Monthly Archives: Tháng Mười Hai 2020

Cách ngâm rượu sim chuẩn vị đặc sản Phú Quốc

Muốn có một bình rượu sim, mật sim ngon phải biết chọn lọc quả sim vì điều này sẽ quyết định trực tiếp đến chất lượng rượu. Rượu sim không chỉ là một loại rượu bình thường và còn rất tốt cho hệ tiêu hóa, bị nặng bụng, ăn không tiêu, đặc biệt là ăn thức ăn nhiều đạm, Mật Sim có tác dụng bổ máu, khí huyết lưu thông, giúp ăn ngon, ngủ ngon, mạnh gân cốt, chống được các bệnh nhức mỏi của người già, trị các bệnh trúng thực và cầm tiêu chảy.

Chọn sim và bình ngâm rượu

Trái sim có 2 loại, một là Hồng Sim và Tiểu Sim, hai loại này đều giống nhau chỉ khác ở màu của trái Sim, Hồng Sim thì có màu hồng tím, và Tiểu Sim có màu đen hơn. Rượu Sim Phú Quốc được làm từ loại Hồng Sim vì Hồng Sim có mùi thơm hơn, ngọt chát, có sắc tố antoxyanozit, tanin, đường nhiều hơn Tiểu Sim.

Quả sim Phú Quốc

Nên dùng những quả sim chín để ngâm rượu không nên dùng quả còn xanh. Chọn những quả sim màu tím biếc, có vị ngọt ngọt, hơi chát chát là tốt nhất.

Cách chọn bình ngâm: Tùy vào kích thước và số lượng chúng ta có thể chọn các loại bình theo nhiều dung tích khác nhau. Tuy nhiên nên dùng bình bằng thủy tinh hoặc chọn chum sành hạ thổ là tuyệt vời nhất.

Lu ủ rượu sim Phú Quốc

Hai cách ngâm rượu sim Phú Quốc

Ngâm quả sau khi bị bóp nhuyễn hoặc ngâm nguyên quả.

Cách ngâm rượu sim bóp nhuyễn

Cách này thường được nhiều người sử dụng vì thời gian ra sản phẩm nhanh hơn và nhiều người tin là sau khi quả sim bị nhuyễn đem đi ngâm sẽ ngon hơn.

Các bước thực hiện: Trái sim tươi đem đi rửa sạch ít nhất 2 lần rồi để ráo nước. Dùng kéo cắt bỏ phần đầu quả sim.

Chuẩn bị một cái chậu sạch, đeo găng tay vào bóp nát quả sim ở trong chậu. Cho sim đã nhuyễn vào trong bình ngâm theo tỉ lệ 1kg sim + 1kg đường cát trắng (có đường phèn thì càng tốt) cứ 1 lớp sim thì 1 lớp đường. Đậy nắp kín, chờ sim lên men.

Thời gian ủ khoảng 60 ngày để ra nước gọi là mật sim. Sau khi sản phẩm lên men hoàn chỉnh ta sẽ được một loại mật sim màu hồng, uống có vị chua ngọt như rượu vang nho với nồng độ khoảng từ 10 -14%.

Nhiều người thích cho thêm rượu trắng vào để ngâm chung, cách làm cũng rất đơn giản: Đợi đến khi đường trong hũ sim tan và chảy hết (thường thường là khoảng 1 tuần), khi đó đổ rượu vào ngâm cùng theo tỉ lệ 1 sim + 5 rượu. Sau 2 tháng là đã có thể sử dụng được.

Cách ngâm rượu sim nguyên quả

Cách này tuy thời gian ngâm hơi lâu nhưng nhìn bình ngâm trông rất đẹp mắt.

Cụ thể, bước làm sạch, cắt bỏ đầu quả làm giống như cách ngâm rượu sim bóp nhuyễn. Cho sim vào bình ngâm với đường theo tỷ lệ 1kg sim với 1kg đường trắng (có đường phèn thì càng tốt), cứ 1 lớp sim với 1 lớp đường. Đậy nắp kín, chờ sim lên men trong khoảng trên 5 tháng được thứ nước gọi là mật sim.

