Cảng Bến Đầm Côn Đảo

Cảng Bến Đầm là điểm ra vào chính của các loại phương tiện đường biển đến Côn Đảo. Đây cũng là điểm cung ứng dịch vụ thiết yếu cho tàu thuyền khai thác hải sản xa bờ.

Cảng Bến Đầm, Côn Đảo nằm tại Vịnh Bến Đầm, thuộc huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và cách trung tâm thị trấn Côn Đảo khoảng 15km

Vịnh Bến Đầm là vịnh sâu nhất ở Côn Đảo với độ sâu trung bình là 12m. Chính vì vậy đây cũng là nơi đặt cảng biển chính của đảo – Cảng Bến Đầm với tổng diện tích của vịnh là 33,1 ha và nằm cách trung tâm thị trấn Côn Đảo 15km.

Cảng Bến Đầm nằm trong Vịnh Bến Đầm nằm giữa Đảo Côn Sơn và Hòn Bà, được 2 đỉnh núi lớn là Núi Thánh Giá và Đỉnh Tình Yêu che chắn gió nên bên trọng Vịnh rất yên ắng. Khu vực của lớn và xung quanh cảng Bến Đầm nước khá sâu, nhưng ở Họng Đầm và khu gần đó thì độ sâu trung bình của nước chỉ có 2m, và là nơi đón gió chính của vịnh nên có thể xem nơi đây là thiên đường của thể thao biển, đặc biệt là câu cá.

Vị trí, thông số cảng Bến Đầm

Địa chỉ: Vịnh Bến Đầm, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

  • Bến cảng Bến Đầm – Côn Đảo: 08°39’00” – 106°33’00″E
  • Điểm đón trả hoa tiêu: 08°40’30″N – 106°32’42″E
  • Bến cảng Côn Đảo – Vũng Tàu: 10°24’48” – 107°03’00”
  • Điểm đón trả hoa tiêu: 10°19’00″N – 107°02’00″E

Cảng Bến Đầm dài 2km, có sức chứa lên tới 20 chiếc thuyền lẫn tàu du lịch cỡ lớn, chính điều này càng khẳng định thêm tầm quan trọng trong cả lĩnh vực kinh tế lẫn du lịch Côn Đảo.

Thông số cơ bản cảng Bến Đầm – Côn Đảo:

  • Tổng chiều dài (Total length) : 1.3 km
  • Độ sâu luồng (Channel depth) : -12 m
  • Chế độ thủy triều (Tidal regime): Bán nhật triều (semi-diurnal)
  • Chênh lệch b/q (Average variation): 4 m.
  • Mớn nước cao nhất cho tàu ra vào (Maximum draft): 9.5 m
  • Cỡ tàu lớn nhất tiếp nhận được (Maximum size of vessel acceptable): 2,000Dwt.

VTU – 41 – 2015

Vùng biển: tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Tên luồng: Bến Đầm – Côn Đảo.

Căn cứ bình đồ độ sâu ký hiệu BĐ-CĐ_1506 tỷ lệ 1/5000 do Xí nghiệp Khảo sát hàng hải miền Nam đo đạc và hoàn thành tháng 6/2015,

Trong phạm vi thiết kế luồng vào cảng Bến Đầm – Côn Đảo có chiều dài 3,5km:

  1. Đoạn luồng từ phao “0” đến thượng lưu phao “0” + 2,9km, chiều dài khoảng 2,9km, bề rộng 200m, độ sâu nhỏ nhất bằng mét tính từ mực nước số “0” Hải đồ đạt 10,0m trở lên.
  2. Vũng quay tàu trước cảng Bến Đầm từ thượng lưu phao “0” + 2,9km đến phao “ĐN”, chiều dài khoảng 0,6km, bề rộng 400m, độ sâu nhỏ nhất bằng mét tính từ mực nước số “0” Hải đồ đạt 7,5m trở lên.

Giới thiệu cơ bản về Cảng Bến Đầm Côn Đảo

Cảng Bến Đầm là một nơi neo đậu, một điểm dừng chân của các ngư dân lẫn khách du lịch, chưa kể nó còn được xem như là vị cứu nhân trước những cơn bão lớn. Khí hậu ở đây khá dễ chịu, không quá lộng gió giống ở trên cao, cũng chẳng quá nắng như bên ngoài các cầu tàu khác, mưa gió bão bùng thì vẫn có thể yên tâm men theo từng con đường đẹp dẫn đến nơi cư trú.

Hiện tại Cảng Bến Đầm Côn Đảo đang là nơi tiếp nhận các con tàu cao tốc Côn Đảo, tàu hàng từ Vũng Tàu, Phước Tỉnh, Trần Đề… và các địa phương khác tới Côn Đảo.

Tàu neo đậu tại cảng Bến Đầm Côn Đảo

Cảng Bến Đầm hiện hữu được đầu tư xây dựng theo Quyết định số 216/QĐ-KHĐT ngày 12-5-1997 của Bộ Thủy sản (nay là Bộ NN-PTNT). Sau khi hoàn thành, cảng được giao cho Ban Quản lý cảng Bến Đầm quản lý và khai thác từ năm 2000 đến nay. Cảng Bến Đầm đã trở thành điểm ra vào của các loại ghe, tàu đánh bắt hải sản, phương tiện vận tải biển, kể cả tàu khách quốc tế. Chính từ nhu cầu thực tế này, cảng Bến Đầm đã “bất đắc dĩ” trở thành cảng tổng hợp với đầy đủ các chức năng như: bốc xếp hàng hóa, cho thuê phương tiện vận chuyển xếp dỡ, cung ứng dịch vụ hậu cần nghề cá, vận chuyển khách du lịch, tiếp nhận các loại tàu thuyền neo đậu… vì vậy, quá trình sử dụng cảng đã vượt quá công năng thiết kế.

Nhằm khai thác lợi thế, phát huy hết công năng cảng Bến Đầm, ngày 16-8-2018, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2280/QĐ-UBND phê duyệt thiết kế và dự toán xây dựng công trình đầu tư nâng cấp, mở rộng cảng Bến Đầm trở thành cảng tổng hợp với quy mô lớn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của huyện Côn Đảo. Theo đó, ngày 9-11-2018, dự án nâng cấp, mở rộng cảng Bến Đầm đã được khởi công xây dựng. Ban Quản lý dự án chuyên ngành giao thông tỉnh làm chủ đầu tư. Công ty CP Công trình giao thông tỉnh là đơn vị thi công.

Theo Ban Quản lý cảng Bến Đầm, hiện nay, nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa thông qua cảng ngày càng lớn. Hàng năm, bình quân khối lượng hàng hóa thông qua cảng xấp xỉ 300 ngàn tấn; hành khách 40-50 ngàn lượt. Trong khi đó, cảng chỉ được đầu tư xây dựng với tính năng là cảng cá nhỏ, hiện trạng cầu cảng chính chỉ dài 82m, rộng 14m, thiết kế tiếp nhận tàu 1.000 tấn, khả năng tối đa cũng chỉ tiếp nhận được tàu 2.000 tấn, nên chưa tận dụng hết lợi thế khu vực vùng nước vịnh Bến Đầm để phục vụ phát triển kinh tế của huyện Côn Đảo.

Trụ sở chính BQL Cảng Bến Đầm (HQ Address): 1007/36 đường 30/4, phường 11, Tp. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu (1007/36 str., Ward 11, Vung Tau city, Ba Ria – Vung Tau province). Điện thoại (Tel): (84.254) 621048 Fax: (84.254) 621047

Cầu bến (berth facilities):

Tên/Số hiệu (Name/No.)Dài (Length)Độ sâu (Depth alongside)Loại tàu/hàng (Vessel/Cargo)
Cầu 2,000T (Wharf 2,000 DWT)82 m-9.5 mTàu chở hàng 2,000 DWT, Tàu du lịch dài 100 m (Cargo vessel and passenger cruise)
Cầu 500T (Wharf 500 DWT)150 m-5.5 mTàu chở hàng 500 DWT (Cargo vessel)
Cảng Côn Đảo-Vũng Tàu (Con Dao-Vung Tau Terminal)110 m-7 mTàu chở hàng 2,000 DWT, Tàu du lịch (Cargo vessel and passenger cruise)

Kho bãi (Storage facilities):

Cảng Bến Đầm – Côn Đảo (Ben Dam – Con Dao Terminal):

  • Tổng diện tích măt bằng cảng (Total port area)24,000 m2
  • Bãi (Open storage)5,725 m2

Cảng Côn Đảo – Vũng Tàu (Con Dao – Vung Tau Terminal):

  • Tổng diện tích măt bằng cảng (Total port area)20,300 m2
  • Kho (Warehouses)500 m2

Thiết bị chính (Major equipment):

  • Cẩu bờ (Shore crane): 02 (5-10 MT)
  • Xe nâng (Forklift): 03 (2.5-5 MT)
  • Canô (Canoe): 01 (90 HP)
  • Xe xúc đào (Excavator): 02 (1-2 m3)
  • Đội tàu vận tải (Transport vessel): 02 (2,200 HP)

Quy hoạch khu Cảng Bến Đầm

Khu cảng Bến Đầm và các dịch vụ đi kèm: Diện tích: 89,23 ha; Dân số: 560 người

Khu cảng Bến Đầm phát triển trên cơ sở cải tạo và nâng cấp cảng Bến Đầm hiện tại. Khu vực này sẽ phát triển nhiều khu chức năng, bao gồm các hoạt động xúc tiến du lịch, thương mại, dịch vụ hậu cần cảng, công nghiệp nhỏ, kho bãi hàng hóa, dịch vụ nghề cá,dịch vụ thủy sản … nhằm phục vụ dân cư trên đảo và tàu thuyền trú bão, góp phần hỗ trợ kết nối với các khu vực khác của Côn Đảo. Phát triển khu kinh doanh hỗn hợp (bao gồm nhà nghỉ, khách sạn và các dịch vụ khác) tại khu vực phía Đông Bắc khu cầu cảng chính và khu vực ven đường Bến Đầm.

Khu vực phía Tây Bắc: Bố trí cụm các xí nghiệp sản xuất và các công trình dịch vụ hậu cần cảng, chủ yếu là các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ít gây ô nhiễm môi trường như: Kho lạnh bảo quản, gia công cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp, dịch vụ hậu cần nghề cá, dịch vụ hàng hải, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống.

Cảng Bến Đầm Côn Đảo

Tour tham quan Cảng Bến Đầm – Hòn Bà tại Côn Đảo

08h00: Hướng dẫn đón đoàn tại khách sạn khởi hành tham quan tuyến du lịch sinh thái Trung tâm thị trấn Côn Đảo – vịnh Bến Đầm – hòn Bà. Vịnh Bến Đầm nằm ở phía Tây Nam của đảo Côn Sơn, cách thị trấn Côn Đảo 14km về phía Nam, trên đường đi du khách tham quan mũi Cá Mập – Bãi Nhát – Đỉnh Tình Yêu và vịnh Bến Đầm.

