Giảo cổ lam: quà quý từ đảo Cồn Cỏ

Trước đây, người dân huyện đảo Cồn Cỏ chỉ hái giảo cổ lam về làm nấu uống hằng ngày vì có vị ngon, dễ uống chứ chưa ý thức được đây là một loại thảo dược quý. Đến khoảng giữa năm 2016, huyện đảo Cồn Cỏ thực hiện việc khảo sát thực tế phát hiện cây giảo cổ lam hoang sinh trưởng rất nhiều trong môi trường tự nhiên ở rừng trên đảo và đã có hướng bảo tồn loài cây này.

Giảo cổ lam hay còn gọi là ngũ diệp sâm, thất diệp đảm, được phát hiện và sử dụng đầu tiên ở Nhật Bản với tên gọi cây Trường sinh. Đây là loại cây thảo có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá và chỉ mọc trên núi đá vôi, khí hậu mát lành. Nghiên cứu khoa học đã cho thấy cây có tác dụng giúp bình ổn huyết áp, hạ mỡ máu, chống kết tụ tiểu cầu, làm tan huyết khối, ngăn ngừa xơ vữa mạch, các tai biến về tim, mạch, não, tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa sự hình thành và tăng sản của khối u.

Chị Nguyễn Thị Quyệt, Tổ trưởng Tổ hợp tác chế biến trà giảo cổ lam cho biết, thời điểm này đã gần cuối vụ thu hoạch giảo cổ lam. Những ngày này, các thành viên tổ hợp tác vừa tranh thủ khai thác, vừa khẩn trương phơi và cắt nhỏ giảo cổ lam đóng gói thành phẩm để phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch, bởi lượng khách đến đảo những tháng mùa hè gia tăng rõ rệt. Ngoài việc bán cho du khách đến tham quan tại đảo, các hộ sản xuất còn gửi sản phẩm vào đất liền để tiêu thụ. Chia sẻ thêm về công việc khai thác giảo cổ lam, chị Quyệt nói: “Những năm trước đây, nhiều chị em phụ nữ ở đảo chế biến giảo cổ lam bằng cách phơi khô, thiếu kinh nghiệm nên sản phẩm tiêu thụ kém, thu nhập không ổn định. Trước tình hình đó Hội Phụ nữ huyện phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể địa phương vận động chị em tham gia mô hình “Tổ hợp tác chế biến giảo cổ lam”, hiện tổ hợp tác có 12 thành viên tham gia. Để bảo toàn giống cây dược liệu quý và khai thác nguồn lợi lâu dài, huyện đảo chỉ cho phép khai thác từ ngày 1/5 – 30/8 hằng năm, sau thời điểm này thì đóng cửa rừng để cây có thời gian phục hồi, sinh trưởng cho đến mùa khai thác năm sau. Chỉ có các thành viên tổ hợp tác mới được phép khai thác giảo cổ lam”.

Bình quân mỗi ngày mỗi người có thể khai thác được 50 – 60 kg, tương đương 4 – 5 kg khô sau khi phơi sấy, giá bán ở thời điểm hiện tại là 150.000 đồng/kg. Mặc dù được xem là nghề phụ nhưng nghề này đem lại thu nhập tương đối cao cho nhiều gia đình. Với sự hỗ trợ của Hội LHPN tỉnh, tổ hợp tác được trang bị 1 máy đóng gói, hút chân không cùng với một số bao bì, nhãn mác và hạt hút ẩm, phục vụ cho việc đóng gói sản phẩm. Mới đây tổ hợp tác được trang bị thêm một máy cắt, một máy sấy hỗ trợ cho việc sản xuất giảo cổ lam. Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Cồn Cỏ Phan Thị Thùy Trang cho biết: “Việc thành lập tổ hợp tác đã kết nối và tạo công việc ổn định cho hội viên phụ nữ, giúp các thành viên chế biến sản phẩm giảo cổ lam một cách bài bản, hướng đến xây dựng thương hiệu cho sản phẩm này”.

Để việc khai thác giảo cổ lam đảm bảo khả năng phục hồi, phát triển cho cây, UBND huyện đảo Cồn Cỏ đã khẩn cấp chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành trên đảo quán triệt cán bộ, chiến sĩ và tuyên truyền người dân về phương pháp khai thác, bảo tồn, sử dụng cây một cách hợp lí. Hướng dẫn người dân chỉ dùng liềm, dao cắt phần thân cây, không nhổ và rút gốc rễ bám của cây trên đất và trên các thân cây khác, không khai thác, thu hái tràn lan để cây có chu kì phát triển trở lại.

Giảo cổ lam Cồn Cỏ

Giá trị của cây giảo cổ lam đã được khẳng định, tuy nhiên việc khai thác, chế biến đang ở dạng thô (phơi khô, đóng gói) nên chất lượng mang lại chưa cao. Nhận thức được vấn đề này, UBND huyện Cồn Cỏ đã đề xuất Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ huyện trong việc chế biến trà túi lọc và đăng kí nhãn hiệu trà thảo dược Giảo cổ lam Cồn Cỏ. Tháng 1/2019, UBND tỉnh đã có quyết định phê duyệt đề tài “Nghiên cứu sản xuất và thương mại hóa sản phẩm trà thảo dược hòa tan giảo cổ lam từ nguồn nguyên liệu tự nhiên trên đảo Cồn Cỏ” do Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Trị chủ trì thực hiện trong thời gian một năm. Theo đó, đơn vị thực hiện sẽ tiến hành khảo sát, đánh giá vùng nguyên liệu và chất lượng giảo cổ lam tại huyện Cồn Cỏ, xây dựng quy trình thu hái và sơ chế giảo cổ lam tự nhiên. Tổ chức tập huấn về cách thu hái dược liệu và sơ chế cây giảo cổ lam tại huyện Cồn Cỏ, xây dựng quy trình công nghệ sản xuất trà thảo dược giảo cổ lam hòa tan. Sau đó sẽ tiến hành sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện quy trình sản xuất trà thảo dược hòa tan giảo cổ lam, đánh giá, phân tích, định lượng thành phần hoạt chất có trong sản phẩm chiết xuất giảo cổ lam, thiết kế bao gói cho sản phẩm để sản xuất đại trà.

Với cách làm này, thời gian tới, không chỉ du khách đến với huyện đảo Cồn Cỏ sẽ thuận tiện và hài lòng hơn với sản phẩm trà hòa tan giảo cổ lam, đặc sản của Cồn Cỏ để mang về làm quà, mà sản phẩm sẽ có cơ hội được cung ứng rộng rãi ra thị trường, phục vụ nhu cầu người tiêu dùng.

Bảo Bình

Báo Quảng Trị

Moon snail in Con Co Island

Moon snail is also known as Mat Ngoc Snail, there are many in the Central sea, the most concentrated is Con Co island (Quang Tri), Nha Trang – Khanh Hoa sea area … It can be said that Moon snail are widely distributed, but according to the assessment, Moon snail in Con Co – Quang Tri is the best.

Moon snail 

Moon snail, also known as Pearl’s eye snail, Naucre snail. At first glance, the appearance of this snail is very rough, but when looking closely at her mouth, it is very attractive with the round shape like the moon, sparkling white, yellow veins. And the inner shell is indeed the beauty of nacre, which is often encrusted on the art works.

Moon snail

They have an English name called turban, but according to the classification, we often see 3 species living in Vietnam:

  • Brown pacific turban, Turbo bruneus
  • Tapestry / Cat’s eye turban shell, Turbo petholatus
  • Yellow/Silver mouth turban shell, Turbo chrysostomus

All three species belong to the genus Turbo, the family Turbinidae, and are related to the Trochoidea family with the cone snail, the gastropod Gastropoda. The genus Turbo is a very large ancient genus of snails with more than 60 identified species. Snails of this genus appeared at the end of the Cretaceous geological age about 100 million years ago.

Worldwide, moon snails are widely distributed but often appear in the Red Sea, Indian Ocean, off Madagascar, Mozambique, Chagos and Mauritius. They are also found in the Western Pacific (Philippines, New Caledonia, Samoa) and off Australia (Northern Territory, Queensland, Western Australia).

The snail meat is crispy, sweet, the last part has a slightly ringing taste, so people often leave it out, just take the meat. Snails are processed into many delicious dishes such as steamed, boiled, stir-fried, baked … Snails soak in salt water mixed with ginger and chili to release all the sand, then rinse many times with clean water before processing.

Cook the moon snail

Crispy, sweet snail meat is often processed into many delicious dishes such as steamed, boiled, fried, grilled … Snail soaked in salt water mixed with ginger and chili to release all the sand, then rinsed many times with clean water before processing.

The simplest way is to process snails by boiling, putting the snails in a pot with cold water just covering the face, adding a few slices of lemongrass, ginger and crushed chili fruit. Boiled snail has a mild aroma of lemongrass, the pungency of chili and ginger is very stimulating. Eating boiled moon snails is indispensable for a cup of ginger fish sauce, the pungent flavor of ginger and chili makes simple dishes become charm.

Steamed with lemongrass moon snail

A delicious dish that is also popular with many people is grilling butter. After being washed, snails are put on the grill. When the snails are ripe, put butter into each snail. The heat melts the butter, soaking it up into the flesh of the snail. Bake until the snails are fragrant, pick them up on a plate and enjoy with lemon pepper salt. Unlike boiled snail, the meat is dry, crispy, but not chewy, and has a fatty taste and a faint aroma of butter is very attractive.

f you like the extra hot taste, you can enjoy the moon snail fry with chili salt. First of all, wash and boil the snail to just ripen, take it out to drain. Next, put in a pan with salt, ground chili and other spices to taste and taste. The outer shell of the shell is roasted in gold, soaked in salt and chili, so it is very attractive and stimulates the taste of people. And also the salty, spicy taste of chili salt and rich, crispy snail meat that makes you eat constantly.

How to eat the moon snail

To get meat of moon snail, you must be able to knock the snail on the table and then use a toothpick to pull the meat out. If anyone does not know this technique, when pulling the snail meat will cut the last intestine.

Fresh meat of moon snail

Enjoy the moon snail, feel the crispy sweet snail meat, not inferior to Huong snail. Particularly the tail that people call snail’s liver is fat. Come to Con Co to eat to remember, to love this special delicious and attractive specialty!

 

Món quà từ biển: Rong nho Cồn Cỏ

Rong nho lâu nay chỉ thấy bán trong mấy nhà hàng sang trọng hay các siêu thị ở các đô thị lớn với giá khá đắt. Ra thăm huyện đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị) mới biết loại thực phẩm cao cấp này mọc tự nhiên, thành thảm, xanh mọng, bám đầy các bãi đá, vốc một nắm là cả ký. Ở Cồn Cỏ, hái rong nho rồi tha hồ ăn sống, làm gỏi và biến tấu thành hàng trăm món ngon bổ dưỡng. Rong nho tươi vừa hái về từ biển có vị lạ, ngon gấp mấy lần loại đóng hộp, giữ lạnh bán trong siêu thị hay nhà hàng.

Rong nho Cồn Cỏ

Loại rong biển có hình dạng và màu sắc giống trái nho xanh, kết lại với nhau thành từng chùm trên thân dài có rất nhiều ở vùng biển xung quanh đảo Cồn Cỏ. Theo nghiên cứu, đây là món ăn bổ dưỡng, cung cấp nhiều khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, bướu cổ.

Đảo Cồn Cỏ: Điểm du lịch khám phá mới

Quảng Trị có biển Cửa Tùng, Cửa Việt và Đảo Cồn Cỏ được xem chiến lược phát triển du lịch trong thời gian sắp tới. Trong đó, đảo Cồn Cỏ đang là điểm du lịch khám phá thu hút nhiều du khách khi tới Quảng Trị.

Đảo Cồn Cỏ là tiền đồn bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, là nơi gắn liền với những trận chiến đấu ác liệt để bảo vệ đất nước, thể hiện truyền thống đấu tranh anh dũng của quân và dân cả nước nói chung và Quảng Trị nói riêng. Đây là một huyện đảo có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi để phát triển du lịch, đảo Cồn Cỏ cách cảng Cửa Việt, huyện Gio Linh khoảng 15 hải lý. Đảo Cồn Có có diện tích khoảng 4 km2, chu vi 8 km, độ cao từ 5-30m so với mặt nước biển với hình dạng hơi tròn. Với vị trí đặc biệt quan trọng là điểm phân chia Vịnh Bắc Bộ – Cửa ngõ phía Nam của Vịnh Bắc Bộ.

Cột cờ Tổ quốc trên đảo Cồn Cỏ

Đảo Cồn Cỏ có cảnh quan thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp với rừng nguyên sinh, hải sản phong phú. Đảo Cồn Cỏ là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn thoát khỏi cuộc sống ồn ào, khói bụi của thành phố tìm về chốn yên tĩnh thanh bình. Hiện nay tour du lịch Cồn Cỏ được đánh giá là tour du lịch hấp hẫn khi đến Quảng Trị. Công ty Du lịch Ken Travel – Quảng Trị đã thiết kế hành trình cho du khách khi ghé thăm Đảo Cồn Cỏ. Du khách sẽ ghé thăm Đài tưởng niệm – đồi 37, nơi đây tôn vinh những người lính anh dũng, hy sinh xương máu của mình để bảo vệ biển đảo Tổ Quốc.

Tiếp là Bến Tranh, nằm ngay kế bên cầu cảng, Bến Tranh hiện được xây dựng thành một bãi tắm để du khách có thể thoải mái bơi lội, dạo chơi hay nghỉ ngơi ngắm cảnh biển, Cồn Cỏ được hình thành từ nham thạch núi lửa. Chính vì vậy, bãi đá có màu đen tuyền rất đặc trưng.

Trong chuyến đi khám phá đảo, du khách ghé thăm bến Bến Nghè, hay còn gọi là bờ kè đảo Cồn Cỏ, đây là điểm du lịch tự nhiên đẹp nhất đảo, nơi đón tia nắng đầu tiên trên đảo. Gió biển lồng lộng thổi, những đợt sóng triền miên vỗ vào bậc đá, bên cạnh đó là những gốc bàng vuông vững chãi vươn mình ra như một hàng rào bảo vệ đảo khỏi những khắc nghiệt của biển khơi. Bến Nghè chính là nơi cập bến của những người đêm đêm vượt biển tiếp tế cho đảo trong chiến tranh, đây cũng là điểm đến thú vị khi du khách khi đặt chân đến đảo…

Điểm gây ấn tượng du khách khi đến thăm Cồn Cỏ, là ngọn hải đăng. Nhìn từ xa, ngọn hải đăng đứng sừng sững giúp tàu thuyền định hướng và là cột mốc hết sức quan trọng để xác định đường cơ sở biển, khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc đối với đảo Cồn Cỏ. Từ trên đỉnh ngọn hải đăng, các bạn có thể phóng tầm mắt nhìn bao quanh toàn đảo.

Ngay bên cạnh ngọn Hải Đăng là Đài quan sát Thái Văn A. Thái Văn A là chiến sĩ trinh sát trên đảo Cồn Cỏ, làm nhiệm vụ quan sát tại đỉnh 63 trên đồi cao nhất đảo để xác định vị trí máy bay hay tàu chiến đối phương, rồi thông báo cho các đơn vị pháo cao xạ bắn vào mục tiêu. Do có công lao lớn nên sau này được đặt tên cho ngọn đồi trên đảo Cồn Cỏ. Ngoài ra còn có một số điểm tham quan khác như Giếng cổ, Biển Đá Đen, Mõm Hổ, hồ Nước Ngọt, Bến Sông Hương, nghĩa trang huyện hoặc một số đồn cũ của quân dân ta thời chiến…

Du khách cũng được khám phá rừng nguyên sinh Cồn Cỏ, rừng nhiệt đới vẫn còn nguyên trạng là nơi trú ngụ của nhiều sinh vật, được ví như lá phổi xanh của hòn đảo, với tổng diện tích cây che phủ lên đến hơn 70% diện tích của đảo. Được đánh giá là hệ sinh thái rừng nhiệt đới 3 tầng, là hệ sinh thái rừng khá hiếm của núi lửa Việt Nam, các loại cây đặc trưng của vùng biển đảo như: Cây Bàng vuông, cây Dứa dại, cây Phong ba và nhiều cây thuốc quý như: giảo cổ lam, chuối rừng. Chính vì vậy, khám phá khu rừng nguyên sinh trên đảo giữa biển khơi cũng là trải nghiệm thú vị khi đặt chân đến hòn đảo này.

