Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu – Linh địa mẹ Thiên Chúa

Đền thánh Đức Mẹ có diện tích 10ha, tọa lạc tại Vũng Mây trên sườn núi Lớn. Đền thánh Đức Mẹ là một quần thể kiến trúc ngoạn mục gồm nhiều công trình tôn giáo hoành tráng, nhìn ra Bãi Dâu nên thường được gọi là Đền thánh Đức Mẹ Bãi Dâu.

Đền thánh Đức Mẹ Bãi Dâu là một cụm kiến trúc tôn giáo trên sườn Núi Lớn. Trước đây, người dân địa phương gọi nơi này là Vũng Mây vì trên núi có nhiều cây mây rừng.

Đền thánh Đức Mẹ được xây dựng lần đầu năm 1969, đến năm 1992 được trùng tu và xây thêm nhiều công trình kiên cố, đặc sắc như 14 Đàng Thánh Giá, đền thánh, nhà nguyện, quầy hàng lưu niệm… Trong đó, công trình nổi bật nhất là đền thờ và tượng Đức Mẹ Ban Ơn. Kết hợp giữa những tinh hoa của kiến trúc phương Tây với kiến trúc Kito giáo, Đền thánh Đức Mẹ Bãi Dâu là một tuyệt tác đầy cảm hứng của những nghệ sĩ tài hoa. Nhìn từ dưới lên, ngôi đền như một chiếc thuyền đang bồng bềnh trên sóng, với cột buồm là tháp chuông cao 29m, phía trên là cây thánh giá.

Nổi bật trên nền xanh của rừng núi, tượng Đức Mẹ màu trắng tinh khôi, với đôi tay hiền mẫu nâng cao Chúa Hài Nhi như muốn giới thiệu và trao ban những điều tốt đẹp nhất cho bất kỳ ai tìm đến với Mẹ. Hướng về biển lộng, Mẹ như muốn cùng với con mình vỗ lên nhịp sóng yêu thương chảy tràn vào lòng nhân loại. Tượng cao 32m, đặt ở độ cao 60m so với mực nước biển, lưng tựa vào Núi Lớn, mặt hướng ra vùng biển Bãi Dâu.

Ngôi đền được xây bằng đá, dài 46m, rộng 26m. Tiền đường là cung thánh cho những buổi lễ quan trọng với sự tham dự của hàng trăm linh mục đồng tế. Bên trong ngôi đền có nhiều dãy ghế để phục vụ cho hàng ngàn người ngồi dự lễ. Bên cạnh đền thờ là nhà nguyện. Trong không gian yên tĩnh của nội thất, những ngọn nến lung linh huyền ảo tạo nên vẻ trang nghiêm huyền bí của thánh đường.

Viếng Đền thánh Đức Mẹ Bãi Dâu, nhiều du khách thường tìm đến tượng Đức Mẹ. Đường dẫn lên tượng Đức Mẹ được gọi là Đàng Mân Côi. Con đường này trước kia là đường mòn lên núi, khi tu sửa lại tượng Đức Mẹ, con đường cũng được tu bổ lại thành Đàng 20 màu nhiệm Mân Côi. Dọc Đàng Mân Côi có những bức tượng cao 2,5m, diễn tả sống động những biến cố cứu độ trong Tin Mừng và trong cuộc đời của Đức Mẹ và Đức Chúa Kito từ giai đoạn thống khổ của cuộc tử nạn hồng phúc đến kết thúc trong vinh quang trở về nơi Thiên Đường.

Bên cạnh đó, 14 chặng Đàng Thánh Giá men theo sườn núi dẫn tới tượng Chúa Phục Sinh cũng là nơi không nên bỏ qua. Hai bên đường, nhiều bức tượng cao 3m, đặt trên những bậc đá thênh thang, có nơi rộng đến 4-5m, nhiều khúc uốn lượn quanh co với những chiếc cầu bằng bê tông cốt sắt giả gỗ. Thành cầu và con đường mang dáng dấp của những cành cây thô kệch làm tăng thêm vẻ hoang sơ của những chặng đường thương khó mà Đấng Cứu thế đã đi qua để lên núi Sọ, chịu tử nạn vì nhân loại.

Từ tượng Đức Mẹ Ban Ơn nhìn về phía Tây là Vịnh Gành Rái trời nước mênh mông, những con tàu tấp nập vào ra. Đường Trần Phú uốn lượn theo chân Núi Lớn, chạy men theo bờ biển như dải lụa màu thiên thanh, đẹp đến mê hồn.

Đền thánh Đức Mẹ Bãi Dâu là một cụm công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc, không chỉ là trung tâm hành hương thiêng liêng của đồng bào công giáo mà còn là địa chỉ du lịch hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước.

Chặng Đàng Thánh giá

Các tượng 14 chặng Đàng Thánh Giá, do nhà điêu khắc Văn Nhân thực hiện từ những năm đầu thập niên 60. Những bậc đá thênh thang, có nơi rộng đến 4-5 m tạo nên những khúc uốn quanh rất đẹp, với những chiếc cầu bằng bê tông cốt sắt , giả gỗ ván, những thành cầu và đường mang dáng dấp của những cành cây thô kệch làm tăng thêm vẻ sơn giã của những chặng đường thương khó mà Đáng Cứu Thế đã đi qua để lên núi Sọ, chịu chết vì nhân loại.

Tượng Đài mẹ Thiên Chúa

Hình ảnh trắng tinh của Người Trinh Nữ, nổi bật giữa cảnh núi đồi hay trên nền trời xanh đã trở nên quen thuộc đối với Bãi Dâu, hài hòa với cảnh núi Lớn (hay còn gọi núi Tương Kỳ ) cao 269 mét.

Tượng Đài mẹ Thiên Chúa

Từ Thành phố Vũng Tàu đi qua con đường ven biển qua Bạch Dinh hướng về Bãi Dâu, ngay ở đường quanh theo triền núi, người ta vẫn có thể nhìn thấy tượng Đức mẹ.

Dưới chân tượng là phòng hài cốt nơi an nghỉ của những người con đã từng sống dưới cặp mắt từ ái của Mẹ và khi lìa đời, vẫn mong được mẹ đùm bọc, che chở.

Nhà Thờ Bãi Dâu

Kiến trúc nhà thờ gợi lên một chiếc thuyền, dưới sự che chở, hướng dẫn của đức Maria, với cột buồm là tháp chuông cao 29 mét đưa cao Thánh Giá.

Nhà Thờ Bãi Dâu

Với bề rộng 26 mét, dài 46 mét, nhà thờ Bãi Dâu có đủ cho cho 1000 người ngồi. Tiền đường nhà thờ là nơi có thể làm cung thánh cho những buổi lễ quan trọng với sự tham dự của cả mấy trăm linh mục đồng tế.

Nhà thờ Bãi Dâu là nơi du khách có thể nghỉ ngơi và chiêm ngưỡng cảnh đẹp bao la, tận hưởng gió biển sau những ngày làm việc mệt nhọc.

Nhà An Dưỡng

Nhằm đáp ứng nhu cầu cho các linh mục, tu sĩ và giáo dân muốn có thời gian để nghỉ ngơi bồi dưỡng tinh thần và thể xác. Công trình nằm giữa nhà thờ và nhà hành hương với chiều dài 62 mét, rộng 17 mét gồm phòng họp, hội trường, phòng khách và gần 50 phòng cá nhân.

Chặng Đàng Mâm Côi

Đàng Mâm Côi đã có từ lâu với những đường mòn trên núi đưa bước chân cầu nguyện của khách hành hương vào với thiên nhiên lớn lao núi rừng và mây nước. Khi tu sửa lại tượng đài, con đường chuyên chở vật tư trở thành Đàng Mân Côi, được hoàn thành vào cuối năm 1995, gồm 15 màu nhiệm mâm côi: Vui , Thương, Mừng.

Phải nói rằng: Đàng Mâm Côi là một công trình tuyệt đẹp của linh địa mẹ Thiên Chúa, với những bậc đá dẫn đi từ mầu nhiệm truyền Tin, phía trên nhà thờ, len lỏi qua các tảng đá, lùm cây thơ mộng và mát mẻ, lên cao gần tượng đài với mầu nhiệm Đức Mẹ vinh quang trên trời.

Các tượng cao 2m50, diễn tả sống động những chặng đường dương thế của chúa Gieessu từ lúc Truyền tin, thờ thơ ấu, qua những giai đoạn thống khổ của cuộc tử nạn hồng phúc và kết thúc trong vinh quang toàn thắng sự chết lên trời.

Khuôn viên Bãi Dâu

Bãi Dâu từ sân, đến quanh nhà thờ và đài Đức Mẹ đã được trang rí đẹp đẽ, tạo sự thoải mái cho khách hành hương.

Khuôn viên Bãi Dâu

Cổng vào khu tượng đài và nhà thờ đã được xây mới, để khách hành hương tiến theo con đường chính qua công viên với cây cỏ xanh tươi, linh địa Mẹ có bộ mặt đón mời khách hành hương. Du khach vẫn về đây hàng ngày để viếng Đài, để nguyện và bước theo những con đường, những bậc thang mà mỗi chặng đều nhắc nhở mọi người nhớ đến hồng ân cứu chuộc.

Phía bên trái từ cổng vào là nhà vãng lai, với nơi ăn chốn ở và các điều kiện tự nhiên, để các đoàn hành hương về Bãi Dâu viếng tượng đài có thể tạm trú khi nắng mưa.

Xem thêm: Tượng Chúa Kitô Vua – Tượng Chúa dang tay Vũng Tàu

5/5 - (4 bình chọn)

Trả lời