08:30: Du khách tham quan cảng Bến Đầm và tìm hiểu hoạt động hậu cần nghề cá, đời sống của người dân ở khu vực cảng. Cảng Bến Đầm là nơi tiếp nhận nguồn hải sản khai thác ngòai khơi, hàng hóa xuất nhập khẩu và cung cấp dịch vụ hậu cần thủy sản cho các ghe tàu khai thác hải sản từ miền Trung trở vào và cả ghe tàu địa phương. Cảng là điểm đến của 2 chiếc tàu khách tuyến Côn Đảo- Vũng Tàu và ngược lại. Cảng đã xây dựng công trình đê chắn sóng , hệ thống kho lạnh, nhà máy chế biến , chợ hải sản,… đều đã đang đưa vào sử dụng. Cảng Bến Đầm là nơi lí tưởng cho tàu thuyền neo đậu tránh bão và trao đổi hậu cần nghề cá giữa ngư phủ với tiểu thương Côn Đảo. Từ cảng Bến Đầm du khách khởi hành đến Hòn Bà bằng đò của ngư dân.

09:00: Đến Hòn Bà, du khách tham quan trạm kiểm lâm Hòn Bà và tiếp tục đi bộ xuyên rừng đến Đầm Quốc. Trên đường đi, du khách có thể bắt gặp nhiều loài động vật hoang dã như sóc, kỳ đà, cua núi, chim…Hòn Bà theo truyền thuyết, chúa Nguyễn Ánh đã giam giữ Hoàng thứ phi Phi Yến khi bà có ý định ngăn cản bước đường cầu viện Pháp của ông.

09:30: Đến bãi Đầm Quốc, du khách tham quan khám phá rừng ngập mặn, bơi có ống thở xem sinh vật biển. Cùng với rạn san hô và thảm có biển, rừng ngập mặn là nơi trú ngụ và vùng kiếm thức ăn quan trọng của nhiều loài sinh vật biển khác; đồng thời nó còn có tác dụng giảm cường độ của sóng lên bãi. Du khách ngắm cảnh thư giản, nghỉ ngơi ăn trưa

13:00: Du khách trở lại trạm kiểm lâm về thị trấn, kết thúc tuyến tham quan.

Cảng Cầu Đá Vũng Tàu

Cảng Cầu Đá nằm ở Bãi Trước, TP Vũng Tàu có địa chỉ tại 09 Hạ Long, Phường 2, TP Vũng Tàu hiện là bến tàu cao tốc và tàu hoa tiêu của cảng Vụ hàng hải Vũng Tàu. Nơi đây còn nổi tiếng là di tích lịch sử kết hợp du lịch tham quan của thành phố Biển.

Bến tàu cảng Cầu Đá (Bãi Trước): hiện nay là tuyến chính để cập tàu cao tốc đi tuyến Vũng Tàu – Côn Đảo, hiện đã được cải tạo nâng cấp quy mô lớn có 2 cầu tàu dài 155m cập tàu cánh ngầm cỡ 250HK và khu dịch vụ HK. Chiều dài bến 155m, diện tích 0,93ha.

Cảng Cầu Đá Vũng Tàu

Hướng dẫn đến Cảng Cầu Đá – Vũng Tàu: là bến tàu Cánh ngầm đi TP Hồ Chí Minh trước đây, hiện nay có nhà hàng Gành Hào 2 đang hoạt động tại đây.

Bản đồ đồ đến cảng Cầu Đá Vũng Tàu

Cảng Cầu Đá Vũng Tàu là Bến cảng tàu khách Vũng Tàu dành cho hành khách đi chuyến Vũng Tàu – Côn Đảo hiện nay. Quý hành khách có thể tham khảo bản đồ đến cảng để đi đến chính xác địa điểm mình cần đến. Trong nhiều trường hợp hiện nay, khách thường nhầm lẫn giữa bến tàu đi tại đường 30/4.

Cảng Cầu Đá Vũng Tàu - Bãi Trước. Ảnh: Đinh Hữu Ngợt
Cảng Cầu Đá Vũng Tàu – Bãi Trước. Ảnh: Đinh Hữu Ngợt

Giữ xe tại Cảng Cầu Đá

Cảng Cầu Đá Vũng Tàu hiện đã đầu tư bãi giữ xe máy 02 tầng để phục vụ hành khách đi tàu cao tốc ra Côn Đảo, đồng thời nhận giữ xe gắn máy, xe ô tô qua đêm. Đây là một trong những điểm thuận lợi nhất dành cho khách hàng, đi và về ngay lấy xe ngay.

Giá giữ xe:

  • Xe ô tô 4-7 chỗ giá 100.000 đồng/ngày/đêm;
  • Xe gắn máy: 10.000 đồng/ngày/đêm

Lưu ý đối với hành khách gửi xe tại cảng Cầu Đá: Do vị trí ngay sát biển, hành khách gửi xe 2 ngày 1 đêm hoặc có thể thời gian lâu hơn nữa nên sau khi về rửa xe cẩn thận để bảo quản xe tốt hơn.

Bãi giữ xe gắn máy tầng trên tại cảng Cầu Đá

Nhà hàng Gành Hào 2 tại Cảng Cầu Đá

Nhà hàng Gành Hào 2 và Quán cà phê Mũi Đá đã được khai trương ngay tại Bến tàu cánh ngầm – Bến tàu cao tốc đi Côn Đảo hiện nay. Nhà hàng Gành Hào 2 hấp dẫn trong từng món ăn. Thực đơn của Gành Hào khá phong phú với hơn 100 món ăn được chế biến theo phong cách Á – Âu. Mỗi món ăn là sự chăm chút tỉ mỉ từ khâu lựa chọn nguồn thực phẩm tươi ngon đến khâu chế biến, trang trí rất công phu.

Nhà hàng Gành Hào – nơi hội tụ đầy đủ những món ăn ngon của miền biển như: tôm, cua, cá, ghẹ, mực, … và đặc biệt là món “hào sống” một món ăn rất bổ đưỡng. Mỗi món ăn mang lại những cảm nhận khác nhau rất thú vị và hấp dẫn tất cả những thực khách đã đặt chân đến đây.

  • Tầng trệt: Cà phê, điểm tâm sáng, cơm trưa, ẩm thực tối
  • Lầu 1 & 2: Nhà hàng hải sản và các món cơm Việt Nam
Khách đi tàu ăn uống tại nhà hàng Gành Hào 2

Những dịch vụ tiện ích khác tại cảng Cầu Đá Vũng Tàu

Cây ATM của ngân hàng Sacombank

Hành khách đi có thể rút tiền mua vé tàu cao tốc cũng như chuẩn bị đủ tiền mặt sử dụng khi ra Côn Đảo. ATM 1011-Bến tàu cánh ngầm VT,Địa chỉ: 9 Hạ Long, phường 2, TP Vũng Tàu. Điện thoại: 1900555588

ATM Sacombank tại cảng Cầu Đá Vũng Tàu

Phòng vé tàu cao tốc

Tại đây, có 02 hãng tàu cao tốc có quầy bán vé là Côn Đảo Express bán vé tàu từ Vũng Tàu đi Côn Đảo khởi hành ngay ở Cảng Cầu Đá Vũng Tàu và hãng tàu cao tốc Greenlines DP bán vé tàu cao tốc Vũng Tàu – Cần Giờ và Vũng Tàu – Bạch Đằng.

Trận địa pháo cổ Cầu Đá

Không có quy mô như trận địa pháo cổ ở Núi Lớn, nhưng trận địa pháo Cầu Đá cũng là một trong những công trình quan trọng, ghi dấu ấn tham vọng của thực dân Pháp về việc xây dựng Vũng Tàu thành một tiền cảng quân sự.

Vào năm 1890, các quan cai trị Pháp ở Nam Kỳ nói chung và ở Vũng Tàu nói riêng đã đề xuất xây dựng ở Vũng Tàu một tiền cảng nhằm phục vụ cho mục đích quân sự, làm nơi neo đậu, tránh gió bão cho tàu chiến hoạt động trên biển, đồng thời phục vụ cho việc bốc xếp khí tài, hàng hóa phục vụ cho thành phố nghỉ mát và quân sự Vũng Tàu. Nhưng đề án chưa được duyệt vì lúc ấy tình hình Đông Dương vừa ổn định, kinh phí khó khăn.

Các khẩu pháo tại khu Yên Ngựa

Năm 1896, dự án trên được thực hiện. Tiền cảng Vũng Tàu là con đê dài hơn 400m, chân đê rộng 15m, mặt đê rộng 4m được kè bằng đá, đổ bê tông chạy dài từ mũi phía bắc núi Nhỏ ra giữa biển nằm song song với Bãi Trước (vịnh Hàng Dừa). Đê cảng Vũng Tàu do kỹ sư Pháp thiết kế và thị trưởng Vũng Tàu lúc bấy giờ là Outrey phê duyệt thi công.

Để làm được con đường ra giữa biển này, người Pháp đã chi hết 45.000 quan từ ngân sách khai thác thuộc địa. Nhân công là những người tù khổ sai, họ là những chí sĩ yêu nước tham gia các phong trào chống Pháp, bị thất bại và cuối cùng trở thành nô lệ cho bọn thực dân. Để làm được đê cảng này, thực dân Pháp đã huy động hơn cả ngàn tù nhân vận chuyển, khuân vác gần 50.000m3 đá, có những hòn đá nặng nề, to lớn để kè đê chắn sóng, họ phải ngâm mình dưới nước, phơi lưng giữa trời trong suốt thời gian dài. Sau khi làm xong đê cảng, người Pháp mới nhận ra sai lầm của các kỹ sư của họ mà người chịu trách nhiệm cao nhất là Outrey. Đê cảng chạy dài theo hướng đối diện và ngược lại với các dòng sông đổ vào vịnh Gềnh Rái. Mặt khác do tác động của dòng hải lưu nên bến cảng trở thành con đập chắn, là nơi tụ lắng bùn, cát biển… Cầu tàu này bị vô hiệu hóa hoàn toàn trước khi cơn bão Giáp Thìn (1904) phá hỏng hoàn toàn. Ngày nay những ngày thủy triều rút xuống, người ta vẫn còn nhìn thấy một con đê dài bằng đá tảng chạy thẳng ra biển, là bằng chứng tàn bạo của thực dân Pháp mà hơn thế kỷ qua sóng biển, thủy triều vẫn chưa bào mòn, phủ lấp.

Thực dân Pháp đã nhận thấy ý nghĩa quân sự của cửa ngõ Vũng Tàu, ngay sau khi chiếm Nam Bộ xong, chúng đã nhanh chóng lắp đặt ở đây nhiều ụ đại pháo và sau đó phát triển thành phòng tuyến quân sự quy mô kiên cố. Việc tổ chức phòng tuyến Vũng Tàu nhằm tạo ra hành lang chiến lược quân sự, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho cửa ngõ vùng đất Đông Nam Bộ mà thực dân trực tiếp cai trị, bảo đảm cho nơi neo đậu của các hạm đội Pháp hoạt động ở Viễn Đông, bảo đảm cho Vũng Tàu là thành phố nghỉ mát và dưỡng bệnh của quân đội thực dân.

