Lưu trữ danh mục: Thông tin hành trình

Bến cảng Phú Quý tỉnh Bình Thuận

Bến cảng Phú Quý nằm tại địa chỉ: xã Tam Thanh, huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận là nơi neo đậu của tàu thuyền tuyến biển Phan Thiết – Phú Quý và ngược lại.

Thông số chung cảng Phú Quý

Thông tin cơ bản:

  • Tên đơn vị khai thác cảng: Ban quản lý cảng Phú Quý
  • Địa chỉ đơn vị khai thác cảng: Xã Tam Thanh, huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận
  • Vị trí bến cảng: Xã Tam Thanh, huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận
  • Công năng khai thác cảng: Cầu cảng Tổng hợp (Hàng rời, hàng khô…)
  • Diện tích bến cảng (ha): 4,49
  • Năng lực thông qua của bến cảng (T/năm): 123.900
  • Cơ quan QLNN chuyên ngành hàng hải: Cảng vụ Hàng hải Bình Thuận

Thông số kỹ thuật: Cầu cảng Đầm Môn

  • Tàu vào cảng lớn nhất (DWT): 1.998
  • Kích thước chiều dài cầu cảng (m): 51,2
Một góc cảng Phú Quý

Cảng Cái Rồng

Cảng Cái Rồng, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) là điểm trung chuyển phục vụ tuyến giao thông đường thủy từ trung tâm thị trấn Cái Rồng ra các xã đảo của huyện Vân Đồn, huyện đảo Cô Tô. Cảng cũng là nơi neo đậu phương tiện của ngư dân sau mỗi chuyến ra khơi đánh bắt thủy sản trở về đất liền.

  • Tên cơ quan: Ban quản lý cảng Cái Rồng
  • Địa chỉ: Khu 9 – Thị trấn Cái Rồng – Vân Đồn- Quảng Ninh
  • Điện thoại: 033. 3874603

Giới thiệu cơ bản Cảng Cái Rồng

Cảng Cái Rồng (thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn) có hoạt động vận tải hành khách lớn nhất trên địa bàn Quảng Ninh hiện nay, là cửa ngõ kết nối với các tuyến đảo của Vân Đồn và Cô Tô.

Cảng chính thức hoạt động từ tháng 4/2017, quyền quản lý, khai thác được chuyển giao cho Công ty TNHH Vận tải Ka Long. Công ty TNHH Vận tải Ka Long đã đầu tư đồng bộ hạ tầng cảng, bến khách với nhà chờ mới rộng 300m2, mái che rộng 500m2 được bố trí 450 ghế ngồi, đảm bảo tiếp nhận 1.000 hành khách cùng lúc. Để tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách, cảng còn được trang bị hệ thống bảng thông báo điện tử hiện đại, loa phát thanh thông báo, cập nhật lịch tàu chạy, cổng soát vé bằng thẻ từ điện tử kết nối với hệ thống máy chủ.

Đặc biệt, công tác tổ chức, sắp xếp tại cảng đã được củng cố chuyên nghiệp, hiện đại hơn. Thay vì các đơn vị kinh doanh vận tải tự tổ chức bán vé như trước đây, hiện nay cảng đã có vị trí bán vé tập trung. Các tuyến hành trình từ cảng ra đảo đều niêm yết công khai giờ tàu chạy, hãng tàu và giá vé, các đối tượng được miễn giảm giá vé. Để thuận lợi cho công tác quản lý, điều hành, giám sát an ninh, trật tự tại cảng, đơn vị quản lý đã lắp đặt hệ thống camera ghi hình tại cổng, nhà chờ, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thực thi công vụ tại cảng, kịp thời xử lý những hành vi trộm cắp, bán hàng rong, chèo kéo khách, gây mất an ninh, trật tự…

Bên cạnh đó, Công ty TNHH Vận tải Ka Long còn ban hành bộ quy chế hoạt động tại cảng, văn hoá ứng xử trong kinh doanh vận tải hành khách. Theo đó, yêu cầu các chủ tàu, thuyền trưởng, thuyền viên ký cam kết, nghiêm túc thực hiện đúng các quy định, thông tư, nghị định của Nhà nước, quy tắc trong hoạt động đường thuỷ nội địa…

Hiện tại, cảng đang tổ chức khai thác tại 6 bến với tổng số 81 phương tiện chở khách đăng ký hoạt động kinh doanh vận tải ra các tuyến đảo, trong đó có 60 tàu cao tốc, 4 tàu vỏ sắt, còn lại là tàu vỏ gỗ. Để tránh ùn tắc, cảng đã xây dựng lịch trình cho từng tuyến, từng phương tiện, cử cán bộ thực hiện sắp xếp và hướng dẫn các phương tiện neo đậu trong vùng nước, thực hiện ra, vào cảng an toàn, đúng thứ tự. Cụ thể, các tàu có lịch đón khách chỉ được cập cảng trước 15 phút làm thủ tục và đón khách, các tàu chưa có lịch sẽ tập kết tại vị trí quy định. Trước khi rời bến, Cơ quan Cảng vụ đường thuỷ nội địa thực hiện kiểm tra chặt chẽ các phương tiện chở khách, yêu cầu đảm bảo đầy đủ yếu tố an toàn như hệ thống PCCN, phao cứu hộ, thông tin hành khách… khi đó mới cấp phép cho tàu xuất bến.

Tại cảng Cái Rồng, các tàu có lịch đón khách chỉ được cập cảng trước 15 phút để làm thủ tục và đón khách; các tàu chưa có lịch sẽ tập kết tại vị trí quy định. Đồng thời, BQL Cảng phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, cơ quan hữu quan, như cảnh sát giao thông, trật tự giao thông đường thủy, Cảng vụ đường thuỷ nội địa, để tổ chức tuyên truyền, kiểm tra chặt chẽ các phương tiện chở khách ra, vào cảng; yêu cầu các phương tiện phải đảm bảo đầy đủ yếu tố an toàn.

Cảng Cái Rồng Vân Đồn

Tàu xuất bến tại Cảng Cái Rồng theo nguyên tắc quay vòng, xếp lần lượt theo thứ tự, đảm bảo tính khoa học, hiệu quả khai thác; khuyến khích bán vé tập trung, bán vé thanh toán online qua mạng. Vé tàu của các đơn vị kinh doanh vận tải tại Cảng đều được bán tại quầy vé tập trung, được niêm yết giá công khai để thuận tiện cho người dân và du khách tham khảo. Nhờ đó đã khắc phục tình trạng chèo kéo, cạnh tranh thiếu lành mạnh như hoạt động của cảng cũ trước đây.

Quầy bán vé tập trung tại Cảng tàu khách Cái Rồng.

Trở về sau chuyến du lịch, nhiều du khách đã ghé cửa hàng OCOP được mở ngay trong khuôn viên nhà chờ cảng Cái Rồng, chọn mua những sản phẩm đặc sản của Vân Đồn như: Ruốc hàu, ruốc bề về, nước mắm … để làm quà cho gia đình.

Vị trí, chức năng Ban Quản lý Cảng Cái Rồng

1. Ban Quản lý Cảng Cái Rồng là đơn vị sự nghiệp công lập có thu thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Vân Đồn, tự chịu kinh phí về hoạt động, có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ do Uỷ ban nhân dân huyện giao về các lĩnh vực: quản lý khai thác nguồn thu tại cảng; quản lý các phương tiện thuỷ ra vào cảng đảm bảo an toàn; tổ chức các dịch vụ phục vụ phương tiện thuỷ hoạt động tại cảng; tổ chức cứu nạn, cứu hộ trong ranh giới quản lý theo quy định.

2. Ranh giới quản lý, phạm vi quản lý Cảng Cái Rồng theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

3. Ban Quản lý Cảng Cái Rồng có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Giao thông Vận tải.

Cảng Cái Rồng Vân Đồn, Quảng Ninh

Nhiệm vụ quyền hạn Ban Quản lý Cảng Cái Rồng

1. Quản lý và khai thác có hiệu quả các công trình, các hạng mục cảng được Uỷ ban nhân dân huyện giao theo quy định của pháp luật; xây dựng nội quy ra vào Cảng và các quy định về công tác quản lý phương tiện hoạt động, neo đậu trong vùng nước Cảng đảm bảo công tác an toàn giao thông trong khu vực Cảng Cái Rồng.

2. Tổ chức tuyên truyền Luật Giao thông đường thuỷ nội địa và các văn bản chỉ đạo của các cấp, các ngành đến các chủ phương tiện thuỷ hoạt động và neo đậu tại Cảng.

3. Phối hợp với các cơ quan chức năng, Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn và các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác kiểm tra, lập biên bản và đề xuất đến cơ quan có thẩm quyền xử lý phương tiện vi phạm, đảm bảo công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông trong khu vực Cảng Cái Rồng.

4. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện phòng chống bão, cứu nạn, cứu hộ, phòng chống thiên tai trong khu vực Cảng.

5. Đảm bảo công tác vệ sinh môi trường trong khu vực Cảng, tham mưu và đề xuất để đảm bảo trong công tác an toàn giao thông thuỷ tại Cảng; thực hiện quản lý Cảng theo Luật Giao thông thuỷ nội địa.

6. Tổ chức ký hợp đồng với các chủ phương tiện thường xuyên ra vào Cảng (gồm các tổ chức và cá nhân) theo quy định của pháp luật.

7. Tổ chức thu các loại phí: bến bãi, mặt nước, phương tiện ra vào Cảng, vệ sinh môi trường và các phí dịch vụ theo quy định của pháp luật.

8. Tham mưu, xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch đảm bảo an toàn cho các hạng mục công trình cảng và đảm bảo an toàn giao thông thuỷ trong khu vực Cảng.

 

Khu phức hợp dịch vụ bến cảng Bình An Hà Tiên

Khu phức hợp dịch vụ bến cảng Bình An Hà Tiên có địa chỉ tại Khu phố 3, phường Tô Châu, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang thuộc Công ty cổ phần vận tải Bình An Hà Tiên ngành nghề chính là vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương.

Khu bến cảng Bình An Hà Tiên

Công ty Cổ phần vận tải Bình An Hà Tiên nhận thức được tầm quan trọng của dự án đối với sự phát triển dịch vụ hàng hải của thị xã Hà Tiên, nên đã tập trung đầu tư vào cơ sở vật chất, đưa vào hoạt động khu bến cảng – kho bãi tại khu đô thị du lịch Nam Hà Tiên. Năm 2017, Công ty đã đưa vào hoạt động khu bến cảng – kho bãi tại khu đô thị du lịch Nam Hà Tiên (thuộc phường Tô Châu). Đây là khu bến cảng phục vụ cho tàu phà và tàu khách trên tuyến Hà Tiên – Phú Quốc và ngược lại. Khu bến cảng, kho bãi có diện tích gần khoảng 11ha, cách Cầu Tô châu khoảng 450m hướng ra biển. Bến cảng gồm 2 bến cập mũi và cập hông; cầu dẫn có phần mở rộng để quay xe, có khả năng phục vụ 50 xe tải và 6 tàu cập bến.

Hiện nay Cảng Bình An Hà Tiên được xem là một trong những Bến cảng hiện đại nhất tại Thành phố Hà Tiên. Hoạt động chính của Cảng Bình An Hà Tiên là vận chuyển hành khách, hàng hóa , phương tiện vận tải từ Hà Tiên đi Phú Quốc và ngược lại. Đội tàu của Công ty đóng mới hoàn toàn với các tiêu chuẩn hiện đại và được chứng nhận kiểm định VRH II – Biển hạn chế II .

Công ty vận tải Bình An-Hà Tiên hiện có 3 tàu phà cỡ lớn đang hoạt động chạy tuyến Hà Tiên – Phú Quốc. Các phương tiện của Công ty hoạt động an toàn và ổn định, đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa, đi lại của hành khách, đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn về kỹ thuật, bảo vệ môi trường. Cạnh đó, các nhân viên của Công ty có thái độ ứng xử văn minh, trách nhiệm với cộng đồng, chấp hành tốt các qui định của pháp luật khi tham gia giao thông đường thủy.

Phà Bình An Hà Tiên 01

Năm 2019, Ban ATGT tỉnh Kiên Giang đã trao giấy chứng nhận “Bến phà Văn hóa – An toàn” và “Đoàn tàu Văn hóa – An toàn“ cho Công ty Vận tải Bình An – Hà Tiên (TP Hà Tiên), do đơn vị đã đạt thành tích văn hóa bình yên sông nước trong việc vận chuyển hàng hóa hành khách an toàn từ bờ ra đảo trong những năm qua.

Song song với ngành vận tải biển, Công ty đã và đang tiếp tục đầu tư đưa vào hoạt động nhiều loại hình dịch vụ khác nằm trong khu dịch vụ cảng Bình An Hà Tiên. Bình An Hà Tiên – sự lựa chọn tốt cho du lịch Đảo Ngọc. Đến với Cảng Bình An Hà Tiên, bạn sẽ được phục vụ tốt ở tất cả các khâu dịch vụ :

  • Nhà chờ: rộng rãi, thoáng mát, tiện nghi với Wifi , truyền hình cáp ….
  • Nhà hàng: sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Siêu thị: cung cấp đầy đủ các mặt hàng với giá phải chăng.
  • Khu vui chơi giải trí: Khu game liên hoàn dành cho tất cả các đối tượng.
  • Nhà vệ sinh: Sạch sẽ, đẳng cấp.
  • Ngoài ra Cảng Bình An Hà Tiên còn là một địa điểm check-in tuyệt vời dành cho khách hàng.

Hoạt động với nguyên tắc An toàn – tận tâm – sáng tạo, cùng với phương châm Năng suất – Chất lượng – Hiệu quả, Cảng Bình An Hà Tiên đã nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng bằng cách cung cấp các dịch vụ ngày càng tốt hơn, thủ tục đơn giản và định hướng vào chính lợi ích thiết thực của khách hàng, đúng với mục tiêu kết nối vì sự thịnh vượng chung mà Cảng Bình An Hà Tiên đã đề ra.

Phà Bình An Hà Tiên

Cũng trong năm 2017 đến nay, Bình An Hà Tiên đã chính thức đưa vào khai thác tuyến Hà Tiên – Phú Quốc và ngược lại bằng phà cao tốc Bình An Hà Tiên 01, Bình An Hà Tiên 02 và Bình An Hà Tiên 03 tổng số vốn đầu tư trên 150 tỷ đồng. Phà được thiết kế và đóng mới dưới sự giám sát của Đăng kiểm VR – Việt Nam, đảm bảo cho khai thác và hoạt động trên tuyến nội địa.

  • Vận tốc hành trình 12 hải lý
  • Thời gian chạy 160 phút
  • Sức chứa 250 khách cùng 12 thủy thủ đoàn, khoang Vip chứa 50 khách
  • Chở được 150 xe máy, 50 xe ô tô 4 chỗ, 40 xe ô tô 7 chỗ, 15 xe tải
  • Trang thiết bị nội thất sang trọng, hiện đại.
  • Phà được trang bị hệ thống cứu sinh như phao bè, áo phao…đảm bảo sự an toàn hàng hải cao nhất cho hành khách.
Phà Bình An Hà Tiên 03

Hiện tại, các phà này chạy 2 chuyến/ngày đi tuyến Hà Tiên – Phú Quốc và ngược lại, mỗi chuyến đi chỉ mất khoảng 2,5 giờ. Với 4 chuyến mỗi ngày, phà Bình An Hà Tiên mang đến cho khách hàng thêm khá nhiều chọn lựa giờ giấc di chuyển thuận tiện.

Thời gian trung bình 01 chuyến phà từ Hà Tiên ra Phú Quốc là 160 phút. Tàu phà có nhiều boong rộng để mọi người có thể ngắm biển và chụp hình khiến cho không khí rất dễ chịu. Trên tàu không có mùi khói hầm máy lẫn âm thanh ồn ào của động cơ khiến việc đi lại trên tàu khá thoải mái.

Quan trọng hơn tuyến đường vận tải tàu chở người và xe hàng tuyến Phú Quốc Hà Tiên đã có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Vận tải, chắc chắn sẽ mang lại cho du khách những dịch vụ luôn được đầu tư tốt nhất.

Từ thời điểm tháng 3/2017 về trước, du khách muốn lái xe vượt biển ra đảo Phú Quốc và các doanh nghiệp du lịch lữ hành và cung ứng hàng hoá ra đảo này chỉ có lựa chọn duy nhất là công ty TNHH MTV Thạnh Thới.

Phà Bình An kết nối du lịch Hà Tiên

Hà Tiên, miền đất biên viễn cuối trời Tây Nam của Tổ Quốc, được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều cảnh quan tươi đẹp và thơ mộng, một miền đất vừa có đồng bằng, núi non, hang động, song hồ, biển đảo…, cảnh vật nơi đây thật hoàn hảo giống như một bức tranh “sơn thủy hữu tình”.

Hà Tiên ngày nay đang từng ngày thay da đổi thịt, với sức sống của một Thành Phố trẻ sẽ hứa hẹn rất nhiều điều cho những du khách gần xa khi đến với Hà Tiên. Có lẽ nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi của Hà Tiên mà các Doanh nghiệp đã và đang đầu tư xây dựng, phát triển. Trong đó, phải kể đến Công ty Cổ phần Vận Tải Bình An Hà Tiên.

Phòng vé phà Bình An Hà Tiên

Nếu bạn có dịp đến Hà Tiên đừng quên ghé thăm khu dịch vụ Cảng Bình An Hà Tiên bởi vẻ đẹp của nơi đây sẽ làm hài lòng du khách. Theo quốc lộ 80, đi qua Tượng đài Mạc Cửu về hướng Hà Tiên khoảng 200m là đến khu dịch vụ cảng Bình An, hiện ra trước mắt du khách là đồi kiều nằm bên hồ nước đầy thơ mộng. Đây là khu bến cảng phục vụ cho tàu phà và tàu khách trên tuyến Hà Tiên – Phú Quốc và một số tuyến trên vùng biển Kiên Giang.

Trong lúc chờ đợi và tận hưởng một không gian xanh, sạch, đẹp của Khu Phức Hợp dịch vụ cảng, quý khách còn có thể thỏa sức mua sắm trong siêu thị 3 miền và chụp những bức hình 3D nhiều cảm xúc, thú vị được trãi dọc trên phố đi bộ ngàn sao. Ngoài ra, quý khách còn được thưởng thức những món ẩm thực đặc sản vùng miền và nhâm nhi những ly cốc tay cùng những bản nhạc mang đậm phong cách châu mỹ Latinh của một quán Bar nằm ngay cạnh bờ biển. Bên cạnh đó những gia đình có trẻ em có thể để bé trẻ trải nghiệm những trò chơi như Nhà liên hoàn, xe lửa…

Trong thời gian tới, Công ty sẽ cho ra mắt 02 tàu cao tốc Bình An Hà Tiên đạt chuẩn chất lượng, đầy đủ tiện nghi, an toàn là trên hết, để nhằm phục vụ nhanh chóng kịp thời cho du khách. Với không gian rộng rãi, vị trí tuyệt đẹp, tạo thành đô thị mới giữa lòng Thành Phố Hà Tiên thập cảnh vùng đất nổi tiếng với văn thơ thi ca từ thời mở đất Phương Nam. Khu phức hợp dịch vụ cảng Bình An Hà Tiên hứa hẹn sẽ còn nhiều điều khiến du khách bất ngờ và thú vị khi đến với Bình An Hà Tiên.

Bến cảng tàu cao tốc Superdong Trần Đề đi Côn Đảo

Bến cảng tàu cao tốc Superdong Trần Đề đi Côn Đảo có địa chỉ tại ấp Đầu Giồng, Huyện Trần Đề, Tỉnh Sóc Trăng, đây là nơi xuất phát của 02 tàu Superdong Côn Đảo I và Superdong Côn Đảo II từ Sóc Trăng đi Côn Đảo.

Năm 2017, Công ty Cổ phần Superdong-Kiên Giang, nắm bắt được tiềm năng, nhu cầu rất lớn về vận chuyển hành khách, hàng hóa giữa đất liền ra Côn Đảo, Công ty đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng địa bàn hoạt động, mở tuyến mới Sóc Trăng đi Côn Đảo. Điểm xuất phát của tàu cao tốc Superdong tuyến Sóc Trăng – Côn Đảo là từ bến cảng Trần Đề (Sóc Trăng) và cập bến cảng Bến Đầm (Côn Đảo).

Bến cảng Trần Đề Superdong

Bến cảng tàu cao tốc Superdong Trần Đề được thực hiện theo Quyết định số 272/QĐ-UBND tỉnh Sóc Trăng ngày 15/2/2017, bến tàu có tổng mức đầu tư 90 tỷ đồng, được xây dựng trên khuôn viên khu đất hơn 3,6 ha, tại ấp Đầu Giồng, thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng.

Hướng dẫn đi đến Bến cảng tàu cao tốc Superdong Trần Đề

Sài Gòn đi Trần Đề

Từ Sài Gòn di chuyển bằng xe khách tầm 4 tiếng hơn sẽ đến được Thành Phố Sóc Trăng. Các bạn có thể di chuyển bằng xe Phương Trang có xe trung chuyển khá tiện, từ văn phòng nhà xe Phương Trang ở Sài Gòn vào lúc 23 giờ đêm xuống bến xe Sóc Trăng. Giá vé có 155.000 đồng/người. Tới 4 giờ sáng thì xe tới huyện Trần Đề và có xe trung chuyển chở tụi mình ra bến tàu.

Hành khách từ TP Hồ Chí Minh đến bến tàu sớm có thể nghỉ ngơi tại Phòng chờ bến tàu để lấy lại sức khỏe để đi chuyến sớm nhất từ Sóc Trăng ra Côn Đảo, tại các khu vực lân cận bến tàu đều có các khách sạn, nhà nghỉ mini với giá phòng chỉ 120.000 – 200.000 đồng/phòng.

Phòng chờ bến tàu Superdong Trần Đề

Sóc Trăng đi Trần Đề

Từ bến xe Thành Phố Sóc Trăng còn di chuyển khoảng 35km để đến cảng Trần Đề. Có 2 phương án di chuyển:

  • Xe taxi: tầm 350.000 đồng – 450.000 đồng/chuyến
  • Xe trung chuyển của tàu cao tốc Superdong: 40.000 đồng/người
Tàu cao tốc Superdong Côn Đảo I tại cảng Trần Đề

Cần Thơ đi Trần Đề

Hiện nay Superdong có tuyến xe trung chuyển Cần Thơ – Trần Đề rồi nè cả nhà ơi. Bạn nào đi Côn Đảo bằng tàu Superdong xuất phát từ Cần Thơ thì có thể đặt vé xe trung chuyển của Superdong với giá vé là 70.000 đồng/lượt và thời gian di chuyển khoảng 120 phút. Chỉ với 380.000 đồng, Superdong sẽ đưa bạn từ Cần Thơ đến Côn Đảo để tận hưởng một mùa hè một cách trọn vẹn nhất. Bạn sẽ được hòa mình vào biển xanh, cát trắng, nắng vàng và thưởng thức những món hải sản tươi ngon tại nơi đây.

  • Khởi hành từ Cần Thơ đến cảng Trần Đề tại địa chỉ 62B, Đường Võ Nguyên Giáp, Phường Tân Phú, Quận Cái Răng, TP. Cần Thơ vào 5h30 sáng
  • Khởi hành từ cảng Trần Đề đến phòng vé Cần Thơ vào lúc 15h00 chiều (lịch trình tuyến về có thể thay đổi dựa vào thời gian thủy triều)

 

Xem thêm: Bến tàu cao tốc Trần Đề (Sóc Trăng) đi Côn Đảo

Tàu cao tốc Superdong Trần Đề – Côn Đảo

Hiện tại, Superdong có đội tàu gồm 2 chiếc hoạt động trên tuyến Trần Đề – Côn Đảo là Superdong Côn Đảo I và Superdong Côn Đảo II, tàu hoạt động hằng ngày với 02 lượt đi và 02 lượt về với giá vé cụ thể như sau:

TuyếnSóc Trăng  Côn ĐảoCôn Đảo  Sóc Trăng
Giờ khởi hành8:00, 13:158:00, 13:00
Giờ cập bến10:30, 15:3010:30, 15:45
TàuSupperdong Côn Đảo I, Superdong Côn Đảo IISupperdong Côn Đảo I, Superdong Côn Đảo II
Tải trọng306 khách306 Hành khách và 275 Hành khách
Vận tốc26 – 28 hải lý/giờ26 – 28 hải lý/giờ
Trung chuyểnGiá: 40.000VNDGiá: 40.000VND
Ghi chúXe trung chuyển từ Sóc Trăng đi cảng Trần Đề:
• Nhận khách: Phòng vé Superdong Sóc trăng
• Trả khách: Cảng Trần Đề
Xe trung chuyển từ Côn Đảo đi cảng Bến Đầm:
• Nhận khách: Phòng vé Superdong Côn Đảo
• Trả khách: Cảng Bến Đầm
Tàu cao tốc Superdong Côn Đảo I

 

Cảng khách Ông Đốc, Thị trấn Sông Đốc, Cà Mau

Bến tàu cao tốc Sông Đốc có địa chỉ tại Cảng khách Ông Đốc, Khóm 7, Thị trấn Sông Đốc, Huyện Trần Văn Thời, Tỉnh Cà Mau là nơi tàu cao tốc khởi hành để đi Nam Du và Phú Quốc.

Bến tàu cao tốc sông Ông Đốc, Thị trấn Sông Đốc thuộc địa bàn Đồn Biên phòng Sông Đốc, Bộ đội Biên Phòng Cà Mau quản lí. Vì vậy, khi bắt đầu khai thác, vận hành tuyến tàu cao tốc Cà Mau – Nam Du – Phú Quốc, lực lượng BĐBP sẽ hỗ trợ Công ty làm tốt công tác thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng để tàu xuất nhập bến đảm bảo thời gian, nhưng vẫn đảm bảo quy định và các biện pháp nghiệp vụ của bộ đội biên phòng.

Mặt tiền bến tàu Sông Đốc, Cà Mau

Hướng dẫn đến bến tàu Sông Đốc

Từ bến xe TP Cà Mau đến bến tàu cao tốc Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời khoảng 50km, hành khách mất khoảng 1 giờ 30 phút đi bằng xe buýt/xe khách để tới. Và khoảng 1 giờ đi bằng taxi với giá khoảng 400.000 đồng/lượt.

Tàu cao tốc trên bến tàu Sông Đốc, Cà Mau

Hướng dẫn khách đi xe buýt từ Cà Mau đến Sông Đốc và ngược lại

Cách bến tàu cao tốc Sông Đốc khoảng 1km là bến xe buýt Sông Đốc để đi đến TP Cà Mau và Huyện Năm Căn. Xe buýt hoạt động mở tuyến tại bến xe Sông Đốc từ 4:40 sáng và đóng tuyến vào lúc 17:30 chiều (thời gian tương tự ở bến xe Cà Mau).

Giá vé cho mỗi lượt đi xe bus từ Sông Đốc đến Cà Mau (hoặc ngược lại) là 21.000 đồng/lượt. Rất thuận lợi cho hành khách đi từ TP Hồ Chí Minh chuyến trễ nhất khoảng 23:00 đến bến xe Cà Mau khoảng 5 giờ sáng để kịp đón xe bus đi về Sông Đốc.

Xe bus Sông Đốc – Cà Mau và ngược lại
Trên xe buýt Cà Mau – Sông Đốc và ngược lại

Giao thông từ Cà Mau đến Sông Đốc

Từ TP Cà Mau đến Sông Đốc là quảng đường tương đối nhỏ, hầu hết các xe bus hoạt động là loại xe 29 chỗ để vận chuyển khách đến bến tàu, qua đợt khảo sát thực tế khả năng xe 45 chỗ chạy đến bến tàu có thể được nhưng tương đối khó đi. Do tuyến tàu cao tốc Sông Đốc – Nam Du – Phú Quốc mới khai trương, lượng khách chưa đánh giá được tiềm năng nên sử dụng bến tàu Sông Đốc hiện nay tạm một thời gian, sau khi có lượng khách đủ đông sẽ chuyển sang bến tàu đối diện (Nam Sông Đốc) để đón các loại xe.

Quý hành khách có nhu cầu trung chuyển từ Cà Mau đến Sông Đốc thì có thể đi xe của hãng vào khoảng 6:30 sáng mỗi ngày chạy tàu với giá vé là 45.000 đồng/người và ngược lại. Ngay khi đặt vé tuyến này, nhân viên tư vấn sẽ chuyển thông tin hành khách đến điều hành xe để hỗ trợ.

Thị trấn Sông Đốc Cà Mau gần bến tàu cao tốc đi Nam Du và Phú Quốc

Thị trấn Sông Đốc – huyện Trần Văn Thời

Thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời là trung tâm kinh tế biển lớn nhất tỉnh Cà Mau. Thị trấn Sông Đốc nằm ở phía tây huyện Trần Văn Thời, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp các xã Khánh Hải và Phong Điền
  • Phía tây giáp vịnh Thái Lan
  • Phía nam giáp xã Phong Điền
  • Phía bắc giáp xã Khánh Hải.

Cách trung tâm huyện Trần Văn Thời 20km, thị trấn Sông Đốc có bờ biển dài 8km, diện tích 3.349ha, với dân số trên 50.675 khẩu; có 13 khóm, 1 hòn đảo (Hòn Chuối) cách đất liền 18 hải lý. Thị trấn có 25 cơ quan, đơn vị công ty, xí nghiệp đóng trên địa bàn. Do kinh tế chủ yếu là nuôi trồng, khai thác thuỷ sản, dịch vụ và thương mại nên cảng khách Sông Ông Đốc cũng là một trong những bến tàu chính của thị trấn.

Giai thoại về địa danh Sông Ông Đốc

Sông Ông Đốc bắt nguồn từ ngã ba Cái Tàu – Sông Trẹm chảy về hướng Tây ngang qua nhiều làng xóm đã được định cư lâu đời: Xóm Sở, Cán Dù, Nổng Kè, Ông Tự, Tham Trơi… và đổ ra cửa Ông Đốc ở phía Vịnh Thái Lan. Hai bên hữu ngạn và tả ngạn có nhiều sông rạch nhỏ: rạch Cái Tàu, Rạch Giếng, Rạch Cui, Rạch Ráng, Rạch Vọp…

Dòng sông này trước kia còn có tên là Khoa Giang, nơi đây đã chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử của vùng đất Cà Mau từ thời kỳ đầu khai phá đến hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân ta.

Một góc thị trấn Sông Đốc huyện Trần Văn Thời
Một góc thị trấn Sông Đốc huyện Trần Văn Thời

Tên gọi sông Ông Đốc xuất phát từ truyền thuyết, trong thời gian bị quân Tân Sơn truy đuổi, Nguyễn Ánh cùng đoàn tùy tùng chạy về phương Nam, đã đến nhiều nơi trên đất Cà Mau. Một hôm chạy trốn vào xóm Cái Tàu (nay thuộc xã Khánh An), rồi dự định theo con sông này để ra hòn Thổ Chu (nằm ngoài Vịnh Thái Lan) sang nước Xiêm La xin cầu viện. Không ngờ, đoàn thuyền vừa đi khỏi vàm Rạch Cui một quãng thì quân Tây Sơn đuổi tới.

Trong lúc ngàn cân treo sợi tóc, Đô Đốc Thủy binh Nguyễn Văn Vàng ở trong đoàn tùy tùng bèn tâu với vua xin cởi hoàng bào cho ông mặc để ở lại cản trở và đánh lạc hướng quân giặc. Nhờ vậy, Nguyễn Ánh thoát lên bờ và trốn lên rừng Khánh Bình. Còn Đô Đốc Vàng thì bị quân Tây Sơn giết chết, thây chìm xuống sông sâu. Quân Tây Sơn tưởng rằng đã giết được Nguyễn Ánh nên không truy đuổi nữa. Nguyễn Ánh nhờ vậy mới thoát thân, liền thay đổi lộ trình, quay trở lại rạch Ông Tự (thuộc xã Phong Lạc), rồi hành quân qua ngọn rạch Cái Rắn và đóng quân tại nơi đây để củng cố lực lượng tìm đường thoát thân. Ngày nay ở vùng Cái Rắn còn lưu lại di tích một nền trại lính và một cái ao lịch sử, dân địa phương gọi là Ao Vua.

Cảm phục trước sự hy sinh cứu chúa của Đô Đốc Vàng, người dân ở đây gọi con sông này là sông Đốc Vàng để tưởng nhớ vị Đô Đốc Thủy binh đã tận trung. Dần dần, cái tên gọi sông Ông Đốc trở nên quen thuộc với người Cà Mau, có khi dân gian gọi tắt thành Sông Đốc.

Năm 1954, dòng sông Ông Đốc lại chứng kiến cuộc chia ly lịch sử của đồng bào, cán bộ, chiến sĩ là con em Cà Mau và Nam Bộ tập kết ra miền Bắc. Sau khi Hiệp định Geneva được ký kết, đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền, cửa sông Ông Đốc là một trong những điểm tập kết lớn của miền Nam. Và trong những chuyến tàu cuối cùng, người ta thấy đồng chí Lê Duẩn cùng với đồng chí Lê Đức Thọ lên tàu đi tập kết.

Ít ai biết rằng, đồng chí Lê Duẩn bước chân lên tàu chỉ để đánh lạc hướng quân thù. Sau khi những chuyến tàu tập kết rời bến Sông Đốc, đồng chí Lê Duẩn đã được bí mật đưa trở lại để lãnh đạo Cách mạng miền Nam trong những năm giai đoạn đầu kháng chiến chống Mỹ.

Địa danh Sông Đốc còn được dùng để đặt cho chợ Sông Đốc, thị trấn Sông Đốc (thị trấn thuộc huyện Trần Văn Thời). Nơi đây tập trung đông dân cư, buôn bán sầm uất với nhiều ngành nghề kinh doanh đặc thù của một thị trấn ven biển, với những phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt, tín ngưỡng dân gian tạo nên một không gian văn hóa rất riêng của miền biển.

Đặc biệt, ở đây còn có Lăng thờ Cá Ông “Nam Hải Đại Tướng Quân” ở khóm 2, thị trấn Sông Đốc. Vào các ngày 14, 15, 16 tháng 2 âm lịch hằng năm, nơi đây diễn ra Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc, là lễ hội dân gian lớn nhất Cà Mau, thu hút hàng chục ngàn người dân trong tỉnh và các vùng lân cận đến tham dự. Kể cả những ngư phủ từ các tỉnh ven biển miền Trung và Nam Bộ cũng tìm đến cúng viếng, cầu cho mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng./.

Cảng Vịnh Đầm – Phú Quốc

Cảng Vịnh Đầm cách trung tâm thị trấn An Thới 6 km, thị trấn Dương Đông 25 km. Để di chuyển đến Cảng Vịnh Đầm, du khách có thể dễ dàng sử dụng các phương tiện như taxi, xe máy, xe đưa đón,…

Giới thiệu Cảng Vịnh Đầm

Cảng do TTC Phú Quốc khai thác và quản lý, tọa lạc tại ấp Suối Lớn, xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc. Cảng được quy hoạch là cảng hàng hóa trọng điểm tại Phú Quốc và thuộc trong nhóm cảng khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Vịnh Đầm là một trong những Cảng hàng hoá tổng hợp quy mô lớn phục vụ nhu cầu giao lưu hàng hoá giữa đất liền với Đảo Phú Quốc và giữa các đảo trong khu vực. Đồng thời là khu neo đậu tàu, cứu hộ, cứu nạn, trú bão. Cảng đóng vai trò là đầu mối giao thương, vận chuyển, bốc xếp hàng hóa phục vụ cho quá trình xây dựng và hoạt động của huyện đảo Phú Quốc, góp phần làm tăng sản lượng cũng như khả năng lưu thông hàng hóa trong khu vực.

Cảng Vịnh Đầm Phú Quốc

Hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ tại Cảng Vịnh Đầm:

Cảng Vịnh Đầm là cảng Container đầu tiên tại Phú Quốc, với vị trí giao thông thuận lợi – mặt đường tỉnh lộ 46 – trục đường chính xuyên đảo. Cảng có khả năng tiếp nhận tàu 700 – 3.000 DWT, bao gồm 18 bến và hoạt động 24 giờ/ ngày, 7 ngày/ tuần nhằm đáp ứng mọi nhu cầu vận chuyển hàng hóa của các phương tiện hoạt động tại Cảng.

Hạ tầng cảng Vịnh Đầm

  • Cầu cảng: 1.400m
  • Bề rộng mặt cảng: 22m – 45m
  • Mớn nước: -4.8 m
  • Đường kính vũng quay tàu: 96m – 300m
  • Bến bốc dỡ hàng hóa: 18 bến
  • Bến phà: 01 bến tải trọng: 800 DWT
  • Khu trú bão: 600 CV
  • Cảng biển tổng hợp, tổng kho hậu cần: 117ha
  • Cẩu: MacGreGor tải trọng nâng lên đến 40 tấn
  • Kho: 02 kho TTC01 và TTC02 với diện tích lên đến 5000m2
  • Bãi: hơn 300.000m2
  • Hệ thống chiếu sáng và cung cấp nước ngọt trực tiếp

Bên cạnh đó, Cảng Vịnh Đầm còn là Cảng biển nằm trong quy hoạch nhóm 6 hệ thống Cảng đồng bằng sông Cửu Long của Bộ Giao Thông Vận Tải – số 6548/BGTVT-KHĐT.

Theo đó, bến số 1, số 2, số 3 thuộc Khu bến sẽ được điều chỉnh để tiếp nhận tàu trọng tải đến 3.000 tấn với công năng là bến cảng tổng hợp và hành khách.

Khu bến này có năng lực tiếp nhận khoảng 0,15 ÷ 0,2 triệu tấn hàng hoá/năm và 150 ÷ 200 nghìn lượt hành khách/năm; năm 2030 khoảng 0,3 ÷ 0,40triệu tấn hàng hoá/năm và 250 ÷ 300 nghìn lượt hành khách/năm.

Các dịch vụ tại Cảng Vịnh Đầm

  • Dịch vụ bốc xếp hàng hoá tổng hợp qua Cảng.
  • Dịch vụ vận chuyển, lưu trữ hàng hoá tại Kho, Bãi.
  • Dịch vụ cho thuê Đất, Kho, Bãi.
  • Dịch vụ cho thuê bến, khu neo đậu tàu.
  • Dịch vụ Cảng biển khác.

