Lưu trữ hàng tháng: Tháng Mười Hai 2020

Mùa chim yến làm tổ ở Côn Đảo

Mùa chim yến làm tổ ở Côn Đảo vào tháng 2 đến tháng 4 hằng năm, loài chim yến này lại tập trung ở những vách đá hiểm trở và ít có loài nào tới được để làm tổ và đẻ trứng. Có nhiều địa điểm ở Côn Đảo đáp ứng được điều kiện sinh nở của loài chim quý này. Ngoài Hòn tre nhỏ, hang Việt Minh cũng là nơi sinh sản lý tưởng của loài này. Chỉ mất 15’ đi ca nô, bạn đã có thể tới được hang Việt Minh.

Ở vách đá sát mép nước có những âm thanh rối rít rất đặc biệt phát ra nơi khe đá cao. Phía trên, những con chim yến nháo nhác lượn một vòng bên ngoài rồi bay thẳng vào trong vách hang đá. Vách hang khá hep, chỉ đủ cho hai người chui vào, và ở trên những phiến đá dựng đứng có những cái tổ xinh xắn màu trắng của loài chim yến.

Cứ vài cái đốm trắng chụm lại thành một cụm, loài yến thường làm tổ trên những vách đá dựng đứng trong khe núi sát nước biển. Mỗi cái tổ ấy có kích thước khoảng hơn 10cm², đủ để chứa được 1 đến 2 quả trứng nhỏ của loài chim yến. Đây là thời gian ấp trứng hàng năm của chúng.

Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo có nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng tài sản mà thiên nhiên để lại cho đất nước, nhưng họ cũng có những cách đem về tiền tỷ, thậm chí nhiều tỷ cho ngân sách Nhà nước. Một trong những cách ấy, có lẽ hiệu quả nhất, chính là việc nuôi yến và thu hoạch tổ yến.

Tổ yến được “xây” trong hang, trên những vách đá, hốc đá. Để bảo vệ tổ yến, những hang đá có khe hở người ta dùng ximăng trám lại phòng tránh khi mưa nước thấm dột hoặc chảy xuống lòng hang, ảnh hưởng đến môi trường sinh sống và làm tổ của chim yến; làm mái che để hạn chế ánh sáng lọt vào lòng hang; xây dựng bờ kè, đập để hạn chế sóng đập vào lòng hang.

Sau mỗi vụ thu hoạch, nhân viên lại dọn dẹp lòng hang, tạo thoáng khí cho chim yến về cư trú. Trứng chim yến được thu về, ấp nhân tạo. Sau khi nở sẽ cho yến vào nhà lưới tập bay, khỏe mới thả ra thiên nhiên…

Hiện 13 hang đá tại các hòn Cau, Bông Lan, Thỏ, Tre Nhỏ, Tre Lớn, Bảy Cạnh… là nơi cư trú của chim yến. Theo Vườn quốc gia Côn Đảo, tổng đàn chim yến tại các hòn ở Côn Đảo khoảng 6.000 con và loại yến sinh sống, làm tổ ở đây là “yến hàng”. Sản lượng yến mỗi năm thu được 20-30kg, giá trị hàng tỉ đồng.

Qua phân tích, so sánh, tổ yến ở Côn Đảo có 18/30 thành tố dinh dưỡng, cao hơn tổ yến ở những nơi khác trong cả nước.

Để có được số lượng yến như trên, từ năm 2011 Vườn quốc gia Côn Đảo và một công ty yến sào cùng hợp tác để quản lý, bảo vệ và khai thác tổ yến một cách khoa học nhằm phục hồi đàn chim. Nhờ đó, càng ngày chim yến ở đây càng sinh sôi. Trước đó, do chưa có kinh nghiệm quản lý nên lượng chim yến và sản lượng yến sào ở Côn Đảo liên tục giảm.

Thời tiết Hòn Sơn hôm nay

Với các chuyến đi du lịch biển thì việc cập nhật thông tin dự báo thời tiết Hòn Sơn là rất cần thiết. Bởi các tàu chạy ra đảo sẽ liên quan tới thời tiết. Trước khi đi đảo Hòn Sơn bạn nên tham khảo thông tin dự báo thời tiết biển. Nếu sức gió cấp 7 trở lên thì tàu không chạy, sức gió cấp 6 giật trên cấp 6 biển động nhưng vẫn trong mức độ an toàn. Cân nhắc với những người bị say sóng ( say tàu) nhiều thì nên chậm lại vài ngày.

Thời tiết Phú Quốc hôm nay

Theo dõi Thời tiết Phú Quốc hôm nay tại đây sẽ cung cấp các thông tin thời tiết cụ thể như: Tốc độc gió; Nhiệt độ; Tình trạng mưa, sét; Độ cao của sóng biển…. Bài viết Thời tiết Phú Quốc này giúp bạn dự báo thời tiết theo từng giờ, từng ngày, trong 7 ngày liên tiếp. Đó là những tính năng rất tuyệt giúp bạn dự báo trước thời tiết để phòng tránh những ngày mưa bão, gió thổi mạnh, mực nước dâng cao…

Thời tiết khí hậu Phú Quốc

Du lịch Phú Quốc khám phá hòn đảo nằm trong vịnh Thái Lan, phía tây nam của Việt Nam, Phú Quốc trải dài từ vĩ độ: 9°53′đến 10°28′độ vĩ bắc và kinh độ: 103°49′đến 104°05′độ kinh đông.

Vùng biển Phú Quốc có 22 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc lớn nhất có diện tích 567 km² (56.700 ha), dài 49 km. Địa hình thiên nhiên thoai thoải chạy từ bắc xuống nam với 99 ngọn núi đồi. Tuy nhiên, cụm đảo nhỏ của cảng An Thới bị ngăn cách hẳn với phần mũi phía nam của đảo Phú Quốc bởi một eo biển có độ sâu tới hơn 60 m.

Do vị trí đặc điểm của Đảo Phú Quốc nằm ở vĩ độ thấp lại lọt sâu vào vùng vịnh Thái Lan, xung quanh biển bao bọc nên thời tiết mát mẻ mang tính nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia hai mùa rõ rệt, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 âm lịch đến tháng 4 âm lịch năm sau và mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 âm lịch đến tháng 10 âm lịch năm sau

Mùa khô: Đảo Phú Quốc chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc có cường độ tương đối mạnh, tốc độ gió trung bình 3,2 m/s. Khi gió Đông Bắc mạnh, tốc độ đạt từ 20 đến 24 m/s. Mùa khô có độ ẩm trung bình 78%. Nhiệt độ cao nhất 35 độ C vào tháng 4 và tháng 5. Nhiệt độ trung bình khoảng 27 – 28 độ C.

Mùa mưa: Đảo Phú Quốc là cửa ngõ đón gió mùa Tây – Tây Nam, tốc độ gió trung bình 4,5 m/s. Mùa mưa mây nhiều, độ ẩm cao, từ 85 đến 90%. Lượng mưa trung bình là 414 mm/tháng. (Cả năm trung bình là 3000 mm). Trong khu vực Bắc đảo có thể đạt 4000 mm/năm; có tháng mưa kéo dài 20 ngày liên tục.

Thời tiết Côn Đảo hôm nay

Theo dõi Thời tiết Côn Đảo hôm nay tại đây sẽ cung cấp các thông tin thời tiết cụ thể như: Tốc độc gió; Nhiệt độ; Tình trạng mưa, sét; Độ cao của sóng biển…. Bài viết Thời tiết Côn Đảo này giúp bạn dự báo thời tiết theo từng giờ, từng ngày, trong 7 ngày liên tiếp. Đó là những tính năng rất tuyệt giúp bạn dự báo trước thời tiết để phòng tránh những ngày mưa bão, gió thổi mạnh, mực nước dâng cao…



Khí hậu Côn Đảo

  • Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa khô và mưa rõ rệt, chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương nên chế độ khí hậu của Côn Đảo ôn hòa hơn so với đất liền.
  • Nhiệt độ: trung bình năm 26°C, tháng có nhiệt độ bình quân cao nhất 28°3 (tháng 5), tháng có nhiệt độ bình quân thấp nhất 25°3 (tháng 1), Biên độ nhiệt giữa tháng lạnh và tháng nóng nhất là 3°C.
  • Lượng mưa: trung bình năm 2.200 mm, số ngày mưa trung bình năm 166 ngày, tháng có lượng mưa cao nhất (tháng 10) 348 mm. Chế độ mưa phân thành 2 mùa: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
  • Độ ẩm không khí: trung bình năm là 90%, biên độ biến thiên của độ ẩm không khí trong năm là 5%.
  • Chế độ gió: Hướng gió thịnh hành trong mùa mưa là gió Tây, mùa khô là gió Tây Bắc, Đông Bắc. Đặc biệt gió Đông Bắc trong mùa khô mạnh có khi tới cấp 6-7 (gió chướng), gió thổi mạnh và kéo dài cùng với sự nắng gắt, nhiệt độ cao, bốc hơi nước mạnh.

06 mặt hàng đặc sản tại Côn Đảo

Theo UBND huyện, trên địa bàn hiện có 6 mặt hàng đặc sản tại Côn Đảo được nuôi trồng, đánh bắt, sản xuất tại địa phương gồm: ngọc trai, yến sào (sản lượng 60kg/năm), đông trùng hạ thảo (sản lượng 720kg tươi/năm), mứt hạt bàng (15 tấn/năm), cá thu một nắng (100 tấn/năm) và mực một nắng (100 tấn/năm). Trong đó, từ năm 2018, sản phẩm cá thu một nắng và mực một nắng đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) cấp nhãn hiệu chứng nhận, có logo nhận diện gắn trên bao bì sản phẩm.

Hiện nay, tất cả các mặt hàng trên đều bày bán tại chợ, cửa hàng lưu niệm trên địa bàn phục vụ nhu cầu mua sắm đặc sản làm quà của du khách. Tuy nhiên, hai mặt hàng yến sào và đông trùng hạ thảo sản lượng ít, chỉ đủ cung ứng một phần nhỏ cho thị trường nội địa.

Ngọc trai Côn Đảo

Nơi mà người ta cho rằng là “địa ngục trần gian” này lại là nơi có vị trí thuận lợi cho nghề nuôi trai lấy ngọc, Chất lượng ngọc nuôi trên vùng biển Côn Ðảo được đánh giá cao so với những vùng biển khác ở Việt Nam cả về độ bóng lẫn ánh xà cừ, không thua kém ngọc của các nước vốn nổi tiếng với nghề nuôi trai lấy ngọc trên thế giới.

Ngọc Trai Côn Đảo – được thành lập năm 2010, tọa lạc tại đường đi Bến Đầm, thị trấn Côn Đảo, Bà Rịa – Vũng Tàu. Là công ty con của Công Ty Ngọc Trai Ngọc Hiền – Phú Quốc.

Nơi đây có vị trí địa lý thuận lợi cho nghề nuôi trai lấy ngọc, Chất lượng ngọc nuôi trên vùng biển Côn Ðảo được đánh giá cao so với những vùng biển khác ở Việt Nam cả về độ bóng lẫn ánh xà cừ, không thua kém ngọc của các nước vốn nổi tiếng với nghề nuôi trai lấy ngọc trên thế giới. Đặc biệt là giống trai Tahiti (trai đen) và giống trai vàng quý hiếm.

Các sản phẩm được trưng bày và bán tại Ngọc trai Côn Đảo

75% tổng số ngọc trai do Ngọc Hiền – Côn Đảo sản xuất được xuất khẩu ra thế giới, kế cả những quốc gia hàng đầu về ngọc trai như Nhật Bản, Hàn Quốc…Việc Ngọc Trai Côn Ðảo nhân giống nhân tạo thành công trai giống không chỉ đáp ứng được nhu cầu sản xuất lâu dài mà còn giúp cân bằng sinh thái môi trường biển.

Đến với Ngọc Trai Côn Đảo – Ngọc Hiền, ngoài việc được tìm hiểu quy trình nuôi cấy và chiêm ngưỡng những viên ngọc trai tuyệt đẹp từ vùng biển Côn Đảo. Bạn còn có thể mua những viên ngọc trai tại đây về làm nữ trang hay làm món quà có giá trị cho người thân.

Những viên Ngọc trai lộng lẫy được nuôi dưỡng với lao động miệt mài , công sức , và cả tình yêu, đang mang lại khoản thu lớn cho người dân Côn Đảo . Nước biển Côn Đảo sạch, với điều kiện thuận lợi để tạo ra những chuỗi ngọc có giá trị hàng trăm triệu đồng.

Yến sào Côn Đảo

Tại Côn Đảo có một loại yến đặc biệt quý và hiếm là Yến Hàng Côn Đảo. Yến Hàng là loài yến quý hiếm cần được bảo tồn theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Tại Việt Nam, chim yến Hàng thường cư trú, sinh sống, làm tổ trong các hang động đá vôi, đá granite tự nhiên trên các hòn đảo. Sản phẩm yến sào từ chim yến Hàng có giá trị nhiều mặt về khoa học, dược phẩm và kinh tế. Hiện nay, giá bán yến sào Côn Đảo ở mức 170 triệu đồng/kg.

Trong tổng số 30 nhân tố có trong thành phần tổ yến, thì 18 nhân tố của yến hàng Côn Đảo có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn tổ yến ở nơi khác.

Vườn Quốc gia Côn Đảo có diện tích gần 20.000ha, trong đó, diện tích rừng và đất rừng trên 14 hòn đảo thuộc quần đảo Côn Sơn là gần 6.000ha; phần diện tích biển 14.000ha và vùng đệm biển bao quanh các đảo là 20.500ha.

Tổ yến ở đây được khai thác 2 lần/năm, lần thứ nhất vào cuối tháng 4 và lần thứ hai vào cuối tháng 8. Chất lượng yến Côn Đảo được đánh giá tương đối cao và có giá trị tốt về y học. Qua kết quả phân tích và so sánh hàm lượng chất dinh dưỡng của INVIVO labs Việt Nam, trong tổng số 30 nhân tố có trong thành phần tổ yến, thì 18 nhân tố của yến hàng Vườn Quốc gia Côn Đảo có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn tổ yến ở nơi khác. Điều này cho thấy quần thể chim yến hàng và tổ yến tại Vườn Quốc gia Côn Đảo rất quý, có giá trị cao về khoa học, sinh học, dược liệu và kinh tế.

Đông trùng hạ thảo Côn Đảo

Đông trùng hạ thảo là một loại nấm ký sinh trên cơ thể côn trùng trên các vùng núi cao từ 3000 – 4000 mét so với mực nước biển. Vào mùa đông, bào tử nấm Cordyceps sinh trưởng và phát triển bằng cách hấp thu chất dinh dưỡng từ côn trùng. Tới mùa hạ khi nhiệt độ ấm lên, nấm sẽ mọc thành quả thể gọi là Đông trùng hạ thảo.

Đông trùng hạ thảo thường chỉ được dùng cho 2 loài đã được chứng minh có các hoạt chất và tác dụng sinh học quý là Cordyceps sinensis và Cordyceps Militaris.

Trong 2 loài trên, Cordyceps sinensis hiện chỉ tìm được trong tự nhiên. Trong khi đó, đối với loài Cordyceps Militaris, bên cạnh một phần dược liệu này đã được nuôi trồng thành công và được chứng minh có hoạt chất và tác dụng sinh học tương đương với Codyceps sinensis.

Đông trùng Hạ Thảo Thu Tâm Côn Đảo

Doanh nghiệp tư nhân Thu Tâm đã nuôi trồng thành công Đông trùng hạ thảo, hiện đang cung cấp ra thị trường với nhiềudạng sản phẩm từ Đông trùng hạ thảo.

Địa chỉ: Đường Huỳnh Thúc Kháng, khu 3, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Điện thoại: 0936.250.890; 0913.949.680.

Mứt hạt bàng

Đến với Côn Đảo hôm nay, có rất nhiều con đường, với nhiều cây bàng cổ thụ được gắn bảng “cây di sản”. Cây bàng ở Côn Đảo còn là loại cây cho địa phương một sản phẩm phục vụ du lịch rất đặc biệt – đó là mứt hạt bàng Côn Đảo.

Ở Côn Đảo, du khách có thể bắt gặp hình ảnh cây bàng ở khắp nơi, từ những con đường ven biển, công viên, cơ quan, trụ sở, sân nhà cho đến các di tích lịch sử. Ngày trước, cây bàng cùng tù nhân Côn Đảo vượt qua những năm tháng đấu tranh cách mạng ở chốn “địa ngục trần gian”. Ngày nay, cây bàng lại gắn bó với đời sống của người dân Côn Đảo và chứng kiến biết bao sự thay da đổi thịt của mảnh đất này. Bởi thế, cây bàng cũng được coi là “chứng nhân” trong nhiều giai đoạn lịch sử của Côn Đảo.

Hạt bàng Côn Đảo

Mùa bàng chín rộ vào khoảng tháng 6, 7 hàng năm. Khi trái bàng rụng xuống, người dân Côn Đảo tranh thủ thời gian rảnh rỗi đi nhặt hạt bàng về phơi khô và tách vỏ lấy nhân làm mứt. Mứt nhân trái bàng có màu trắng đục, ăn bùi và ngậy. Ở Côn Đảo nhiều hộ dân làm mứt hạt bàng bán để có thêm thu nhập và tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng, ý nghĩa cho hòn đảo đầy ắp lịch sử này.

Theo các hộ dân làm mứt ở Côn Đảo, hạt bàng hiện chế biến hoàn toàn thủ công, được rang chủ yếu theo 3 loại, vị mặn, ngọt và loại để “mộc’’, tức không thêm gia vị, hoàn toàn vị tự nhiên của hạt bàng. Công đoạn chế biến chỉ là phơi khô, dùng dao chẻ từng trái lấy nhân ra, rồi rang sao cho khéo léo để có những sản phẩm thơm ngon bán cho người dân địa phương và du khách, tuy nhiên cũng rất công phu, phơi khô chừng 4-5 nắng rồi dùng dao đập vỏ tách lấy hạt. Mất vài giờ đồng hồ vừa chẻ vừa tách trái bàng, dùng tăm khều lấy hạt ra cũng chỉ được vài trăm gram hạt. Sau đó đem rang lên cho khéo để có được những hạt bàng mập mạp đều nhau. Đây là lý do vì sao hạt bàng Côn Đảo có giá cao. Ngoài ra, trong quá trình chế biến, có thể cho thêm lá dứa hoặc gừng vào nhằm làm phong phú hương vị và thêm sự lựa chọn cho khách hàng.

Thường thì bàng rang ngọt khó hơn rang muối vì nếu không biết canh lượng đường, canh lửa thì đường sẽ không khô và không bám đều lên khắp hạt bàng. Vị bùi bùi, thơm thơm và lại không quá béo nên hạt bàng dễ ăn, rất ngon và cũng không chán.

Mỗi mẻ rang khoảng vài kg, trong thời gian 1 tiếng, để lửa nhỏ và phải đảo thật đều tay để bàng không bị cháy. Một kg hạt bàng rang tùy thời điểm có giá dao động từ 320.000-400.000 đồng. Giờ đây, để đáp ứng nhu cầu và thuận tiện cho khách, các cửa hàng đóng gói với trọng lượng từ 200gram đến 1kg cho khách mua làm quà. Nơi thì đóng vào bịch ni lông hút chân không, cũng có nơi đóng vào hũ nhựa để khách có nhiều lựa chọn. Chị Nguyễn Thị Thu Hà, du khách đến từ Hà Nội cho biết: “Tôi đến Côn Đảo 3 lần, lần nào cũng mua mứt hạt bàng về làm quà cho người thân và bạn bè ở cơ quan. Ai cũng thích, thậm chí biết tôi đi Côn Đảo, bạn bè nhắn tin mua giùm mứt hạt bàng”.

Mứt hạt bàng đặc sản Côn Đảo

Dạo quanh huyện đảo, mứt bàng có mặt ở hầu hết các sạp hàng bán đồ lưu niệm và đặc sản Côn Đảo. Nhắc đến mứt bàng là người dân đảo và du khách hầu như ai cũng đã từng nghe. Hiện nay, trên mảnh đất Côn Đảo, bên cạnh những cây bàng cổ thụ đã hiện diện hàng trăm năm qua, còn có rất nhiều cây bàng được trồng trên các tuyến đường, công sở, trường học, ven biển… Đây là nguồn nguyên liệu để người dân đảo nhặt về chế biến món mứt bàng.

Côn Đảo mùa này bàng đang xanh lá để mỗi bước chân người trên huyện đảo đều được chở che, mát dịu. Lắng đọng trong tiếng lá bàng xào xạc, câu chuyện của đảo hôm qua, hôm nay, luôn nhắc nhớ, gọi mời. Rồi đến mùa bàng đơm bông, kết trái, bàng lại cho nơi đây món quà đặc biệt – mứt bàng Côn Đảo – món quà đặc sản mang đậm dấu ấn Côn Đảo mà rất nhiều du khách khi đến đây đều mua về làm quà; để rồi dù ở đâu, mỗi khi nhìn thấy chiếc lá bàng xanh lòng lại nhớ Côn Đảo với cảm xúc tự hào và yêu thương.

Cá thu một nắng

Tại Côn Đảo có nhiều loài cá, trong đó cá thu là một trong những món quà vô cùng quý giá mà mẹ biển đã dành cho những người dân nơi đây. Cá thu là nguyên liệu bổ dưỡng, hấp dẫn và trở thành món ăn được nhiều người ưa chuộng.

Sau khi đánh bắt, những con cá thu tươi sẽ được ngư dân rửa với nước muối rồi phơi qua một cái nắng duy nhất trong ngày. Không cho thêm bất kỳ chất bảo quản hoặc gia vị nào để đảm bảo chất lượng của thịt cá. Tuy vậy, cá thu một nắng tại Côn Đảo luôn giữ được vị ngọt tự nhiên, mùi thơm đặc trưng và các chất dinh dưỡng bên trong cá.

Sự đặc biệt không chỉ ở những con cá tươi ngon mà còn nằm ở “cái nắng” Côn Đảo. Từng thớ cá no tròn được phơi dưới cái nắng rực rỡ nơi ven biển giúp cá giữ nguyên được hương vị.

Cá thu một nắng Côn Đảo là một trong những đặc sản mà bạn nên mua khi đến với hòn đảo này

Cá thu một nắng tại Côn Đảo không có mùi tanh của cá tươi, không cứng như cá khô. Đó là nhờ sự kết hợp tuyệt vời của sự tươi ngon của cá tươi với vị mặn đậm đà của cá khô. Tất cả tạo nên sự độc đáo của Côn Đảo mà bạn sẽ không tìm thấy ở bất cứ nơi đâu.

Cá thu một nắng tại Côn Đảo có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon theo các cách khác nhau. Có thể kho, rán, nướng, sốt, kết hợp với các món ăn khác hay ăn kèm với cơm nóng sẽ rất tuyệt vời.

Đặc biệt, sản phẩm này giàu chất dinh dưỡng và có khả năng chữa một số bệnh như viêm khớp, giảm đau nửa đầu, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, giảm mỡ trong máu và hạn chế bị một số bệnh ung thư,…. Cá thu một nắng tại Côn Đảo chứa nhiều đạm và có dầu có lợi cho sự phát triển của trí não ở trẻ nhỏ và phục hồi cho những người có sức khỏe yếu.

Khi đi du lịch, bạn không nên bỏ qua món ăn cá thu một nắng để thưởng thức và cảm nhận những dư vị đặc trưng của Côn Đảo. Đồng thời, dành tặng món quà ý nghĩa và tốt cho sức khỏe này cho người thân và bạn bè.

Bạn cũng có thể tự chuẩn bị cho chuyến đi câu và tự tay làm nên sản phẩm cá thu một nắng đặc sản của vùng đất này. Còn gì tuyệt vời hơn khi trở thành ngư ông giữa biển và tận hưởng thành quả giữa đại dương mênh mông.