Phòng tuyến Vũng Tàu hình thành làm ba cụm lớn, liên hoàn với nhau trên các điểm cao Núi Nhỏ, Núi Lớn với tất cả 23 khẩu đại pháo cỡ đạn 140mm-300mm. Ba trận địa pháo này được khởi công xây dựng từ năm 1895. Toàn quyền Đông Dương không quên nhấn mạnh thời hạn hoàn thành: “Phải xây dựng Vũng Tàu thành một nơi đủ mạnh, công việc xây dựng các trận địa pháo phải được thực hiện xong trước năm 1897”.

Từ Cầu Đá, du khách có thể đến trận địa pháo Cầu Đá theo đường lên ngọn Hải Đăng, Vũng Tàu, hoặc theo lối vào Tịnh xá Ngọc Bích, chùa Bửu Sơn hoặc con đường nhỏ kế bên khách sạn Hải Âu, đường Hạ Long, trận địa nằm ở độ cao 15m bên sườn nam Núi Nhỏ, có 4 khẩu đại pháo nòng dài 5,5m, cở đạn 240mm bố trí theo hình cánh cung, nòng hướng ra biển Bãi Trước – Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh, tạo nên tầm quan sát và tầm bắn rộng. Các khẩu pháo bố trí cách đều nhau 18m, có thể quay tròn 3600 trên mâm pháo, nâng cao hay hạ thấp tầm bắn nhờ hệ thống truyền động tầm hướng bằng bánh răng cưa.

Cùng với trận địa pháo trên Núi Nhỏ, Núi Lớn trận địa Cầu Đá Bãi Trước hợp thành một quần thể di tích lịch sử, đã được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích quốc gia.

Di tích lịch sử chiến khu Rừng Sác Cần Giờ

Chiến khu Rừng Sác – địa danh gắn liền với các chiến sỹ đặc công Đoàn 10 anh hùng. 40 năm sau chiến tranh, những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu, hy sinh anh dũng của họ vẫn còn vang mãi.

Rừng Sác (huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh) ngày ấy được xem là căn cứ nổi, sát nách Sài Gòn – Gia Định về hướng đông nam, nơi có con sông Lòng Tàu là “cổ họng” vận chuyển, tiếp tế hậu cần cho bộ máy chiến tranh khổng lồ với hàng triệu quân Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Trung đoàn 10 Bộ đội Đặc công Rừng Sác (thành lập 15/4/1966) có nhiệm vụ thọc sâu áp sát, bám trụ bằng mọi giá chiếm giữ khu Rừng Sác để tiến công liên tục vào kho tàng, bến cảng, cơ quan đầu não, sào huyệt bộ máy chiến tranh Mỹ-chính quyền Sài Gòn

Di tích lịch sử Chiến khu Rừng Sác Cần Giờ (trước đây tên gọi là Lâm viên Cần Giờ) với diện tích 2.215,45 ha, trong đó có 514 ha đã và đang được khai thác để phục vụ du lịch. Ở đây có đầy đủ các loài và sinh cảnh của một tiểu vùng mang tính đặc trưng nhất của hệ sinh thái rừng ngập mặn. Nơi đây còn khoanh nuôi được nhiều đàn khỉ với tổng số khoảng hơn 1.000 con, sống hoàn toàn trong điều kiện tự nhiên và rất dạn dĩ với con người. Nơi này đã và đang hoàn chỉnh các hệ thống nhà nghỉ trong rừng, nhà ăn uống, cửa hàng bán sản vật đặc trưng của vùng rừng ngập mặn, nhà truyền thống, phòng trưng bày hiện vật phục chế, khảo cổ học…

Nằm bên trong Di tích lịch sử Chiến khu Rừng Sác Cần Giờ là Khu căn cứ Cách mạng Rừng Sác, nơi đây được công nhận là Khu di tích lịch sử cấp Quốc gia, Khu căn cứ này đã được nhiều người biết đến qua quá khứ hào hùng của Đội Đặc công Rừng Sác. Căn cứ đã được xây dựng và tái hiện lại toàn bộ quang cảnh sinh hoạt và chiến đấu của các anh hùng khi xưa. Đây là điểm nổi bật và thu hút được nhiều sự quan tâm của du khách.

Điểm du lịch này đang được khai thác với mức vé vào cổng là 35.000đ/người, vé cano vào Khu Căn cứ Rừng Sác là 600.000đ/lượt đi và về.

Địa chỉ: Đường Rừng Sác, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Rừng Sác (nay thuộc huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh) nằm ngay vùng ven Sài Gòn, là nơi khắc ghi dấu ấn của Đoàn 10 đặc công Rừng Sác (Đoàn 10) với những chiến công hiển hách. Với lối đánh “xuất quỷ, nhập thần”, bất ngờ và táo bạo, Đoàn 10 đã nhiều lần chia cắt tuyến vận chuyển hàng hóa, vũ khí của Mỹ chi viện cho chính quyền Ngụy ở Sài Gòn.

Những chiến công hiển hách của Đoàn 10 Anh hùng

Trải qua 9 năm (từ năm 1966 – 1975), Đoàn 10 đặc công Rừng Sác đã đánh gần 600 trận lớn, nhỏ, loại khỏi vòng chiến đấu 6.200 tên địch. Nhưng trên hết, các chiến sỹ đặc công đã chia cắt nguồn cung ứng của Mỹ cho Sài Gòn, với những trận đánh để đời, khiến địch trở tay không kịp…

Đội quân “kỳ lạ”

Năm 1965, đế quốc Mỹ thất bại trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, chuyển sang “Chiến tranh cục bộ”, đưa quân Mỹ, chư hầu cùng các phương tiện chiến tranh ồ ạt vào miền Nam Việt Nam. Địch xác định sông Lòng Tàu là đường giao thông thủy huyết mạch cho việc vận tải quân sự từ biển Đông về nội đô Sài Gòn.

Trước tình hình đó, đánh giá địa bàn Rừng Sác là nơi có tính chất chiến lược quan trọng, ngày 15/4/1966, Bộ Chỉ huy Miền ra quyết định thành lập Đặc khu quân sự Rừng Sác (Mật danh T10, sau đổi tên thành Đoàn 10 đặc công Rừng Sác), với nhiệm vụ chủ yếu là án ngữ đường thủy chiến lược trên sông Lòng Tàu, phá hủy các kho tàng, bến bãi của địch và bảo vệ bàn đạp cho lực lượng tiếp tế của ta.

Ông Nguyễn Minh Tâm, Phó Giám đốc Khu Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi (đơn vị Chủ đầu tư Dự án tôn tạo Khu Di tích lịch sử chiến khu Rừng Sác) cho rằng, nếu địa đạo Củ Chi là “căn cứ chìm” thì Đặc khu quân sự Rừng Sác là “căn cứ nổi”. Trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt của một chiến khu trên mặt nước, lại ở vị trí “sân sau” của kẻ thù, để đảm bảo sự tồn tại và tiến công được, lực lượng đặc công Rừng Sác phải xây dựng theo hướng đặc công hóa toàn bộ về tổ chức và hoạt động.

Vì thế, Đoàn 10 đặc công Rừng Sác được thành lập với phương châm bám dân, bám đất, bám vào địa hình dày đặc sông rạch, len lỏi trong các vùng nhân dân che chở để xây dựng thế trận lòng dân; đồng thời thực hiện nhiệm vụ bằng mọi cách đánh địch trên các dòng sông để tiêu diệt sinh lực địch và nguồn cung ứng của địch cho Sài Gòn.

Một trong những trận nổi tiếng diễn ra khi Đoàn 10 mới thành lập là trận đánh tàu Victory vào tháng 8/1966. Thời điểm này, Mỹ đưa tàu Victory chở khoảng 100 xe tăng, thiết giáp; 2 máy bay trực thăng, 20 tấn lương thực, thực phẩm… cung cấp cho một sư đoàn Mỹ, chuẩn bị cho chiến dịch mùa khô lần thứ nhất 1966 – 1967.

Dưới sông, tàu địch tuần tra liên tục, trên trời máy bay quần thảo; trên bộ biệt kích phục dày đặc. Các chiến sỹ đặc công Rừng Sác phải ngâm mình dưới nước, chôn mình ngụy trang dưới bùn. Sau hơn một tháng chuẩn bị và lên kế hoạch, sáng 23/8, khi tàu Victory đi qua, hai quả thủy lôi của chiến sỹ Đoàn 10 đã làm nổ tung con tàu với trọng tải hơn 10.000 tấn cùng khí giới chìm xuống lòng sông.

Với lối đánh bất ngờ, táo bạo và đầy sáng tạo, trong kháng chiến chống Mỹ, Đoàn 10 Rừng Sác đã loại khỏi vòng chiến đấu 6.200 tên địch, đánh chìm và đốt cháy 356 tàu chiến đấu; đánh đắm 13 tàu vận tải từ 8.000 – 13.000 tấn, bắn cháy 145 tàu vận tải khác, bắn rơi 29 máy bay trực thăng; thiêu hủy 110 nghìn tấn bom đạn, 250 triệu lít xăng dầu của địch…

Chính lối đánh “xuất quỷ nhập thần”, bất ngờ táo bạo của Đoàn 10, đã buộc Tướng Mỹ W. Westmoreland, Tổng Chỉ huy lực lượng viễn chinh Mỹ ở miền Nam Việt Nam phải thừa nhận, những người lính Mỹ ở đây đã gặp phải “một cuộc chiến đấu kỳ lạ trong một cuộc chiến tranh kỳ lạ”.

Chia cắt địch

Cựu chiến binh, Đại úy Cao Hùng Ngọt, nguyên Đội trưởng Đội 5 (cấp Đại đội, Đoàn 10 đặc công Rừng Sác), năm nay đã 79 tuổi, vẫn nhớ như in về trận đánh Tổng kho xăng dầu Nhà Bè năm xưa, bởi đây là trận đánh vang danh của Đội 5, tập thể hai lần được phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân chỉ trong 3 năm (1972 và 1975).

Sau Mậu Thân 1968, địch đem quân càn quét khắp nơi, Đội 5 do ông Cao Hùng Ngọt cũng như nhiều đơn vị khác của Đoàn 10 bị thiệt hại nặng nề. Đại úy Cao Hùng Ngọt cho biết, để tăng cường lực lượng cho Đoàn 10, cấp trên đã chi viện “đặc công khô” từ miền Bắc về Rừng Sác. Chính nhờ vậy, trận đánh Tổng kho xăng dầu Nhà Bè năm 1973 được ghi nhận là chiến tích đặc biệt với lối đánh “đồng hóa đặc công khô và đặc công nước”.

Tư liệu “Lịch sử về Trung đoàn 10 Rừng Sác anh hùng” ghi lại rất rõ trận đánh “vang danh” ở Tổng kho xăng dầu Nhà Bè. Từ một thương cảng, Mỹ đã biến Kho xăng dầu Nhà Bè thành quân cảng tiếp nhận nguyên liệu, xăng dầu phục vụ cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, trong đó có các hãng xăng dầu lớn trên thế giới. Số lượng xăng dầu tại đây đủ cung ứng cho 60% nhu cầu xăng dầu dân sự và quân sự của miền Nam.

