xa đất liền nhưng để ra đảo, bạn sẽ phải đi nhờ tàu cá hoặc tàu hải quân bởi ở đây chưa có tàu chở khách chuyên dụng.

Sau khoảng 1 giờ tàu chạy từ cảng Cửa Việt hoặc Cửa Tùng, bạn sẽ đặt chân đến hòn đảo đẹp hiếm có, được kiến tạo từ núi lửa hàng triệu năm giữa biển khơi. Cũng như nhiều đảo khác, Cồn Cỏ khoác lên mình vẻ đẹp hoang sơ bình dị của những cánh rừng nguyên sinh rộng lớn. Đến đây, du khách như lạc vào bảo tàng thiên nhiên của các thềm đá bazan cùng hệ sinh thái rừng nhiệt đới 3 tầng trên thềm san hô độc đáo.

Rạn san hô ở Cồn Cỏ có độ phủ cao, đa dạng về thành phần loài và còn tương đối nguyên vẹn chỉ sau đảo Phú Quốc ( Kiên Giang), Côn Đảo ( Bà Rịa Vũng Tàu) và Hòn Mun ( Khánh Hòa). Hiện ở đây có tới 109 loài san hô, trong đó có nhiều loại quý hiếm mà đặc biệt là san hô đỏ và san hô đen. Vẻ đẹp độc đáo, hiếm có của những dải san hô đen huyền bí bao quanh đảo như lời mời gọi hấp dẫn mà du khách ưa khám phá khó lòng cưỡng lại.

Bên cạnh lặn biển ngắm san hô, Cồn Cỏ thật sự là một điểm đến phù hợp với những du khách yêu thiên nhiên. Sau những phút giây ngụp lặn dưới làn nước biển trong xanh, bạn có thể đi bộ khám phá rừng xanh hàng giờ mà không biết chán. Hay chỉ đơn giản là đắm mình trong làn nước mát tại các bãi biển còn nguyên vẹn vẻ đẹp hoang sơ.San hô ở đây nằm dưới độ sâu 4m trở lên và có nhiều ở bờ Đông Nam của đảo. Do dịch vụ du lịch và lặn biển chưa phát triển nên bạn sẽ phải chuẩn bị “đồ nghề” mang theo trước chuyến đi nếu muốn ngắm nhìn những những rạn san hô tuyệt đẹp. San hô đen ngày nay không còn xuất hiện nhiều như trước và thường nằm sâu ở độ sâu dưới 10m. Do đó, phải biết lặn và một chút may mắn, bạn mới có thể chiêm ngưỡng được “báu vật” Cồn Cỏ này.

Các bãi đá ở Cồn Cỏ sẽ là điểm đến thú vị với ai yêu thích chụp ảnh nhờ vẻ đẹp rất độc đáo của vô số những viên đá tròn nhẵn bóng như ngọc trai đen khổng lồ, đối lập với bãi cát trắng mịn màng ngay bên cạnh. Ngoài ra, hải đăng trên đảo cũng là một điểm đến hấp dẫn, bạn sẽ được trò chuyện với những người lính đảo vui tính và dễ gần.

Để nghỉ lại qua đêm trên đảo, ngoài hình thức homestay, ngủ ở nhà người dân địa phương, bạn có thể tổ chức cắm trại đốt lửa trên bãi biển, rất lãng mạn và đáng nhớ. Đốt lửa trại là lựa chọn hoàn hảo với hòn đảo còn khan hiếm về điện này.

Kim Anh
Báo Quảng Trị

Book Can Gio – Vung tau fast ferry ticket

Currently, Can Gio fast ferry to Vung Tau takes only 30 minutes, so what are you waiting for, pick up your backpack and go with taucaotoc.vn to Vung Tau to explore, experience leisure travel in this beautiful seaside town.

In the media, Can Gio District once focused on proposing to invest in a modern sea-crossing bridge connecting Can Gio – Vung Tau with a length of about 17km. However, the project is only on paper, but the Can Gio to Vung Tau high-speed train route has been deployed for many years.

Guide to Can Gio – Vung Tau high-speed boat 

After Can Gio – Vung Tau high-speed boat route has been deployed, people from Long An and Tien Giang provinces wishing to go to Vung Tau city can go from Can Giuoc district via Can Gio – Can Giuoc ferry (about 30 minutes), follow Ly Nhon road, Sac Forest road with a distance of 40km, journey time is about 1 hour to Tac Suat pier. After that, continue to take a high-speed boat for about 30 minutes to reach Front Beach, the tourist center of Vung Tau City.

Thus, the total journey time from Can Giuoc district to Vung Tau city is only about 2h30 minutes (including waiting time for the boat), shortening the time compared to going by road.

In addition to shortening the travel time, guests taking a high-speed boat on the sea can also experience the natural landscape along both sides of Sac Forest road.

Can Gio – Vung Tau high-speed boat route creates favorable conditions for Can Gio district to connect with neighboring provinces, contributing to the socio-economic development and tourism of Ba Ria – Vung Tau and Ho Chi Minh City. , supporting inter-regional connectivity in the Southeast.

