Say sóng ở những người đi biển

Vấn đề say sóng đã được đề cập đến từ rất lâu trong lịch sử, có thể nói rằng ngay từ khi con người biết kết bè mảng để đi lại trên biển, thì chứng bệnh này đã xuất hiện rồi. Và dọc theo nǎm tháng nó vẫn tồn tại bất chấp cả thời gian, bất chấp sự tiến bộ không ngừng của ngành công nghệ đóng tầu và các tiến bộ của y học nói chung và Y học biển nói riêng. Tùy theo các mức độ khác nhau của chứng bệnh say sóng, mà ảnh hưởng đến cơ thể những người bị say sóng ở các mức độ khác nhau.

Thể nhẹ thì gây mệt mỏi, chán ǎn, rối loạn bài tiết dịch tiêu hóa.

Thể nặng thì gây nhức đầu, nôn mửa, có dấu hiệu mất nước…

Thể rất nặng có thể gây mất hoàn toàn khả nǎng lao động, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Tuy chứng bệnh say sóng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả nǎng lao động, nhưng cho đến nay người ta vẫn chưa tìm được phương pháp điều trị hữu hiệu nào và quan trọng là vẫn chưa một quốc gia hay một tổ chức Quốc tế nào công nhận là bệnh nghề nghiệp của lao động biển bởi trên thực tế, nó chỉ xuất hiện khi người ta đi biển mà thôi, còn khi đã lên bờ thậm chí ngay cả khi mới vào đến luồng thì mọi triệu chứng say sóng đã gần như đã biến mất.

Vì sao người đi biển thường bị say sóng?

Người ta cho rằng cơ chế say sóng là do tác động của sóng biển gây ra những rối loạn chức nǎng tiền đình, qua đó làm rối loạn chức nǎng của hệ thần kinh thực vật và kéo theo nó là hàng loạt các rối loạn các chức nǎng khác của cơ thể. Ngoài ra còn phải kể đến yếu tố tâm lý kém, đặc biệt đối với những người thuộc nhóm thần kinh, tâm lý không vững vàng. Thực tế qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy nhóm đối tượng có xu hướng cường hệ thần kinh phó giao cảm thường hay mắc chứng bệnh này.

Say sóng ảnh hưởng như thế nào đến các chức nǎng của cơ thể?

Có thể nói, say sóng đã gây ảnh hưởng đến hầu hết các chức nǎng của cơ thể, qua đó ảnh hưởng đến toàn bộ hoạtđộng và khả nǎng lao động của những người lao động trên biển.

Trước hết phải kể đến tác động của say sóng đến chức nǎng hệ thần kinh thực vật và cơ quan nhận cảm đầu tiên đó là của cơ quan tiền đình – ốc tai gây ra rối loạn nhận cảm của cơ quan này, dẫn đến rối loạn đáp ứng của hệ thần kinh thực vật. Tất cả các dấu hiệu lâm sàng của say sóng ở tất cả các đối tượng đều có chung một biểu hiện là cường hệ thần kinh phó giao cảm, biểu hiện ở các mức độ khác nhau tùy theo từng cá thể. ở nức độ nhẹ, đối tượng chỉ có cảm giác hơi chóng mặt, tǎng bài tiết dịch và buồn nôn. Mạch bắt đầu giảm nhưng còn trong giới hạn bình thường. Nhưng ở mức độ nặng thì đối tượng chóng mặt nhiều, bài tiết dịch tiêu hóa tǎng mạnh, nôn nhiều. Kèm theo mạch, nhịp tim và huyết áp giảm…

*Tiếp đến là các biểu hiện rối loạn chức nǎng của hệ thần kinh động vật: ở những người bị say sóng, việc điều hòa các phản xạ, vận động, phản xạ tư thế và chỉnh thế bị rối loạn làm cho đối tượng không còn kiểm soát được các vận động của bản thân, các động tác bị thiếu chính xác, sai lầm, sai hướng giống như khi bị tổn thương tiểu não. Do đó, khi bị say sóng, đối tượng đi lại rất khó khǎn, các động tác lao động kém chính xác, thậm chí nếu say sóng nặng phải nằm yên một chỗ, không di chuyển được và phải phục vụ tại chỗ.