Để thực hiện kế hoạch, Đoàn 10 thống nhất giao nhiệm vụ cho Đội 5, do Đội trưởng Cao Hùng Ngọt chỉ huy chung, tổ chức một đội gồm 8 đồng chí có tăng cường thêm các chiến sỹ giỏi của đơn vị khác.

“Tháng 2/1973, cấp trên giao cho Đội 5 đi thâm nhập thực tế, tìm lối vào kho xăng dầu vốn được canh chừng cẩn mật với nhiều lớp bảo vệ. Phải mất 5 tháng nghiên cứu, nắm thông tin, chúng tôi mới tìm được cách tấn công vào kho xăng dầu. Qua đó, đơn vị đã chuẩn bị lực lượng, sa bàn và khối lượng thuốc nổ có thể công phá cả kho xăng dầu rộng lớn. Khi kế hoạch được phê chuẩn, Đội 5 sẵn sàng cho trận đánh vào cuối năm 1973.”, ông Cao Hùng Ngọt nhớ lại.

Với kỹ thuật đánh đặc công, phối hợp nhịp nhàng và lòng quả cảm, 8 dũng sĩ của Đoàn 10 đặc công Rừng Sác đã vượt qua các trạm gác, chướng ngại vật để thâm nhập vào các vị trí then chốt của kho xăng dầu. Giữa đêm khuya, vụ nổ lớn đồng loạt đã làm rung chuyển Sài Gòn, lửa cháy ngùn ngụt suốt 12 ngày đêm… khiến địch phải xả dầu ra sông để tránh nguy cơ lan rộng. Thiệt hại của địch vô số kể, nhất là nguồn nguyên liệu của Mỹ cung ứng cho miền Nam bị thiếu hụt trầm trọng, ảnh hưởng đến kế hoạch chung.

Kể về đêm lịch sử đó, ông Cao Hùng Ngọt cho biết: Do lối vào gặp khó khăn với 12 lớp hàng rào bảo vệ, nên phải đến gần 1 giờ ngày 3/12, anh em trong đội mới đồng loạt cho nổ được Tổng kho. Trận đó, chúng tôi đánh nổ 80 kg thuốc nổ C4 ở 80 vị trí khác nhau, bởi các thùng chứa xăng dầu được sản xuất bằng vỏ gang rất dày.

Ông Cao Hùng Ngọt chia sẻ, sau khi hoàn thành nhiệm vụ đánh nổ kho xăng dầu, anh em trong đội nhanh chóng tìm lối thoát ra. Tuy nhiên, do đây là nơi được canh gác cẩn mật, “vào dễ khó ra”, hai đồng đội của ông là Nguyễn Công Bao và Phạm Văn Tiềm đã bị địch bắt giữ lúc 8 giờ. Để bảo vệ tuyệt đối bí mật tổ chức, cả hai đồng chí ấy đã tự sát khi bị địch bắt lên tàu.

Gắn bó hơn 10 năm ở Đoàn 10 (từ năm 1966 đến 1977), Thiếu tướng Trần Thành Lập, nguyên Chính ủy Đoàn 10 đặc công Rừng Sác ấn tượng nhất là trận đánh Tổng kho xăng dầu Nhà Bè. Ở tuổi gần 90, trí nhớ đã giảm, không còn nhớ những chi tiết, nhưng hình ảnh ngọn lửa bùng cháy rực trời Sài Gòn mãi không phai trong tâm trí ông.

Phân tích về chiến công năm xưa, Thiếu tướng Trần Thành Lập cho rằng, nhờ chúng ta nghiên cứu kỹ vị trí, cách thức vận hành của địch nên đã chọn đúng điểm đột phá. Với quân số chỉ 8 người (chưa đầy 1 tiểu đội), Đội gồm những chiến sỹ rất giỏi, đã thực hiện thành công nhiệm vụ, tiêu hủy 250 triệu lít xăng dầu, 12 bồn butagas, 1 tàu tải trọng lớn và các kho chứa hàng hóa của địch.

Theo Thiếu tướng Trần Thành Lập, các chiến sỹ đặc công Đoàn 10 đã đánh chìm nhiều tàu vận tải quân sự của Mỹ trên sông Lòng Tàu. Đây là tuyến huyết mạch của Mỹ trong vận chuyển hàng hóa, khí tài quân sự từ biển vào chi viện cho Mỹ – Ngụy. Do đó, việc “phá vỡ, chia cắt” này có ý nghĩa quan trọng nhằm giảm sức mạnh của đối phương.

Chính những trận đánh trên sông Lòng Tàu, ở cảng Nhà Bè của Đoàn 10 đặc công Rừng Sác phá hủy nhiều tàu vận tải quân sự cỡ lớn của địch, có trận đánh chìm hàng chục tàu quân sự của Mỹ… đã làm hạn chế sự vận chuyển tiếp tế đường giao thông huyết mạch của Mỹ cho chiến trường miền Nam. Đây là những thiệt hại to lớn, ảnh hưởng đến kế hoạch chung của Mỹ – Ngụy trong chiến tranh./.

Ký ức một thời trai trẻ tại Chiến khu Rừng Sác

Được hình thành khá đặc biệt trong chiến tranh giải phóng miền Nam, Đoàn 10 đặc công Rừng Sác gắn mình với vùng “rừng thiêng, nước độc” để chia cắt nguồn tiếp tế cho Mỹ – Ngụy ở Sài Gòn. Những tháng ngày “chìm nổi” trong vùng sông nước ven đô Sài Gòn là những ngày đầy ắp kỷ niệm oai hùng một thời trai trẻ của chiến sỹ Rừng Sác năm xưa…

Sống với dân, bám lấy rừng

Địa bàn Rừng Sác, nhất là khu phía Tây sông Lòng Tàu thường xuyên bị địch phong tỏa, nên rất khó khăn. Nhiều thời kỳ, các chiến sỹ Đoàn 10 ở đây thiếu gạo, phải giã lúa bằng nửa vỏ đạn 105 ly để có chút ít gạo nuôi thương binh; nấu cất nước mặn thành nước ngọt chia nhau chống khát. Để tránh tai mắt của địch, Đoàn 10 phải nối với cơ sở, mùa gặt dân giấu lúa ở ruộng, đêm quân ta đột nhập vào lấy lúa chống đói qua ngày.

Mô hình Chiến sỹ rừng Sác Cần Giờ

Là dân địa phương, ông Huỳnh Đồng (nguyên Trung đội trưởng Trinh sát – Đoàn 10) cho biết, mỗi khi vào bưng (khu đất không ngập nước được bộ đội chọn làm nơi trú quân) phải dậy sớm nấu nước, ăn uống rồi đi tới bưng.

Ông Huỳnh Đồng nhớ lại: “Đi gần tới đó là đi ngược (lùi), vừa đi vừa xóa dấu vết. Bưng thường có chỉ chừng một mẫu và mình núp ở đó. Xe tăng của nó, tàu chiến của nó chạy vòng vòng bên ngoài. Chiều gần tối thì trở ra. Lính Mỹ càn theo la bàn, núp dưới bờ nước thấy chân lính Mỹ”.

Cả cuộc đời gắn với vùng Rừng Sác, ông Huỳnh Đồng cho biết, người dân ở đây rất yêu quý bộ đội, luôn sẵn sàng tiếp ứng lương thực, thực phẩm cho Đoàn 10 khi có thể. Và cũng chính vì gắn với dân, được người dân bảo vệ, nên căn cứ Rừng Sác đã luôn đứng vững trước những đợt càn quét của địch.

Trong khi đó, từng tham gia chiến dịch Bình Giã (Bà Rịa – Vũng Tàu), nhưng bà Phạm Thị Nhung, nguyên y tá Đoàn 10 đặc công Rừng Sác (hiện ở thị trấn Cần Thạnh, Cần Giờ) cho biết: “Ở Rừng Sác khó khăn lắm, thiếu hụt đủ thứ, nước uống không có (vùng ngập mặn) nên phải nấu nước cất cho bộ đội uống. Mỗi ngày nấu “cật lực” cũng chỉ được khoảng 20 lít”.

“Phương châm bám đất, bám dân đã giúp Đoàn đặc công Rừng Sác hoàn thành nhiệm vụ suốt từ khi thành lập đến ngày giải phóng miền Nam. Cũng nhờ dân mến, dân thương, đùm bọc, che chở, cung cấp nhiều nhu yếu phẩm cần thiết đã giúp những chiến sỹ đặc công Rừng Sác vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”, bà Phạm Thị Nhung chia sẻ.

Trải qua 9 năm ác liệt ở Rừng Sác, dù khó khăn, gian khổ, nhưng các chiến sĩ Đoàn 10 thề quyết giữ địa bàn, một tấc không đi, một ly không rời trận địa nếu không có lệnh của cấp trên. Chính tinh thần ấy đã giúp họ bám trụ chiến đấu, cùng Đảng bộ huyện Duyên Hải (nay là huyện Cần Giờ) xây dựng phong trào cách mạng địa phương cho đến ngày toàn thắng.

Cũng vì những khó khăn đó, với những người như bà Nhung, họ không chỉ làm nhiệm vụ của một y tá, mà còn gánh vác thêm công tác hậu cần, văn công. “Vết thương lành nhanh cũng một phần do tinh thần tốt. Chính những câu hát, những buổi văn nghệ đã tiếp thêm sức mạnh cho những người lính bị thương”, bà Phạm Thị Nhung nhớ lại.

Những con người vào sinh ra tử

“Rừng Sác là nhà, bến cảng, kho tàng là trận địa, sông Lòng Tàu là quyết chiến điểm – có lệnh là đánh – hoàn cảnh nào cũng đánh – đã đánh là thắng”, như một bài ca ra trận để những chiến sĩ Rừng Sác làm nên những chiến tích oai hùng. Với tư chất của một người lính cụ Hồ, nhất là bộ đội đặc công vốn sáng tạo, gan dạ, trung kiên, nên dù trong hoàn cảnh gian khó, nguy hiểm, họ không bao giờ chùn bước. Nhờ đó, những nhiệm vụ tưởng như “bất khả thi” cũng được hoàn thành.

Ở độ tuổi 77, ông Huỳnh Đồng vẫn nhớ như in về trận đánh tàu chuyển quân của Mỹ năm xưa, qua đó tránh được trận càn khốc liệt của địch đối với vùng Rừng Sác. Năm 1970, địch lên kế hoạch mở trận càn lớn từ Rừng Sác về Long Thành (Đồng Nai), Đoàn 10 được giao nhiệm vụ bẻ gãy trận càn trước khi chúng kịp tiến hành, bởi nếu để địch thực hiện được ý đồ, quân ta sẽ tổn thất nặng nề.

Mô hình chiến sĩ cấp cứu tại Rừng Sác Cần Giờ

“Tôi khi đó là Trung đội trưởng Đội trinh sát (Đoàn 10), nhận nhiệm vụ bố trí lực lượng theo dõi tàu của địch đưa quân lên tuyến Rừng Sác để chuẩn bị cho trận càn. Xác định mục tiêu chính, tôi cùng 2 đồng đội được trang bị 2 khẩu AK và một khẩu B41 cùng 3 quả đạn tiến hành mai phục ở ấp Bàu Bông, gần Thị Vải, chỉ cách luồng tàu địch khoảng 100m”, ông Huỳnh Đồng kể lại.

Lúc đó, khoảng 22 giờ của đêm trăng đầu tháng 5, tháng 6, quân địch tập trung ở khu vực Long Sơn để chuẩn bị cho ngày mai càn xuống Long Thành. Địch rút quân theo từng đợt tàu hải quân, lúc 5 chiếc, lúc 7 chiếc, lúc 3 chiếc. Lúc này, ông Huỳnh Đồng không cho nổ súng, anh em đi cùng sốt ruột nhắc “mình mà không nổ súng, mai chúng nó càn lên là mình bị kỷ luật liền đó”.

Trước tình hình “căng như dây đàn”, ông Huỳnh Đồng vẫn bảo anh em chờ đợi thời cơ. Một lúc sau, nước lớn xuống, mặt trăng gần lặn, phát hiện một tàu xuống chỉ một mình, đây là loại tàu đặc biệt, chuyên chuyển quân.

“Khi nào tao bắn, thằng Năm và thằng Thành hướng bắn góc 45 độ, không được bắn chính diện dễ bị phụt lại (bị lộ). Bắn một phát, nó tấp ngay vào bờ, ngay công sự mình và bốc cháy. Lúc này, trên tàu có khoảng 150 tên Mỹ. Ngay lập tức, mấy chiếc tàu của địch ở phía Vũng Tàu bắn lên rào rào, toàn 40 ly”, ông Huỳnh Đồng kể lại khoảnh khắc lúc đó.

Ông Huỳnh Đồng cho biết: “Dù tàu địch liên tục rọi đèn pha, nhưng nhờ lửa chiếc tàu cháy đó che mà chúng tôi rút về an toàn tới Gò Cát, trong người vẫn còn 2 trái đạn. Sáng hôm nay, địch rút quân để lại các xác tàu trên sông và ba đứa tôi, mỗi đứa được một cái giấy khen”.

Nhưng nhắc đến Đoàn 10 anh hùng là phải nhắc đến chiến sĩ Đội 5, đơn vị hai lần được tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân, với những chiến tích oai hùng của cả tập thể và cá nhân. Sau khi hoàn thành khóa huấn luyện năm 1964, chàng trai trẻ quê Thanh Hóa Cao Hùng Ngọt (nguyên Đội trưởng Đội 5 – Đoàn 10 đặc công Rừng Sác), cùng đồng đội của Đoàn 126 Hải quân hành quân vào chi viện cho miền Nam. Đến Lộc Ninh (Bình Phước), đơn vị của ông được chia thành hai nhánh, trong đó nhánh của ông tiến về Đông Nam Sài Gòn với mục tiêu là Rừng Sác, nơi mà ông hoàn toàn “mờ tịt” về địa hình, thông tin.

Với Đại úy Cao Hùng Ngọt, tâm trí ông luôn khắc ghi hai trận đánh “để đời”. Ngoài trận đánh Tổng kho xăng dầu Nhà Bè do ông chỉ huy chung, trận còn lại có ý nghĩa đặc biệt với cá nhân ông. Đó là tháng 7/1972, đội của ông nhận lệnh đánh tàu vận tải 7.000 tấn của Mỹ trên sông Lòng Tàu. Khi đang di chuyển trong làn nước hướng về mục tiêu, đồng đội đi cùng bất ngờ bị đau phải quay trở lại.

“Lúc này, trong đầu tôi rất căng thẳng, nếu bỏ mục tiêu sẽ mất cơ hội, không thể rút lui được. Với khí chất “hoàn cảnh nào cũng đánh”, tôi đã nhờ vào lực nâng của nước sông để di chuyển khối thuốc nổ khoảng 70 kg hướng về phía tàu Mỹ. Đêm 20/7/1972 đó thật đặc biệt, tôi đã một mình đánh chìm con tàu 7.000 tấn của địch để hoàn thành nhiệm vụ tổ chức giao”, ông Cao Hùng Ngọt chia sẻ đầy tự hào.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Mai (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh), trong kháng chiến chống Mỹ, căn cứ Rừng Sác của các chiến sỹ Trung đoàn 10 đã trở thành “tử địa” với kẻ thù, bởi các chiến sỹ đã phát huy thế trận chiến tranh nhân dân, với lối đánh du kích sáng tạo. Đặc công Rừng Sác đã ghi vào lịch sử dân tộc những trang vẻ vang, oanh liệt. Nơi đây, các thế hệ người Việt Nam và bạn bè quốc tế có thể tìm đến, lắng đọng và tự hào về một thời gian lao mà anh dũng của các chiến sỹ đặc công Rừng Sác và nhân dân Cần Giờ.

Với những chiến công hiển hách của cả tập thể cũng như từng chiến sỹ, ngày 23/9/1973, Đoàn 10 đặc công Rừng Sác được tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân. Đến nay, Đoàn 10 có 3 tập thể, 9 cán bộ, chiến sỹ được tuyên dương, truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân, riêng Đội 5 được hai lần tuyên dương.

Cho Rừng Sác mãi xanh tươi

Chiến tranh đã lùi xa hơn 40 năm, Rừng Sác năm xưa đã có nhiều thay đổi. Chiến khu bị giặc Mỹ ném bom, rải chất độc hóa học tan hoang năm xưa nay đã một màu xanh tốt.

Đó là nỗ lực của Thành phố Hồ Chí Minh cũng như người dân Cần Giờ, bởi đây không chỉ là “lá phổi xanh” của Thành phố, mà nơi đây chất chứa bao kỷ niệm, chiến tích oai hùng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Giữ màu xanh Rừng Sác

Thiếu tướng Trần Thành Lập, nguyên Chính ủy Đoàn 10 đặc công Rừng Sác là người trải qua nhiều cuộc chiến đấu: Kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ, chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh biên giới phía Bắc. Nhưng trong tâm khảm một người lính, cuộc kháng chiến chống Mỹ ở chiến trường Rừng Sác luôn rất đặc biệt, một thời oai hùng gắn với những chiến công hiển hách.

Bồi hồi ôn lại những kỷ niệm trong kháng chiến, Thiếu tướng Trần Thành Lập ngập ngừng kể về những người đồng đội đã ngã xuống ở vùng Rừng Sác. Trong đó, hơn 500 liệt sỹ vẫn chưa tìm được hài cốt, bởi đây là vùng sông nước, thủy triều lên xuống cuốn trôi từng ngôi mộ. Cũng bởi trên vùng đất Rừng Sác Cần Giờ còn rất nhiều liệt sỹ ngã xuống chưa tìm được mộ, Thiếu tướng Trần Thành Lập mong muốn huyện Cần Giờ sẽ xây dựng nơi đây trở thành một địa điểm du lịch về nguồn, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Để những chiến công, sự hy sinh xương máu của cha anh mãi được khắc ghi.

Rừng Sác ngày nay

Dẫn chúng tôi đi vào khu vực các phần mộ của liệt sỹ Đoàn 10 ở Nghĩa trang Liệt sỹ Rừng Sác, bà Phạm Thị Nhung (nguyên cán bộ Y tá Đoàn 10 đặc công Rừng Sác) chia sẻ, ở đây chỉ mới có mộ của một số anh em trong Đoàn, nhiều liệt sỹ chưa tìm được phần mộ. Thời gian qua nhanh, nước cuốn trôi lớp đất phủ trên những ngôi mộ được chôn vội vã giữa những trận chiến… Hy vọng, lớp trẻ ngày nay sẽ gìn giữ, phát huy được Khu Di tích lịch sử Rừng Sác oai hùng, xây dựng nghĩa trang thành một nơi về nguồn, giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ mai sau.

Sau khi rời quân ngũ năm 1987, ông Cao Hùng Ngọt không về quê hương Thanh Hóa, mà tiếp tục gắn bó với vùng Rừng Sác, bởi với ông đây là nơi lưu giữ những chiến công của cá nhân ông cũng như đơn vị; nơi những người dân đã bao bọc Đoàn 10 trong những ngày tháng gian lao nhất. Đây cũng là vùng đất mà biết bao đồng đội của ông đã ngã xuống. Nhìn về con sông Lòng Tàu cùng hàng cây phía xa, ông muốn Rừng Sác rồi đây tiếp tục xanh tươi và mãi khắc khi chiến tích của Đoàn 10 năm xưa…

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Mai (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh), trong chiến tranh, để đối phó với đặc công, Mỹ ngụy đã dùng chất độc hóa học hủy diệt Rừng Sác, cứ mỗi hecta bị nhuộm gần 60 lít chất độc. Thảm thực vật bị hủy hoại trơ trọi, Cần Giờ mang đầy thương tích chiến tranh. Với quyết tâm khôi phục lại “lá phổi xanh” và vùng dự trữ sinh quyển, Thành phố Hồ Chí Minh đã huy động sức trẻ của lực lượng thanh niên xung phong, phục hồi hơn 31.000 ha rừng.

Ngày 8/12/2010, Thường trực Thành ủy đồng ý chủ trương giao cho Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh tôn tạo, tái hiện Di tích lịch sử chiến khu Rừng Sác, nhằm tôn vinh những chiến công của đồng bào, cán bộ, chiến sỹ đã sống, chiến đấu, hy sinh anh dũng tại chiến khu Rừng Sác; qua đó giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng cho thế hệ sau, đồng thời kết hợp du lịch sinh thái, bảo tồn, phát triển khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.

Đưa du lịch cất cánh

Năm 2012, UBND Thành phố Hồ Chí Minh có công văn giao cho Khu Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi làm chủ đầu tư dự án tái hiện, tôn tạo Di tích lịch sử chiến khu Rừng Sác.

Theo ông Nguyễn Minh Tâm, Phó Giám đốc Khu Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, đến nay, Dự án đã được UBND Thành phố phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/5.000 và nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 Khu trung tâm 2. Trong tương lai, khi dự án hoàn thành đưa vào hoạt động, đây sẽ là một địa chỉ đỏ về nguồn, có ý nghĩa giáo dục lịch sử, một địa điểm tham quan du lịch sinh thái, trải nghiệm đầy thú vị của Thành phố và huyện Cần Giờ.

Theo quy hoạch phát triển du lịch huyện Cần Giờ đến năm 2020 được UBND Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt, Cần Giờ sẽ trở thành một trung tâm du lịch sinh thái theo 3 phân khu chức năng chính gồm du lịch sinh thái biển, khu du lịch sinh thái rừng và khu du lịch sinh thái nông nghiệp. Trong đó, khu du lịch sinh thái biển sẽ tập trung tại các điểm ven biển Cần Thạnh – Long Hòa, xã đảo Thạnh An và núi Giồng Chùa.

Bên cạnh đó, Cần Giờ đang triển khai tôn tạo, nâng cấp các điểm du lịch như bãi biển 30/4 ở xã Long Hòa, Khu Du lịch hoang dã Lâm Viên với Khu căn cứ kháng chiến Rừng Sác, Khu núi đá Giồng Chùa (Thạnh An), các khu di chỉ khảo cổ… Hiện Cần Giờ đang được khá nhiều công ty du lịch quan tâm đầu tư, mở tuyến đưa khách tham quan.

Hiện nay, lượng khách đến tham quan Di tích lịch sử chiến khu Rừng Sác hàng năm đều tăng, trung bình mỗi năm đơn vị tiếp đón và phục vụ gần 300.000 lượt khách, trong đó có gần 200.000 lượt khách du lịch quốc tế. Tuy nhiên, tiềm năng du lịch chỉ được phát triển và khai thác tốt nếu huyện có công trình về giao thông, dịch vụ nhà vệ sinh, nhà chờ, nhà nghỉ… Trong đó, những khó khăn về giao thông khiến nơi đây chưa phát huy được tiềm năng về du lịch. Hiện nay, phà Bình Khánh vẫn là phương tiện duy nhất kết nối Cần Giờ với trung tâm Thành phố.

Giữa tháng 4/2019, Sở Quy hoạch Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố thiết kế cầu Cần Giờ, với hình tượng cây đước, loại cây đặc trưng của vùng Rừng Sác. Việc xây dựng cầu được đánh giá là đặc biệt cấp thiết, thay thế phà Bình Khánh để kết nối huyện Cần Giờ với trung tâm Thành phố cũng như các khu vực lân cận, hình thành tuyến kết nối giao thông trực tiếp với khu vực ven biển phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh.

Ông Nguyễn Quyết Thắng, Bí thư Huyện ủy Cần Giờ cho biết, hiện công tác kêu gọi đầu tư có nhiều thuận lợi do Trung ương và Thành phố có sự quan tâm, chấp thuận chủ trương đầu tư một số dự án mang tầm chiến lược tại địa phương như Dự án đầu tư xây dựng cầu Cần Giờ, Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ, tuyến phà kết nối Cần Giờ – Vũng Tàu… Đây là động lực thúc đẩy kinh tế huyện phát triển trong thời gian tới, đặc biệt là ngành Du lịch.

Đã hơn 44 năm sau ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Rừng Sác ngày nay đã có nhiều đổi thay, không còn là cánh rừng hoang tàn do bom đạn địch dày xéo… Dù vậy, nơi đây vẫn luôn mãi khắc ghi chiến công lẫy lừng của Đoàn 10 đặc công Rừng Sác, với những chiến sỹ dũng cảm, quên mình cho Tổ quốc. Để hôm nay, Rừng Sác đã trở thành một “địa chỉ đỏ”, nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho lớp trẻ, đồng thời là nơi du lịch sinh thái gắn với địa danh lịch sử, động lực phát triển kinh tế – xã hội cho huyện Cần Giờ.

Địa chỉ và giá vé Chiến khu rừng Sác Cần Giờ

Điểm du lịch này đang được khai thác với mức vé vào cổng là 35.000đ/người, vé cano vào Khu Căn cứ Rừng Sác là 600.000đ/lượt đi và về.

Địa chỉ: Đường Rừng Sác, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh.

Xem thêm: Khám phá rừng ngập mặn Cần Giờ

Tiến Lực – Xuân Khu (TTXVN)

Đặt vé tàu cao tốc Trần Đề đi Côn Đảo (Sóc Trăng – Côn Đảo)

Đặt vé tàu cao tốc Trần Đề đi Côn Đảo và khám phá những địa danh nổi tiếng với nhiều di tích đặc biệt cấp Quốc gia như Nhà tù Côn Đảo, nghĩa trang Hàng Dương, Cầu tàu 914…. và trải nghiệm hành trình đầy thú vị ở những thắng cảnh trong Vườn Quốc Gia Côn Đảo.

Bãi biển hoang sơ tại Côn Đảo

Với giá tốt nhất chỉ từ 320,000 VND, bạn dễ dàng sở hữu vé tàu cao tốc từ cảng Trần Đề (huyện Trần Đề, Sóc Trăng) đi Côn Đảo chỉ với vài thao tác đơn giản. Hãy cùng taucaotoc.vn khám phá thông tin về tuyến tàu cao tốc Trần Đề đi Côn Đảo nhé !

Cập bến xuống cảng Bến Đầm, chạy theo đường dọc bờ biển khoảng 15km nữa, bạn sẽ đén trung tâm thị trấn Côn Sơn, nơi tập trung đông dân cư nhất tại Côn Đảo và là nơi liền kề các điểm di tích lịch sử của Cụm di tích đặc biệt cấp Quốc gia Côn Đảo.

Có thể nói Côn Đảo là một trong những điểm đến bạn nhất định nên đến một lần trong đời. Tại côn Đảo, bạn sẽ được trải nghiệm những hoạt động thú vị như ngủ đêm trên Hòn Bảy Cạnh, lặn biển ngắm san hô, tham quan những điểm đến linh thiêng như Nghĩa trang Hàng Dương, viếng mộ nữ anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu, du lịch tâm linh tại Chùa Núi Một, An Sơn Miếu. Đồng thời, thưởng thức những món đặc sản, hải sản tuyệt vời như Ốc Vú Nàng, Cua Mặt Trăng, Tôm Mũ Ni, Sá Sùng,….

Các chuyến tàu cao tốc phổ biến đi Côn Đảo

Đặt tàu cao tốc Vũng Tàu – Côn ĐảoMua vé tàu cao tốc Cần Thơ đi Côn ĐảoVé tàu cao tốc Trần Đề – Côn Đảo
Tàu cao tốc Trần Đề – Côn Đảo

Thời điểm tốt nhất để du lịch Côn Đảo

Côn Đảo gắn với du lịch biển đảo, những người dân gian đi biển thường có câu nói “Gió tháng ba – bà già đi biển” ngụ ý nói rằng đây là thời điểm biển êm nhất trong năm, chính vì vậy, thời gian từ ra tết đến hết mùa hè, từ tháng 3 đến hết tháng 9 hằng năm là thời gian tốt nhất để đi du lịch Côn Đảo. Tuy nhiên, từ tháng 10 đến tháng 2, mặc dù vùng biển Côn Đảo thường có sóng lớn do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nhưng vì thời gian này là mùa khô nên luôn có ánh nắng chan hòa và cũng là thời gian đáng để đến Côn Đảo.

Ngày nay, những con tàu được đóng mới, được trang bị những trang thiết bị hiện đại nhằm hạn chế những con sóng dữ nên việc đi từ bờ ra đảo cũng vô cùng thuận lợi và ít bị hạn chế bởi thời tiết, ngoại trừ những ngày sóng to, gió lớn.

Vé tàu cao tốc từ Trần Đề (Sóc Trăng) đi Côn Đảo

Khoảng cách từ Trần Đề (Sóc Trăng) đến Côn Đảo là 102km, tương ứng hơn 40 hải lý. Hành khách có thể đến Côn Đảo bằng nhiều phương tiện khác nhau nhưng với hành trình từ Trần Đề đi Côn Đảo chỉ với 1 giờ 45 phút đi tàu cao tốc thì đang là phương tiện được sử dụng nhiều nhất vì tính nhanh chóng, giá cả hợp lý, dịch vụ tốt.

Các hãng tàu đang khai thác tuyến tàu cao tốc từ Trần Đề – Côn Đảo gồm có Superdong và Côn Đảo Express. Côn Đảo Express đang khai thác tuyến tàu chạy thẳng từ Trần Đề ra Côn Đảo với thời gian nhanh nhất là 1 giờ 45 phút bằng tàu cao tốc hai thân lớn nhất Việt Nam.

Bảng giá chi tiết cụ thể như sau:

BẢNG GIÁ VÉ TÀU CAO TỐC TRẦN ĐỀ – CÔN ĐẢO

Giá vé EcoTrẻ em/ NCTGiá vé VIPGhi chú
  320,000  260,000  500,000T2 → T5
  350,000  290,000  500,000T6 → CN

Thời gian hành trình:

TuyếnGiờ khởi hànhTàu Giờ cập bếnSL ghế 
Trần Đề – Côn Đảo9:00Trưng Trắc/Trưng Nhị11:00598

Tàu Trưng Trắc (hoặc Trưng Nhị) sẽ khởi hành từ bến tàu cao tốc Côn Đảo Express tại ấp Cảng, thị trấnTrần Đề, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng vào 9 giờ 00 và quay trở lại từ cảng Bến Đầm, Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu) vào lúc 12 giờ 30. Trưng Trắc/Trưng Nhị/Côn Đảo Express 36 là tàu cao tốc hai thân lớn nhất Việt Nam hiện nay, dài gần 47 m, rộng hơn 12 m. Vận tốc 35 hải lý/giờ (khoảng 65 km).

Khoang VIP ở boong trên, ghế ngả 130 độ, được trang bị màn hình giải trí riêng biệt với nội dung phong phú theo tiêu chuẩn quốc tế.

Ghế VIP Tàu cao tốc Trần Đề – Côn Đảo

Khoang phổ thông có không gian rộng, sàn cách âm chống ồn và đặc biệt có hệ thống âm thanh với tai nghe không dây, tạo không gian yên tĩnh cho khách hàng.

Ghế ECO tàu cao tốc Côn Đảo

Boong ngoài trời tầng trên: sức chứa lên tới 100 người, du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh đẹp của biển trong suốt hải trình.

Kinh nghiệm mua vé tàu cao tốc Trần Đề – Côn Đảo

Hiện nay, do đây là tuyến từ bờ ra Côn Đảo gần nhất, nên được đa số hành khách có triệu chứng say xe, say tàu ưu tiên lựa chọn vì thời gian đi trên biển ngắn và vùng biển phía Tây Nam này tương đối êm nên những ghế tốt theo đoàn, gia đình, nhóm bạn thường hết rất sớm. Hiểu được điều đó, taucaotoc.vn sẽ bật mí với bạn một số bí kíp để có thể mua được vé tàu cao tốc Trần Đề – Côn Đảo một cách dễ dàng và đơn giản nhất.

Chọn thời điểm đặt vé: Bạn nên đặt vé tàu cao tốc trước từ 2 – 3 tuần. Ví dụ đi vào mùa du lịch cao điểm của Côn Đảo vào những tháng hè, thì bạn nên chuẩn bị đặt vé từ 2-3 tuần. Có thể liên hệ hotline của chúng tôi để kiểm tra qua tin nhắn Zalo đơn giản 0889271234 – 0889371234.

Cách di chuyển từ Cảng Bến Đầm về Trung tâm Côn Đảo

Với 15km men theo con đường bờ biển độc đạo từ cảng Bến Đầm về Côn Đảo chỉ mất khoảng 30 phút là bạn có thể về đến trung tâm thị trần Côn Sơn, huyện Côn Đảo.

Để di chuyển từ bến tàu về thị trấn và ngược lại có rất nhiều cách khác nhau như: đi taxi khoảng 20,000 VND/km, xe điện hoặc xe bus khoảng 40,000-50,000 VND/chuyến/khách, hoặc nếu bạn là một người ưu thích phượt trải nghiệm thì có thể thuê 01 chiếc xe máy ngay tại bến tàu với giá chỉ 100,000 – 150,000 VND/ngày/đêm.

Nhìn chung, khi lượng khách ra Côn Đảo ngày một đông, những người làm dịch vụ vận chuyển tại Côn Đảo đã luôn thường xuyên cập nhật lịch tàu chạy để đón khách tại Bến tàu nên hành khách hoàn toàn có thể an tâm ra Côn Đảo. Điểm đặc biệt mà chúng tôi là những người đã từng trải nghiệm là Côn Đảo rất ít khi xảy ra tình trạng chặt chém dịch vụ vận tải vì hòn đảo này quá nhỏ để tránh những tin đồn không hay.

Những điểm du lịch tâm linh tại Côn Đảo

Côn Đảo là một trong điểm đến hấp dẫn mang vẻ đẹp hoang sơ, mê đắm. Dù đã hình thành hơn trăm năm, di tích về nơi từng được coi là địa ngục trần gian vẫn còn nguyên vẹn và ngày càng rộn tiếng bước chân của hàng ngàn du khách. Họ đến để tìm hiểu về nơi mà tù nhân chính trị từ thời chống Pháp đến chống Mỹ bị giam giữ, tra tấn và giết hại. Xiềng xích hay những đòn tra tấn dã man một thời cũng không che lấp được ý chí đấu tranh kiên cường, anh dũng.

Người Côn Đảo nói với tôi rằng: “Đất Côn Đảo thấm đẫm máu anh hùng, chất chồng xương chiến sĩ… Có thể tìm thấy bằng chứng tội ác của chủ nghĩa thực dân, đế quốc trong từng viên sỏi, hạt cát, bụi cây…”. Không chỉ là minh chứng của lịch sử hào hùng, Côn Đảo giờ đây còn là một trong những địa điểm linh thiêng bậc nhất với những địa danh tâm linh nổi tiếng. Nghĩa trang Hàng Dương, miếu bà Phi Yến, Chùa Núi Một, mộ cô Sáu… mỗi địa danh mang trong mình một câu chuyện riêng, nhưng đều là những địa điểm chứa đựng niềm tin, và những ước nguyện của người dân Côn Đảo và cả du khách.

Viếng mộ Cô Võ Thị Sáu

Mộ cô Sáu từ lâu đã là biểu tượng gắn liền với hình ảnh Côn Đảo. Nằm tại khu C nghĩa trang Hàng Dương, mộ cô Sáu là địa điểm thu hút đông đảo du khách đến dâng lễ. Cũng bởi nổi tiếng linh thiêng, luôn che chở cho những người thành tâm hướng thiện mà mộ cô Sáu không lúc nào thiếu vắng người đến hành lễ dâng hương.

Đến nghĩa trang Hàng Dương tưởng nhớ các chiến sỹ cách mạng

Nghĩa trang Hàng Dương là nghĩa trang lớn nhất tại Côn Đảo. Nơi đây chôn cất hàng vạn người yêu nước và chiến sĩ cách mạng Việt Nam qua nhiều thế hệ bị tù đày, kéo dài từ năm 1862 đến năm 1975, trong nhà tù Côn Đảo của chính quyền thuộc địa Pháp, và sau này là chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Nghĩa trang gồm 4 khu chính A, B, C, D và cũng là nơi yên nghỉ của nhiều “tượng đài” yêu nước như Võ Thị Sáu, Lê Hồng Phong, Nguyễn An Ninh… Không một ai đến với Côn Đảo mà không dừng chân thắp nén hương tưởng niệm công lao của các anh hùng liệt sĩ tại Hàng Dương.

Hệ thống nhà tù Côn Đảo

Không phải là một địa điểm linh thiêng, tuy nhiên nhà tù Côn Đảo là một điểm đến rất hiếm khi du khách bỏ qua khi đi du lịch tâm linh tại Côn Đảo. Trước kia “ địa ngục trần gian ” này với một hệ thống các cụm công trình như: Chuồng Cọp, Chuồng Bò, trại Phú Hải, cầu Ma Thiên Lãnh, sở Lò Vôi, sở Muối …. được xây lên nhằm mục đích cải tạo, giam giữ và tra tấn các chiến sỹ cách mạng.

Khách tham quan Nhà tù Côn Đảo

Chùa Núi Một Côn Đảo

Chùa Núi Một (Vân Sơn Tự) tọa lạc trên Núi Một huyện Côn Đảo, do Mỹ ngụy xây dựng năm 1964 nhằm phục vụ tín ngưỡng tâm linh cho các gia đình của những người làm việc trong bộ máy hành chính, các quan chức binh sĩ trên đảo. Ngày nay, chùa không chỉ là công trình văn hóa, danh thắng, di tích lịch sử của huyện Côn Đảo mà còn là nơi để nhân dân và du khách hành hương, hướng thiện và cầu nguyện.

Mọi người đến đây thành tâm đứng trước cửa Phật thắp hương cầu nguyện ban phước lành cho gia đình và người thân, cũng như cầu cho vong hồn các anh hùng liệt sĩ mãi được siêu độ. Ban ngày, chùa luôn “nườm nượp” du khách vào ra khấn vái.

Miếu bà Phi Yến (An Sơn miếu)

Thêm một địa điểm tâm linh tại Côn Đảo du khách không nên bỏ qua khi đi lễ Côn Đảo đó là Miếu bà Phi Yến và Hoàng tử Cải. Ngôi miếu rất linh thiêng, gắn liền với câu chuyện bi thương của người phụ nữ tài sắc, đức hạnh và giàu lòng yêu nước Phi Yến. Cảm phục người phụ nữ trung trinh tiết liệt người ở đây dân lập miếu thờ bà tên gọi “An Sơn Miếu”.

Người ta truyền rằng Đức bà Phi Yến và Hoàng tử Cải (con trai bà) đã hiển thánh, thường hiện về mách bảo cho dân làng biết điềm lành, dữ sắp xảy ra. Chính vì thế mà từ ngày lập miếu, không lúc nào miếu bà Phi Yến vắng bóng người hay nguội lạnh khói hương. Theo người dân đảo, người dân và khách du lịch đến đây phần lớn là để cầu an, mong bà Phi Yến ban tài phát lộc

Vé tàu cao tốc Cần Thơ đi Côn Đảo

Bạn đang tìm kiếm vé tàu cao tốc Cần Thơ đi Côn Đảo giá tốt nhất? Đừng lo lắng, với giá vé chỉ từ 610,000 VND bạn đã sở hữu tấm vé tàu cao tốc Cần Thơ – Côn Đảo với chỗ ngồi rộng rãi, hành lý thoải mái cùng Côn Đảo Express.

Thời gian đẹp nhất để du lịch Côn Đảo

Khí hậu Côn Đảo mang đặc điểm á xích đạo – hải dương nóng ẩm, môi trường sống ở Côn Đảo rất trong lành, nhiệt độ bình quân khoảng 26 – 27oC mát mẻ quanh năm.  Cuối tháng 2 cho tới tháng 6 là khoảng thời gian thích hợp nhất để đến Côn Đảo. Lúc này, biển ở đây êm đềm và lặng sóng nhất.

Trong năm thời tiết được chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4). Thời gian nào thì Côn Đảo cũng khoác lên mình một vẻ đẹp khác nhau. Cho nên đừng ngần ngại lên kế hoạch cho chuyến đi Côn Đỏa cùng bạn bè và người thân.

  • Mùa khô (tháng 12 đến tháng 4): lúc này thời tiết khô ráo, nắng to rất thích hợp cho các hoạt động du lịch biển. Bạn có thể vui chơi ở các bãi tắm trong xanh, phơi mình trên cát mịn hoặc trải nghiệm lặn biển, câu cá,…
  • Mùa mưa (tháng 5 đến tháng 11): tuy là mùa mưa những không liên tục,hay ngắt quãng. Thười gian này đến Côn Đảo du lịch, khám phá cũng rất là thú vị.
Bãi biển Côn Đảo

Thời gian chạy tàu từ Cần Thơ đi Côn Đảo mất bao lâu?

Từ Cần Thơ đi Côn Đảo bạn phải trải qua chặng đường dài 177km. Nếu đi bằng máy bay từ Cần Thơ đi Côn Đảo mất khoảng 55 phút. Nếu di chuyển bằng tàu cao tốc mất khoảng 4 tiếng đồng hồ, tuy thời gian đi tàu chậm hơn nhưng được nhiều khách hàng ưu tiên lựa chọn do giá vé tàu cao tốc chỉ bằng 1/2 giá vé máy bay.

Để đến được Cảng Bến Đầm (Côn Đảo), bạn cần có mặt tại bến Ninh Kiều (Cần Thơ) trước giờ khởi hành khoảng 45 phút để làm các thủ tục như check in và lên tàu… Lưu ý, tàu chạy đúng giờ ghi trên vé và không chờ đợi hành khách.

Tàu cao tốc Cần Thơ – Côn Đảo

Hiện tại, chỉ có hãng tàu cao tốc Côn Đảo Express đang khai thác tuyến Cần Thơ đi Đà Nẵng và ngược lại. Mỗi ngày có 01 chuyến tàu đi và về nhằm đáp ứng cho khách hàng khu vực miền Tây Nam Bộ nhu cầu đi du lịch, tham quan và khám phá Côn Đảo.

Thông tin cảng Bến Đầm – Côn Đảo

Nằm gọn trong vịnh Bến Đầm, xung quanh được bao bọc, che chắn bởi các dãy núi, cảng Bến Đầm được đánh giá là có vị trí đắc địa để cung ứng các dịch vụ thiết yếu cho tàu thuyền.

Hiện nay, Cảng Bến Đầm trở thành điểm ra vào chính và duy nhất của hàng ngàn lượt tàu bè, kể cả tàu khách nội địa, quốc tế đến với Côn Đảo. Hoạt động trung chuyển hàng hóa, hành khách, giao dịch, buôn bán thủy sản và cung ứng các dịch vụ hậu cần nghề biển cho ghe tàu của tỉnh và các tỉnh lân cận đánh bắt tại vùng biển trở nên rất sôi động.

Tên đơn vị khai thác cảngBAN QUẢN LÝ CẢNG BẾN ĐẦM
Vị trí bến cảngBến đầm huyện Côn Đảo
Công năng khai thác cảngCầu cảng Tổng hợp (Hàng rời, hàng khô…)
Diện tích bến cảng2,7ha
Năng lực thông qua của bến cảng30.000 tấn/năm
Cơ quan QLNN chuyên ngành
hàng hải
Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu
Tàu vào cảng lớn nhất (DWT)2.000
Kích thước chiều dài cầu cảng (m)82
Tàu cao tốc Trưng Trắc tại Côn Đảo

Di chuyển từ Cảng Bến Đầm về Trung tâm huyện Côn Đảo

Từ Cảng Bến Đầm về trung tâm huyện Côn Đảo có khoảng cách khoảng 15km, bình thường ở những nơi khác có thể bạn chỉ mất khoảng 15 phút lái xe nhưng tại Côn Đảo do cung đường sát giữa núi và biển tương đối quanh quanh nên mất khoảng 30 phút lái xe.

Ở Côn Đảo có xe điện, taxi hoặc xe 16 chỗ ngồi cho các bạn đi dạng gia đình. Bạn đừng lo việc không có xe về trung tâm vì nếu có lịch chạy tàu thì các hãng taxi, xe dịch vụ, xe ôm và ngay cả những dịch vụ cho thuê xe máy có thể giao xe cho bạn ngay tại bến tàu với giá chỉ 100,000 – 150,000/ngày tùy theo từng loại xe số hay tay ga để tha hồ vi vu trên đảo.

Giá xe taxi và xe điện tại Côn Đảo tương đối cao, khoảng 20,000 VND/cây số, với khoảng cách từ cảng Bến Đầm về thị trấn Côn Sơn bạn có thể mất khoảng 300,000 VND nếu đi theo đồng hồ xe, nhưng nếu bạn thỏa thuận ngay từ đầu với tài xế thì chỉ mất khoảng 220,000 đồng/lượt (Tiết kiệm được một số tiền để uống nước tại Côn Đảo).

Cách đặt vé tàu cao tốc Cần Thơ – Côn Đảo

Mùa du lịch cao điểm tại Côn Đảo sẽ bắt đầu từ tháng 12 và kết thúc vào tháng 9 năm sau. Do vậy, nếu có kế hoạch du lịch Côn Đảo vào trong những khoảng thời gian này, bạn hãy đặt mua vé tàu cao tốc Cần Thơ đi Đà Nẵng tối thiểu trước 02 tuần so với ngày khởi hành để có được những chỗ ngồi tốt nhất theo ý muốn của gia đình, đoàn của mình.

Giá vé tàu cao tốc Cần Thơ – Côn Đảo

Đối tượngThứ Hai – Thứ NămThứ Sáu – Chủ Nhật
ECOVIPECOVIP
Người lớn  750,000  1,100,000  850,000  1,100,000
Trẻ em/Người cao tuổi  550,000  1,100,000  600,000  1,100,000
Người khuyết tật  562,000  1,100,000  637,000  1,100,000

Lưu ý:

  • Giá trên đã bao gồm VAT – Included VAT.
  • Trẻ em (6-11 tuổi) và người cao tuổi (trên 60 tuổi) áp dụng giảm giá Eco theo chính sách của Công ty
  • Trẻ em dưới 6 tuổi hoặc thấp hơn 1m2 trong trường hợp ngồi chung ghế với người lớn đi kèm thì được miễn phí vé lên tàu.

Điểm đặc biệt của vé tàu cao tốc Cần Thơ đi Côn Đảo là hầu hết được giữ ổn định quanh năm, hiếm khi có các chương trình khuyến mãi, giảm giá nhưng nếu bạn đi đoàn đông người, hãy thử liên hệ 0889211234 sẽ có chính sách riêng (Dành cho những đoàn từ 30 khách trở lên).

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các tuyến tàu cao tốc ra Côn Đảo để so sánh và đưa ra phương án lựa chọn thích hợp cho đoàn của mình:

Đặt tàu cao tốc Vũng Tàu – Côn ĐảoMua vé tàu cao tốc Cần Thơ đi Côn ĐảoVé tàu cao tốc Trần Đề – Côn Đảo

Thưởng thức đặc sản – những món ăn ngon tại Côn Đảo

Ngoài việc tham quan và khám phá các địa danh nổi tiếng tại côn đảo, du khách còn có thể thưởng thức các món ăn ngon, đặc sản tại Côn Đảo…

Ốc vú nàng

Đây được xem là một trong những món ăn đặc sản hiếm tại Côn Đảo. Các tên vú nàng được truyền miệng nhau do loại ốc này có cấu tạo hình dáng giống với nhũ hoa của các cô gái.

Ốc Vú Nàng Côn Đảo

Ốc vú nàng có thể chế biến bằng nhiều cách như: Nướng, luộc, hấp sả hoặc trộn với gỏi đều rất ngon … Nhưng ngon nhất vẫn là cách nướng chin, sau đó trán một lớp mở hành, đậu phộng, lúc đó bạn chỉ cần dùng nĩa lẩy nhẹ, con ốc đã nằm gọn bên trên. Chấm nhẹ thân ốc vào chén nước mắm chua ngọt là bạn có thể cảm nhận cái ngọt ngon, giòn giòn của ốc, nhấn nhá cùng vị cay của ớt, đậm đà của nước mắm.

Cua mặt trăng

Cua mặt trăng thường sống ở độ sâu 3 đến 4m ở các bãi đá san hô và có cả tại Côn Đảo. Thịt của loại cua này ăn rất ngon, vừa thơm lại săn chắc. Loại cua này có thể chế biến theo nhiều cách quen thuộc như: Luộc, Hấp, Xào me, …

Đặc Sản Mắm Hàu – Côn Đảo

Đây là thứ nước chấm bình dân thường được người dân Côn Đảo sử dụng sử dụng trong các bữa ăn hằng ngày. Nguyên liệu chính để chế biến nên mắm hàu chính là con hàu có sẵn trong thiên nhiên. Loại này sống rất nhiều ở bãi đá chung quanh các hòn của quần đảo Côn Lôn ( Côn Đảo ).

Hàng ngày, chờ cho thủy triều xuống, những người làm mắm hàu chạy ghe ra các hòn để gõ hàu lấy ruột. Ruột hàu được đãi rửa sạch sẽ và để cho ráo nước, sau đó đảo đều với muối, ớt bột, rượu … theo tỉ lệ nhất định rồi đóng chai. Khoảng 20 đến 25 ngày sau, chai mắm hàu đổi màu, lúc phần thịt nổi lên trên còn phần nước lắng phía dưới có màu đỏ tươi là ăn được. Du khách khi đến du lịch Côn Đảo, khi về thường mang theo những chai mắm hàu để làm quà tặng cho người thân, gia đình hoặc bạn bè của mình.

Đặc sản Mứt hạt bàng – Côn Đảo

Đây có thể được coi như là một ăn đặc sản mà khi nhắc về Côn Đảo mọi người đều nghĩ đến ngay lập tức và không sao quên được mùi vị thơm thơm, béo béo, giòn giòn của món ăn này .

Để có thể chế biến được một món ăn này, người dân trên Đảo thường hái những quả bàng chín, mang về phơi khô rồi tách lấy nhân bên trong. Nhân hạt bàng thường được làm sạch, rang lên cho vừa chín, rồi đem chế biến theo 2 cách sau:

  • Hạt bàng rang muối: Đầu tiên sẽ cho một lượng muối vừa phải vào chảo cùng với một ít nước, để lửa riu riu cho muối tan ra rồi cho hạt bàng đã rang vừa chín vào. Dùng xạng đảo đều tay cho muối thấm khô vào hạt bàng, đến khi vỏ hạt ngả màu nâu có mùi thơm là có thể dùng được.
  • Hạt bàng rang đường: Cũng tương tự với cách thực hiện rang muối, người chế biến sẽ cho một lượng đường cát trắng với một ít nước theo như công thức đã quy định và đun sôi lên cho hỗn hợp đường và nước sền sệt với nhau. Sau đó, cho hạt bàng đã rang chín vào dùng xãng đảo đều cho đến khi đường khô thấm vào hạt bàng rồi nhấc xuống, cũng nên chú ý phải đảo đều tay tránh đường bị vón cục sẽ làm giảm hương vị của món này.

Công việc chế biến hạt bàng nghe qua có vẻ đơn giản, nhưng để có được 1kg hạt bàn thì cần phải mất cả ngày công. Do vậy, giá mứt hạt bàng khá cao vào khoảng 45.000 – 50.000 1 hũ hoặc bịt khoảng chừng 200g, có những lúc trái mùa thời tiết khắc nhiệt, giá mứt hạt bàng có thể tăng cao khoảng 400.000 – 500.000 VND/kg.

Các món hải sản tại Côn Đảo

Ngoài ra, Côn Đảo còn có nhiều món hải sản khác mà những vị thực khách khó tính nhất cũng phải hài lòng vì sự tươi ngon, cách chế biến hấp dẫn theo phong cách 3 miền và giá cả hợp lý:

  • Mực một nắng nướng chấm kèm nước mắm chua ngọt hoặc tương ớt
  • Cá bò nướng giấy bạc
  • Chả cá Thu
  • Món bạch tuột nướng quen thuộc nhưng vô cùng hấp dẫn cũng có tại Côn Đảo
  • Cá kho tộ ăn kèm cơm nóng
  • Tôm rim mặn
  • Lẩu hải sản chua cay

LIÊN HỆ HOTLINE ☎️ 0889371234 – 0389546426 – 0987 556 294 để đặt vé

Tham khảo thêm nhiều bài viết tại: vetaucondao.vn

Điều kiện thay đổi vé tàu cao tốc Côn Đảo Express

Để quý khách thực hiện các chuyến tàu cao tốc ra Côn Đảo được linh động và thuận lợi, Côn Đảo Express tạo điều kiện cho phép khách hàng được thay đổi tên hành khách, ngày, hành trình chạy tàu cũng như hoàn hủy vé với điều kiện áp dụng cụ thể như sau:

Thay đổi ngày và hành trình

Điều kiện thay đổi ngày và thay đổi hành trình của Côn Đảo Expresss tùy thuộc vào lịch trình hoạt động của tàu vào các ngày thường và Lễ, Tết.

Thay đổi tên

Côn Đảo Express áp dụng chính sách thay đổi tên đối với khách hàng đặt vé. Phí thay đổi tên được áp dụng là 10% so với giá vé đã đặt (thông báo trong 24 giờ so với giờ khởi hành)

Nâng hạng vé

Tiện ích nâng hạng vé giúp hành khách nâng hạng từ vé Eco lên vé VIP một cách dễ dàng.

Phí nâng hạng vé được tính theo giá chênh lệch vé, cụ thể các tuyến như sau:

Tuyến Vũng Tàu – Côn Đảo

Giá vé EcoTrẻ em/ NCTGhi chú
         540,000        700,000Thứ 2 → Thứ 5
         320,000        500,000Thứ 6 → CN

Lưu ý:

  • Thời gian thực hiện thay đổi tối thiểu 3 tiếng trước giờ khởi hành của chuyến bay.
  • Phí trên chưa bao gồm 10% VAT.
  • Áp dụng theo điều kiện giá mới, không áp dụng hoàn giá trị vé gốc.

Khách đến trễ, làm thủ tục muộn giờ

Trong trường hợp hành khách có mặt tại bến tàu sau khi chuyến tàu đã khởi hành, hành khách có thể tham khảo hướng dẫn xử lý đối với trường hợp này như sau.

Tóm tắt các điều kiện thay đổi

Điều kiệnVé VIPVé Eco
Hành lý xách tay15 kg15 kg
Hành lý kí gửiThu phíThu phí
Giá vé trẻ em (từ 1 đến 5 tuổiMiễn phíMiễn phí
Chọn trước chỗ ngồiMiễn phíMiễn phí
Thay đổi tên
(Trước 3 giờ so với giờ khởi hành)
10% giá vé10% giá vé
Thay đổi hành trình
(Trong 24 giờ so với giờ khởi hành)
Chênh lệch giá (nếu có)Chênh lệch giá (nếu có)