Back Beach in Vung Tau

To book high-speed boat ticket, passengers can book ticket through the call center, buy directly on the website or visit ticket office at taucaotoc.vn. Currently, only Greenlines DP is operating Vung Tau – Can Gio high-speed boat route with the flexibility of ship schedule to help customers easily choose the right schedule for their trip to Vung Tau.

Boat running time: The distance between Can Gio and Vung Tau is 17km. So it will take about 30 minutes to travel.

Necessary procedures when traveling: To get to Vung Tau, passengers need to be at Tac Suat pier 30 minutes before departure time to do procedures such as Check in, check luggage and board the ship.

Information about the pier on Can Gio – Vung Tau route

The schedule of Can Gio – Vung Tau – Can Gio , passengers can refer to: https://taucaotoc.vn/lich-chay-tau/lich-chay-tau-cao-toc-vung-tau-can-gio/

For a more precise time depending on each day, time and specific schedule, please contact 0915241456 – 0889211234 for quick ticketing support.

Pick-up pier – Tac Suat Pier, Can Gio 

Tac Suat high-speed ferry pier (Tac Suat ferry) is located in Can Thanh town, Can Gio district, Ho Chi Minh city. Tac Suat high-speed ferry pier is the point in the middle of the journey from Vung Tau – Can Gio – Bach Dang Pier (Ho Chi Minh City).

Departure pier – Ho May Pier, Vung Tau

Ho May passenger pier is located at 1A Tran Phu, Ward 1, Vung Tau City, Ba Ria – Vung Tau province, located right next to Hon Ru Ri.

Ho May passenger wharf currently serves mainly for passengers traveling on Ho Chi Minh City – Can Gio – Vung Tau high-speed boat route of Greenlines-DP line. For passengers taking the Vung Tau – Con Dao high-speed boat route, they will go at Cau Da Port, Vung Tau about 700m away.

After finishing Can Gio – Vung Tau fast ferry route, you can move from the pier to your hotel or go to tourist attractions by taxi, motorbike taxi or tram. This is one of the coastal cities in Ba Ria – Vung Tau province with a busy pace of life in the Southeast.

GreenlinesDP E10 high-speed boat

Ticket price for Can Gio high-speed boat to Vung Tau

High-speed boat ticket to Can Gio are currently operated by 01 shipping line, Greenlines-DP, at the peak time, about 08 trips per day, with ticket prices kept fixed as follows:

Subject/Time Monday to Friday Sartuday, Sunday Holidays, New Year
Adult (12-62 years old) 110,000 120,000 140,000
Senior (over 63 years old) 80,000 90,000 110,000
Children (6-11 years old) 60,000 70,000 90,000

Children 5 years and under are free of charge (sharing seat with parents)

Policy for Vung Tau – Can Gio fast ferry ticket

  • Invalids and sick soldiers of 1st and 2nd class: Discount equivalent to 50% of ticket price.
  • Severely disabled people (must show accompanying certificate): 50% discount equivalent.
  • When buying a child ticket, please present the birth certificate, if the birth certificate cannot be presented, the fare will be based on the height to apply the fare as follows:
    • Children under 1.2m tall: Free.
    • Children over 1.2m tall and under 1.4m: Discount equivalent to 50% of ticket price.

Note: 01 adult passenger can only be accompanied by 01 child of free age. If 01 adult passenger is accompanied by 02 children of free age and above, only 01 child is free, the remaining children must buy tickets according to regulations.

Some tourist attractions in Vung Tau

The White Palace, Vung Tau

  • Location: located in the south of Big Mountain, overlooking Front Beach
  • You may not know: The patriotic king Thanh Thai was imprisoned here before banishing him to a remote country in Reunion.

The White Palace (The Governor-General of Indochina) is located at a height of 27m above sea level. The 19m high palace has European architecture at the end of the 19th century, surrounded by a small forest with many types of trees, especially porcelain trees. At Bach Dinh, there are 8 stone busts with unique ancient Greek art style. Visiting The White Palace in Vung Tau, visitors easily feel as if this building was built on the sea.

Jesus Christ Statue

  • Location: located on the top of Small Mountain
  • You may not know: You can climb up to the arm of Christ to make a wish and see the whole city
Jesus Christ Statue in Vung Tau

This statue was built in 1974, is considered one of the largest Christ statues in the world with a height of 32 m, a span of 18.3 m, standing on a height of 170 m overlooking the sea, inside with stairs. 133 steps. Compared to Brazil’s statue of God with outstretched arms, this statue in Vung Tau is 2m higher. When standing from the statue of Christ looking down at the poetic Vong Nguyet beach, you will have the feeling that before your eyes is an unusually spacious, mysterious and poetic space.

The Light House, Vung Tau

  • Location: On the top of Small Mountain
  • You may not know: It is possible to visit the lighthouse at night to enjoy a difference of its beauty
Vung Tau Light House

With the age of 145 years, Vung Tau Light House is ranked among the oldest in Vietnam and Southeast Asia. The lighthouse architecture is a cylindrical tower 18 m high, 3 m in diameter and painted white. With an altitude of 170 above sea level, visiting Vung Tau lighthouse, visitors can zoom in on a panoramic view of Vung Tau city. The ancient lighthouse is a symbol of Vung Tau city and has always been a faithful companion of fishermen.

 See more: Vung Tau – Ho Chi Minh City fast ferry ticket (District 1)