Vé tàu cao tốc Vũng Tàu đi TP Hồ Chí Minh (Quận 1)

Vé tàu cao tốc Vũng Tàu đi TP Hồ Chí Minh (Quận 1) đang được nhiều hành khách ưu tiên lựa chọn vì muốn được trải nghiệm hành trình, thích được ngắm cảnh trên biển Vũng Tàu và Sông Sài Gòn.

Tuyến tàu cao tốc Vũng Tàu đi TP Hồ Chí Minh được xuất phát từ bến tàu cao tốc Hồ Mây (1A Trần Phú, Phường 1, TP Vũng Tàu) đi qua Cần Giờ, tuyến Sông Sài Gòn đến Ga tàu cao tốc Bạch Đằng, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.

Bến Bạch Đằng nằm nay trung tâm Quận 1, Sài Gòn nên việc di chuyển từ bến tàu đi đến các Quận, huyện của Sài Gòn vô cùng thuận lợi, bạn có thể lựa chọn cho mình những phương tiện như taxi, xe bus, xe ôm,… để di chuyển

Giá vé tàu cao tốc Vũng Tàu đi TP HCM

Hiện nay chỉ có 01 hãng Greenlines-DP khai thác chuyến tàu cao tốc Vũng Tàu – Cần Giờ – TP Hồ Chí Minh (thay thế đội tàu cánh ngầm trước đây bằng những con tàu cao tốc hai thân thế hệ mới), giá vé được áp dụng linh hoạt theo ngày thường, cuối tuần và Lễ, Tết cụ thể như sau:

Từ thứ hai đến thứ sáu:

  • Người lớn (từ 12 đến 62 tuổi): 240,000 đồng/lượt                    
  • Người cao tuổi (từ 63 tuổi trở lên) : 160,000 đồng/lượt  
  • Trẻ em (từ 06 đến 11 tuổi): 120,000 đồng/lượt                      
  • Trẻ em từ 5 tuổi trở xuống miễn phí (ngồi chung ghế với bố mẹ)

Thứ bảy, Chủ nhật:

  • Người lớn (từ 12 đến 62 tuổi): 280,000 đồng/lượt                    
  • Người cao tuổi (từ 63 tuổi trở lên) : 180,000 đồng/lượt  
  • Trẻ em (từ 06 đến 11 tuổi): 140,000 đồng/lượt                      
  • Trẻ em từ 5 tuổi trở xuống miễn phí (ngồi chung ghế với bố mẹ)

Ngày Lễ, Tết, ngày nghỉ bù Lễ, Tết:

  • Người lớn (từ 12 đến 62 tuổi): 320,000 đồng/lượt
  • Người cao tuổi (từ 63 tuổi trở lên) : 240,000 đồng/lượt  
  • Trẻ em (từ 06 đến 11 tuổi): 180,000 đồng/lượt                      
  • Trẻ em từ 5 tuổi trở xuống miễn phí (ngồi chung ghế với bố mẹ)
Tàu cao tốc đi TP Hồ Chí Minh

Lịch trình tàu chạy linh hoạt, tùy theo những thời điểm, thời kỳ cao điểm có thể tăng cường chuyến để phục vụ hành khách. Quý khách có thể cập nhật và theo dõi lịch trình tạu chạy tại đây.

Tại sao nên chọn đi tàu cao tốc Vũng Tàu Sài Gòn

Vào những ngày Lễ, Tết, cuối tuần và những giờ cao điểm tuyến đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây thường xuyên bị kẹt xe, xe cộ kẹt cứng, không nhúc nhích hàng giờ liền khiến nhiều hành khách mệt mỏi….Đó là những chủ đề, thông báo nhan nhản trên báo hằng ngày. Và nhiều người đã tìm ra giải pháp tốt nhất để đi trên các tuyến đường từ TP.HCM – CẦN GIỜ – VŨNG TÀU và chiều ngược lại là lựa chọn di chuyển bằng Tàu cao tốc với những ưu điểm vượt trội:

  • Tàu hai thân
  • Công nghệ ROLLS ROYCE
  • An toàn, không say sóng
  • Di chuyển xuống Vũng Tàu chỉ chưa tới 2 giờ đồng hồ
  • Dịch vụ cao cấp: Máy lạnh công suất lớn, free wifi, đồ ăn, thức uống ăn kèm
Những ưu điểm của tàu cao tốc Vũng Tàu đi TP Hồ Chí Minh

Di chuyển bằng tàu cao tốc là phương pháp tiết kiệm thời gian, là giải pháp tối ưu nhất mà bạn nên lựa chọn với hiện trạng ùn tắc, kẹt đường như hiện nay.