Trái sim tươu ngâm rượu Phú Quốc

Cũng giống như cách phía trên, nếu thích cho thêm rượu trắng vào thì đợi đến khi đường trong hũ sim tan và chảy hết (thường thường là khoảng 1 tuần), sau đó đổ rượu vào ngâm cùng theo tỉ lệ 1 sim + 5 rượu. Sau 3 tháng có thể mang ra thưởng thức.

Theo http://khoahocphattrien.vn

Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo tại Vũng Tàu

Đền thờ Đức Thánh Trần có địa chỉ tại số 68 Hạ Long, Phường 2, TP. Vũng Tàu, Bà Rịa – Vũng Tàu. Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo tại TP.Vũng Tàu được xây dựng từ năm 1955, đến năm 1957 thì hoàn thành.

Đức Thánh Trần là một hiện tượng đặc biệt trong đời sống văn hóa tâm linh dân gian của người Việt, đó là một minh chứng tiêu biểu về mối liên hệ giữa các yếu tố lịch sử và yếu tố dân gian trong các hiện tượng văn hóa của Việt Nam.

Khuôn viên Đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo

Tại thành phố Vũng Tàu cũng có một đền thờ để tưởng nhớ đến Ông. Điều này cho thấy, ở đây cũng như ở nhiều nơi khác trên đất nước Việt Nam, người ta thờ Trần Hưng Đạo không đơn thuần vì ông là vị tướng tài, mà vì ông là hiển Thánh, đã trở thành một vị Thánh trong tâm thức người dân Việt. Từ khi Đền được khánh thành, đã có 3 đời Hội trưởng, gồm: cụ Nguyễn Văn U, cụ Đồng Thái Nghi và hiện là cụ Trần Quang Châu. Ngoài Hội trưởng, Ban trị sự của Đền còn có 5 hội phó và 14 người giúp việc Hội trưởng điều hành các công việc của Đền.

Cổng vào đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo Vũng Tàu

Lễ giỗ tổ Đức thánh Trần Hưng Đạo tại Vũng Tàu

Dân gian có câu “Dù ai buôn xa bán xa/ 20 tháng Tám giỗ Cha thì về” để nói đến ngày giỗ Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Hàng năm vào ngày 20/8 Âm lịch, tại Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo (số 68, Hạ Long, phường 2, TP.Vũng Tàu) đều tổ chức lễ giỗ Đức Thánh, là dịp để mọi người tưởng nhớ, ghi ơn một vị tướng tài của dân tộc.

Đức thánh Trần Hưng Đạo

Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là con An Sinh Vương Trần Liễu và bà Nguyệt phu nhân. Cuộc đời và sự nghiệp của Trần Hưng Đạo gắn với cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông của nhân dân Đại Việt. Sinh thời, ông luôn đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, chăm lo mối đoàn kết dân tộc, dạy tướng sĩ phải hòa thuận, trên dưới một lòng. Đại Vương mất ngày 20/8 năm Canh Tý (1300) tại dinh thự Vạn Kiếp nay thuộc xã Chí Linh (Hải Dương). Sau khi mất, ông đã được vua Trần phong tặng: “Thái sư thượng phụ quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương”, nhân dân đã tôn ông là Đức Thánh Trần. Đền thờ Đức Thánh Trần là một địa điểm văn hóa tâm linh nổi tiếng không chỉ riêng ở Vũng Tàu mà còn ở nhiều địa phương khác trên khắp đất nước. Người ta thờ Trần Hưng Đạo không chỉ đơn thuần vì ông là một vị tướng tài (3 lần đánh đuổi quân Nguyên Mông) mà còn là một vị Thánh trong tâm thức người Việt.

Hơn 700 năm qua, Hưng Đạo Đại Vương đã ngự trị trong tiềm thức của nhân dân như một người cha, một vị thánh của dân tộc. Ngày giỗ của Đại Vương, khắp đất nước, ở đâu có đền thờ Đại Vương, ở đấy đều tổ chức giỗ. Dịp này, nhân dân thập phương, bá tánh về, tập hợp dâng lễ vật và thắp hương để tưởng nhớ đến Đại Vương, vị anh hùng dân tộc.

Ngày lễ chính, mọi người dâng lễ vật cúng Thánh, các đại biểu, nhân dân và du khách đã cùng nhau ôn lại cuộc đời, sự nghiệp của một vị tướng tài, người anh hùng kiệt xuất của dân tộc đồng thời dâng hương, hoa, lễ vật tưởng nhớ Đức Thánh Trần. Cũng theo nghi thức truyền thống, những lễ vật dâng cúng sau đó được chia lộc thánh cho tất cả mọi người. Ngoài cúng Thánh, Đền còn tổ chức cúng hậu từ (những người xây đền đã mất) và chúng sinh.

Khác với một số địa phương, lễ giỗ Đức Thánh Trần tại TP.Vũng Tàu tuy không có phần hội, nhưng vẫn thu hút đông đảo du khách và cư dân địa phương. Ngày giỗ Đức Thánh chỉ có múa lân, không tổ chức các hoạt động hội khác, nhưng lễ cúng vẫn mang nét đẹp truyền thống, mỗi người đều mang mâm lễ gồm xôi, gà, heo, nhang, bông, trái cây… thành kính dâng Đức Thánh. Tuy đông nhưng vẫn trật tự. Mỗi người thành kính thắp 1 cây nhang cảm tạ vị tướng tài, người anh hùng kiệt xuất của dân tộc, và mong những điều tốt đẹp với bản thân, gia đình, bạn bè.

Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu – Linh địa mẹ Thiên Chúa

Đền thánh Đức Mẹ có diện tích 10ha, tọa lạc tại Vũng Mây trên sườn núi Lớn. Đền thánh Đức Mẹ là một quần thể kiến trúc ngoạn mục gồm nhiều công trình tôn giáo hoành tráng, nhìn ra Bãi Dâu nên thường được gọi là Đền thánh Đức Mẹ Bãi Dâu.

Đền thánh Đức Mẹ Bãi Dâu là một cụm kiến trúc tôn giáo trên sườn Núi Lớn. Trước đây, người dân địa phương gọi nơi này là Vũng Mây vì trên núi có nhiều cây mây rừng.

Đền thánh Đức Mẹ được xây dựng lần đầu năm 1969, đến năm 1992 được trùng tu và xây thêm nhiều công trình kiên cố, đặc sắc như 14 Đàng Thánh Giá, đền thánh, nhà nguyện, quầy hàng lưu niệm… Trong đó, công trình nổi bật nhất là đền thờ và tượng Đức Mẹ Ban Ơn. Kết hợp giữa những tinh hoa của kiến trúc phương Tây với kiến trúc Kito giáo, Đền thánh Đức Mẹ Bãi Dâu là một tuyệt tác đầy cảm hứng của những nghệ sĩ tài hoa. Nhìn từ dưới lên, ngôi đền như một chiếc thuyền đang bồng bềnh trên sóng, với cột buồm là tháp chuông cao 29m, phía trên là cây thánh giá.

Nổi bật trên nền xanh của rừng núi, tượng Đức Mẹ màu trắng tinh khôi, với đôi tay hiền mẫu nâng cao Chúa Hài Nhi như muốn giới thiệu và trao ban những điều tốt đẹp nhất cho bất kỳ ai tìm đến với Mẹ. Hướng về biển lộng, Mẹ như muốn cùng với con mình vỗ lên nhịp sóng yêu thương chảy tràn vào lòng nhân loại. Tượng cao 32m, đặt ở độ cao 60m so với mực nước biển, lưng tựa vào Núi Lớn, mặt hướng ra vùng biển Bãi Dâu.

Ngôi đền được xây bằng đá, dài 46m, rộng 26m. Tiền đường là cung thánh cho những buổi lễ quan trọng với sự tham dự của hàng trăm linh mục đồng tế. Bên trong ngôi đền có nhiều dãy ghế để phục vụ cho hàng ngàn người ngồi dự lễ. Bên cạnh đền thờ là nhà nguyện. Trong không gian yên tĩnh của nội thất, những ngọn nến lung linh huyền ảo tạo nên vẻ trang nghiêm huyền bí của thánh đường.

Viếng Đền thánh Đức Mẹ Bãi Dâu, nhiều du khách thường tìm đến tượng Đức Mẹ. Đường dẫn lên tượng Đức Mẹ được gọi là Đàng Mân Côi. Con đường này trước kia là đường mòn lên núi, khi tu sửa lại tượng Đức Mẹ, con đường cũng được tu bổ lại thành Đàng 20 màu nhiệm Mân Côi. Dọc Đàng Mân Côi có những bức tượng cao 2,5m, diễn tả sống động những biến cố cứu độ trong Tin Mừng và trong cuộc đời của Đức Mẹ và Đức Chúa Kito từ giai đoạn thống khổ của cuộc tử nạn hồng phúc đến kết thúc trong vinh quang trở về nơi Thiên Đường.

Bên cạnh đó, 14 chặng Đàng Thánh Giá men theo sườn núi dẫn tới tượng Chúa Phục Sinh cũng là nơi không nên bỏ qua. Hai bên đường, nhiều bức tượng cao 3m, đặt trên những bậc đá thênh thang, có nơi rộng đến 4-5m, nhiều khúc uốn lượn quanh co với những chiếc cầu bằng bê tông cốt sắt giả gỗ. Thành cầu và con đường mang dáng dấp của những cành cây thô kệch làm tăng thêm vẻ hoang sơ của những chặng đường thương khó mà Đấng Cứu thế đã đi qua để lên núi Sọ, chịu tử nạn vì nhân loại.

Từ tượng Đức Mẹ Ban Ơn nhìn về phía Tây là Vịnh Gành Rái trời nước mênh mông, những con tàu tấp nập vào ra. Đường Trần Phú uốn lượn theo chân Núi Lớn, chạy men theo bờ biển như dải lụa màu thiên thanh, đẹp đến mê hồn.

Đền thánh Đức Mẹ Bãi Dâu là một cụm công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc, không chỉ là trung tâm hành hương thiêng liêng của đồng bào công giáo mà còn là địa chỉ du lịch hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước.

Chặng Đàng Thánh giá

Các tượng 14 chặng Đàng Thánh Giá, do nhà điêu khắc Văn Nhân thực hiện từ những năm đầu thập niên 60. Những bậc đá thênh thang, có nơi rộng đến 4-5 m tạo nên những khúc uốn quanh rất đẹp, với những chiếc cầu bằng bê tông cốt sắt , giả gỗ ván, những thành cầu và đường mang dáng dấp của những cành cây thô kệch làm tăng thêm vẻ sơn giã của những chặng đường thương khó mà Đáng Cứu Thế đã đi qua để lên núi Sọ, chịu chết vì nhân loại.

Tượng Đài mẹ Thiên Chúa

Hình ảnh trắng tinh của Người Trinh Nữ, nổi bật giữa cảnh núi đồi hay trên nền trời xanh đã trở nên quen thuộc đối với Bãi Dâu, hài hòa với cảnh núi Lớn (hay còn gọi núi Tương Kỳ ) cao 269 mét.

Tượng Đài mẹ Thiên Chúa

Từ Thành phố Vũng Tàu đi qua con đường ven biển qua Bạch Dinh hướng về Bãi Dâu, ngay ở đường quanh theo triền núi, người ta vẫn có thể nhìn thấy tượng Đức mẹ.

Dưới chân tượng là phòng hài cốt nơi an nghỉ của những người con đã từng sống dưới cặp mắt từ ái của Mẹ và khi lìa đời, vẫn mong được mẹ đùm bọc, che chở.

Nhà Thờ Bãi Dâu

Kiến trúc nhà thờ gợi lên một chiếc thuyền, dưới sự che chở, hướng dẫn của đức Maria, với cột buồm là tháp chuông cao 29 mét đưa cao Thánh Giá.

Nhà Thờ Bãi Dâu

Với bề rộng 26 mét, dài 46 mét, nhà thờ Bãi Dâu có đủ cho cho 1000 người ngồi. Tiền đường nhà thờ là nơi có thể làm cung thánh cho những buổi lễ quan trọng với sự tham dự của cả mấy trăm linh mục đồng tế.

Nhà thờ Bãi Dâu là nơi du khách có thể nghỉ ngơi và chiêm ngưỡng cảnh đẹp bao la, tận hưởng gió biển sau những ngày làm việc mệt nhọc.

Nhà An Dưỡng

Nhằm đáp ứng nhu cầu cho các linh mục, tu sĩ và giáo dân muốn có thời gian để nghỉ ngơi bồi dưỡng tinh thần và thể xác. Công trình nằm giữa nhà thờ và nhà hành hương với chiều dài 62 mét, rộng 17 mét gồm phòng họp, hội trường, phòng khách và gần 50 phòng cá nhân.

Chặng Đàng Mâm Côi

Đàng Mâm Côi đã có từ lâu với những đường mòn trên núi đưa bước chân cầu nguyện của khách hành hương vào với thiên nhiên lớn lao núi rừng và mây nước. Khi tu sửa lại tượng đài, con đường chuyên chở vật tư trở thành Đàng Mân Côi, được hoàn thành vào cuối năm 1995, gồm 15 màu nhiệm mâm côi: Vui , Thương, Mừng.

Phải nói rằng: Đàng Mâm Côi là một công trình tuyệt đẹp của linh địa mẹ Thiên Chúa, với những bậc đá dẫn đi từ mầu nhiệm truyền Tin, phía trên nhà thờ, len lỏi qua các tảng đá, lùm cây thơ mộng và mát mẻ, lên cao gần tượng đài với mầu nhiệm Đức Mẹ vinh quang trên trời.

Các tượng cao 2m50, diễn tả sống động những chặng đường dương thế của chúa Gieessu từ lúc Truyền tin, thờ thơ ấu, qua những giai đoạn thống khổ của cuộc tử nạn hồng phúc và kết thúc trong vinh quang toàn thắng sự chết lên trời.

Khuôn viên Bãi Dâu

Bãi Dâu từ sân, đến quanh nhà thờ và đài Đức Mẹ đã được trang rí đẹp đẽ, tạo sự thoải mái cho khách hành hương.

Khuôn viên Bãi Dâu

Cổng vào khu tượng đài và nhà thờ đã được xây mới, để khách hành hương tiến theo con đường chính qua công viên với cây cỏ xanh tươi, linh địa Mẹ có bộ mặt đón mời khách hành hương. Du khach vẫn về đây hàng ngày để viếng Đài, để nguyện và bước theo những con đường, những bậc thang mà mỗi chặng đều nhắc nhở mọi người nhớ đến hồng ân cứu chuộc.

Phía bên trái từ cổng vào là nhà vãng lai, với nơi ăn chốn ở và các điều kiện tự nhiên, để các đoàn hành hương về Bãi Dâu viếng tượng đài có thể tạm trú khi nắng mưa.

Xem thêm: Tượng Chúa Kitô Vua – Tượng Chúa dang tay Vũng Tàu

Niet Ban Tinh Xa Monastery – Vung Tau City

Niet Ban Tinh Xa Monastery is located on Ha Long Street, Vung Tau City, approximately 130km from Ho Chi Minh City. It is one of the largest pagodas with modern architectural features.

This monastery was built on a hill from 1969 to 1974. The monastery has a flag pillar, a symbol of an ancient lotus stupa. Among the many items to observe are the 42 stairs paved with bricks, a 3.5-ton bell, intricate mosaic work, and a 12-m Buddha statue.

Situated on the side of Small Mount, Niet Ban Tinh Xa pagoda also called the pagoda of the Lying Buddha, face to the sea at a point about 2 km from the city center.

It was built from 1969 to 1974 completed by the money contributed from Buddhist fellow countrymen. Senior Thich Thien Hue undertook and took care of construction work. It is one of the most charming ones in Vung Tau, with the contour of the modern architecture. In front of the pagoda standing a 12 meters high flagstaff comprising the 42 notches that represent the 42 pages of Buddhist sutras which were firstly introduced into Vietnam since 11th century.

