Lưu trữ Danh mục: Thông tin hành trình

Bến cảng Hòn Sơn – Cầu cảng Bãi Nhà

Bến cảng Hòn Sơn nằm ở bãi Nhà (nên thường đường gọi là cảng Bãi Nhà) thuộc xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, nằm cách thành phố Rạch Giá 65 km về phía Tây, với diện tích 11,5 km².

Tàu cao tốc Superdong II tại Bến tàu Lại Sơn

Với phương tiện đi lại chủ yếu kết nối các đảo, đất liền với xã đảo Lại Sơn bằng tàu thuyền nên bến tàu Hòn Sơn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội, du lịch của địa phương.

Cầu cập tàu Bãi Nhà có tổng chiều dài là 134m, chiều rộng mặt cầu đoạn cầu dẫn là 4m, đoạn mở rộng tránh xe là 7m và đoạn cập tàu là 8m.

Kết cấu cầu bằng bêtông cốt thép, móng được thiết kế dạng cọc bệ cao trên nền cọc bêtông cốt thép đá. Bố trí hệ thống phao neo đường kính 2,6m (tám phao) và phao tín hiệu đường kính 2,8m (hai phao) bằng thép dọc hai bên mép bến, đảm bảo cho tàu có tải trọng 150 CV neo cập.

Bến tàu Hòn Sơn là nơi tổ chức các tuyến tham quan trong ngày tới các hòn đảo lân cận như Nam Du, Hòn Nghệ, Hòn Tre….Hiện nay, cầu cảng còn là nơi nhiều cặp đôi đến để chụp ảnh với phông nền là biển xanh và những con tàu trắng đơn sơ, mộc mạc rất ư là lãng mạn

Để tới được Hòn Sơn, phải đi chuyến tàu từ Rạch Giá ra Nam Du, nửa quãng đường tàu sẽ ghé vào cảng ở Hòn Sơn sau đó tiếp tục đi ra quần đảo Nam Du.

Bến tàu Hòn Sơn, xã Lại Sơn, Kiên Giang

Ở Hòn Sơn có 02 cầu cảng là Bãi Nhà và Bãi Bấc phục vụ phát triển kinh tế thủy sản, thương mại, du lịch tại đây. Tuy nhiên, Bãi Nhà vẫn là một trong những điểm tấp nập nhất do đây nằm ngay tại trung tâm hành chính của xã.

Khu cầu cảng Hòn Sơn

Thời gian tốt nhất để khám phá Hòn Sơn

Theo những kinh nghiệm của những cư dân sống bằng những nghề gắn liền với biển như khai thác đánh bắt, chế biến, nuôi trồng hải sản… thì nên ra Hòn Sơn vào khoảng Tết Dương lịch (tháng 1) đến tháng 6 hằng năm. Khoảng thời gian này biển êm, trời quang, mây tạnh và ít mưa. Từ khoảng tháng 6 đến tháng 12 thời tiết mưa hơi bất tiện cho những chuyến tham quan, khám phá Hòn Sơn.

Hòn Sơn – Kiên Giang

Nhưng nếu đi vào khoảng thời gian ít khách thì giá cả thị trường, hải sản, đặc sản tương đối rẻ. Bạn cũng sẽ được chăm sóc chu đáo hơn vì lượng khách ra ít, có đủ thời gian để trải nghiệm những tour câu mực hay đi bắt nhum… cùng ngư dân nơi đây.

Bến cảng Hòn Sơn, Bãi Nhà

Khám phá Hòn Sơn – Kiên Giang

Lại Sơn có tên gọi khác là hòn Sơn hay hòn Rái. Đây là một quần thể núi rừng nguyên sinh bao phủ bởi nhiều loại cây cối và động vật. Phong cảnh nơi đây chưa bị can thiệp nhiều bởi bàn tay con người, nên nét mộc mạc tự nhiên, hoang sơ còn được giữ lại. Những bãi đá hùng vĩ và thơ mộng, những rặng dừa phủ bóng bên bãi cát vàng với làn nước biển trong xanh, yên tĩnh là nơi lý tưởng để níu chân những lãng du khó tính.

Người dân Hòn Sơn chân chất, hiền lành, thân thiện, nhiệt tình và sẵn sàng giúp đỡ du khách một cách tự nguyện. Hiện nay, dân số trên đảo khoảng 8.000 người, sống tập trung chủ yếu tại 3 xóm chài, nghề nghiệp chủ yếu đánh bắt hải sản, chế biến tôm, cá, mực khô và sản xuất nước mắm. Ngày nay, du khách từ đất liền ra đảo tham quan khá đông, nên người dân ở đây có thêm nghề kinh doanh homestay (cho thuê nhà nghỉ) đã đem lại thu nhập khá.

Con đường quanh đảo Hòn Sơn thơ mộng

Những điểm không thể bỏ qua khi đến với Lại Sơn

Bãi tắm Bãi Bàng

Bạn có thể thuê một chiếc xe máy đi vòng quanh đảo với giá 20.000 đồng/1 giờ. Con đường vòng quanh đảo có chiều dài 15km sẽ đưa du khách tham quan các bãi, như: Bãi Nhà, Bãi đá Bà Già (có hòn đá như một bà cụ), Bãi Xép, Bãi Bàng, Bãi Bộ, Bãi Bấc. Bãi Xép nổi tiếng với cây dừa nằm trong các bức tranh về biển.

Trong các bãi, Bãi Bàng có phong cảnh rất đẹp, cấu tạo bởi một bãi cát vàng được phủ bởi rừng dừa nghiêng che bóng. Đây là bãi biển hoang vắng, nước biển trong xanh, sạch sẽ và êm đềm.

Một lựa chọn tốt cho du khách khi tham quan làng chài mua hải sản rồi mang sang Bãi Bàng nhờ nấu. Du khách có thể vừa tắm biển, vừa được thưởng thức hải sản. Tại Bãi Bàng có một nhà dân chuyên việc lo nấu hải sản và cung cấp thức uống, dụng cụ ăn uống, ô che và chiếu ngồi.

Ma Thiên Lãnh hùng vĩ

Nếu bạn có sở thích mạo hiểm, thì đỉnh Ma Thiên Lãnh sẽ đáp ứng bạn điều đó. Chinh phục Ma Thiên Lãnh là sự thử sức của du khách. Có người nói, đến Lại Sơn không chinh phục Ma Thiên Lãnh thì có nghĩa là người đó chỉ mới đứng nhìn chứ chưa lấy tay sờ được hòn ngọc Sơn Rái.