Những điểm du lịch gần ga tàu cao tốc Bạch Đằng, TP Hồ Chí Minh

Nhà thờ Đức Bà

  • Địa chỉ: Số 01, Công trường Công xã Paris, Phường Bến Nghé, Quận 1
  • Các tuyến xe bus có trạm dừng gần nhất: 120, 30, 31, 42, 45
  • Gợi ý các điểm đến lân cận trong bán kính 500m: Phố đi bộ Nguyễn Huệ; Dinh Độc Lập; Bưu điện thành phố; Khách sạn Rex; Trung tâm thương mại Vincom.
  • Điều lưu ý dành cho du khách khi đến tham quan và trải nghiệm: Trang phục lịch sự.

Vương cung Thánh đường Đức Bà là một trong những công trình kiến trúc quy mô lớn xây dựng vào những năm đầu thời kỳ thực dân Pháp cai trị. Năm 1876, Thống đốc Nam Kỳ đã tổ chức một kỳ thi vẽ đồ án kiến trúc nhà thờ mới thay cho ngôi thánh đường cũ ở bờ Kinh Lớn (đường Nguyễn Huệ ngày nay) để có chỗ thờ phụng, hành lễ cho tín đồ và đẩy mạnh đạo Công giáo. Vượt qua 17 đồ án thiết kế khác, đồ án của kiến trúc sư Bourard với kiến trúc theo kiểu Roman xem lẫn nét Gothic đã được chọn.

Nhà thờ Đức Bà còn có tên gọi Nhà thờ Chính, được xây dựng dưới thời Đức Giám mục Colombert, phụ trách giáo phận. Giám mục là người đặt viên đá đầu tiên (07-10-1877) và cũng là người cử hành lễ khách thành (11-4-1880) – dịp Lễ Phục sinh.

Nhà thờ Đức Bà

Mọi vật liệu từ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang. Đặc biệt, mặt ngoài của công trình xây bằng loại gạch đặt làm tại Marseille (Pháp) để trần, không tô trát và đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi, không bám bụi rêu. Nhà thờ được trang trí với 56 cửa kính màu mô tả các nhân vật hay sự kiện trong Thánh Kinh, 31 hình bông hồng tròn và 25 cửa sổ mắt bò, tất cả bằng hình trang trí ghép mảnh.

Ngày 05-12-1959, Nhà thờ Chính tòa được Tòa thánh Vatican nâng lên hàng Vương cung Thánh đường và Đức Hồng Y Agagianian, đặc sứ của Đức Giáo hoàng Gioan XXIII, đã làm phép tượng Nữ vương Hòa Bình đặt trong công viên trước nhà thờ, nhân dịp ngài tới Sài Gòn. Từ đó, tên gọi chính thức của thánh đường là Vương cung Thánh đường Đức Bà Sài Gòn.

Hơn 100 năm qua, Vương cung Thánh đường Đức Bà hay còn được gọi với cái tên gần gũi hơn là Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, không chỉ là nhà thờ chánh tòa của giáo phận thành phố Hồ Chí Minh, mà còn là nơi tham quan nổi tiếng cho các du khách trong và ngoài nước.

Dinh độc lập

  • Địa chỉ: Số 135, đường Nam Kì Khởi Nghĩa, Phường Bến Thành, Quận 1
  • Chi phí tham quan: 40.000 đồng/vé/người
  • Các tuyến xe bus có trạm dừng gần nhất: 04, 06, 18, 31, 93
  • Gợi ý các điểm đến lân cận trong bán kính 500m: Chợ Bến Thành; Nhà thờ Đức Bà; Bưu điện Thành phố; Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh; Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh.

Năm 1858, sau khi chiếm xong Lục tỉnh Nam kỳ, chính quyền Pháp cho thiết kế và xây dựng tại trung tâm thành phố Sài Gòn một dinh thự và đặt tên là Dinh Norodom. Lúc đầu Dinh là nơi ở của các thống đốc Nam kỳ, về sau Dinh trở thành phủ toàn quyền Pháp tại Đông Dương. Từ năm 1871 đến năm 1945 nhiều đời toàn quyền Pháp đã sử dụng dinh thự này làm nơi ở và nơi làm việc trong suốt thời gian ở Đông Dương. Từ tháng 9 năm 1945 đến năm 1954, Dinh Norodom được sử dụng là trụ sở làm việc của chính quyền Pháp tại Sài Gòn – Gia Định và được trao trả cho đại diện nhà cầm quyền Sài Gòn là Ngô Đình Diệm. Vào tháng 9 năm 1954, Ngô Đình Diệm đã chính thức đổi tên Dinh Norodom thành Dinh Độc Lập và được sử dụng làm nơi ở và nơi làm việc của tổng thống Ngô Đình Diệm và gia đình cố vấn Ngô Đình Nhu.

