Ốc mặt trăng ở Cồn Cỏ

Ốc mặt trăng còn gọi là ốc mắt ngọc, có nhiều ở vùng biển miền Trung, tập trung nhiều nhất là đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), vùng biển Nha Trang – Khánh Hòa… Có thể nói ốc mặt trăng phân bố rộng nhưng theo đánh giá thì ở đảo Cồn Cỏ Quảng Trị là ngon nhất.

Ốc mặt trăng

Ốc mặt trăng, có nơi còn gọi là ốc mắt ngọc, ốc xà cừ. Thoạt trông, vẻ ngoài của loài ốc này rất xù xì, nhưng khi nhìn kỹ vào cái miệng “nàng” thì rất cuốn hút với cái hình tròn như mặt trăng, lấp lánh vân trắng, vân vàng. Còn lớp vỏ bên trong thì đúng là vẻ đẹp của xà cừ mà người ta thường khảm trên các tác phẩm mỹ thuật.

Sở dĩ ốc có tên gọi như vậy bắt nguồn từ cái mày ốc. Không phải là lớp mày mỏng như các loại ốc khác, ốc mặt trăng có lớp mày hình tròn như mặt nguyệt, lấp lánh vân trắng, vàng nhìn vào trông như con mắt ốc lấp lánh.

Ốc mặt trăng

Chúng có tên tiếng Anh gọi chung là turban, nhưng theo phân loại thì chúng ta thường gặp 3 loài sinh sống ở Việt Nam:

– Ốc mặt trăng nâu (brown pacific turban, Turbo bruneus)

– Ốc mặt trăng miệng đỏ (tapestry / cat’s eye turban shell, Turbo petholatus)

– Ốc mặt trăng miệng vàng (yellow/silver mouth turban shell, Turbo chrysostomus)

Tất cả 3 loài này đều thuộc chi Turbo, họ Turbinidae, cùng liên họ Trochoidea với ốc nón, lớp chân bụng Gastropoda. Chi Turbo là một chi ốc cổ xưa rất rộng với hơn 60 loài đã được định danh. Những con ốc thuộc chi này đã xuất hiện ở giai đoạn cuối cùng của kỷ nguyên địa chất Cretaceous cách đây khoảng 100 triệu năm trước.

Trên thế giới, ốc mặt trăng phân bố rộng khắp nhưng thường xuất hiện ở Biển Đỏ, Ấn Độ Dương, ngoài khơi Madagascar, Mozambique, Chagos và Mauritius. Chúng cũng được tìm thấy ở Tây Thái Bình Dương (Philippines, New Caledonia, Samoa) và ngoài khơi Australia (lãnh thổ phía Bắc, Queensland, Tây Úc).

Thịt ốc giòn, ngọt, phần đít có vị hơi nhẫn nên người ta thường bỏ, chỉ lấy phần thịt. Ốc được chế biến thành nhiều món ăn ngon như hấp, luộc, xào, nướng… Ốc ngâm vào trong nước muối có pha gừng và ớt cho nhả hết đất cát, sau đó rửa lại nhiều lần bằng nước sạch trước khi chế biến.

Chế biến món Ốc mặt trăng

Thịt ốc giòn, ngọt như ốc hương nên thường được chế biến thành nhiều món ăn ngon như hấp, luộc, xào, nướng… Ốc ngâm vào trong nước muối có pha gừng và ớt cho nhả hết đất cát, sau đó rửa lại nhiều lần bằng nước sạch trước khi chế biến.

Đơn giản nhất là chế biến ốc bằng cách luộc, cho ốc vào nồi với nước lạnh vừa ngập mặt, thêm vài cọng sả, gừng và ớt trái giã dập. Ốc luộc chín có hương thơm nhẹ của sả, cay nồng của ớt và gừng rất kích thích. Ăn ốc mặt trăng luộc không thể thiếu chén nước mắm gừng, hương vị cay nồng của gừng và ớt làm cho món ăn đơn giản trở nên đậm đà.