Lặn ngắm san hô là cũng là hoạt động trải nghiệm tuyệt vời, đảo Cồn Cỏ còn có hệ sinh vật biển thuộc loại phong phú nhất, đẹp nhất của Việt Nam. Các loài rong biển, tảo biển, san hô vô cùng sặc sỡ nhiều màu sắc làm nên không gian biển dưới nước sinh động tràn đầy sức sống. Cồn Cỏ có hơn 50 loài rong biển, sẽ thuộc các loại khác nhau, trong đó nhiều loại rong biển bán được giá cao.

Có tới 109 loài san hô, trong đó có nhiều loại quý hiếm mà đặc biệt là san hô đỏ và san hô đen. Vẻ đẹp độc đáo, hiếm có của những dải san hô đen huyền bí bao quanh đảo như lời mời gọi hấp dẫn mà du khách ưa khám phá khó lòng cưỡng lại. Khi đến đảo Cồn Cỏ, du khách cũng không bỏ qua dịp ngắm những loài san hô tuyệt đẹp, đắm mình vào không gian đa sắc màu dưới nước biển, và các hoạt động khác như đi câu cá, câu mực đêm cùng ngư dân.

Ẩm thực cũng là điểm thu hút du khách khi đến Cồn Cỏ, du khách có thể thưởng thức món Hàu Vua chỉ có tại Cồn Cỏ, loại hàu này có con to bằng đầu người, ngoài ra còn có các món hải sản tươi ngon như tôm, cá biển, ốc mắt ngọc, ốc đồi, ốc thổ. Rong biển cũng là món đặc trưng của vùng Cồn Cỏ, món ăn này cũng khiến du khách thích thú với ẩm thực đặc trưng nơi đây.

Cháo bột cá nhảy rong biển

Ông Phạm Hoàng Phương – Giám đốc Công ty Du lịch Ken Travel, một trong những công ty chuyên thiết kế tour ra Cồn Cỏ chia sẻ: “Du lịch Quảng Trị cần có chiến lược truyền thông và bài toán kích cầu bài bản để phát triển du lịch đảo Cồn Cỏ. Với những thế mạnh về tự nhiên tour du lịch biển đảo Cồn Cỏ sẽ thu hút du khách đến với Quảng Trị nhiều hơn.

Theo lãnh đạo Hội Du lịch Cộng Đồng Việt Nam: “Huyện đảo Cồn Cỏ – Quảng Trị được xác định là tour du lịch trải nghiệm và khám phá, với những tiềm năng đặc trưng riêng của mình. Tuy nhiên, làm sao cân đối được lượng khách đến vừa đủ, đang là bài toán cho Cồn Cỏ. Bên cạnh đó, khi xây dựng tour cho Cồn Cỏ cũng cần xác định khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên như thế nào để khỏi ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên ở nơi đây.

Thanh Loan

Báo Quảng Trị

Món quà từ Cồn Cỏ

Thời gian gần đây, đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã thu hút đông đảo các bạn trẻ, gia đình, các đoàn du lịch trong và ngoài tỉnh tới tham quan, nghỉ dưỡng. Không chỉ được trecking dọc những con đường uốn lượn bên bờ biển, nhìn ngắm hoàng hôn từ trên đảo, thưởng thức các món hải sản đậm đà, tươi ngon, tới Cồn Cỏ, du khách còn có nhiều sự lựa chọn, để mang về cho gia đình, bạn bè và người thân những món quà hấp dẫn và nhiều giá trị. Hãy cùng IPA Quảng Trị điểm qua những món ăn ngon có thể thưởng thức ngay tại đảo và những món quà ta có thể mang về tặng người thân nhé.

Đảo Cồn Cỏ vốn nổi tiếng là 1 hòn đảo còn nhiều hoang sơ, chưa có nhiều sự khai phá của con người, điểm mạnh từ thiên nhiên mang lại cho du khách tới thăm quan, thưởng lãm tại đảo 1 không khí trong lành, những món ăn đậm đà hương vị thiên nhiên. Nếu tới Cồn Cỏ chúng ta không thể bỏ qua các món ăn hải sản đặc trưng như: Tôm, mực, cá biển. Ngoài ra ở Cồn Cỏ còn có món ốc mắt ngọc, ốc đồi, ốc thổ cũng rất ngon và lạ miệng. Đặc trưng ở các homestay trên đảo Cồn Cỏ là chú trọng tới việc giữ lại trọn vẹn hương vị của hải sản, vì thế cách chế biến các quán ăn thường chọn là hấp, nướng, luộc, vì thế khi ăn, thực khách sẽ được thưởng thức 100% hương vị hải sản đặc trưng của vùng đất này.

