Tàu cao tốc là gì ? Tốc độ tối thiểu bao nhiêu ?

Phương tiện cao tốc (tàu cao tốc) là phương tiện có tốc độ thiết kế thỏa mãn các điều kiện quy định theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc hoặc có tốc độ trên 30 km/h.

Tàu cao tốc là gì?

Theo thông tư Số: 01/VBHN-BGTVT ngày 28/2/2017 của Bộ Giao thông Vận tải quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu khách cao tốc giữa các cảng, bến, vùng nước thuộc nội thủy Việt Nam và qua biên giới, trong đó tại mục giải thích từ ngữ nêu rõ:

Tàu khách cao tốc (tàu cao tốc chở khách) là tàu khách được cơ quan Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra chứng nhận phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc; tàu khách hoạt động ở chế độ lướt mà thân tàu tách hoàn toàn khỏi mặt nước do lực nâng khí động học tạo ra bởi hiệu ứng bề mặt có tốc độ lớn nhất từ 30 km/giờ trở lên ở trạng thái toàn tải.

Đội tàu cao tốc hiện đại đi Sài Gòn

Kinh doanh tàu cao tốc tại Việt Nam

Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu theo tuyến cố định

1. Công khai thông tin về chất lượng dịch vụ vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên website của tổ chức, cá nhân hoặc niêm yết tại bến tàu, tại quầy bán vé để hành khách biết được trước khi đi tàu.

2. Niêm yết tại bến tàu, tại quầy bán vé các thông tin về thời gian xuất bến, số chuyến lượt, giá vé, chính sách giảm giá vé theo quy định pháp luật và của người kinh doanh vận tải, hành trình (bao gồm cả các điểm dừng nghỉ, thời gian dừng, nghỉ), dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình, bảo hiểm hành khách, hành lý miễn cước, số điện thoại nhận thông tin phản ánh của hành khách.

3. Niêm yết trên tàu: số điện thoại đường dây nóng của tổ chức, cá nhân, cơ quan quản lý, đơn vị tìm kiếm cứu nạn và nội quy đi tàu.

4. Trong thời gian ít nhất 10 (mười) phút trước khi tàu rời cảng, bến, nhân viên phục vụ hoặc thuyền viên trên tàu có trách nhiệm hướng dẫn, cung cấp thông tin về nội quy đi tàu, vị trí và cách sử dụng các trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa, thoát hiểm. Việc hướng dẫn, cung cấp thông tin có thể sử dụng hình ảnh qua hệ thống màn hình.

5. Trong thời gian ít nhất 10 (mười) phút trước khi tàu đến cảng, bến trả hành khách, nhân viên phục vụ hoặc thuyền viên trên tàu có trách nhiệm cung cấp thông tin về cảng, bến, thời gian tàu lưu lại và các thông tin cần thiết khác. Việc cung cấp thông tin có thể sử dụng hình ảnh qua hệ thống màn hình.

6. Quản lý, lưu trữ thông tin bắt buộc, cung cấp đầy đủ các thông tin bắt buộc cho các Sở Giao thông vận tải liên quan, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và các Cảng vụ liên quan khi được yêu cầu.

Thông tin bắt buộc bao gồm: các thông tin về thời gian tàu đến và rời cảng, bến, hành trình của tàu, danh sách hành khách, danh sách thuyền viên và nhân viên phục vụ trên tàu theo từng chuyến và được lưu trữ trong vòng 1 năm.

7. Thông báo cho Sở Giao thông vận tải hoặc Cảng vụ Hàng hải liên quan, thông báo tại các cảng, bến đón trả khách trước 03 ngày khi có thay đổi về biểu đồ chạy tàu hoặc lịch trình chạy tàu; trước 12 giờ khi có thay đổi về thời gian xuất bến.

8. Hàng năm tổ chức diễn tập công tác ứng cứu khi tàu bị sự cố đâm va, hỏng máy, cháy nổ.

Ba con tàu cao tốc hai thân lớn nhất Việt Nam

Tàu Trưng Trắc, Trưng Nhị và Côn Đảo Express là 3 tàu cao tốc CATAMARAN hai thân 5 sao, làm bằng hợp kim nhôm khủng dài 47m, rộng 12m. Với sức chở 600 hành khách, động cơ 4 x 12V4000M53 ROLLS ROYCE, tốc độ 35 – 37 knots.

Tàu Trưng Trắc/Trưng Nhị/Côn Đảo Express có vận tốc lên đến 35 hải lý (khoảng 65 km/giờ). Thiết kế tàu gồm Khoang VIP; Khoang phổ thông; Boong ngoài trời tầng trên. Tàu được đóng tại Việt Nam và tàu hai thân của Việt Nam có tốc độ nhanh nhất. Tàu chịu được sóng gió cấp 7, cấp 8.

Tàu cao tốc Côn Đảo Express 36
Tàu cao tốc Trưng Nhị tại Cảng Bến Đầm, Côn Đảo
Tàu cao tốc Trưng Trắc
5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời