Phú Quốc Express khai trương tuyến tàu cao tốc Sa Kỳ – Lý Sơn

Tàu Phú Quốc Express 5 chạy tuyến Sa Kỳ – Lý Sơn, sức chứa gần 300 khách với hành trình khoảng 35 phút được đưa vào hoạt động vào ngày 19/7/2023.

Giá vé với người dân địa phương là 185.000 đồng một lượt và áp dụng với du khách là 218.000 đồng một lượt, tần suất vận hành 4 chuyến một ngày.

Theo chủ đầu tư là Công ty cổ phần cao tốc Phú Quốc, tàu Phú Quốc Express 5 được thiết kế theo tiêu chuẩn châu Âu, động cơ nhập khẩu trực tiếp từ Đức. Tàu được cho vận hành an toàn trong thời tiết khắc nghiệt.

Trước đó, tàu này từng phục vụ đón tàu sân bay USS Ronald Reagan của hải quân Mỹ tại Đà Nẵng, sau đó neo đậu ở cảng CT 15 trước khi đưa về cảng Sa Kỳ.

Sa Kỳ – Lý Sơn là tuyến đường thủy quan trọng của tỉnh Quảng Ngãi, để đưa khách từ đất liền ra đảo tiền tiêu nổi tiếng với những vách đá núi lửa và lịch sử về đội hùng binh Hoàng Sa. Trên tuyến đã có 6 tàu cao tốc của 4 công ty vận tải đường thủy đang hoạt động, cụ thể gồm: Tàu cao tốc Super Biển Đông, Super 2 Biển Đông, Tàu siêu tốc Hòa Bình, Tàu Siêu tốc Hòa Bình 2 và Tàu cao tốc An Vĩnh Express, Tàu cao tốc Chín Nghĩa 09. Tàu cao tốc Phú Quốc Express 5 là tàu cao tốc thứ 7 đưa khách từ đất liền ra đảo Lý Sơn.

5/5 - (1 bình chọn)

Đại lý vé tàu cao tốc tại Phú Quý, Bình Thuận

Đại lý vé tàu cao tốc tại đảo Phú Quý

Đại lý vé tàu cao tốc tại Phú Quý có địa chỉ tại 17 Võ Văn Kiệt, xã Ngũ Phụng, huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận chuyên bán vé tàu cao tốc đi Phú Quý, cano du lịch Phú Quý, hỗ trợ khách đặt tour, phòng lưu trú, dịch vụ cho thuê xe… và các dịch vụ hỗ trợ du khách.

Thông tin liên hệ:

ĐẠI LÝ VÉ TÀU CAO TỐC PHÚ QUÝ

Địa chỉ: 17 Võ Văn Kiệt, Xã Ngũ Phụng, Huyện Phú Quý, Tỉnh Bình Thuận

Điện thoại: 0967 799 735

Website: https://vetauphuquy.vn

Đại lý vé tàu cao tốc tại đảo Phú Quý

 

5/5 - (2 bình chọn)

Xem xét mở tuyến tàu khách từ Trà Vinh đi Côn Đảo

Tỉnh Trà Vinh cùng Công ty Cổ phần Tàu cao tốc Phú Quốc có buổi khảo sát, làm việc để bàn về mở rộng tuyến vận tải hành khách từ tỉnh Trà Vinh đi Côn Đảo.

UBND tỉnh Trà Vinh vừa tiếp và làm việc với Công ty Cổ phần Tàu cao tốc Phú Quốc về đề nghị hỗ trợ mở rộng tuyến vận tải hành khách từ tỉnh Trà Vinh đi Côn Đảo.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo công ty Công ty Cổ phần Tàu cao tốc Phú Quốc đề nghị tỉnh Trà Vinh giới thiệu vị trí tiềm năng để đầu tư xây dựng cảng đón trả khách cho tuyến vận tải hành khách từ Trà Vinh đi Côn Đảo.

Theo đó, vị trí xây dựng cảng cần phải gần huyện Côn Đảo nhất có thể, có điểm kết nối giao thông với đường bộ thông suốt, khu vực có luồng hoạt động không bị giới hạn tốc độ và độ sâu tự nhiên tối thiểu -2,5m, gần cửa biển, thuận lợi khi thực hiện các thủ tục đầu tư, xây dựng, vận hành khai thác.

Qua thảo luận, công ty và các sở, ngành đã đưa ra một số vị trí phù hợp yêu cầu tại huyện Trà Cú và thị xã Duyên Hải để xây dựng cảng đón trả khách.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Nguyễn Trung Hoàng cho biết tỉnh sẵn sàng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp để triển khai dự án. Phó chủ tịch tỉnh đề nghị các sở, ngành có liên quan phối hợp với địa phương hướng dẫn, đồng hành cùng doanh nghiệp khảo sát thực tế những vị trí đã thảo luận.

Bên cạnh đó, lãnh đạo tỉnh cũng lưu ý các đơn vị phải đánh giá kỹ tính khả thi cũng như tư vấn cho doanh nghiệp những thủ tục cần phải tiến hành theo đúng quy định pháp luật.

HẢI DƯƠNG
PLO.VN

5/5 - (2 bình chọn)

Tàu cao tốc Mai Linh Express cập cảng nào ở Cần Thơ và Côn Đảo?

Thời gian gần đây, chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi xung quanh Tàu cao tốc Mai Linh Express cập cảng nào ở Cần Thơ và Côn Đảo? Để du khách có thể thuận tiện lên tàu đi Côn Đảo, chúng  tôi cập nhật thông tin các cảng mà tàu cao tốc Mai Linh xuất/cập bến cụ thể như sau:

Bến tàu tại Cần Thơ của Mai Linh Express

Địa chỉ: Cầu cảng số 01 Bến Ninh Kiều, đường Hai Bà Trưng, Phường Tân An, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.

Điện thoại: 088 921 1234

Ghi chú: Hiện tại, tuyến tàu cao tốc Cần Thơ đi Côn Đảo và ngược lại chỉ duy nhất hãng tàu cao tốc Mai Linh Express khai thác.

Tàu cao tốc Mai Linh Express cập và rời bến tại Bến Ninh Kiều, TP Cần Thơ

Bến tàu tại Côn Đảo của Mai Linh Express

Địa chỉ: Cảng tàu khách Côn Đảo, Đường Tôn Đức Thắng, trung tâm thị trấn Côn Sơn, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Điện thoại: 0889271234

Ghi chú: Kể từ ngày 14/4/2023, tàu cao tốc Mai Linh sẽ chính thức cập cảng tàu khách Côn Đảo, không cập cảng Bến Đầm, trường hợp nếu có sự đột xuất thay đổi cảng sẽ thông báo đến hành khách.

Tàu cao tốc Mai Linh Express chuẩn bị cập cảng tàu khách Côn Đảo
5/5 - (2 bình chọn)

“Tù quan to” đầu tiên ở Côn Đảo

Tuy chỉ rèn luyện ở “trường học thiên nhiên Côn Đảo” hơn 2 năm nhưng Phan Châu Trinh để lại nhiều dấu ấn. Hiện nay, khách đến thăm Côn Đảo không ai không ghé lại đọc bài thơ Đập đá Côn Lôn của ông được khắc dựng tại đây.

Người tù được Thống đốc Nam Kỳ đích thân ra thăm

Huỳnh Thúc Kháng trong cuốn “sử tù” Thi tù tùng thoại (NXB Nam Cường, Sài Gòn – 1959) cho rằng, trong thời kỳ quá độ, tù chính trị bị đày ra Côn Lôn, Phan Châu Trinh là người đầu sổ, mặc dù cụ ra sau Ngô Đức Kế một năm.

Sau khi cuộc cự sưu kháng thuế nổ ra vào năm 1908, người Pháp cho rằng, do các sĩ phu phong trào Duy Tân xúi nên mặc dù đang ở Hà Nội và không có bằng chứng gì cho thấy có liên quan đến các vị lãnh đạo phong trào cự thuế, Khâm sứ Trung Kỳ vẫn đánh điện nhờ Thống sứ Bắc Kỳ bắt Phan Châu Trinh và tức tốc giải ông về Huế.

Ngày 2-4 năm đó, Phan Châu Trinh có mặt ở Huế. Ngày 10-4, Pháp buộc Cơ mật viện xét xử và kêu án tử hình ông. Phiên xử ngày 12-4, Cơ mật viện cố ý “cứu ông” nên đã kêu án trảm giam hậu thay vì trảm quyết như ý muốn của người Pháp và vì thế ra lệnh ngay trong ngày 14-4 phải đày ngay Phan Châu Trinh ra Côn Đảo, sợ để lâu người Pháp có thể đổi ý thì ảnh hưởng đến tính mạng của ông. Hơn 4 tháng sau, ngày 28-8, các thân sĩ khác như Huỳnh Thúc Kháng, Phan Thúc Duyện, Tiểu La Nguyễn Thành… mới ra hòn đảo tù ngục này.

Cũng trong tác phẩm đã dẫn, Huỳnh Thúc Kháng cho biết, ở trang 42: “Nguyên lúc cụ Tây Hồ ra đảo, ăn mặc, nói năng và cử chỉ, đều khác bọn tù thường; ma tà và bọn tù kia nghe nói cụ ở ngoài triều làm quan nên gọi là “quan to”. Vì vậy nên thấy bọn tôi ra ăn nói giống cụ Tây Hồ vì thế bọn ma tà và tù khác gọi là “tụi quan to”. Từ đó lịch sử tù Côn Lôn có thêm một hạng tù: “tụi tù quan to”.

Phan Châu Trinh đúng là “tù quan to” đầu tiên của lịch sử nhà tù Côn Đảo.

Người Pháp rất nể phục Phan Châu Trinh. Vì vậy, khi ra đảo, ông chỉ bị giam một tuần rồi được cho ra sinh sống ở làng An Hải, làng thổ dân độc nhất ở Côn Lôn. Ở đó, tù nhân không phải mặc áo tù, đeo “thẻ bài” mà được tự do làm ăn, chỉ mỗi tuần vào trình diện với Gardien Chef (Trưởng ngục – ĐNCT) một lần.

Ở làng An Hải một năm, vì chống lại các hương chức của làng nên ông bị đưa lại vào khám, nhưng chỉ một thời gian ngắn thì được cho ra ở một lán trại gần Sở chăn nuôi của đảo, nhờ thế đời sống không bị câu thúc như những tù nhân khác.

Đến năm 1910, theo lệnh của Toàn quyền Đông Dương, Thống đốc Nam Kỳ đã ra tận Côn Đảo trao đổi với ông nhiều vấn đề. Nội dung chính vẫn là tìm hiểu quan điểm đường lối đấu tranh của Phan Châu Trinh và mối quan hệ của ông với Phan Bội Châu. Dịp này, Phan Châu Trinh khẳng định: Thứ nhất, không chống đối nước Pháp, chỉ chống đối chánh sách ngược đãi dân Việt Nam của chính quyền Bảo hộ. Thứ hai, ông chủ trương đấu tranh bất bạo động, ỷ Pháp cầu tiến bộ. Đây là chủ trương mà ông cho là không tốn nhiều xương máu mà có thể giành và bảo vệ được độc lập, tự chủ của đất nước một cách lâu dài và bền vững, lại làm cho nhân dân được hạnh phúc. Những luận điểm trình bày lần này sau đó được Phan Châu Trinh trình bày lại đầy đủ, có hệ thống trong tác phẩm Tân Việt Nam.

Cuối tháng 8-1910, Phan Châu Trinh được đưa về Sài Gòn, được xử lại trong một phiên tòa. Dù không kết tội được ông nhưng người Pháp bắt ông phải an trí tại Mỹ Tho. Một thời gian sau, ông làm đơn xin sang Pháp, người Pháp không đồng ý. Ông đã đấu tranh trực diện và đòi nếu không cho ông đi Pháp thì đưa ông ra lại Côn Đảo. Cuối cùng người Pháp phải chấp thuận và ông đã cùng con trai Phan Châu Dật sang Pháp.

Kiếp tù chung một cõi ven trời…

Khi lênh đênh trên tàu ra Côn Đảo, Huỳnh Thúc Kháng hồi hộp vì nghĩ ra đảo sẽ được gặp Phan Châu Trinh. Nhưng khi ra đến nơi, dò hỏi thì biết Phan Châu Trinh đã ra sống ở làng An Hải, Huỳnh Thúc Kháng rất buồn, nhưng bù lại: “Chúng tôi chưa được giáp mặt cụ Tây Hồ (hiệu của Phan Châu Trinh – ĐNCT) mà ngoài làng cụ đã biết chúng tôi đến lật đật đi dò hỏi cho biết tên từng người” (sđd, trang 42).

Phan Châu Trinh đã nhờ một người đầu bếp ném vào khám một mảnh giấy trong đó có lá thư viết động viên đồng đội cùng hướng dẫn “kinh nghiệm ở tù Côn Đảo”. Kèm với thư là hai bài tứ tuyệt, trong đó có hai câu được xem là “tuyệt cú”: Bất tu cánh sái Tân đình lệ/ Hồng Lạc nhị kim thử nhứt văn (Huỳnh Thúc Kháng dịch: Thôi chớ Tân đình rơi giọt lệ/ Ngàn năm sử Việt ấy chương đầu).

Hơn 3 tháng sau, hai nhà lãnh đạo của Phong trào Duy Tân mới được gặp nhau. Đây là đoạn nói về cuộc gặp cảm động giữa hai người bạn đồng hương, đồng môn, đồng khoa, đồng chí và đồng cảnh ngộ: “Một ngày nọ tôi mượn cái thẻ bài của một tên tù làm Sở rẫy, mới được gặp cụ (Phan Châu Trinh – NV) đi câu cá gần đó. Chúng tôi xin phép người cai nói chuyện với nhau mấy phút đồng hồ. Tôi thấy cụ đã rụng 2 cái răng cửa, mà cụ lại thấy tôi tóc bạc nhiều nên lấy làm lạ (tôi 30 tuổi thì tóc bạc, năm ấy 33 tuổi tóc bạc hết gần một nửa). Hai chúng tôi ngó nhau mà cười. Tôi có bài tứ tuyệt:

Khả liên cụ thị đáo Côn Lôn/ Bỉ thử sâm thương kỉ hiểu hôn/ Ngã phát thương thương quân xỉ lạc/ Tương phùng nhất tiếu lưỡng vô ngôn (Kiếp tù chung một cõi ven trời/ Hai ngã sâm thương cách mỗi nơi/ Tóc tớ bạc phơ răng bác rụng/ Gặp nhau không nói ngó nhau cười. Huỳnh Thúc Kháng tự dịch, sđd, trang 58).
Nụ cười của hai nhà cách mạng hàng đầu xứ Quảng vào một ngày đầu đông năm 1908 hình như vẫn còn đâu đó giữa giữa sóng nước trùng khơi Côn Đảo như đang nhắc nhở bao thế hệ người Quảng về một tình bạn vĩnh hằng và một tinh thần yêu nước, lạc quan tuyệt vời.

LÊ THÍ

Báo Đà Nẵng

5/5 - (4 bình chọn)

“Kỳ công” với món ốc bưu nhồi thịt của người dân Cà Mau

Từ lâu, ngoài nguồn lợi cá đồng, ốc lác, ốc bươu cũng sinh sôi, nẩy nở, phát triển mạnh trên đồng đất Cà Mau. Ngoài các món luộc, nướng, hấp sả, nấu lẩu mắm, người dân nơi đây còn chế biến món ốc bươu nhồi thịt. Món này tuy “kỳ công” hơn nhưng nó là món ăn bổ dưỡng, hấp dẫn cho nhiều người.

Để chế biến món ốc bươu nhồi thịt thơm ngon nên chọn ốc bươu còn sống, không quá to và cũng không quá nhỏ. Ốc được rửa sạch hoặc tốt nhất là ngâm trong nước cơm vo khoảng nửa ngày cho ốc nhả hết chất bẩn. Sau đó, ốc được rửa sạch, để ráo nước và cho vào nồi luộc cho vừa chín tới. Khi ốc chín, tách lấy phần thịt (phần đầu), bỏ phần đuôi và băm nhỏ (không nên băm thịt ốc quá mịn). Thịt ba rọi cũng được băm nhuyễn và trộn chung theo tỉ lệ 7 phần ốc, 3 phần thịt. Cho các thứ gia vị như nước mắm, đường, bột ngọt, tiêu, tỏi, hành củ băm nhuyễn vào và để khoảng 5 đến 10 phút cho thấm gia vị.

Phần vỏ ốc đã lấy thịt được rửa sạch, để ráo nước sau đó cho phần thịt ốc, thịt ba rọi đã băm mịn vào vỏ ốc. Trước khi cho thịt vào vỏ ốc nên để phía trong 1 lá sả ngắn để khi hấp chín dễ lấy thịt ốc ra và tạo mùi thơm cho món ốc hấp. Khi cho thịt vào vỏ ốc nên để kèm theo 1 hạt tiêu để tạo thêm hương vị cay cay, nồng nồng.

Khi đã nhồi xong thịt, cho ốc vào nồi hấp cách thủy. Trước khi xếp ốc vào nồi hấp nên lót phía dưới một ít lá chanh, lá sả và sả cọng đập dập để tạo hương vị đặc trưng cho ốc. Ốc hấp sả khoảng 30 phút là chín tới.

Thưởng thức món Ốc bưu nhồi thịt hấp xả

Món ốc bươu nhồi thịt thường chấm với nước mắm sả, nước mắm gừng, muối tiêu chanh, cơm mẻ – sả – ớt và ăn kèm với rau răm, quế, rau thơm, ngò om, chuối chát.

Có thể nói, món ốc bươu hấp sả có mùi thơm đặc trưng, thơm ngon và không thể chê vào đâu được, nhất là có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe đặc biệt là hàm lượng canxi cao.

Về Cà Mau, du khách có thể thưởng thức món ăn dân dã ốc bươu nhồi thịt hấp sả này tại tất cả các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn.

Diễm Phương
https://www.camau.gov.vn/

5/5 - (1 bình chọn)