Dinh Độc Lập

Vào tháng 2 năm 1962, Dinh Độc Lập bị quân đảo chính ném bom làm sập một phần cánh trái, vì không thể khôi phục được như cũ nên Ngô Đình Diệm quyết định cho phá hủy toàn bộ Dinh cũ và xây dựng lại Dinh thự mới ngay trên nền đất đó theo bản đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ – người Việt Nam đầu tiên đoạt giải khôi nguyên La Mã về kiến trúc, tuy nhiên vẫn giữ tên Dinh Độc Lập. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, lực lượng quân Giải phóng đã tiến công vào Dinh Độc Lập, kết thúc thắng lợi chiến dịch Hồ Chí Minh và chiến dịch giải phóng hoàn toàn miền Nam. Dinh Độc Lập trở thành điểm hội tụ của chiến thắng. Năm 1976, Dinh Độc Lập được gọi là Hội trường Thống Nhất.

Du khách đến tham quan Dinh Độc Lập không chỉ được tìm hiểu về chiến thắng lịch sử vẻ vang ngày 30/4, mà còn được chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc đặc sắc của thập niên 60 do kiến trúc sư Việt Nam thực hiện. Ngoài ra, Dinh Độc Lập cung cấp dịch vụ thuyết minh viên, thuyết minh tự động (audio guide), các cửa hàng quà lưu niệm và các nhà hàng, cà phê để phục vụ khách tham quan.

Chợ Bến Thành

  • Địa chỉ: Công trường Quách Thị Trang (cửa chính), đường Lê Thánh Tôn (cửa Bắc), đường Phan Bội Châu (cửa Đông), đường Phan Chu Trinh (cửa Tây).
  • Thời gian tham quan và hoạt động: 7:00 – 19:00 (mỗi ngày)
  • Chợ đêm: 19:00 – 24:00 (mỗi ngày)
  • Chi phí tham quan: Miễn phí
  • Các tuyến xe bus có trạm dừng gần nhất: 01, 02, 03, 04, 05, 11, 102
  • Gợi ý các điểm đến lân cận trong bán kính 500m: Dinh Độc Lập; Bảo tàng Mỹ Thuật; Công viên 23 tháng 9; Công viên Tao Đàn.

Chợ Bến Thành được thành lập từ năm 1914 với tổng diện tích 13.056 m2 với bốn cửa lớn ở bốn hướng đều có các phù điêu gốm thể hiện các sản vật địa phương. Cửa Nam có hình cá đuối, cá trê, bò và cá, heo. Cửa Bắc hình chuối, ngỗng. Cửa Đông hình bò, heo. Cửa Tây hình cá đuối, chuối. Ngoài bốn cửa chính còn có nhiều cửa phụ để ra vào chợ. Nổi bật trên nóc chợ là tháp đồng hồ ba mặt ở phía cửa Nam, hướng ra công trường Quách Thị Trang.

Chợ Bến Thành

Hiện nay chợ tập trung khoảng 3.000 hộ kinh doanh buôn bán nhiều mặt hàng thiết yếu và quý hiếm trong nước cũng như nước ngoài. Khu vực cửa Nam là nơi bày bán các mặt hàng vải vóc và thực phẩm khô, khu vực cửa Bắc rực rỡ với những gian hàng hoa tươi và trái cây, khu vực cửa Đông thu hút với các loại mỹ phẩm và bánh kẹo và khu vực cửa Tây đa dạng các mặt hàng về giày dép, hàng mỹ nghệ, đồ lưu niệm. Chợ Bến Thành không chỉ là một điểm thu hút du khách đến tham quan mua sắm, còn được nhiều người xem là biểu tượng của Sài Gòn.

Đặt vé tàu cao tốc Vũng Tàu đi Sài Gòn giá tốt nhất

Di chuyển bằng tàu cao tốc sẽ không giống như di chuyển bằng các phường thiện khác như xe bus, xe limousine cứ ra bến bắt xe là có mà hầu hết là phải đặt trước.

Vì vậy, nếu quý hành khách muốn đặt tàu về TP Hồ Chí Minh, đặc biệt là vào mùa cao điểm, Lễ tết để khám phá văn hóa, trải nghiệm lối sống sôi động, nhộn nhịp thì nên lên lịch và đặt vé tàu cao tốc trước 1-2 ngày. Nếu muốn giá vé rẻ thì nên đặt vào các ngày thường (từ thứ 2 đến thứ 6) sẽ có giá thấp nhất.

Vào những dịp đặc biệt, hãng tàu luôn có những chường trình khuyến mãi vé tàu cao tốc Sài Gòn – Vũng Tàu giá hấp dẫn cho khách hàng, nếu nhanh tay thì bạn rất dễ dàng đặt mua vé, tuy nhiên số lượng vé này rất ít chỉ khoảng 5% số ghế trên tàu.

Nếu bạn đi đoàn đông người, chúng tôi sẽ có chính sách riêng, quý khách có thể liên hệ hotline chăm sóc khách hàng để được các nhân viên tư vấn, hỗ trợ, giúp bạn tìm kiếm giá tàu cao tốc đi Sài Gòn và đặt mua vé chính xác nhất.

Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời