Tàu cao tốc Trưng Nhị

Tàu cao tốc Trưng Nhị là một trong seri 3 con tàu cao tốc hai thân (CATAMARAN) lớn nhất Việt Nam mang thương hiệu Côn Đảo Express. Hiện nay tàu cao tốc đang hoạt động trên tuyến Trần Đề Sóc Trăng đi Côn Đảo

  • Tên tàu: TRƯNG NHỊ
  • Số phân cấp: VR194346
  • Số đăng ký hành chính: SG-PAS-002784-3
  • Số IMO: IMO9889966
  • Hô hiệu: XVJB3

Tàu Trưng Nhị có chiều dài 46,85m, chiều rộng hơn 12,2m, sức chứa 598 hành khách.

Tàu được trang bị 4 máy Roll – Royce MTU với tổng công suất máy chính lên đến: 5520KW cho đạt tốc độ tối đa 35 hải lý/giờ (tương đương 60km/giờ). Với tốc độ này, hành trình tàu Trưng Nhị từ Vũng Tàu đi Côn Đảo, Cần Thơ đi Côn Đảo hoặc ngược lại chỉ mất khoảng 4 giờ đồng hồ (giảm gần 9 tiếng so với di chuyển bằng tàu thủy thông thường trước đây).

Nội thất tàu Trưng Nhị

Tàu Trưng Nhị có 598 ghế bao gồm: 30 ghế VIP, 176 ghế Eco tầng trên và 392 ghế Eco tầng dưới (giá vé ghế Eco tầng trên và tầng dưới được bán bằng nhau trên các tuyến hoạt động), trang thiết bị hiện đại, máy lạnh, ghế ngồi thoải mái, tivi LCD, nhà vệ sinh và các loại ghế cao cấp.

Nội thất tàu được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của khách với khoang rộng, tiện nghi, sang trọng với vách ốp da, sàn chống ồn và chống say sóng, phù hợp với người lớn tuổi và trẻ em.

Quý hành khách có thể xem video: Ngắm nội thất đẹp lung linh của tàu Trưng Nhị

Với trang bị hệ thống cứu sinh đầy đủ (phao bè, phao áo..) tàu Trưng Nhị đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hành khách đi tàu. Boong ngoài trời lớn, có sức chứa khoảng 100 người, mặt boong thoáng giúp hạn chế tối đa chứng say sóng, và ngoài trời đảm bảo tầm nhìn rộng để du khách tự do ngắm cảnh, trải nghiệm mùi vị biển cả trên hải trình đi đến Côn Đảo.

Thông số cơ bản tàu cao tốc Trưng Nhị

  • Nhà máy đóng tàu: Công ty TNHH MTV 189
  • Nơi đóng: Hải Phòng, Việt Nam
  • Ngày đóng: 30 tháng 05 năm 2019
  • Ngày đặt sống chính: 30 tháng 07 năm 2018
  • Ngày hạ thuỷ: 19 tháng 04 năm 2019
  • Số hiệu thân tàu của nhà máy: 189-4212.K31-03
  • Ký hiệu thiết kế: 189-4212.K31-03
  • Vật liệu thân tàu: Hợp kim nhôm
  • Số v. ngang kín nước: 4
  • Số boong liên tục: 1
  • Vị trí buồng máy: A – Phía sau
  • C.dài cấu trúc trên boong(m): F 21.000 P 3.770
  • Tổng sức chứa hàng: g141
  • Số hành khách: 598
  • Sức chứa các két: Fw 8.2
  • Ð.trưng C.cấp(mã hiệu TB): 175/B1
  • Chiều dài lớn nhất Lmax(m): 46.850
  • Chiều dài tàu L(m): 44.700
  • Chiều rộng lớn nhất Bmax(m): 12.200
  • Chiều rộng tàu B(m): 11.380
  • Chiều cao mạn(m): 4.250
  • Tổng dung tích GT(TM69): 682
  • Dung tích có ích NT(TM69): 250
  • Mạn khô mùa hè(mm): 2404
  • Chiều chìm(m): 1.650
  • Lượng chiếm nước toàn tải(T): 265.0
  • Trọng lượng tàu không(T): 212.40
  • Trọng tải(T): 52.6

Sơ đồ bố trí ghế ngồi tàu cao tốc Trưng Nhị

Tàu Trưng Nhị được lắp đặt 598 ghế chia làm 02 tầng trên và tầng dưới, trong đó tầng trên có tổng cộng 30 ghế VIP và 176 ghế ECO, tầng dưới gồm 392 ghế ECO.

Quý khách có thể tham khảo thêm các con tàu mang thương hiệu Côn Đảo Express tại chuyên mục: Đội tàu cao tốc Côn Đảo Express

Tên tàu Trưng Nhị

Việc đặt tên tàu cao tốc mang là Trưng Nhị thể hiện sự tri ân, lòng biết ơn sâu sắc của công ty đối với nữ tướng Trưng Nhị.

Trưng Nhị và Trưng Trắc là hai chị em ruột, nhân dân ta thường gọi là Hai Bà Trưng.

Hai Bà là con gái của quan Lạc tướng huyện Mê Linh, thuộc dòng dõi vua Hùng. Trưng Trắc là chị, có chồng là Thi Sách – con trai Lạc tướng huyện Chu Diên, cũng là người yêu nước, có chí khí quật cường. Thi Sách bị viên quan đô hộ người Hán là Tô Định giết chết. Năm 40 sau công nguyên, Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị phát động khởi nghĩa đánh đổ chính quyền đô hộ, quyết tâm “đền nợ nước, rửa thù nhà”. Nhân dân khắp nơi cùng hưởng ứng. Chỉ trong một thời gian ngắn, chính quyền đô hộ bị sụp đổ. Trưng Trắc được suy tôn làm vua, gọi là Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh (Vĩnh Phú). Trưng Nhị được phong mỹ hiệu là “Bình Khôi công chúa”, hay “Bình Khôi tướng quân” hoặc “Trưng nữ tướng quân”, giữ chức Chưởng quản toàn quân.

Đến năm 43, nhà Hán sai tướng Phục Ba tướng quân Mã Viện đem quân sang tấn công. Hai Bà Trưng anh dũng chỉ huy nghĩa quân chống giặc, cuối cùng vì sức yếu, quân ta tan vỡ, Hai Bà đã trầm mình xuống sông Hát (Hà Tây) tự vẫn.

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là sự thức tỉnh của tinh thần dân tộc, thể hiện ý chí bất khuất của người Việt nói chung và là niềm tự hào của phụ nữ Việt Nam nói riêng.

Tàu cao tốc Trưng Nhị tại Côn Đảo
4.5/5 - (10 bình chọn)

Để lại một bình luận