Với chiều cao 450m so với mặt biển, Ma Thiên Lãnh hung vĩ uy nghi. Đường lên đỉnh gập ghềnh, cheo leo. Để cho kế hoạch chinh phục tốt đẹp, du khách phải dậy sớm chuẩn bị, thức ăn, nước uống, sức khỏe, bảo hộ tay chân rồi lên đường từ sáng sớm. Đổi lại, du khách sẽ được phóng tầm mắt chiêm ngưỡng cảnh toàn hòn đảo từ trên cao. Được thả hồn mình trên một sân Tiên và hít thở không khí trời biển. Được thưởng thức đặc sản gà rẫy trộn chuối Sáu Lu thơm ngon; được chiêm ngưỡng cây dừa uốn lượn đầu rồng; …

Làng chài ven biển

Mỗi người bỏ ra 20.000 đồng để thuê thuyền máy ra ngoài khơi ngắm làng chài có những lồng cá bè giữa biển. Ở đây ngư dân nuôi đủ loại cá, như cá Bớp, bống Mú, Chẽm,… nhiều chú cá to cả chục ký bơi lội từng đàn. Tại đây du khách có thể mua hải sản để đem về đất liền hoặc về nhà trọ thưởng thức.

Những ghềnh đá hoang sơ ưu tiên cho những du khách thích “tự sướng”; Thức dậy sớm chạy bộ lên cổng trời để thả mình vào dòng nước trong lành; hay đón bình minh trên cầu cảng bãi nhà và thưởng thức hương vị cà phê cùng hít thở làn gió biển là những điều du khách cũng không thể bỏ qua.

Bãi Xếp là điểm thường được du khách đến tham quan, tắm biển và chụp ảnh mỗi khi đến Hòn Sơn

Nếu du khách tâm linh, thì những nơi thờ tự như Đình Thần Lại Sơn, Miếu Bà Cố Chủ, Thánh thất Cao Đài, chùa Hải Sơn,… là những lựa chọn ưu tiên.

 

Xem thêm: Bến cảng Nam Du – Bến tàu khách Nam Du

Bến cảng Nam Du – Bến tàu khách Nam Du

Bến cảng Nam Du – bến tàu khách Nam Du tọa lạc tại xã đảo An Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, đây là điểm đón khách du lịch đến đảo Nam Du, nơi giao thương, đánh bắt hải sản tại vùng biển Kiên Giang.

Nam Du là quần đảo xa nhất của huyện Kiên Hải ( tỉnh Kiên Giang). Nam Du cách TP Rạch Giá hơn 80km đường biển. Đây là một đảo còn rất hoang sơ, gồm 21 hòn đảo lớn nhỏ tạo thành quần thể tuyệt đẹp giữa biển.

Bến tàu khách Nam Du

Bến cảng biển Nam Du là điểm kết nối tàu thuyền du lịch từ Phú Quốc – Hà Tiên – Rạch Giá và các tàu thuyền trong nước và quốc tế đến với huyện đảo Kiên Hải. Ngoài ra, để khám phá các hòn xung quanh Hòn Lớn và tham quan một số địa điểm đẹp, các bạn nên thuê tàu để di chuyển, hành khách có thể ra thẳng bến tàu, tìm bất kỳ tàu cá nào của người dân, thống nhất giá cả và các địa điểm muốn đi.

Bến cảng Nam Du

Hoang sơ vẻ đẹp quần đảo Nam Du

Nằm ở phía đông nam đảo Phú Quốc, quần đảo Nam Du thuộc hai xã An Sơn và Nam Du, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, cách đất liền khoảng 60km. Nam Du có diện tích khoảng 1.054ha, bao gồm 21 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 11 đảo có cư dân sinh sống. Sở hữu vẻ đẹp nguyên sơ, hữu tình với biển xanh, cát trắng, nắng vàng, những rạn san hô, đàn cá đủ sắc màu cùng nhiều loại hải sản tươi ngon, Nam Du được ví như một vịnh Hạ Long thu nhỏ giữa lòng biển khơi phương Nam, đem đến cho du khách những trải nghiệm thú vị.

Hòn Lớn là đảo lớn nhất trong quần đảo Nam Du, có diện tích 771ha với nhiều bãi biển đẹp như: bãi Đất Đỏ, bãi Cây Mến, bãi Ngự, bãi Giếng… cùng những hàng dừa xanh, có cây lên tới 70 – 80 năm tuổi. Đây là địa điểm lý tưởng để du khách tắm biển, lặn biển ngắm san hô hay bắt cá, bắt ốc ở các bãi đá ven biển. Đến hòn Lớn, các phượt thủ có thể thuê xe máy chạy quanh con đường độc đạo ven đảo. Một bên đường là vách đá dựng đứng, một bên là biển xanh màu ngọc bích, xa xa thấp thoáng những hòn đảo nhỏ cùng những chiếc thuyền ngoài khơi, tạo nên bức tranh non nước thơ mộng, hữu tình. Du khách còn có thể lên ngọn hải đăng nằm ở độ cao 296m so với mực nước biển để tham quan đài radar và ngắm toàn cảnh quần đảo Nam Du.

Toàn cảnh Hòn Lớn – Nam Du

Từ hòn Lớn, du khách mất khoảng 30 phút đi thuyền để qua hòn Ngang – đảo trù phú và đông dân cư nhất quần đảo Nam Du với 900 hộ, đa số sinh sống bằng nghề khai thác hải sản và nuôi cá mú, cá bớp trong lồng bè. Hòn Ngang có cảng biển lớn nhất Nam Du, quy tụ nhiều tàu thuyền đánh cá neo đậu. Đến đây, ngoài dịp tắm mình trong làn nước biển xanh mát, du khách còn có thể ngắm nhìn những hàng dừa cao chót vót cùng những ghềnh đá cheo leo với nhiều tảng đá hình thù kỳ lạ, độc đáo, đủ sắc màu, muôn hình vạn trạng nằm chồng lên nhau. Du khách cũng đừng bỏ lỡ cơ hội thuê ghe xuồng ra biển tham quan các lồng bè nuôi cá, bách bộ quanh làng chài ven biển để tìm hiểu đời sống của ngư dân, thưởng thức các loại hải sản như: mực nấu cháo, vọp nướng mỡ hành, cà xeo xào củ hành, cá nhái nướng bẹ chuối cùng rất nhiều loài ốc đảo thơm ngon. Đặc biệt, về đêm, từ hòn Ngang nhìn sang hòn Lớn, du khách sẽ thấy những cụm ánh sáng lấp lánh, làm tăng thêm sự huyền ảo của vùng biển đảo xa bờ. Trên hòn Ngang còn có miếu Bà Chúa Xứ được xây dựng khá kiên cố.

Cách hòn Ngang hơn 2km về phía đông nam là hòn Mấu có diện tích 200ha với hơn 120 hộ dân sinh sống. Đây là hòn đảo có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng với những bãi biển tuyệt đẹp được đặt tên theo mùa gió thổi như bãi Chướng với cát trắng trải dài, nước biển xanh biếc; bãi Bấc (còn gọi là bãi Đá Đen) hấp dẫn với nhiều loại đá đẹp, nhiều màu sắc, hoa văn đa dạng; bãi Nam sóng yên, gió lặng quanh năm, nơi giao lưu thương mại, neo đậu tàu thuyền; bãi Nồm quyến rũ với những hàng dừa xanh rợp bóng… Tuy nhiên, điều tạo ấn tượng mạnh đối với du khách là sự hiền hòa, thân thiện của người dân trên đảo. Đến hòn Mấu, du khách có thể tự hái dừa để thưởng thức những ngụm nước thanh mát; tự tay gỡ những con cá mắc lưới sau chuyến đi biển; cùng nấu bữa cơm trưa hay rong ruổi khắp xóm chài tìm hiểu về cuộc sống, nét văn hóa của người dân nơi đây. Du khách cũng sẽ được người dân làng chài dẫn đi thăm nơi thờ cá ông nặng hàng trăm tấn với những câu chuyện linh thiêng, huyền bí. Tối đến, du khách có thể cùng người dân nhóm lửa nướng hải sản trên những mỏm đá dọc bãi biển.

Hành trình khám phá quần đảo Nam Du sẽ chưa trọn vẹn nếu du khách bỏ qua dịp tham quan hòn Dầu – một đảo nhỏ chỉ có vài ba hộ dân sinh sống nhưng lại có cảnh đẹp hoang sơ, bãi biển với dải cát vàng cùng hàng dừa xanh cao vút và không khí trong lành. Không chỉ có dịp tắm biển, đến hòn Dầu, du khách còn có cơ hội khám phá thế giới san hô đủ sắc màu huyền ảo cùng vô số loài cá ẩn mình dưới làn nước biển trong xanh. Nơi đây còn có rừng nguyên sinh chiếm khoảng 90% diện tích đảo. Hòn Dầu là điểm lý tưởng để tổ chức cắm trại qua đêm và thưởng thức hải sản nướng.

Hòn Dầu Nam Du

Nếu có dịp đến Nam Du khám phá từng hòn đảo với những nét đặc trưng riêng, chắc chắn du khách sẽ có những trải nghiệm không thể nào quên về một vùng biển đảo thiên đường của Tổ quốc.

Xem thêm: Cảng Rạch Giá – Bến tàu cao tốc Rạch Giá Kiên Giang ra Nam Du

 

Bến tàu khách Hồ Mây (Tàu cao tốc Vũng Tàu – Sài Gòn)

Bến tàu khách Hồ Mây có địa chỉ tại số 1A Trần Phú, Phường 1, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nằm ngay sát bên Hòn Rù Rì. Tuyến tàu cao tốc Vũng Tàu – Bạch Đằng (Quận 1) của Greenlines DP lựa chọn bến này để đưa đón khách mỗi ngày.

Từ phía trước Bạch Dinh nhìn xuống có thể thấy bao quát cảnh Bãi Trước Vũng Tàu, trong đó có Bến tàu khách Hồ Mây và chân núi chính là Hòn Hải Ngưu, một mũi đá nhô ra biển có hình dáng như một con trâu đang đầm mình dưới nước.

Bến tàu cao tốc Vũng Tàu – Cần Giờ – TP Hồ Chí Minh

Hình ảnh bến tàu cao tốc Hồ Mây

Bến tàu khách Hồ Mây hiện nay phục vụ chủ yếu cho hành khách đi tuyến tàu cao tốc từ TP Hồ Chí Minh – Cần Giờ – Vũng Tàu và ngược lại bằng tàu cánh ngầm của hãng Greenlines-DP. Đối với hành khách đi tuyến tàu cao tốc Vũng Tàu – Côn Đảo sẽ đi tại Cảng Cầu Đá, Vũng Tàu cách đó khoảng 700m.

Những địa điểm gần Bến tàu khách Hồ Mây

Bạch Dinh Vũng Tàu

Bạch Dinh nằm trên sườn phía Nam của Núi Lớn, mặt hướng thẳng ra biển. Vị trí tọa lạc của Bạch Dinh xưa kia từng được hoàng đế Minh Mạng cho xây dựng Pháo đài Phước Thắng, nhằm phục vụ cho hệ thống phòng vệ cửa biển Cần Giờ.

Sau cuộc chiến xâm lược Đông Dương, khi đã nắm được quyền kiểm soát, thực dân Pháp bắt đầu triển khai các công trình phục vụ cho việc lưu trú cũng như nghỉ dưỡng, trong đó nổi bật có những công trình nghỉ mát dành riêng cho Toàn quyền Đông Dương.

Bạch Dinh Vũng Tàu

Bên cạnh giá trị lịch sử, Bạch Dinh còn thu hút bởi nét độc đáo trong kiến trúc. Trước hết phải kể đến vị trí rất đặc biệt của Bạch Dinh. Dinh thự tọa lạc trên sườn Núi Lớn cao 27m so với mặt nước biển, với lưng tựa núi, mặt hướng biển. Tọa lạc ở một độ cao nhất định, nằm hướng Nam, xung quanh bao bọc bởi cây cối xanh tươi nên Bạch Dinh sở hữu một không khí vô cùng mát mẻ, trong lành.

Hiện nay, Bạch Dinh trở thành một viện bảo tàng lưu dấu lịch sử. Tầng trệt của Bạch Dinh lưu giữ và trưng bày rất nhiều cổ vật đồ gốm thời nhà Thanh thu được từ những tàu thuyền đắm ở biển Vũng Tàu.

Bãi Trước Vũng Tàu

Bãi Trước là một trong những bãi biển đẹp của thành phố Vũng Tàu. Bãi biển này nằm giữa Núi Lớn và Núi Nhỏ, là một vịnh nhỏ lặng sóng.

Bãi Trước – Vũng Tàu

Về không gian, có thể xác định Bãi Trước nằm trong khoảng từ đèn Xanh (đèn hàng hải) tới cầu Đá, bắt đầu từ số 01 Trần Phú, qua hết đường Quang Trung tới một phần đường Hạ Long; về cảnh quan thiên nhiên ngoài núi Lớn, núi Nhỏ còn có hòn Ngưu nhô hẳn ra ngoài biển có thể coi là một kỳ quan của Bãi Trước.

Khu Du lịch Hồ Mây Vũng Tàu

HỒ MÂY PARK nằm trên đỉnh Núi Lớn của TP. Vũng Tàu, tự hào là khu du lịch duy nhất trong cả nước khai thác được cả hai loại hình du lịch núi và du lịch biển. Ngự trên độ cao 250m, HỒ MÂY PARK được mệnh danh là “Đà Lạt giữa Vũng Tàu”, với khuôn viên rộng 50 hecta, không khí trong lành, mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình từ 22 – 25 độ C, được điều hòa bởi 400 ha rừng tự nhiên. Với những đặc điểm riêng biệt và độc đáo đó, HỒ MÂY PARK được ví như một viên ngọc lấp lánh trên đỉnh núi, mang ý nghĩa phong thủy là biểu trưng cho an lành thịnh vượng.

