Kinh nghiệm chống say sóng khi đi tàu cao tốc

Nhiều người cho rằng, trải nghiệm say sóng còn kinh khủng hơn cả say tàu xe rất nhiều. Có người không bị say khi đi tàu xe nhưng đi tàu thủy lại bị say sóng, gây mệt mỏi, buồn nôn, nôn nhiều và tụt huyết áp, cảm thấy không còn chút sức lực nào. Dưới đây là những kinh nghiệm để giảm bớt say sóng khi đi biển.

Không nên đi biển, đi tàu thủy vào những ngày sóng lớn

Các bạn nên chọn những hôm thời tiết nắng ấm và không có mưa hay gió bão, bởi vì những nguyên nhân đầu tiên việc bạn bị say sóng là do sóng to nên thuyền sẽ bị lắc lư, dập dềnh khiến bạn nôn nao trong người và lúc này cũng là lúc cơn say sóng bắt đầu.

Ăn uống

Không nên ăn quá no trước khi lên tàu thuyền, sẽ khiến thức ăn bị dội ngược lên thực quản khiến bạn dễ nôn. Nên ăn nhẹ một chút đồ ăn như bánh mỳ, bánh bao hoặc bánh ngọt trước khi đi tàu, không nên ăn những đồ khó tiêu như có mỡ động vật, uống các chất kích thích như cafe, nước có ga và các loại quả có chứa acid như nước chanh và cam…

Túi vệ sinh, khăn và nước uống trên tàu cao tốc Phú Quốc Express
Túi vệ sinh, khăn và nước uống trên tàu cao tốc Phú Quốc Express

Giữ tâm lý thoải mái Đừng để việc say sóng ám ảnh bạn, hãy thật thoải mái về tâm lý trước và trong khi đi. Nó có tác dụng rất tốt giúp bạn kiểm soát được tình hình và làm chủ được những cơn say sóng có thể ập đến.

Chọn vị trí ngồi trên tàu, thuyền

Đây là một trong những yếu tố quyết định việc bạn có bị say hay không. Hãy cố gắng tìm chỗ ngồi ở giữa thân của con tàu bởi đây là vị trí thoải mái và an toàn, ít bị tác động của những cơn sóng nhất. Tránh ngồi mũi tàu hoặc đuôi tàu sẽ làm cho bạn có cảm giác không an toàn và bị tác động trực tiếp của những con sóng. Không nên nhìn chằm chằm vào một thứ gì đó, ví dụ như ngồi đọc sách báo, xem video hay chat, nhắn tin… Hãy cố gắng ngồi ngược phía với con tàu, bạn sẽ thấy rất hiệu quả trong việc chống say sóng.

Không nên đi lại trên tàu khi đến những đoạn có sóng cao và gió mạnh, nếu có việc phải đi lại các bạn cũng chú ý mỗi khi con sóng đánh vào mạn thuyền làm thuyền bồng lên thì hãy đặt chân xuống, tránh nhìn xuống nước hoặc các vật cạnh bạn mà hãy nhìn những vật thật xa.

Ghế ECO tầng dưới tàu cao tốc Trưng Trắc

Giữ ấm cơ thể

Mặc dù bạn có đi vào mùa hè nhưng vẫn nên mang theo những chiếc áo thu đông để giữ ấm cho cơ thể, bởi vì thời tiết trên biển thay đổi thất thường lúc nắng lúc mưa. Và nếu để cơ thể bị lạnh các bạn cũng rất dễ bị say sóng.

Sử dụng nước gừng, kẹo gừng

Nên chuẩn bị những túi nước gừng, đây là một bài thuốc dân gian hữu hiệu cho những cơn say sóng, say tàu xe hay tụt huyết áp. Nếu có gừng tươi càng tốt, thái lát mỏng ra và mang theo phòng khi say sẽ pha với nước ấm để uống.

Những viên kẹo gừng cũng phát huy rất nhiều công dụng hữu hiệu trong trường hợp này.

Chuẩn bị thuốc, miếng dán chống say hoặc đeo vòng chống nôn

Đây cũng là một trong những phương pháp hữu hiệu cho những bạn bị say sóng, hãy chuẩn bị thuốc chống say hoặc mua một miếng dán chống say tàu xe và dán vào sau tai, vài tiếng đồng hồ trước khi bạn lên thuyền. Bạn có thể mua một chiếc vòng chống nôn khi đi biển (Sea bands) để đeo vào cổ tay. Với chiếc vòng này, nó sẽ giúp tăng sức nén lên phần mạch ở cổ tay của bạn giúp bạn giảm bớt buồn nôn./.

Thùy Linh (t/h)
Sở Y tế Nam Định

4.7/5 - (4 bình chọn)

2 thoughts on “Kinh nghiệm chống say sóng khi đi tàu cao tốc

  1. Pingback: Rèn luyện chống say sóng cho thuyền viên, hành khách đi tàu biển

  2. Pingback: Những câu hỏi thường gặp khi đặt vé tàu cao tốc Vũng Tàu đi Côn Đảo

Trả lời