Ốc mặt trăng hấp xả

Một món ngon cũng được nhiều người ưa thích là nướng bơ. Ốc sau khi rửa sạch được cho lên vỉ nướng, khi ốc vừa chín tái, cho bơ vào trong từng con ốc. Hơi nóng làm bơ tan chảy, thấm đẫm vào trong thịt ốc. Nướng đến khi những con ốc dậy mùi thơm nức thì gắp ra đĩa và thưởng thức với muối tiêu chanh. Không như món ốc luộc, vì nướng nên thịt khô lại, ăn giòn sần sật nhưng không dai, lại có vị béo và thoang thoảng hương thơm của bơ rất hấp dẫn.

Nếu thích vị cay nồng, bạn có thể thưởng thức món ốc mặt trăng xào muối ớt. Trước hết, rửa sạch và luộc sơ cho ốc vừa chín, vớt ra để ráo nước. Tiếp đến cho vào chảo rang với muối, ớt xay và các loại gia vị khác sao cho vừa ăn và đậm đà. Vỏ ốc bên ngoài được rang vàng, thấm đẫm muối ớt nhìn thật hấp dẫn và kích thích vị giác của người ăn. Và cũng chính cái vị mằn mặn, cay cay của muối ớt cùng phần thịt ốc đậm đà, giòn sần sật khiến bạn ăn hoài không ngán.

Cách ăn ốc mặt trăng

Với con sò huyết nướng hoặc hấp còn ngậm miệng, người ta bày chiêu lấy ngón tay cái vuốt vuốt giữa 2 mảnh vỏ thì lạ thay “nàng” sò huyết cho tách đôi rất dễ. Còn ốc mặt trăng muốn lấy được hết “ruột gan” của “nàng” thì phải biết gõ gõ con ốc xuống mặt bàn rồi dùng tăm kéo phần thịt ra. Nếu ai không biết chiêu này, khi kéo thịt ốc ra sẽ đứt khúc ruột cuối.

Tươi ngon thịt ốc mặt trăng

Thưởng thức ốc mặt trăng, cảm nhận thịt ốc giòn, ngọt không thua gì ốc hương. Riêng phần đuôi mà mọi người gọi là gan ốc thì béo ngậy. Đến Cồn Cỏ phải ăn để nhớ, để thương, để vấn vương món đặc sản đặc biệt ngon và đầy hấp dẫn này nhé !

 

Cua Viet port in Quang Tri

Cua Viet Port is located at Quarter 6, Cua Viet Town, Cua Viet Town, Gio Linh District, Quang Tri Province. This is one of the key variable ports of Quang Tri province.

Cua Viet port is also the departure place of the two high-speed boats: Con Co Tourist and Chin Nghia Quang Tri bringing passengers, militia to and from Con Co island.

Basic Information of Cua Viet Port

Name of the operator of the portCua Viet Port Company Limited; Hop Thinh Company Limited and Hung Phat Production – Trading Company Limited
Address of port operatorQuarter 6, Cua Viet Town, Cua Viet Town, Gio Linh District, Quang Tri Province
Port locationCua Viet Town, Gio Linh District, Quang Tri
Port operation functionGeneral wharf (bulk cargo, dry cargo …), liquid cargo (petroleum, liquefied gas, vegetable oil …)
Port area(ha)8,24
Port throughput capacity (Tons / year)1.140.000
Maritime specialized state management agencyMaritime Administration of Quang Tri

Technical specifications

Cua Viet port is located in Cua Viet maritime area, including 03 wharves and 01 buoy, in which:

1. Wharf No. 01 and Wharf No. 02 are general wharves, with a total length of 128m, capable of receiving ships with a tonnage of 2,000 tons, a capacity of 400,000 tons / year, a total area of ​​5.38ha. management of Cua Viet Port Company Limited.

2. Hop Thinh Wharf is a general wharf, 100m in length, capable of receiving ships with a tonnage of 3,000 tons, a capacity of 400,000 tons / year, a total area of ​​1.24ha, under the management of MTV Hop Thinh Co.,Ltd

3. Hung Phat petroleum buoy in Cua Viet is a soft buoy, including 04 mooring buoys, 270m in length, capable of receiving liquid cargo ships up to 40,000 tons, capacity of 340,000 tons / year. Total area of ​​1.62ha, under the management of Hung Phat Production and Trading Company Limited.

Wharf No. 01
Ship to the largest port (DWT)2.000
Size of the wharf length (m)64
Wharf No. 02
Ship to the largest port (DWT)2.000
Size of the wharf length (m)64
Hop Thinh wharf
Ship to the largest port (DWT)3.000
Size of the wharf length (m)100
Hung Phat petrolium buoy
Ship to the largest port (DWT)40.000
Size of the wharf length (m)270

Maritime navigation channel of Cua Viet

The depth of the channel and the ship rotation area at Cua Viet port is determined by an echo machine at 200kHz, taking into account the water level “0 sea chart” as follows:

1. Ship flow

Within the bottom of the 60m wide navigational channel, limited and guided by the marine signaling system, the depth reaches: – 1.7m (minus one meter seven).

2. Ship rotation area

Within the ship-turning area is limited by a circle with a radius of 125m, centered with the following coordinates:

System VN2000

System WGS84

Latitude (N)

Longitude (E)

Latitude (N)

Longitude (E)

16°54’16,6″

107°11’15,8″

16°54’12,9″

107°11’22,4″

Depth reach: – 5.6m (minus five meters six).

National flag flagpole on Con Co Island

The national flagpole on Con Co Island has a height of 38.8 meters and an area of ​​24 square meters, this is one of the flagpoles classified as large on the coastal islands of Vietnam. The National Flag flagpole not only creates sights for tourists, cultural exchange points but also is a symbol of independence, a solid landmark on the sea …

The construction of the national flagpole of Con Co island shows the expectations of many generations; is a symbol of independence and peace; is the affirmation of the sacred sovereignty of the country; It is a traditional educational attraction for the militia and cadres on the island …

Con Co Island in Quang Tri

Con Co Island has an important strategic position in the southern gateway of the Northern Gulf. During the war years, Con Co was considered the “eye of god”, “watchtower” of the North. Besides, Con Co has a favorable location in terms of geography – economy: it is close to the mainland and can open a favorable direction for sea-island economic development: services, fishing, farming …, both convenient for the development of sea traffic, tourism activities in the triangle Cua Tung – Cua Viet – Con Co.

Right after the Government allowed Con Co island, which was just allowed to open a tourist route to the island, Con Co island built facilities, restored historical relics, instructed people to make special products to serve tourism activities.

Au port in Con Co Island

Fishing port and fishing logistic service area of ​​Con Co island with a total area of ​​02 hectares of water surface in Au port; the main dyke system is 150m long, the secondary dyke is 148 m long; office buildings, official residences and other items of the logistics service for fishing….

Con Co fishing port is located at: 17 ° 10 North latitude; 107 ° 20 east longitude. The position of the beginning of the channel: 17 ° 09’18.5 ”North latitude, 107 ° 19 ’51” east longitude (point A on the left of the access channel); 17 ° 09’16.3 ”North latitude, 107 ° 19’51.9” East longitude (point B on the right side of the entrance channel). Starting point depth of channel to port: -2.9m. Width of access channel: 60m. The depth of the water for docking is from -2.36m to -3.4m; length of the wharf 110m. Con Co Island fishing port allows the largest fishing vessel to dock with a tonnage of 200CV, 300 tons; fishing port’s capacity for loading and unloading goods and services: 1,000 tons / year.

Fishing port in Con Co Island is used as a mixed port, both an anchor and shelter for fishing boats, as well as a dock for transporting passengers and tourism (officers and soldiers of the armed forces, people and tourists) traveling between the island and the mainland, both as a dock for cargo ships to gather materials and materials for investment in construction of works on the island.

Những tuyến tàu cao tốc trên cả nước tạm dừng để phòng chống dịch

Đợt dịch đang diễn ra tại Việt Nam phức tạp hơn hẳn, chủng virus mới lây lan nhanh chưa từng có, cả nước đang trong thời kỳ cao điểm phòng chống dịch nên hiện nay những tuyến tàu cao tốc trên cả nước tạm dừng, chúng tôi điểm danh cơ bản như sau:

Tuyến cao tốc Cà Mau – Nam Du – Phú Quốc dừng chạy vì dịch Covid-19

Ngày 5.5, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Công ty Cổ phần tàu cao tốc Phú Quốc có thông báo gửi đến các đối tác và khách hàng về việc tạm ngưng khai thác tuyến Cà Mau – Nam Du – Phú Quốc và ngược lại kể từ ngày 4.5. Như vậy, tuyến cao tốc Cà Mau – Nam Du – Phú Quốc chỉ sau 5 ngày hoạt động trở lại phải tạm ngưng do tình hình dịch bệnh Covid-19 phức tạp.

Bến Sông Ông Đốc huyện Trần Văn Thời, Cà Mau

Trước đó, Công ty Cổ phần tàu cao tốc Phú Quốc (Kiên Giang) có thông báo vận hành trở lại tuyến tàu cao tốc du lịch biển Cà Mau – Nam Du – Phú Quốc và ngược lại. Theo đó, từ ngày 29.4 – 3.5.2021, các tuyến Cà Mau – Phú Quốc; Cà Mau – Nam Du; Nam Du – Phú Quốc; Phú Quốc – Cà Mau; Phú Quốc – Nam Du; Nam Du – Cà Mau được vận hành hàng ngày.

Từ ngày 4.5 – 15.8.2021, các tuyến Cà Mau – Phú Quốc; Cà Mau – Nam Du; Nam Du – Phú Quốc được vận hành thứ 3, thứ 5 và thứ 7. Các tuyến cao tốc Phú Quốc – Cà Mau; Phú Quốc – Nam Du; Nam Du – Cà Mau được vận hành thứ 4, thứ 6 và Chủ Nhật.

Hãng tàu GreenlinesDP tạm ngừng vận chuyển

Ngày 10/5/2021, Công ty TNHH Công Nghệ Xanh DP (GreenlinesDP) cũng đã có văn bản thông báo tạm ngừng dịch vụ vận chuyển hành khách tàu GreenlinesDP trên các tuyến Bạch Đằng – Vũng Tàu, Bạch Đằng – Cần Giờ, Cần Giờ – Vũng Tàu, Bạch Đằng – Bình Dương – Củ Chi từ ngày 10/5/2021 đến ngày 31/5/2021. Nếu tình hình dịch bệnh ổn định công ty sẽ có kế hoạch thông báo lại đến khách hàng và các đại lý.

Tàu cao tốc Greenlines DP K7 tại Vũng Tàu

Mai Linh Express tạm hoãn tuyến tàu cao tốc Cần Thơ – Côn Đảo

Ngày 4/5/2021 Công ty Cổ phần Mai Linh Tây Đô đã có văn bản số 05/MLTĐ2021-TBLT điều chỉnh lịch tuyến Cần Thơ – Côn Đảo theo đó tàu cao tốc Mai Linh Express chỉ chạy vào Thứ Bảy và Chủ Nhật hằng tuần kể từ ngày 8/5/2021, tuy nhiên hiện nay đã có thông báo tạm hoãn chạy vào các ngày cuối tuần đến 15-16/5/2021.

Tàu cao tốc Mai Linh Express tại cảng Bến Đầm Côn Đảo

Trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay, có nhiều khả năng MLE vẫn phải thông báo theo điệp khúc cũ “Kính gửi Quý Anh Chị Đại lý, tình hình dịch covid-19 qua mỗi ngày trở nên phức tạp hơn, lây lan trong cộng đồng khó kiểm soát. Để cùng chung tay phòng chống dịch Covid-19, Mai Linh Tây Đô ra thông báo số 07 về việc tạm ngưng khai thác tuyến Cần Thơ – Côn Đảo ngày 15 & 16/5/2021. Các vé đã book cho khách Công ty sẽ hỗ trợ bảo lưu, đổi sang ngày khác hoặc hoàn tiền 100% lại cho khách hàng. Kính mong Quý Anh Chị Đại lý có đơn hàng hai ngày này hỗ trợ thông tin đến Khách hàng giúp Công ty ạ. Trân trọng!”

Lý Sơn: tạm dừng đón khách ra đảo

Kể từ ngày 7/5/2021 đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi tạm dừng tiếp nhận khách du lịch (người ngoài tỉnh và người nước ngoài) đến đảo Lý Sơn. Việc tạm dừng đón khách ra đảo Lý Sơn nhằm quyết liệt thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19, khi tỉnh này ghi nhận 1 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 vào sáng 6/5/2021.

Từ ngày 7/5/2021, tuyến giao thông thủy Sa Kỳ – Lý Sơn đã giảm một nửa phiên chuyến tàu vận tải khách, mỗi ngày chỉ còn 4 lượt tàu ra vào đảo để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong tỉnh. Đây là lần đầu tiên trong năm nay đảo Lý Sơn tạm dừng đón khách du lịch là khách nước ngoài và người ngoài tỉnh. Năm ngoái hòn đảo này cũng 2 lần tạm dừng đón khách du lịch vào đầu tháng 3 và cuối tháng 7 vì dịch COVID-19.

Tàu cao tốc An Vĩnh Express Sa Kỳ Lý Sơn

Trong dịp lễ 30.4 và 1.5 vừa qua lượng khách đến Lý Sơn giảm gần 50% so với dự kiến trước đó, do nhiều đoàn khách đã hủy tour, hủy phòng đã đặt vì lo ngại dịch COVID-19.

Phú Quốc Express tạm dừng tuyến Trần Đề – Côn Đảo và Rạch Giá – Hòn Sơn – Nam Du

Căn cứ vào tình hình khai thác và sự diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Công ty Cổ phần Tàu cao tốc Phú Quốc (Phú Quốc Express) đã có thông báo đến đối tác và khách hàng về việc tạm ngưng hoạt động tàu cao tốc Trần Đề – Côn Đảo và Rạch Giá – Hòn Sơn – Nam Du kể từ ngày 15/5/2021 đến hết ngày 31/5/2021. Ngay khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, PQE sẽ có thông báo mới.

Như vậy, từ khi bùng phát dịch kể từ đầu tháng 5 đến nay, Phú Quốc Express đã phải dừng 3 tuyến tàu cao tốc Cà Mau – Nam Du – Phú Quốc, Rạch Giá – Hòn Sơn – Nam Du, Trần Đề – Côn Đảo và giảm tần suất hoạt động trên các tuyến Vũng Tàu – Côn Đảo (chỉ chạy vào thứ Bảy và Chủ Nhật), Hà Tiên – Phú Quốc, Rạch Giá – Phú Quốc.

Tuyến tàu cao tốc Hà Tiên – Phú Quốc chỉ duy trì 02 chuyến khứ hồi mỗi ngày HÀ TIÊN – PHÚ QUỐC: 06H00 + 09H50 và PHÚ QUỐC – HÀ TIÊN: 08H00 + 15H30.

Bến cảng Cửa Việt Quảng Trị

Bến cảng Cửa Việt có địa chỉ tại Khu phố 6 thị trấn Cửa Việt, Thị trấn Cửa Việt, Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị. Đây là một trong những cảng biến chính quan trọng của tỉnh Quảng Trị.

Bến cảng Cửa Việt cũng là nơi khởi hành của hai con tàu cao tốc Cồn Cỏ Tourist và Chín Nghĩa Quảng Trị đưa hành khách, quân dân đi và đến đảo Cồn Cỏ.

Thông tin cơ bản cảng Cửa Việt

Tên đơn vị khai thác cảngCông ty TNHH MTV cảng Cửa Việt; Công ty TNHH MTV Hợp Thịnh và Công ty TNHH SX – TM Hưng Phát
Địa chỉ đơn vị khai thác cảngKhu phố 6 thị trấn Cửa Việt, Thị trấn Cửa Việt, Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Vị trí bến cảngThị trấn Cửa Việt, Huyện Gio Linh, Quảng Trị
Công năng khai thác cảngCầu cảng Tổng hợp (Hàng rời, hàng khô…), hàng lỏng (xăng dầu, khí hóa lỏng, dầu thực vật…)
Diện tích bến cảng (ha)8,24
Năng lực thông qua của bến cảng (T/năm)1.140.000
Cơ quan QLNN chuyên ngành hàng hảiCảng vụ Hàng hải Quảng Trị

Thông số kỹ thuật

Bến cảng Cửa Việt nằm trong khu vực hàng hải Cửa Việt, bao gồm 03 cầu cảng và 01 bến phao, trong đó:

1. Cầu cảng số 01 và cầu cảng số 02 là cầu cảng tổng hợp, tổng chiều dài 128m, có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải đến 2.000 tấn, công suất 400.000 tấn/năm, tổng diên tích 5,38ha, thuộc quản lý của Công ty TNHH MTV cảng Cửa Việt.

2. Cầu cảng Hợp Thịnh là cầu cảng tổng hợp, chiều dài 100m, có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải đến 3.000 tấn, công suất 400.000 tấn/năm, tổng diên tích 1,24ha, thuộc quản lý của Công ty TNHH MTV Hợp Thịnh.

3. Bến phao xăng dầu Hưng Phát – Cửa Việt là loại bến phao mềm, bao gồm 04 phao neo tàu, chiều dài 270m, có khả năng tiếp nhận tàu hàng lỏng có trọng tải đến 40.000 tấn, công suất 340.000 tấn/năm, tổng diên tích 1,62ha, thuộc quản lý của Công ty TNHH SXTM Hưng Phát.

Cầu cảng số 1
Tàu vào cảng lớn nhất (DWT)2.000
 Kích thước chiều dài cầu cảng (m)64
Cầu cảng số 2
Tàu vào cảng lớn nhất (DWT)2.000
 Kích thước chiều dài cầu cảng (m)64
Cầu cảng Hợp Thịnh
 Tàu vào cảng lớn nhất (DWT)3.000
 Kích thước chiều dài cầu cảng (m)100
Bến Phao xăng dầu Hưng Phát
 Tàu vào cảng lớn nhất (DWT)40.000
 Kích thước chiều dài cầu cảng (m)270

Luồng hàng hải Cửa Việt

Độ sâu luồng tàu và vùng quay tàu cảng Cửa Việt được xác định bằng máy hồi âm tần số 200kHz tính đến mực nước “số 0 hải đồ” như sau:

1. Luồng tàu

Trong phạm vi đáy luồng hàng hải rộng 60m, được giới hạn và hướng dẫn bởi hệ thống báo hiệu hàng hải, độ sâu đạt: – 1,7m (âm một mét bảy).

2. Vùng quay tàu

Trong phạm vi vùng quay tàu được giới hạn bởi đường tròn có bán kính 125m, tâm có tọa độ:

Hệ VN2000

Hệ WGS84

Vĩ độ (N)

Kinh độ (E)

Vĩ độ (N)

Kinh độ (E)

16°54’16,6″

107°11’15,8″

16°54’12,9″

107°11’22,4″

Độ sâu đạt: – 5,6m (âm năm mét sáu).