Ngoài ra, khi tới Cồn Cỏ, không thể không thưởng thức món ăn đặc biệt đảo Cồn Cỏ: “Cháo bột cá nhảy rong biển”. Có thể mô tả về món ăn “ngon nuốt lưỡi” này như sau: Bột mềm mịn, cá dai và thơm, vị cay của hành, tiêu, ớt hòa trộn trong 1 tô cháo, khiến chúng ta quên mất mình đang ở nơi nào. Bởi vì chỉ có thể thưởng thức được món ăn này ở Cồn Cỏ, nên nó mới có cái tên đặc biệt “ Cháo bột cá nhảy rong biển”.

Cá nhảy là 1 loại cá ban đêm bò lên bờ đi lại săn mồi trên đá, được ví như chình suối bởi thịt dai chắc, thơm hơn cả cá lóc cá leo, chỉ cần 1 vài chú cá nhảy như vậy, thêm một nhúm rong biển thật tươi mướt đưa ngay lên bờ trong buổi sáng, cùng bột gạo pha bột lọc với bàn tay khéo léo nhồi nặn thành những sợi bánh canh nhỏ như đầu đũa, ngắn tầm hai đốt tay, thuôn dài nhọn hai đầu, là chúng ta đã có 1 bát cá nhảy “Ngon nuốt lưỡi”. Sự hòa trộn của vị dai, thơm đặc trưng cá nhảy với vị đậm đà của rong biển, vị cay của tiêu và ớt và đặc trưng sần sật của sợi cháo hòa trộn thành 1 món ăn không cầu kỳ rực rỡ, không màu mè nhưng nó gói gọn những sản vật ngon tự nhiên trên đảo, khiến thực khách không thể không nhớ về món ăn này mỗi khi có ý định tới Cồn Cỏ.

Và sau khi đã thưởng thức những món ăn tại Cồn Cỏ, khi trở về đất liền, IPA Quảng Trị xin giới thiệu món quà tặng người thân tuyệt vời “Trà Giảo Cổ Lam”. Đây là đặc sản đảo Cồn Cỏ, được gọi là “cỏ thần kỳ” có tác dụng giúp bình ổn huyết áp, hạ mỡ máu, tăng cường miễn dịch.

Giảo cổ lam Cồn Cỏ
Rong nho Cồn Cỏ

Hoặc bạn cũng có thể chọn mua sâm cau rừng cũng là loại thảo dược vô cùng quý hiếm, dùng để điều trị suy nhược cơ thể, đau lưng, viêm khớp, chân tay lạnh, hay các loại hải sản khô… về làm quà cho gia đình người thân. Nếu đúng mùa, rong nho – 1 loại rong biển cũng là 1 lựa chọn không tồi để bạn mang về, giúp cả gia đình có thêm 1 món ăn trong thực đơn của mình.

Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Quảng Trị

Fast ferry lines across the country are paused to prevent Covid-19 pandemic

In Vietnam, Covid-19 pandemic wave is taking place much more complicated, the new virus spreads ever faster, the whole country is in the peak period of pandemic prevention, so now fast ferry lines across the country are paused, follow the list below:

Ca Mau – Nam Du – Phu Quoc route

On May 5, before the complicated happenings of Covid-19 pandemic, Phu Quoc Express Ferry Joint Stock Company announced to partners and customers about the suspension of operation of the Ca Mau – Nam Du – Phu Quoc route as of May 4. Thus, Ca Mau – Nam Du – Phu Quoc fast ferry route must be suspended after only 5 days of resuming operation due to the complicated Covid-19 pandemic.

Ong Doc River pier, Tran Van Thoi District, Ca Mau

Previously, Phu Quoc fast ferry Joint Stock Company (Kien Giang) announced to re-operate Ca Mau – Nam Du – Phu Quoc high-speed cruise line. Accordingly, from April 29 to May 20, 21, Ca Mau – Phu Quoc; Ca Mau – Nam Du; Nam Du – Phu Quoc; Phu Quoc – Ca Mau; Phu Quoc – Nam Du; Nam Du – Ca Mau routes are operated daily.