Cáp treo Hồ Mây Vũng Tàu

Nằm cách Tp. Hồ Chí Minh hơn 120km, HỒ MÂY PARK là điểm đến lý tưởng để quý khách thỏa sức du ngoạn, nghỉ dưỡng và có những giây phút thư giãn vui vẻ bên gia đình, bạn bè. Đây cũng là một trong những điểm du lịch nổi tiếng tại TP. Vũng Tàu được nhiều du khách trong và ngoài nước lựa chọn.

HỒ MÂY PARK là một quần thể đa dạng, với sự kết hợp của nhiều loại hình du lịch khác nhau như: Sinh thái – Môi trường, Văn hóa – Tín ngưỡng, Vui chơi giải trí, Ẩm thực – Sự kiện, Nghỉ dưỡng… được đầu tư công phu nằm trên đỉnh Núi Lớn của Tp. Vũng Tàu.

Cùng với hệ thống cáp treo hiện đại, an toàn tuyệt đối với công suất 2000 người/giờ, du khách được thưởng thức, ngắm toàn bộ khung trời kỳ vĩ của vùng đất biển Vũng Tàu.

Cảng Rạch Giá – Bến tàu cao tốc Rạch Giá Kiên Giang

Cảng Rạch Giá hay còn gọi là bến tàu cao tốc Rạch Giá nằm trên góc đường Nguyễn Công Trứ và đường 3/2, phường Vĩnh Thanh, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. 

Trị trí Cảng tàu khách Rạch Giá

Địa chỉ: Cảng thủy nội địa Rạch Giá (Bến tàu Rạch Giá), đường Nguyễn Công Trứ, phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá, Kiên Giang

Bến tàu khách Rạch Giá nằm ngay vàn sông Kiên – Cống Sông Kiên (Kiên Giang) nơi tiếp giáp với biển Tây cực Nam của đất nước.

Cống Sông Kiên

Phạm vi vùng nước cảng biển Kiên Giang tại khu vực Rạch Giá:

a) Ranh giới về phía biển: được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối lần lượt các điểm RG1, RG2, RG3, RG4, RG5 và RG6 có tọa độ sau đây:

  • RG1: 10°00’42” N, 105°04’00” E;
  • RG2: 09°59’34” N, 105°02’00” E;
  • RG3: 09°59’34” N, 104°56’00” E;
  • RG4: 09°58’00” N, 104°56’00” E;
  • RG5: 09°58’00” N, 105°02’42” E;
  • RG6: 10°00’28” N, 105°04’36” E (giáp phía tây nam đèn biển Rạch Giá).

b) Ranh giới về phía đất liền: từ điểm RG1 chạy dọc theo bờ kè khu đô thị lấn biển Tây Bắc (tính từ biển vào) bao gồm bến cảng Rạch Giá đến cách cống Sông Kiên 50 mét về phía hạ lưu, cắt ngang sông song song với cống Sông Kiên, tiếp tục chạy dọc bờ kè khu đô thị lấn biển 16 hécta đến điểm RG6.

Những hình ảnh bên trong Cảng Rạch Giá

Tàu phà neo đậu trong Cảng Rạch Giá
Đội tàu cao tốc Superdong tại Bến tàu khách Rạch Giá
Cảng vụ hàng hải Kiên Giang
Tàu cao tốc Phú Quốc Express 6 tại bến tàu khách Rạch Giá

Những hãng tàu cao tốc xuất bến tại Rạch Giá

Thành phố Rạch Giá là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh Kiên Giang. Rạch Giá cũng là nơi đầu tiên của Việt Nam tiến hành việc lấn biển để xây dựng đô thị mới. Nơi đây ngoài các di tích lịch sử – văn hóa nổi tiếng, còn có khu thể thao đạt chuẩn quốc gia và rất nhiều khu vực vui chơi giải trí hấp dẫn. Ngày nay, thành phố biển này khá nhộn nhịp với nhiều hoạt động kinh tế, văn hóa và du lịch, đây thực sự là điểm dừng chân, nghỉ ngơi lý tưởng của du khách trước khi đến với Hà Tiên, Phú Quốc, Nam Du và các địa danh khác của Kiên Giang.

Chính vì vậy rất nhiều hãng tàu đang khai thác các tuyến đường thủy nội địa tại Rạch Giá, có thể kể đến như Phú Quốc Express, Superdong, Ngọc Thành, Tàu Đức Trung, Tàu Thanh Tú, Tàu Hiệp An, Tàu Mười Dung, Tàu Khánh Dung…

Hằng ngày, những chuyến tàu vận tải thủy từ bờ ra đảo gồm:

  • Rạch Giá – Phú Quốc
  • Rạch Giá – Nam Du
  • Rạch Giá – Phú Quốc – Thổ Chu
  • Rạch Giá – Hòn Tre – Lại Sơn – Nam Du
  • Rạch Giá – Hòn Sơn
  • Rạch Giá – Hòn Tre

Phú Quốc Express tại Rạch Giá

Đây là hãng tàu cao tốc 5 sao với những con tàu cao tốc hai thân đang hoạt động các tuyến tại Kiên Giang, trong đó xuất phát từ Rạch Giá có: Rạch Giá – Phú Quốc, Rạch Giá – Hòn Sơn – Nam Du… với những con tàu như Phú Quốc Express 8, Phú Quốc Express 5, Phú Quốc Express 9,…

Rạch Giá – Phú Quốc

  • Giá vé VIP: 540,000 VND/lượt
  • Giá vé ECO: 340,000 VND/lượt
  • Giá vé Người cao tuổi/Trẻ em: 270,000 VND/lượt

Rạch Giá – Nam Du

  • Giá vé VIP: 350,000 VND/lượt
  • Giá vé ECO: 250,000 VND/lượt
  • Giá vé Người cao tuổi/Trẻ em: 200,000 VND/lượt

Rạch Giá – Hòn Sơn

  • Giá vé VIP: 230,000 VND/lượt
  • Giá vé ECO: 170,000 VND/lượt
  • Giá vé Người cao tuổi/Trẻ em: 140,000 VND/lượt
Cầu cảng số 3 Bến tàu Rạch Giá

Supedong Rạch Giá

Năm 2003 là năm đánh dấu cột mốc đầu tiên trong hành trình hoạt động của Superdong. Với tuyến tàu đầu tiên từ Rạch Giá đi Phú Quốc của tàu Superdong I. Đến năm 2010, số lượng tàu sử dụng cho tuyến Rạch Giá – Phú Quốc là 03 tàu cao tốc. Hiện nay, với đội tàu 12 chiếc chạy tất cả các tuyến tại Kiên Giang, trong đó có những tuyến khởi hành tại Rạch Giá với giá vé như sau:

Rạch Giá – Nam Du

  • Người lớn: 210.000VND
  • Người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên, áp dụng cho công dân VN): 175.000VND
  • Người khuyết tật (áp dụng cho công dân VN): 155.000VND
  • Trẻ em (Từ 6-11 tuổi tính theo năm sinh): 150.000VND

Rạch Giá – Lại Sơn

  • Người lớn: 140.000VND
  • Người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên, áp dụng cho công dân VN): 120.000VND
  • Người khuyết tật (áp dụng cho công dân VN): 105.000VND
  • Trẻ em (Từ 6-11 tuổi tính theo năm sinh): 100.000VND

Rạch Giá – Phú Quốc

  • Người lớn: 330.000VND
  • Người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên, áp dụng cho công dân VN): 280.000VND
  • Người khuyết tật (áp dụng cho công dân VN): 245.000VND
  • Trẻ em (Từ 6-11 tuổi tính theo năm sinh): 240.000VND
Bến tàu Rạch Giá về đêm

Tàu cao tốc Ngọc Thành

Hiện tại, hãng tàu cao tốc Ngọc Thành đang khai thác hoạt động tuyến Rạch Giá – Nam Du, Rạch Giá – Phú Quốc, Rạch Giá – Hòn Tre và Rạch Giá – Hòn Sơn, giá vé cụ thể như sau:

Rạch Giá – Phú Quốc

  • Người lớn: 280.000
  • Trẻ em: 200.000

Rạch Giá – Nam Du

  • Người lớn: 205.000
  • Trẻ em: 145.000

Rạch Giá – Hòn Tre

  • Người lớn: 60.000
  • Trẻ em: 40.000

Rạch Giá – Hòn Sơn

  • Người lớn: 135.000
  • Trẻ em: 95.000
Tàu cao tốc Ngọc Thành 3

Bến cảng hành khách Rạch Giá trong tương lai

Dự án cảng hành khách Rạch Giá được quy hoạch với diện tích gần 35ha tại phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá, bao gồm khu đất và mặt nước trên biển tiếp giáp khu lấn biển Tây Bắc.

Bến tàu khách Rạch Giá

Các hạng mục công trình của bến cảng được thiết kế theo dự án riêng biệt thuộc dự án nhóm B (không chồng lấn và giữ nguyên hiện trạng bến cảng cũ) bao gồm: các bến tàu, bến phà, nhà ga, bãi đậu xe, khu thương mại, đường nội bộ, khu đầu nối hạ tầng kỹ thuật, công viên cây xanh, khu shophouse…

Nguồn vốn đầu tư từ vốn ngân sách tỉnh Kiên Giang. Trong đó, từ nguồn tăng số thu tiền sử dụng đất bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 là 70 tỷ đồng, còn lại sẽ cân đối vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025. Dự án được giao cho Sở GTVT Kiên Giang làm chủ đầu tư. Dự kiến thời gian hoàn thành dự án đến năm 2023.

Mục tiêu xây dựng Bến cảng hành khách Rạch Giá là do nhu cầu đi lại của hành khách ra các đảo: Phú Quốc, Nam Du, Lại Sơn, Hòn Tre liên tục gia tăng theo hàng năm. Đặc biệt là cao điểm vào những ngày lễ, Tết…dự kiến năm 2020 có khoảng 1,2 triệu lượt khách và đến 2030 có khoảng 2,3 triệu lượt khách, nên cần có một bến cảng với quy mô hoàn chỉnh, đồng bộ, hiện đại để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Phạm vi vùng nước cảng biển Kiên Giang tại khu vực Rạch Giá gồm các vị trí từ RG1 đến RG6 có tọa độ như sau:

Vị trí

Hệ VN-2000

Hệ WGS-84

Vĩ độ (N)

Kinh độ (E)

Vĩ đ(N)

Kinh độ (E)

RG1

10°00’42”

105°04’00”

10°00’38,4″

105°04’06,4″

RG2

09°59’34”

105°02’00”

09°59’30,4″

105°02’06,4″

RG3

09°59’34”

104°56’00”

09°59’30,4″

104°56’06,4″

RG4

09°58’00”

104°56’00”

09°57’56,4″

104°56’06,4″

RG5

09°58’00”

105°02’42”

09°57’56,4’’

105°0248,4″

RG6

10°00’28”

105°04’36”

10°00’24,3″

105°04’42,4″

Hải đăng Rạch Giá

Hải đăng Rạch Giá thuộc khu 16Ha, phường Vĩnh Thanh Vân, thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Hải đăng được xây dựng năm 1993 có tác dụng chỉ vị trí vùng biển Rạch Giá, Kiên Giang. Hải đăng hoạt động độc lập giúp tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Cà Mau, Kiên Giang định hướng và xác định được vị trí của mình.

THÔNG SỐ CHI TIẾT:

  • Tọa độ địa dư: 10o00’29.6”N – 105o04’35.6”E

Tầm hiệu lực (tọa độ địa lý)

  • Ban ngày: hải lý
  • Ban đêm: 18 hải lý

Chiều cao

  • Tháp đèn: 28. 5m
  • Tâm sáng: 26.5m

Đặc tính ánh sáng

  • Màu sắc: ánh sáng trắng
  • Đăc tính chớp: Chớp nhóm 2, chu kỳ 8s
  • Màu sắc thân đèn: Xám

Loại đèn

  • Đèn chính: BGC 500
  • Đèn phụ: BDA 305

Racon: Năm thiết lập: 1993

Hải Đăng Rạch Giá
Hải Đăng Rạch Giá

Xem thêm: Bến Cảng Bãi Vòng – Phú Quốc

Thông số kỹ thuật luồng hàng hải Rạch Giá

Về thông số kỹ thuật độ sâu luồng hàng hải Rạch Giá thuộc tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo Rạch Giá – Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

  • KGG – 12 – 2018
  • Vùng biển: Tỉnh Kiên Giang.
  • Tên luồng: Luồng hàng hải Rạch Giá.

Căn cứ bình đồ độ sâu ký hiệu RG_1812_01, RG_1812_02, tỷ lệ 1/2.000; báo cáo kết quả khảo sát địa hình số 1705/BC-XNKSHHMN ngày 20/12/2018 do Xí nghiệp Khảo sát hàng hải miền Nam đo đạc hoàn thành tháng 12/2018 và theo đề nghị của Trưởng phòng An toàn hàng hải,

Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam thông báo:

Trong phạm vi khảo sát tuyến luồng hàng hải Rạch Giá có chiều dài 2,5km, chiều rộng luồng 45m được giới hạn và hướng dẫn bởi hệ thống báo hiệu hàng hải, độ sâu nhỏ nhất bằng mét tính từ mực nước số “0” Hải đồ đạt 1,5m.

HƯỚNG DẪN HÀNG HẢI:

Các phương tiện hành hải trên luồng hàng hải Rạch Giá đi đúng trục luồng theo các báo hiệu hàng hải dẫn luồng, tuyệt đối tuân thủ sự điều động của Cảng vụ Hàng hải Kiên Giang để đảm bảo an toàn hàng hải.

Bến Cảng Bãi Vòng – Phú Quốc

Bến Cảng Bãi Vòng tọa lạc tại ấp Bãi Vòng, xã Hàm Ninh, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, cách Sân bay Quốc tế Phú Quốc 4 km, trung tâm thị trấn Dương Đông 12 km.

Bến cảng Bãi Vòng được công bố theo quyết định số 521/QĐ-CHHVN ngày 07/07/2014 của Cục Hàng Hải Việt Nam về việc công bố mở Bến Cảng Bãi Vòng.

Bến cảng Bãi Vòng được xây dựng và bắt đầu hoạt động từ tháng 9/2007, gồm ba hạng mục chính là cảng, đường vào cảng và nhà chờ ( cầu dẩn dài 270m và đường dẫn dài 140m với chiều rộng mặt đường là 5m. Bến cảng Bãi vòng có chiều dài tuyến bến là 70m, đáp ứng cho tàu trọng tại 600 DWT giảm tải.

Thời gian hoạt động: từ 6h30 đến 16h30 hằng ngày.

Bến cảng Bãi Vòng – Cảng biển Kiên Giang

Thông tin chung

Tên đơn vị khai thác cảngCông ty cổ phần Hòa Bình Hàm Ninh
Địa chỉ đơn vị khai thác cảngThửa đất số 32, tổ 3, ấp Bãi Vòng, Hàm Ninh, Phú Quốc, Kiên Giang
Số điện thoại liên hệ02973.550099
Vị trí bến cảngBãi Vòng, Hàm Ninh, Phú Quốc, Kiên Giang
Công năng khai thác cảngCầu cảng hành khách
Diện tích bến cảng (ha)0,29
Cơ quan QLNN chuyên ngành hàng hảiCảng vụ Hàng hải Kiên Giang
Tàu vào cảng lớn nhất600DWT
 Kích thước chiều dài cầu cảng420m
Tàu cao tốc Phú Quốc Express 5 tại cảng Bãi Vòng
Tàu cao tốc Phú Quốc Express 5 tại cảng Bãi Vòng

Vị trí cảng Bãi Vòng

Bãi Vòng Phú Quốc nằm ở phía Nam xã Hàm Ninh, khu vực phía Đông đảo Phú Quốc, thuộc ấp Bãi Vòng, xã Hàm Ninh. Với chiều dài khoảng 7km, bãi biển này kéo dài từ Rạch Tràm tới Mũi Hang Rắn, nằm gần với các địa điểm du lịch bao gồm:

  • Cách Sân bay Phú Quốc 6,5 km
  • Cách Dinh Cậu, Chợ đêm Phú Quốc 12km
  • Cách thị trấn Dương Đông 20km.

Tham khảo thêm: LỊCH CHẠY TÀU CAO TỐC PHÚ QUỐC – RẠCH GIÁLỊCH CHẠY TÀU CAO TỐC PHÚ QUỐC – HÀ TIÊN khởi hành từ cảng Bãi Vòng Phú Quốc được cập nhật định kỳ.

Tàu cao tốc Phú Quốc Express 6 tại cảng Bãi Vòng
Tàu cao tốc Phú Quốc Express 6 tại cảng Bãi Vòng

Tiềm năng phát triển du lịch tại Bãi Vòng

Đến bãi Vòng vào sáng sớm hay những đêm trăng thì mới thưởng ngoạn được hết vẻ đẹp của biển Phú Quốc. Nơi đây rất dễ tiêu thoát nước, địa chất công trình tốt, phù hợp cho quy hoạch phát triển du lịch. Bãi Vòng kết hợp giữa du lịch cảng và bến đánh bắt hải sản của những ngư dân sinh sống tại đây.

Bãi Vòng được đánh giá là nơi có địa chất công trình tốt, dễ thoát nước, phù hợp để phát triển du lịch. Hiện Bãi Vòng đang được quy hoạch có cả cảng biển và bến tạo điều kiện cho ngư dân sinh sống xung quanh đánh bắt thủy hải sản.

Du khách có thể tuyến đường biển từ Rạch Giá hoặc Hà Tiên để đi đến cảng Bãi Vòng. Đến với Bãi Vòng bạn sẽ trải nghiệm khung cảng mát mẻ, yên lặng mà biển mang lại, đánh tan mọi âu lo, suy nghĩ sau những ngày làm việc mệt nhọc, thả lỏng tâm tình để có thể sẵn sàng quay lại tiếp tục công việc thường nhật…

Bãi Vòng khi nước ròng, bãi cát mênh mông chạy tít ra xa, lúc nước lên, tràn ngập bãi, vào tận mé rừng. Đến bãi Vòng vào sáng sớm hay những đêm trăng thì mới thưởng ngoạn được hết vẻ đẹp của biển Phú Quốc.

Khu vực phục vụ hành khách cảng Bãi Vòng – Phú Quốc

Quy hoạch khu bến Bãi Vòng

Khu bến Bãi Vòng: Quy mô Khu bến Bãi Vòng phát triển mở rộng diện tích khu hậu cần cảng, xây dựng mới thêm cầu cảng tiếp nhận các loại tàu hàng, tàu cao tốc, phà biển, du thuyền và thủy phi cơ cập bến. Năng lực thông qua đến năm 2020 dự kiến 350 ngàn khách, đến năm 2030 dự kiến 500 ngàn khách; cầu cảng hàng hóa tiếp nhận tàu từ 1.000 – 5.000 DWT.

Cổng chào cảng Bãi Vòng – Phú Quốc

Theo những nguồn tin gần đây, bắt đầu từ ngày 17-01-2020, Công ty cổ phần Tàu Cao Tốc Phú Quốc sẽ đưa Tàu cao tốc hai thân lớn nhất Việt Nam về phục vụ bà con ra vào đảo Phú Quốc. Với sức chứa gần 600 khách, công ty cổ phần Tàu Cao Tốc Phú Quốc mong muốn có thể đáp ứng được nhu cầu đi lại của mọi người dân.

Song song đó, để thuận tiện cho việc đón và trả khách tại đầu bến Phú Quốc, từ ngày 17-01-2020, công ty cổ phần Tàu Cao Tốc Phú Quốc sẽ thay đổi địa điểm tàu cập bến sang Cảng Hoà Bình ( gần sát Cảng Bãi Vòng, nơi tàu cập bến trước 17-01-2020).

Xem thêm: Cảng Rạch Giá – Bến tàu cao tốc Rạch Giá Kiên Giang

Hình ảnh bản đồ vị trí như hình dưới đây:

Cảng Bến Đầm Côn Đảo

Cảng Bến Đầm là điểm ra vào chính của các loại phương tiện đường biển đến Côn Đảo. Đây cũng là điểm cung ứng dịch vụ thiết yếu cho tàu thuyền khai thác hải sản xa bờ.

Cảng Bến Đầm, Côn Đảo nằm tại Vịnh Bến Đầm, thuộc huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và cách trung tâm thị trấn Côn Đảo khoảng 15km

Vịnh Bến Đầm là vịnh sâu nhất ở Côn Đảo với độ sâu trung bình là 12m. Chính vì vậy đây cũng là nơi đặt cảng biển chính của đảo – Cảng Bến Đầm với tổng diện tích của vịnh là 33,1 ha và nằm cách trung tâm thị trấn Côn Đảo 15km.

Cảng Bến Đầm nằm trong Vịnh Bến Đầm nằm giữa Đảo Côn Sơn và Hòn Bà, được 2 đỉnh núi lớn là Núi Thánh Giá và Đỉnh Tình Yêu che chắn gió nên bên trọng Vịnh rất yên ắng. Khu vực của lớn và xung quanh cảng Bến Đầm nước khá sâu, nhưng ở Họng Đầm và khu gần đó thì độ sâu trung bình của nước chỉ có 2m, và là nơi đón gió chính của vịnh nên có thể xem nơi đây là thiên đường của thể thao biển, đặc biệt là câu cá.

Vị trí, thông số cảng Bến Đầm

Địa chỉ: Vịnh Bến Đầm, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

  • Bến cảng Bến Đầm – Côn Đảo: 08°39’00” – 106°33’00″E
  • Điểm đón trả hoa tiêu: 08°40’30″N – 106°32’42″E
  • Bến cảng Côn Đảo – Vũng Tàu: 10°24’48” – 107°03’00”
  • Điểm đón trả hoa tiêu: 10°19’00″N – 107°02’00″E

Cảng Bến Đầm dài 2km, có sức chứa lên tới 20 chiếc thuyền lẫn tàu du lịch cỡ lớn, chính điều này càng khẳng định thêm tầm quan trọng trong cả lĩnh vực kinh tế lẫn du lịch Côn Đảo.

Thông số cơ bản cảng Bến Đầm – Côn Đảo:

  • Tổng chiều dài (Total length) : 1.3 km
  • Độ sâu luồng (Channel depth) : -12 m
  • Chế độ thủy triều (Tidal regime): Bán nhật triều (semi-diurnal)
  • Chênh lệch b/q (Average variation): 4 m.
  • Mớn nước cao nhất cho tàu ra vào (Maximum draft): 9.5 m
  • Cỡ tàu lớn nhất tiếp nhận được (Maximum size of vessel acceptable): 2,000Dwt.

VTU – 41 – 2015

Vùng biển: tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Tên luồng: Bến Đầm – Côn Đảo.

Căn cứ bình đồ độ sâu ký hiệu BĐ-CĐ_1506 tỷ lệ 1/5000 do Xí nghiệp Khảo sát hàng hải miền Nam đo đạc và hoàn thành tháng 6/2015,

Trong phạm vi thiết kế luồng vào cảng Bến Đầm – Côn Đảo có chiều dài 3,5km:

  1. Đoạn luồng từ phao “0” đến thượng lưu phao “0” + 2,9km, chiều dài khoảng 2,9km, bề rộng 200m, độ sâu nhỏ nhất bằng mét tính từ mực nước số “0” Hải đồ đạt 10,0m trở lên.
  2. Vũng quay tàu trước cảng Bến Đầm từ thượng lưu phao “0” + 2,9km đến phao “ĐN”, chiều dài khoảng 0,6km, bề rộng 400m, độ sâu nhỏ nhất bằng mét tính từ mực nước số “0” Hải đồ đạt 7,5m trở lên.

Giới thiệu cơ bản về Cảng Bến Đầm Côn Đảo

Cảng Bến Đầm là một nơi neo đậu, một điểm dừng chân của các ngư dân lẫn khách du lịch, chưa kể nó còn được xem như là vị cứu nhân trước những cơn bão lớn. Khí hậu ở đây khá dễ chịu, không quá lộng gió giống ở trên cao, cũng chẳng quá nắng như bên ngoài các cầu tàu khác, mưa gió bão bùng thì vẫn có thể yên tâm men theo từng con đường đẹp dẫn đến nơi cư trú.

Hiện tại Cảng Bến Đầm Côn Đảo đang là nơi tiếp nhận các con tàu cao tốc Côn Đảo, tàu hàng từ Vũng Tàu, Phước Tỉnh, Trần Đề… và các địa phương khác tới Côn Đảo.

Tàu neo đậu tại cảng Bến Đầm Côn Đảo

Cảng Bến Đầm hiện hữu được đầu tư xây dựng theo Quyết định số 216/QĐ-KHĐT ngày 12-5-1997 của Bộ Thủy sản (nay là Bộ NN-PTNT). Sau khi hoàn thành, cảng được giao cho Ban Quản lý cảng Bến Đầm quản lý và khai thác từ năm 2000 đến nay. Cảng Bến Đầm đã trở thành điểm ra vào của các loại ghe, tàu đánh bắt hải sản, phương tiện vận tải biển, kể cả tàu khách quốc tế. Chính từ nhu cầu thực tế này, cảng Bến Đầm đã “bất đắc dĩ” trở thành cảng tổng hợp với đầy đủ các chức năng như: bốc xếp hàng hóa, cho thuê phương tiện vận chuyển xếp dỡ, cung ứng dịch vụ hậu cần nghề cá, vận chuyển khách du lịch, tiếp nhận các loại tàu thuyền neo đậu… vì vậy, quá trình sử dụng cảng đã vượt quá công năng thiết kế.

Nhằm khai thác lợi thế, phát huy hết công năng cảng Bến Đầm, ngày 16-8-2018, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2280/QĐ-UBND phê duyệt thiết kế và dự toán xây dựng công trình đầu tư nâng cấp, mở rộng cảng Bến Đầm trở thành cảng tổng hợp với quy mô lớn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của huyện Côn Đảo. Theo đó, ngày 9-11-2018, dự án nâng cấp, mở rộng cảng Bến Đầm đã được khởi công xây dựng. Ban Quản lý dự án chuyên ngành giao thông tỉnh làm chủ đầu tư. Công ty CP Công trình giao thông tỉnh là đơn vị thi công.