On the top of its gate there is a board with the inscription “Niet Ban Tinh Xa” which means the most elevated place of Buddhism. On the two pillars of the gate are notes regarding the date of the construction, both in the solar calendar (1969) and the Buddhist calendar (2513)

Follow up the stair would take us to the main hall of the temple that is decorated look like a garden of the Sala flowers, the stting of Buddha passing into Nirvana. A salience here is the statue of the lying Buddha, which measures 12 meters in length and it’s represented “The twelve fatal circumstances of human life”. The statue was cast in steel and concrete, coated with those renowned Marbles brought from Ngu Hanh Son in Da Nang province and placed on a 2.5m high pedestal.

In front of the main temple stands a huge ceramic-coated urn bearing the figure of the dragon, kylin, tortoise, and phoenix. This urn had been the achievement of more than two years of engrossing artistic labor of an artisan in Ben Tre province and then offered to the pagoda in 1971

Symmetrically from the two sides of the urn stand tow towers about 2m in height. The one on the left contains a statue of Amida and the other contains a statue of the Buddha of medicine. Behind the sanctum is the inside shrine, a place for the worship of Buddha Sakyamuni and those among his disciple. Right back of Buddha Sakyamuni’s statue who is a picture of “the Great Lama”, the very first eminent monk who brought Buddhism from China to disseminate in Vietnam. Looking to the right one would see the statue of a Buddha with a thousand arms and thousand eyes, which embodies the superb wonderworking power of Buddha who is so insightful and wishes to save all living creatures.

To the left of sanctum lies the stair to the first floor of the pagoda where a large model of the legendary paper boat of Buddha is displayed. The model is 12m long. Buddhism conceives that life is “a sea of sufferings” in which the human race is plunged and Buddhism itself is the paper boat which comes to rescuer every one from misfortunes and take them to the realm of the eternity and infinity. On the other side of the boat is the temple of the Avalokiteshvara Boddhisattwa.

Her statue is wrought in the form of a virtuous and generous lady in the act of pouring down sweet dew from a vase to cure ailments of all living souls and to purify the dusty world. The story of the Avalokiteshvara Boddhisattwa handed down from generation to generation as follows:

In the old days there was as happy young couple in the countryside. The husband named Thien Sy and the wife named Thi Kinh. Thien Sy was so aborbed in his study day and nigh while Thi Kinh was engaged in raising silkworms, planting mulberries to earn a livelihood and also in taking care of him. One day Thien Sy suddenly subsided into sleep while he was studying. At that moment, seeing a tuft of hair was turning weirdly upward on her husband’s chin, Thi Kinh took out a knife intending to cut off the said tuft. All of a sudden he woke up and thought that she was about to kill him because he saw the knife was closed to his throat. For this he gave his wife a good beating and turned her out. Tormented by the injustice that befell her, Thi Kinh had her hair shaven off and disguised herself as a male to seek shelter at a pagoda and became a Buddhist monk (At that time only males were entitled to go to school or to take religious vows).

It so happened that a flirtatious girl named Thi Mau from a well to do family living near by often visited the pagoda to make ceremonial offerings. Thinking that Thi Kinh was a young and handsome novice, Thi Mau usually clanged to the former to court but of no avail. This vexed her a great deal. One day, aware of the pregnancy as the out come of a handy panky illicit relationship with her own servant, Thi Mau came to the pagoda and reported to the resident monk that Thi Kinh was the author of the child unborn. No daring to confess her true identity, Thi Kinh had to swallow the bitter pill and had to take care of the baby when it was born.

The two wrongs of Thi Kinh had been suffering were blent in her prayers and in the sounds of her wooden fish beatings. Then Buddha understood clearly her sorry plight and decided to help her to reach enlightenment in a short time and to pass into Nirvana where she was ordained the title “Avalokiteshvara Boddhisattwa”. And the statue of the child represented Thi Mau’s own child that was nurtured by Thi Kinh.