Vị trí cảng Vịnh Đầm

Vị trí: tại Vịnh Đầm, thuộc phân khu phía Nam Đảo Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang

  • Phía Bắc: Giáp Khu du lịch sinh thái, văn hoá
  • Phía Nam: Rạch Cầu Sấu và rừng phòng hộ Quốc Gia
  • Phía Đông: Có bờ biển tự nhiên
  • Phía Tây: Mặt tiền Tỉnh lộ 46, là trục đường kết nối xuyên đảo (Bắc – Nam)

Hiện nay, Cảng Vịnh Đầm Phú Quốc đã được đưa vào hoạt động tuyến tàu cao tốc mới: Cảng Vịnh Đầm (Phú Quốc) – Nam Du và ngược lại, thay cho tuyến Bãi Vòng (Phú Quốc) – Nam Du.

Kết nối giao thông vị trí cảng:

  • Thị trấn Dương Đông: 23.5 Km – 24 phút di chuyển
  • Trị trấn An Thới, Cảng Quốc tế An Thới: 6.6 Km – 8 phút di chuyển
  • Sân bay Quốc tế Phú Quốc: 14.5 Km – 15 phút di chuyển
Tàu cao tốc Superdong Phú Quốc – Nam Du tại Cảng Vịnh Đầm

Trước đây, để đến được đảo Nam Du, chỉ có thể đi từ bến tàu Rạch Giá (thành phố Rạch Giá). Điều này là một trở ngại lớn về mặt thời gian và việc di chuyển cho các du khách ở Phú Quốc khi muốn đến khám phá những vùng đất mới lạ, những bãi biển trong xanh, cát trắng còn hoang sơ tại quần đảo du lịch nổi tiếng này.

Chính vì vậy, với mong muốn mang đến sự thuận tiện, tàu cao tốc Superdong chính thức chọn Cảng Vịnh Đầm làm điểm xuất phát. Đây sẽ là cầu nối mới cho khách du lịch trong và ngoài nước đến với quần đảo được mệnh danh thiên đường Maldives tại Việt Nam này.

Tuyến tàu cao tốc tại cảng Vịnh Đầm còn góp phần mở ra cơ hội giao thương kinh tế giữa Nam Du và Phú Quốc. Qua đó, cũng giúp thúc đẩy kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững, cũng như khai thác những tiềm năng mới tại vùng đảo Nam Du này.

Phòng chờ tàu cao tốc tại Cảng Vịnh Đầm

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN TOÀN HẢI VÂN (TTC PHÚ QUỐC) ️

Địa chỉ: 🎯 Tổ 11, ấp Suối Lớn, xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, KG

Điện thoại: 📞 (+84) 2973 585 888 | 🇼 ttcphuquoc.vn

Xem thêm: Cảng Bãi Vòng, Phú Quốc

Cảng Vịnh Đầm – Cảng Container đầu tiên tại Phú Quốc

Dự án Khu phức hợp Vịnh Đầm

Dự án này rộng gần 300 ha, nằm ở Vịnh Đầm, Nam Phú Quốc gồm 2 khu với 2 chức năng khác nhau. Đầu tiên là khu cụm công nghiệp – làng nghề tiểu thủ công nghiệp – cảng tổng hợp, sẽ có một tổng kho giúp dự trữ lương thực thực phẩm hàng hoá cho đảo, bảo đảm an ninh lương thực cho Phú Quốc. Như vậy, sắp tới Phú Quốc sẽ không rơi vào cảnh thiếu mọi thứ khi đến mùa biển động. Thứ hai là cụm bờ biển và đảo nhân tạo dành cho nghỉ dưỡng – du lịch sinh thái. TTC Land dự định sẽ xây dựng ở cụm này nhiều condotel và resort

Dọc bãi biển Vịnh Đầm

Dự án Khu phức hợp Vịnh Đầm tại Vịnh Đầm, xã Dương Tơ, Phú Quốc, Kiên Giang cách sân bay quốc tế Phú Quốc chỉ 15 phút, cách thị trấn Dương Đông khoảng 25 phút. Đây là dự án với các chức năng hỗn hợp gồm: Cụm công nghiệp – cảng; Bất động sản nghỉ dưỡng và khu du lịch, nhà hàng, khách sạn.

Dự án gồm 2 phân khu riêng biệt là: Khu liên hợp cảng – công nghiệp – dịch vụ Vịnh Đầm có quy mô 110 ha; Khu Nghỉ dưỡng – Du lịch (Ocean Lotus Island) có quy mô 180 ha. Liên quan đến phân khu thứ nhất, người đứng đầu TTC Land cho biết Phú Quốc là một đảo riêng biệt, do đó toàn bộ sản phẩm dịch vụ hầu như phải được cung cấp từ đất liền, vấn đề hiện nay là Phú Quốc chưa có một tổng kho nào đủ lớn để lưu trữ. Chính vì lẽ đó, Khu liên hợp cảng – công nghiệp – dịch vụ Vịnh Đầm với quy mô 110 ha mục tiêu giải quyết bất cập này, dự kiến sẽ là một lợi thế cho TTC Land.

Còn phân khu Ocean Lotus Island, đây là tổ hợp bao gồm khu thương mại, dịch vụ tổng hợp; khách sạn, khu du lịch; căn hộ nghỉ dưỡng hướng biển; khu biệt thự 3 mặt hướng biển nghỉ dưỡng cao cấp; khu biệt thự tựa đồi hướng biển nghỉ dưỡng cao cấp; công viên sinh thái; khu bảo tồn thiên nhiên biển.

Hiện, TTC Land đã tiến hành thuê tư vấn về thi công – thiết kế bởi Surbana International Consultants đến từ Singapore, Kume Design đến từ Nhật Bản và Royal Haskoning DHV đến từ Hà Lan – doanh nghiệp đã tham gia tư vấn cho công trình đảo Cọ ở Dubai.