Theo Ban Quản lý cảng Bến Đầm, hiện nay, nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa thông qua cảng ngày càng lớn. Hàng năm, bình quân khối lượng hàng hóa thông qua cảng xấp xỉ 300 ngàn tấn; hành khách 40-50 ngàn lượt. Trong khi đó, cảng chỉ được đầu tư xây dựng với tính năng là cảng cá nhỏ, hiện trạng cầu cảng chính chỉ dài 82m, rộng 14m, thiết kế tiếp nhận tàu 1.000 tấn, khả năng tối đa cũng chỉ tiếp nhận được tàu 2.000 tấn, nên chưa tận dụng hết lợi thế khu vực vùng nước vịnh Bến Đầm để phục vụ phát triển kinh tế của huyện Côn Đảo.

Trụ sở chính BQL Cảng Bến Đầm (HQ Address): 1007/36 đường 30/4, phường 11, Tp. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu (1007/36 str., Ward 11, Vung Tau city, Ba Ria – Vung Tau province). Điện thoại (Tel): (84.254) 621048 Fax: (84.254) 621047

Cầu bến (berth facilities):

Tên/Số hiệu (Name/No.)Dài (Length)Độ sâu (Depth alongside)Loại tàu/hàng (Vessel/Cargo)
Cầu 2,000T (Wharf 2,000 DWT)82 m-9.5 mTàu chở hàng 2,000 DWT, Tàu du lịch dài 100 m (Cargo vessel and passenger cruise)
Cầu 500T (Wharf 500 DWT)150 m-5.5 mTàu chở hàng 500 DWT (Cargo vessel)
Cảng Côn Đảo-Vũng Tàu (Con Dao-Vung Tau Terminal)110 m-7 mTàu chở hàng 2,000 DWT, Tàu du lịch (Cargo vessel and passenger cruise)

Kho bãi (Storage facilities):

Cảng Bến Đầm – Côn Đảo (Ben Dam – Con Dao Terminal):

  • Tổng diện tích măt bằng cảng (Total port area)24,000 m2
  • Bãi (Open storage)5,725 m2

Cảng Côn Đảo – Vũng Tàu (Con Dao – Vung Tau Terminal):

  • Tổng diện tích măt bằng cảng (Total port area)20,300 m2
  • Kho (Warehouses)500 m2

Thiết bị chính (Major equipment):

  • Cẩu bờ (Shore crane): 02 (5-10 MT)
  • Xe nâng (Forklift): 03 (2.5-5 MT)
  • Canô (Canoe): 01 (90 HP)
  • Xe xúc đào (Excavator): 02 (1-2 m3)
  • Đội tàu vận tải (Transport vessel): 02 (2,200 HP)

Quy hoạch khu Cảng Bến Đầm

Khu cảng Bến Đầm và các dịch vụ đi kèm: Diện tích: 89,23 ha; Dân số: 560 người

Khu cảng Bến Đầm phát triển trên cơ sở cải tạo và nâng cấp cảng Bến Đầm hiện tại. Khu vực này sẽ phát triển nhiều khu chức năng, bao gồm các hoạt động xúc tiến du lịch, thương mại, dịch vụ hậu cần cảng, công nghiệp nhỏ, kho bãi hàng hóa, dịch vụ nghề cá,dịch vụ thủy sản … nhằm phục vụ dân cư trên đảo và tàu thuyền trú bão, góp phần hỗ trợ kết nối với các khu vực khác của Côn Đảo. Phát triển khu kinh doanh hỗn hợp (bao gồm nhà nghỉ, khách sạn và các dịch vụ khác) tại khu vực phía Đông Bắc khu cầu cảng chính và khu vực ven đường Bến Đầm.

Khu vực phía Tây Bắc: Bố trí cụm các xí nghiệp sản xuất và các công trình dịch vụ hậu cần cảng, chủ yếu là các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ít gây ô nhiễm môi trường như: Kho lạnh bảo quản, gia công cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp, dịch vụ hậu cần nghề cá, dịch vụ hàng hải, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống.

Cảng Bến Đầm Côn Đảo

Tour tham quan Cảng Bến Đầm – Hòn Bà tại Côn Đảo

08h00: Hướng dẫn đón đoàn tại khách sạn khởi hành tham quan tuyến du lịch sinh thái Trung tâm thị trấn Côn Đảo – vịnh Bến Đầm – hòn Bà. Vịnh Bến Đầm nằm ở phía Tây Nam của đảo Côn Sơn, cách thị trấn Côn Đảo 14km về phía Nam, trên đường đi du khách tham quan mũi Cá Mập – Bãi Nhát – Đỉnh Tình Yêu và vịnh Bến Đầm.

08:30: Du khách tham quan cảng Bến Đầm và tìm hiểu hoạt động hậu cần nghề cá, đời sống của người dân ở khu vực cảng. Cảng Bến Đầm là nơi tiếp nhận nguồn hải sản khai thác ngòai khơi, hàng hóa xuất nhập khẩu và cung cấp dịch vụ hậu cần thủy sản cho các ghe tàu khai thác hải sản từ miền Trung trở vào và cả ghe tàu địa phương. Cảng là điểm đến của 2 chiếc tàu khách tuyến Côn Đảo- Vũng Tàu và ngược lại. Cảng đã xây dựng công trình đê chắn sóng , hệ thống kho lạnh, nhà máy chế biến , chợ hải sản,… đều đã đang đưa vào sử dụng. Cảng Bến Đầm là nơi lí tưởng cho tàu thuyền neo đậu tránh bão và trao đổi hậu cần nghề cá giữa ngư phủ với tiểu thương Côn Đảo. Từ cảng Bến Đầm du khách khởi hành đến Hòn Bà bằng đò của ngư dân.

09:00: Đến Hòn Bà, du khách tham quan trạm kiểm lâm Hòn Bà và tiếp tục đi bộ xuyên rừng đến Đầm Quốc. Trên đường đi, du khách có thể bắt gặp nhiều loài động vật hoang dã như sóc, kỳ đà, cua núi, chim…Hòn Bà theo truyền thuyết, chúa Nguyễn Ánh đã giam giữ Hoàng thứ phi Phi Yến khi bà có ý định ngăn cản bước đường cầu viện Pháp của ông.

09:30: Đến bãi Đầm Quốc, du khách tham quan khám phá rừng ngập mặn, bơi có ống thở xem sinh vật biển. Cùng với rạn san hô và thảm có biển, rừng ngập mặn là nơi trú ngụ và vùng kiếm thức ăn quan trọng của nhiều loài sinh vật biển khác; đồng thời nó còn có tác dụng giảm cường độ của sóng lên bãi. Du khách ngắm cảnh thư giản, nghỉ ngơi ăn trưa

13:00: Du khách trở lại trạm kiểm lâm về thị trấn, kết thúc tuyến tham quan.