Mực một nắng

Thưởng thức mực một nắng Côn Đảo, du khách như cảm nhận vị mặn mòi từ nắng và gió biển, thấm sâu vào từng thớ thịt và lưu lại vị giác nơi biển trời và vùng hải đảo Côn Đảo.

Mực là một trong những món quà mà thiên nhiên ưu ái dành tặng cho vùng biển của nước ta. Trong số những “biến tấu” từ mực thì “mực một nắng” được người ta ưa chuộng nhiều hơn cả. Nói đến mực một nắng, ta nghĩ ngay về một vùng “biển xanh, cát trắng, nắng vàng”.

Tại nơi đây, du khách chỉ cần một lần thưởng thức món mực tại không gian bao la thoáng đãng của miền biển, hẳn sẽ khắc ghi mãi về một chuyện đi đáng nhớ. Dấu ấn về món đặc sản vừa ngon, vừa bổ, lại đậm đà hương vị của biển cả biển khiến ai trở về cũng mong có một ngày quay trở lại…

Mực một nắng Côn Đảo

Khác với những loại khô mực mà bạn thường biết, mực một nắng là loại mực nguyên chất được phơi qua đúng một lần nắng giòn. Những con mực được mang về, rửa cho giảm bớt nước biển rồi đem phơi. Nắng đúng “chuẩn” phải là nắng to, nắng càng nhiều thì mực càng ngon, và quan trọng là chỉ phơi đủ một nắng mà thôi!

Một con mực được phơi đúng kỹ thuật là bên ngoài ráo nước mà bên trong vẫn cứ tươi rói, mực mang một màu trắng đục, trông rất dẻo. Chỉ nhìn hình thức thôi, bạn cũng có thể hình dung ra những món ngon sẽ được chế biến từ loại đặc sản này.

Được biết, “họ hàng” nhà mực rất phong phú: nào là mực ống, mực lá, mực tuộc, mực ghim… nhưng để cho ra mực một nắng nguyên chất thì phải là loại mực ống. Chính giống mực này đã tạo nên một “thương hiệu” – thương hiệu đậm đà, đặc trưng khó quên của vùng đảo Côn Đảo xinh đẹp.

Những người bán hàng nơi đây lưu trữ và bảo quản mực một nắng ở tủ lạnh. Nếu du khách vận chuyển mực theo tàu cao tốc trong tầm 5 – 6 giờ đồng hồ bằng thùng xốp, thùng đá thì khi về đến nơi mực vẫn tươi ngon như lúc mới mua.

Mực một nắng đã góp phần làm nên sức quyến rũ cho miền biển nơi đây. Du khách chọn Côn Đảo làm nơi nghỉ mát, du lịch trong những ngày hè oi ả không chỉ nhờ vẻ đẹp của biển mà còn chính bởi sự gọi mời của thứ đặc sản ấy.

 

Nức tiếng khô cá chỉ vàng Vũng Tàu

Khô cá chỉ vàng là sản phẩm ẩm thực nổi tiếng của tỉnh BR-VT. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh hàng chục cơ sở sản xuất khô cá chỉ vàng, trong đó tập trung nhiều nhất tại xã Phước Tỉnh (huyện Long Điền).

Cá chỉ vàng tên khoa học là Selaroides leptolepis, là loài cá nước mặn, ăn nổi gần bờ, phân bố ở Ấn Độ Dương và Tây Nam Thái Bình Dương. Cá chỉ vàng là hải sản có giá trị kinh tế cao, là nguyên liệu để chế biến thành nhiều món ăn ngon, đặc biệt hơn cả là món cá khô.

Hình dáng cá chỉ vàng khá đẹp, thân cá hình thoi, dẹt, đầu hình tam giác, hàm trên hơi thụt vào so với hàm dưới, dọc 2 bên thân có sọc vàng óng ánh chạy thẳng từ sau mắt đến gần đuôi. Lưng cá màu xanh xám và phơn phớt hồng. Bụng cá màu trắng bạc, trên mang cá có chấm đen. Vây và đuôi cá màu vàng, đầu hơi nhọn. Kích cỡ khi cá trưởng thành dài từ 65 đến 155mm. Thịt cá chỉ vàng tươi thơm ngon, ngọt, pha lẫn vị chua thanh.

Cá chỉ vàng tươi xẻ

Cá chỉ vàng tươi có thể chế biến thành nhiều món ăn đặc sắc như: cá chỉ vàng nướng, cá chỉ vàng kho tương gừng, cá chỉ vàng hấp quýt, rim chua ngọt, rim sa tế, cá chỉ vàng xào mắm nêm… Nhưng ngon và nổi tiếng hơn cả là khô cá chỉ vàng.

Để chế biến cá chỉ vàng tươi thành khô cá chỉ vàng phải qua nhiều công đoạn. Bước đầu tiên, đem rửa sạch cá khi vừa đánh bắt từ biển trở về. Khi cá ráo nước, ướp cá với muối, đường, bột ngọt, gia vị… rồi đem ủ khoảng hơn một ngày để gia vị thấm vào từng thớ thịt bên trong con cá. Công đoạn cuối cùng là phơi nắng, sấy khô, đóng gói để thành sản phẩm khô cá chỉ vàng, có thể sử dụng lâu dài.

Khô cá chỉ vàng là món ăn giàu dinh dưỡng, nhiều khoáng chất, giá cả rẻ hơn nhiều so với các loại hải sản khô như tôm, mực… nên được nhiều khách hàng ưa chuộng.

Cách chế biến khô cá chỉ vàng thành món ăn trong các bữa tiệc cũng rất đơn giản. Thông dụng nhất là cá chỉ vàng nướng, chấm tương ớt, đây là món nhậu khoái khẩu khi lai rai với vài ly rượu, bia. Khô cá chỉ vàng cũng có thể nướng bằng cồn như nướng mực khô. Cách nướng này vừa nhanh, vừa giữ được hương vị thơm ngọt tự nhiên của cá. Ngoài ra, khô cá chỉ vàng còn được chế biến thành nhiều món khác như, khô cá chỉ vàng chiên, khô cá chỉ vàng rim me…

Hiện nay trên địa bàn tỉnh BR-VT có nhiều cơ sở chế biến khô cá chỉ vàng, nhưng tập trung nhiều nhất ở xã Phước Tỉnh (huyện Long Điền). Theo lời bà Nguyễn Thị Nhung, chủ một đại lý hải sản ở Bến Đình, TP. Vũng Tàu, cá chỉ vàng ở Phước Tỉnh cung cấp cho hầu hết các đại lý hải sản lớn trên toàn tỉnh và nhiều đại lý ở TP. Hồ Chí Minh cũng như một số tỉnh miền Bắc.

Có thể kể đến một số cơ sở chế biến khô cá chỉ vàng nổi tiếng trên địa bàn tỉnh như: Cơ sở Nga Sơn (ấp Phước Thái, xã Phước Tỉnh). Cơ sở này có hơn 20 năm làm nghề, mỗi tháng cung cấp khoảng 3 tấn khô cá chỉ vàng cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Tại cơ sở này, khô cá chỉ vàng được sản xuất theo quy trình sạch, khép kín, từ khâu nhập nguyên liệu cho đến khâu thành phẩm. Nguyên liệu cá tươi được nhập về từ các tàu ghe đánh bắt hải sản, có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Về đến nơi chế biến, công nhân dùng giấy quỳ thử lượng urê để đảm bảo cá tươi, không bị ướp hóa chất trong quá trình vận chuyển. Chỉ những nguyên liệu cá chỉ vàng đạt chuẩn mới được đưa vào khu sơ chế. Hay như Công ty CP Chế biến Xuất nhập khẩu thủy sản (Baseafood) chuyên sản xuất, chế biến và cung cấp các mặt hàng thủy hải sản đạt tiêu chuẩn châu Âu cũng là một nhà chế biến khô cá chỉ vàng nổi tiếng.

TRẦN BÌNH

Báo Bà Rịa – Vũng Tàu