Category Archives: Thông tin hành trình

Cảng Sài Gòn Hiệp Phước đi Côn Đảo

Cảng Sài Gòn Hiệp Phước là địa chỉ khởi hành của hành khách trên tuyến Nhà Bè – Côn Đảo tọa lạc tại D10C đường D3 – Khu công nghiệp Hiệp Phước, Xã Hiệp Phước, Huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh.

Cảng Sài Gòn – Hiệp Phước (nằm trong Khu Công Nghiệp Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM ) chính thức được xây dựng với quy mô cảng biển quốc tế, tổng vốn đầu tư 2.735 tỷ đồng.

Cảng Sài Gòn – Hiệp Phước nằm trên sông Soài Rạp, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh với diện tích 54 ha (gồm cả 16,8 ha thuộc dự án Khu dịch vụ hậu cần Hiệp Phước). Cảng được xây dựng với 3 bến tàu dài 800m và 2 bến phao cho phép tàu trọng tải từ 30.000 DWT (tấn) đến 50.000 DWT.

Ngoài ra còn có bến sà lan 1.000 tấn cập cầu dẫn thượng lưu và hạ lưu; bãi hàng container; bãi hàng tổng hợp; kho hàng tổng hợp… Tổng lượng hàng hóa thông qua cảng khoảng 8,7 triệu tấn/năm.

Cảng Sài Gòn Hiệp Phước từng đón rất nhiều con tàu, du thuyền du lịch lớn như tàu khách VASCO DA GAMA mang theo hơn 1.000 du khách cùng thuyền viên với chiều dài tàu là 219 mét, rộng 31 mét, GT: 55.877 MT; Tàu SILVER SPIRIT mang quốc tịch Bahamas, có chiều dài 211m, rộng 27m, chiều cao tĩnh không 49m; sức chở 600 khách; Du thuyền Crystal Symphony chở gần 900 du khách và thủy thủ đoàn; Du thuyền Silver Spirit với 400 hành khách và thủy thủ đoàn….

Tàu du lịch VASCO DA GAMA mang theo hơn 1000 hành khách và thuyền viên đã cập cầu an toàn tại bến Cảng Sài Gòn – Hiệp Phước thuộc Cảng Sài Gòn
Tàu du lịch VASCO DA GAMA mang theo hơn 1000 hành khách và thuyền viên đã cập cầu an toàn tại bến Cảng Sài Gòn – Hiệp Phước thuộc Cảng Sài Gòn
Tàu BAHRI TABUK đã cập Cảng Sài Gòn – Hiệp Phước, tàu có chiều dài 224,96 m, trọng tải 25.939 DWT, quốc tịch SAUDI ARABIA
Tàu BAHRI TABUK đã cập Cảng Sài Gòn – Hiệp Phước, tàu có chiều dài 224,96 m, trọng tải 25.939 DWT, quốc tịch SAUDI ARABIA

Cập nhật giá vé tàu cao tốc Mai Linh Express Cần Thơ – Côn Đảo năm 2024

Kể từ ngày 1/3/2024, hãng tàu cao tốc Mai Linh Express vừa cập nhật giá vé trên tuyến Cần Thơ đi Côn Đảo và ngược lại chi tiết như sau:

Loại vé

Ghế phổ thông Ghế thương gia

Ghế nguyên thủ

Cựu chiến binh

350.000

350.000

1.500.000

Cựu quân nhân

550.000

550.000

1.500.000

Giá vé Trẻ em / Người cao tuổi / Người khuyết tật

580.000

580.000

1.500.000

Giá vé Người lớn

690.000

890.000

1.500.000

Giá trên đã bao gồm thuế GTGT, bảo hiểm hành khách, không bao gồm lệ phí sử dụng nhà ga, bến cảng là 18.000 đồng/khách/lượt.

Lưu ý:

  • Người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên đối với Công dân Việt Nam.
  • Đối với người có công cách mạng là cựu quân nhân, cựu chiến binh cần phải có giấy xác nhận khi xuất vé.
  • Thời gian áp dụng kể từ ngày 01/3/2024 cho đến khi có chính sách giá vé mới.

Cảng tàu khách Côn Đảo

Cảng tàu khách Côn Đảo nằm ngay trên đường Tôn Đức Thắng đi ra, đây là vị trí trung tâm của thị trấn Côn Sơn nên rất thuận lợi dành cho các tàu cao tốc đưa đón khách đến và rời Côn Đảo.

Cảng tàu khách nằm trọn trong Vịnh Côn Sơn nên chắn gió tốt để các tàu đưa đón khách thuận lợi trong những ngày gió bão. Bến cảng tàu khách Côn Đảo có tổng mức đầu tư trên 158,4 tỷ đồng. Cảng có cầu dẫn dài 370m, kết nối với cầu cảng (dài 50m, rộng12m) có thể tiếp nhận tàu chở khách có trọng tải đến 398 DWT. Công trình nhà ga hành khách với diện tích xây dựng 642 m2 là điểm nhấn kiến trúc của toàn khu cảng.

Cảng tàu khách Côn Đảo mới

Xét về tổng thể toàn bộ công trình Bến cảng tàu khách Côn Đảo tạo không gian đẹp cho bãi biển và thêm không gian công cộng phục vụ người dân, du khách.

Đường dẫn ra bến cảng tàu khách Côn Đảo

Dự án Bến cảng tàu khách Côn Đảo được Cục Hàng hải Việt Nam cho phép đưa vào sử dụng từ đầu tháng 3/2023. Việc vận hành Bến cảng tàu khách Côn Đảo sẽ tạo nhiều thuận tiện cho du khách, vì bến cảng nằm ngay trung tâm huyện Côn Đảo, đồng thời giải quyết được tình trạng quá tải tại cảng Bến Đầm.

Tàu cao tốc Mai Linh Express chuẩn bị cập cảng tàu khách Côn Đảo

Đây là công trình có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển du lịch, dịch vụ hàng hải, vận tải hành khách, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội; góp phần bảo đảm quốc phòng an ninh, tạo thêm nguồn lực mới cho Côn Đảo.

Tàu cao tốc Côn Đảo Express cập cảng

Cảng Sông Hàn, Thành phố Đà Nẵng

Cảng Sông Hàn, Đà Nẵng nơi đặt bến tàu cao tốc tuyến Đà Nẵng – Lý Sơn có địa chỉ đối diện tại 08 Bạch Đằng, Phường Thạch Thang, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.

Cảng thuộc bờ trái sông Hàn từ km3+000 đến km3+502 thuộc địa phận phường Thạch Thang (quận Hải Châu, Đà Nẵng). Cảng thủy nội địa Sông Hàn là cảng hành khách cấp II, có diện tích vùng đất hơn 23.500m2, chiều dài cảng 502m, vùng nước rộng 37m, có độ sâu mớn nước không quá 2,6m. Cảng được phép tiếp nhận phương tiện thủy có sức chở đến 300 hành khách và đến 600 hành khách chạy tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo Đà Nẵng – Lý Sơn.

Nơi đây là bến cảng, bến tàu và du thuyền thuỷ nội địa lớn nhất, là địa điểm neo đậu tàu, du thuyền, vận chuyển phục vụ khách du lịch đầu tiên lớn nhất trên Sông Hàn.

Thời gian hoạt động của bến cảng Sông Hàn:

  • Thứ Hai – Thứ Sáu: bắt đầu từ 7:30 và kết thúc vào lúc 22:30
  • Thứ Bảy – Chủ Nhật và các ngày Lễ, Tết: bắt đầu từ 7:30 và kết thúc vào lúc 23:00
Cảng Sông Hàn, Thành phố Đà Nẵng

Hướng dẫn đến Cảng Sông Hàn

Cảng Sông Hàn nằm ở vị trí trung tâm thành phố Đà Nẵng nằm ở trung tâm thành phố cách cầu sông Hàn 200 mét, cầu Rồng 400 mét, biển Mỹ Khê Đà Nẵng chỉ 5 phút đi xe, cách sân bay Đà Nẵng chỉ 07 phút taxi, cách trung tâm hành chính thành phố chỉ 50 mét nên rất thuận lợi cho du khách trong và ngoài nước đến bến tàu để đi Lý Sơn.

Hoặc từ cầu sông Hàn đi bộ dọc theo hướng đông đường Bạch Đằng, du khách có thể nhanh chóng và dễ dàng Cảng Sông Hàn. Tọa lạc bên bờ bắc sông Hàn là một trong những địa điểm kiểm soát và đón khách đến tham quan, vui chơi trên tàu, thuyền, du thuyền Đà Nẵng.

Hướng dẫn đặt vé tàu cao tốc đi Lý Sơn và đến bến cảng Sông Hàn du khách có thể liên hệ đến các số 0989 683 466 hoặc hotline: 088 921 1234 – 088 927 1234 – 088 937 1234  để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác.

Xem thêm: Bến tàu Lý Sơn (Cảng Lý Sơn) Quảng Ngãi

Tàu cao tốc Trưng Trắc tại Cảng Sông Hàn, Đà Nẵng

Bến cảng do cảng vụ thành phố đầu tư xây dựng toạ lạc bên bờ Bắc của sông Hàn Đà Nẵng, trong trung tâm thành phố trẻ trung, sôi động, với nhiều phong cảnh đẹp, thuận tiện cho việc di chuyển du khách đến với dịch vụ du thuyền hàng đêm.

Tàu cao tốc Trưng Trắc trên sông Hàn, Đà Nẵng

Bản đồ đến Cảng Sông Hàn Đà Nẵng

Một số hình ảnh Cảng Sông Hàn

Cảng Sông Hàn Đà Nẵng nằm ngay vị trí trung tâm thành phố Đà Nẵng

Nguồn: https://vetaulyson.vn/cang-song-han-da-nang/

Bến cảng Cửa Việt Quảng Trị

Bến cảng Cửa Việt có địa chỉ tại Khu phố 6 thị trấn Cửa Việt, Thị trấn Cửa Việt, Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị. Đây là một trong những cảng biến chính quan trọng của tỉnh Quảng Trị.

Bến cảng Cửa Việt cũng là nơi khởi hành của hai con tàu cao tốc Cồn Cỏ Tourist và Chín Nghĩa Quảng Trị đưa hành khách, quân dân đi và đến đảo Cồn Cỏ.

Thông tin cơ bản cảng Cửa Việt

Tên đơn vị khai thác cảng Công ty TNHH MTV cảng Cửa Việt; Công ty TNHH MTV Hợp Thịnh và Công ty TNHH SX – TM Hưng Phát
Địa chỉ đơn vị khai thác cảng Khu phố 6 thị trấn Cửa Việt, Thị trấn Cửa Việt, Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Vị trí bến cảng Thị trấn Cửa Việt, Huyện Gio Linh, Quảng Trị
Công năng khai thác cảng Cầu cảng Tổng hợp (Hàng rời, hàng khô…), hàng lỏng (xăng dầu, khí hóa lỏng, dầu thực vật…)
Diện tích bến cảng (ha) 8,24
Năng lực thông qua của bến cảng (T/năm) 1.140.000
Cơ quan QLNN chuyên ngành hàng hải Cảng vụ Hàng hải Quảng Trị

Thông số kỹ thuật

Bến cảng Cửa Việt nằm trong khu vực hàng hải Cửa Việt, bao gồm 03 cầu cảng và 01 bến phao, trong đó:

1. Cầu cảng số 01 và cầu cảng số 02 là cầu cảng tổng hợp, tổng chiều dài 128m, có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải đến 2.000 tấn, công suất 400.000 tấn/năm, tổng diên tích 5,38ha, thuộc quản lý của Công ty TNHH MTV cảng Cửa Việt.

2. Cầu cảng Hợp Thịnh là cầu cảng tổng hợp, chiều dài 100m, có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải đến 3.000 tấn, công suất 400.000 tấn/năm, tổng diên tích 1,24ha, thuộc quản lý của Công ty TNHH MTV Hợp Thịnh.

3. Bến phao xăng dầu Hưng Phát – Cửa Việt là loại bến phao mềm, bao gồm 04 phao neo tàu, chiều dài 270m, có khả năng tiếp nhận tàu hàng lỏng có trọng tải đến 40.000 tấn, công suất 340.000 tấn/năm, tổng diên tích 1,62ha, thuộc quản lý của Công ty TNHH SXTM Hưng Phát.

Cầu cảng số 1
Tàu vào cảng lớn nhất (DWT) 2.000
 Kích thước chiều dài cầu cảng (m) 64
Cầu cảng số 2
Tàu vào cảng lớn nhất (DWT) 2.000
 Kích thước chiều dài cầu cảng (m) 64
Cầu cảng Hợp Thịnh
 Tàu vào cảng lớn nhất (DWT) 3.000
 Kích thước chiều dài cầu cảng (m) 100
Bến Phao xăng dầu Hưng Phát
 Tàu vào cảng lớn nhất (DWT) 40.000
 Kích thước chiều dài cầu cảng (m) 270

Luồng hàng hải Cửa Việt

Độ sâu luồng tàu và vùng quay tàu cảng Cửa Việt được xác định bằng máy hồi âm tần số 200kHz tính đến mực nước “số 0 hải đồ” như sau:

1. Luồng tàu

Trong phạm vi đáy luồng hàng hải rộng 60m, được giới hạn và hướng dẫn bởi hệ thống báo hiệu hàng hải, độ sâu đạt: – 1,7m (âm một mét bảy).

2. Vùng quay tàu

Trong phạm vi vùng quay tàu được giới hạn bởi đường tròn có bán kính 125m, tâm có tọa độ:

Hệ VN2000

Hệ WGS84

Vĩ độ (N)

Kinh độ (E)

Vĩ độ (N)

Kinh độ (E)

16°54’16,6″

107°11’15,8″

16°54’12,9″

107°11’22,4″

Độ sâu đạt: – 5,6m (âm năm mét sáu).

Âu cảng Cồn Cỏ

Cảng Cá và khu dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Cồn Cỏ với tổng diện tích 02 ha mặt nước Âu cảng; hệ thống đê chính dài 150m, đê phụ dài 148 m; trụ sở làm việc, nhà ở công vụ và các hạng mục khu dịch vụ hậu cần nghề cá….

Cảng cá Cồn Cỏ có vị trí tọa độ: 17° 10 vĩ độ Bắc; 107°20 kinh độ Đông. Vị trí điểm đầu của luồng: 17°09’18.5” vĩ độ Bắc, 107°19’ 51” kinh độ Đông (điểm A phía bên trái luồng vào cảng); 17°09’16.3” vĩ độ Bắc, 107°19’51.9” kinh độ Đông (điểm B phía bên phải luồng vào cảng). Độ sâu điểm đầu luồng vào cảng: -2,9m­. Độ rộng luồng vào cảng: 60m. Độ sâu vùng nước đậu tàu từ -2,36m đến -3,4m; chiều dài cầu cảng 110m. Cảng cá đảo Cồn Cỏ cho phép loại tàu cá lớn nhất có thể cập cảng với trọng tải 200CV, 300 tấn; năng lực bốc dỡ hàng hoá và các dịch vụ nghề cá của cảng cá: 1.000 tấn/năm.

Cảng Cá đảo Cồn Cỏ được sử dụng như một cảng hỗn hợp, vừa là nơi neo đậu, tránh trú cho tàu thuyền đánh cá, vừa là bến cập tàu vận tải hành khách, du lịch (Cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, nhân dân và khách du lịch) đi lại giữa đảo và đất liền, vừa là bến cập tàu hàng để tập kết vật tư vật liệu phục vụ đầu tư xây dựng các công trình trên đảo.