In front of rescue boat is a belfry about 12m in height. In side the tower a huge bronze bell is suspended. It weighs approximately 3.5 tons and was cast in former Sai Gon (HCMC now) by dexterous artisans from Hue and offered to the pagoda in 1962.

Niet Ban Tinh Xa is both the famous pagoda and scenic beauty site, which attracts hundreds of visitors daily. People come to the pagoda either to make ceremonial offerings or to enjoy the scenery of the place.

Niết Bàn Tịnh Xá Vũng Tàu

Chùa Niết Bàn còn có tên là Niết Bàn Tịnh Xá nằm bên sườn Núi Nhỏ, và nổi tiếng với tượng ‘Phật nằm’ dài 12m phủ đá cẩm thạch, một chiếc chuông khổng lồ bằng đồng nặng 3,5 tấn và có kiến trúc độc đáo kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.

Niết Bàn Tịnh Xá

Phong cảnh tổng quan: Chùa nằm trên sườn Núi Nhỏ, hướng mặt ra biển. Đây là một trong những ngôi chùa đẹp nhất ở Vũng Tàu với những đường nét kiến trúc sắc sảo.

Lịch sử hình thành

Năm 1969, một nhóm tư nhân đã quyên góp tiền của những người mộ đạo, phật tử khởi công xây dựng chùa này. Đến năm 1974 đã hoàn thành. Sau đó được giao lại sư Thích Thiện Phụng trụ trì tại đây.

Đến năm 1981 vị sư trụ trì tại đây tự ý bỏ chùa ra đi, UBND Đặc Khu quyết định giao lại cho sở văn hóa và Bảo Tàng danh thắng Đặc Khu chịu trách nhiệm gìn giữ, tôn tạo và phát huy tác dụng di tích này trong nhân dân và đã cùng ủy ban mặt trận Tổ Quốc Đặc Khu mời sư Thích Huệ Thành về trụ trì cho đến nay.

Di tích được hoàn thành vào những năm gần giải phóng miền Nam nên một số những công trình phụ còn dang dở như cửa sổ lồng kiếng và các cửa ra vào. Vì vậy, sau khi tiếp quản Bảo Tàng danh thắng ĐK đã tiếp tục hoàn chỉnh đến năm 1984 đã đưa vào tiếp tục sử dụng và phục vụ khách tham quan.

Ngày 14/12/1989, chùa được Bộ Văn hóa, Thông tin công nhận xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định 1987.

Kiến trúc đặc sắc chùa Niết Bàn

Với lối kiến trúc hiện đại vừa Âu vừa Á được xây trên một triền núi nhìn ra biển mênh mông ( biển Đông ) gần đường bộ vòng núi là một điều kiện thuận lợi cho khách du lịch hành hương đến viếng. Bên cạnh điểm thuận lợi đó các công trình xây dựng bên trong như: Lư bông khảm ghép các mảnh sứ nhiều màu tạo thành hình dáng các con vật: Lân, qui, phụng; Phật nhập Niết Bàn cảnh rừng Tha La sinh động; phù điêu đắp nổi cảnh các nhà sư và muông thú chầu nhập Niết Bàn và điện thờ với cảnh núi Phổ Đà đã thu hút rất đông du khách trong cả nước về đây tham quan.

Trước chùa có một trụ Phướn cao 21m, có 42 não biểu tượng cho 42 trang kinh phật đầu tiền được lưu truyền vào Việt Nam từ thế kỷ thứ 2, trụ được đúc bê tông, dưới to, trên nhỏ dần, xung quanh ốp gạch men màu vàng đỏ, trên có ba nhánh búp sen tỏa đều ra ba hướng là một nét độc đáo của Niết Bàn Tịnh Xá.

Hai bên cổng chùa đặt 2 pho tượng “Thần Thiện” và “Thần Ác”.