From May 4 to August 15, 2021, Ca Mau – Phu Quoc; Ca Mau – Nam Du; Nam Du – Phu Quoc routes are operated on Tuesday, Thursday and Saturday. Phu Quoc – Ca Mau; Phu Quoc – Nam Du; Nam Du – Ca Mau routes are operated on Wednesday, Friday and Sunday.

GreenlinesDP ferry line suspended transporting

On May 10, 2021, DP Green Technology Co., Ltd. (GreenlinesDP) also announced in writing to suspend GreenlinesDP passenger transportation on Bach Dang – Vung Tau, Bach Dang – Can Gio, Can Gio – Vung Tau, Bach Dang – Binh Duong – Cu Chi from May 10, 2021 to May 31, 2021. If the pandemic situation is stable, company will have a plan to notify customers and agents.

Greenlines DP K7 fast ferry in Vung Tau

Mai Linh Express suspends Can Tho – Con Dao fast ferry route

On May 4, 2021 Mai Linh Tay Do Joint Stock Company issued Document No. 05 / MLTĐ2021-TBLT to adjust the schedule of the Can Tho – Con Dao route whereby Mai Linh Express high-speed train only runs on Saturdays and Sundays since May 8, 2021. However, there has now been notice to delay running on weekends until May 15-16, 2021.

Mai Linh fast ferry in Ben Dam – Con Dao Island

Facing the current complicated epidemic situation, it is likely that MLE still has to announce according to the old chorus “Dear agents, the situation of Covid-19 pandemic every day has become more complicated. , spread in the community difficult to control. In order to join hands to prevent Covid-19 pandemic, Mai Linh Tay Do issued an announcement No. 07 on suspending the operation of Can Tho – Con Dao route on May 15 & 16, 2021. The tickets have been booked for customers, company will support to reserve, change to another date or refund 100% back to customers. We hope your agents have this two-day order to provide information to customers to help the company. Best regards!”

Ly Son pause to transport tourists to the island

From 7/5/2021 Ly Son island, Quang Ngai province temporarily stopped receiving tourists (outside the province and foreigners) coming to Ly Son Island. The pause to welcome guests to Ly Son Island is to drastically carry out the prevention and control of COVID-19 pandemic, when the province recorded 1 case of positive for SARS-CoV-2 on the morning of May 6, 2021.

From May 7, 2021, Sa Ky – Ly Son waterway route has halved the passenger ferry session, each day there are only 4 ships going to and from the island to serve the travel needs of people in the province. This is the first time this year Ly Son Island has stopped welcoming tourists who are foreign tourists and people outside the province. Last year, the island also pause to transport tourists in early March and late July because of the COVID-19 pandemic.

An Vinh Express fast ferry on Sa Ky – Ly Son route

On the occasion of April 30 and May 1, the number of tourists to Ly Son decreased by nearly 50% compared to the previous expectation, because many delegations canceled the tour, canceled the booking because of concerns about COVID-19 pandemic.

Phu Quoc Express suspends Tran De – Con Dao and Rach Gia – Hon Son – Nam Du routes

Based on the exploitation situation and the complicated evolution of the pandemic, Phu Quoc Express Ferry oint Stock Company (Phu Quoc Express) has notified partners and customers about the suspension of Tran De – Con Dao and Rach Gia – Hon Son – Nam Du fast ferries from May 15, 2021 to May 31, 2021. As soon as the pandemic situation is under control, a new announcement will be made to PQE.

Thus, since the outbreak from the beginning of May until now, Phu Quoc Express has stopped 3 Ca Mau – Nam Du – Phu Quoc, Rach Gia – Hon Son – Nam Du, Tran De – Con Dao fast ferry lines and reduce the frequency of operations on Vung Tau – Con Dao routes (only run on Saturdays and Sundays), Ha Tien – Phu Quoc, Rach Gia – Phu Quoc.

Ha Tien – Phu Quoc fast ferry line only maintains 2 round-trip a day: HA TIEN – PHU QUOC: 06H00 + 09H50 and PHU QUOC – HA TIEN: 0800 + 15H30.