Khu chính điện thờ bức tượng “Phật Nằm” màu nâu hồng được đánh bóng công phu, khéo léo nằm nghiêng nhìn về hướng Tây, dài 12m và được đặt lên bệ thờ cao 2,5m. Mặt ngoài của bệ thờ có hình tượng các đồ đệ của Phật Thích Ca đang chứng kiến lúc ngài nhập điện. Phía trên đầu và sau lưng Đức Phật Nhật Niết Bàn là quang cảnh thiên nhiên xanh với 2 cây Long Thọ, điểm tô thêm con công, con hạc dang rộng cánh ẩn hiện trong mây, con sư tử, con hổ, con khỉ phủ phục Chầu Đức Phật viên tịch Nhập Niết Bàn. Tất cả đều được đắp nổi, chạm khắc công phu với màu sắc hài hòa, tạo nên khung cảnh vừa trang nghiêm vừa thanh tịnh chốn cửa Phật.

Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát trong Niết Bàn Tịnh Xá

Phía trước chánh điện có một chiếc lư đồng Tứ Linh (Long, Ly, Quy, Phụng) có kích thước lớn, được trang trí khéo léo công phu là báu vật của chùa.

Phía sau chánh điện là “Trai đường” của CHư Tăng. Trong phòng có treo 34 bức ảnh diễn tả lại cuộc đời đức phật từ khi sinh ra đến khi các đệ tử chia nhau Xá Lợi. Trong phòng còn bài trí nhiều tranh tượng khác như tranh Di Lặc Lục Trần…

Khoảng sân lầu 3 có nhiều cây cảnh, nhưng đặc biệt là chiếc thuyền Bát nhã, hình tượng một con rồng lớn cách điệu, dài 12m, xung quanh được ốp mảnh sứ men lam, men màu. Thuyền tượng trưng cho sự cứu vớt con người ra khỏi khổ ải đến chốn vĩnh cửu bất diệt.

Nổi bật trên sân này là một lầu chuông hình vuông, bốn mái uốn cong, trong tháp có một chuông lớn gọi là Đại Hồng Chung, cao 2,8m, chu vi 3,8m, nặng tới 3,5 tấn. Đây là chiếc chuông lớn nhất, nặng nhất và có âm vang hay nhất trong các chuông chùa hiện có ở Vũng Tàu. tương truyền rằng những ai đến đây khấn vái, cầu nguyện xin anh lành nếu dán được mảnh giấy cầu an lên chiếc chuông này thì sẽ được toại nguyện.

The Big House of Long Son – Vung Tau

Located on Long Son island about 30 km from Vung Tau city, The Big House of Long Son was built at the beginning of the 20th century by Sir Tran whose real name was Le van Muu. In 1900, Sir Tran, a believer of the Tu An Hieu Nghia religion (originating from the Seven Mountains, An giang province) led 20 followers to come and settle on Long Son island. With their intelligence and diligence, the land of Long Son soon became rich soil on which various fruit trees, crops were cultivated. The good reputation of Sir Tran and his men had drawn more and more people to the island.

Coming to the Big House, visitors will be amazed by its group of unique wooden architectures including a temple, a meeting hall, a school, a market, Sir Tran’s tomb and a house to preserve Sir Tran’s boat which he used to come to the island. Another interesting thing of the Big House of Long Son is the wide collection of many antiques from ordinary tools such as knives, hoes, spades, hammers and sickles to a 200 year old set of table and chairs beautifully carved with a dragon head, the famous Luc Van Tien painting made by an artist in Ben Tre province, a collection of 33 wooden worship cabinets with silver inlay and hundreds of other valuable antiques made out of gold, silver, wood, pottery( clay) and copper.

Every year, on his birthday ( 20/2 of the lunar month), and on Trung Cuu day (9/9 of the lunar month), thousands of people from the Mekong River Delta and neighbouring localities come to the Big House of Long Son to join in big celebrations.

In addition to the architectural design of the Big House which features an impressive combination between the local religion with Confucianism and Taoism, the Big House of Long Son keeps and further develops indigenous festivals, traditions and cultures of ancient Vietnamese people. In 1991, the Big House was recognized by the Ministry of Culture and Information as a historical heritage and has since then become an interesting tourist attraction of Ba Ria-Vung Tau.