* Đối với chức nǎng vỏ não: khi bị say sóng, các thông tin truyền về vỏ não bị rối loạn cho nên việc kiểm soát các vận động của cơ thể cũng bị ảnh hưởng theo, các mệnh lệnh của vỏ não nhiều khi không được các cơ quan chức nǎng đáp ứng.

Say sóng ảnh hưởng đến trí nhớ: khi bị say sóng nặng, trí nhớ cũng bị rối loạn, các quyết định hành động nhiều khi thiếu chính xác, hay nhầm lẫn, điều này thực sự rất nguy hiểm đối với những người nắm giữ các công việc quan trọng trên tàu.

Mặt khác, khi đó tâm lý cũng bị rối loạn, đối tượng lo sợ, hoảng hốt làm cho chứng bệnh càng trở nên trầm trọng hơn, thậm chí tuyệt vọng và giảm cả ý chí sống.

Đối với hệ tuần hoàn: do cường hệ thần kinh phó giao cảm nên hệ tuần hoàn cũng bị ảnh hưởng từ rất sớm, nhẹ như: tần số tim giảm nhẹ, mạch chậm, huyết áp giảm nhẹ… đến nặng như: tụt huyết áp mạnh vì nôn nhiều) gây nên tình trạng sốc.

Đối với hệ hô hấp: say sóng nhẹ chỉ gây nên rối loạn nhịp thở nhưng nặng gây thở nhanh, nông. Mặt khác khi nôn nhiều, cơ bụng co cũng gây tình trạng khó thở.

Đối với hệ tiêu hóa: từ nhẹ đến nặng gây ra các tình trạng như buồn nôn, tǎng bài tiết dịch tiêu hóa, tǎng co bóp cơ trơn hệ tiêu hóa, đặc biệt gây phản xạ trào ngược làm cho tình trạng nôn dữ dội hơn.

Đối với hệ bài tiết: hậu quả của quá trình trên gây tình trạng mất nước, điện giải, giảm thể tích tuần hoàn dẫn đến giảm quá trình lọc của cầu thận. Quá trình bài tiết mồ hôi cũng bị rối loạn: da lạnh nhưng vã mồ hôi…

Đối với chức nǎng vận động: nếu say sóng nhẹ chỉ hạn chế vận động nhưng nặng hơn, đối tượng vận động sẽ rất khó khǎn, động tác kém chính xác và cuối cùng phải nằm một chỗ thậm chí mất hoàn toàn khả nǎng lao động và phải nhờ sự trợ giúp từ người khác.

Liệu có điều trị được chứng bệnh say sóng?

Bệnh khó có thể điều trị được một cách triệt để cho mọi đối tượng, bởi vì nó còn phụ thuộc rất nhiều vào khả nǎng tự vượt lên chính mình của các đối tượng này, như khả nǎng tự rèn luyện, ý chí, tâm lý… Người ta cũng đã đặt ra các phương pháp điều trị y học cổ truyền như châm cứu, day bấm huyệt… nhưng cũng chỉ là giải pháp tạm thời và chủ yếu để an thần kinh cho bệnh nhân.

Sự khác biệt giữa các nhóm này được biểu hiện qua một số thông số sinh học. Do đó, về cơ bản có thể dùng biện pháp khám tuyển để chọn ra những người thuộc nhóm thứ nhất và thứ ba.

Để hạn chế say sóng cho người đi biển

Trong bất cứ một quần thể nào cũng có khoảng 20% đến 25% số cá thể có khả nǎng chịu sóng bẩm sinh (nghĩa là họ được miễn dịch với sóng), cũng có một số lượng quần thể tương đương như thế không bao giờ có thể quen được với sóng (họ bị say sóng bẩm sinh), số còn lại khoảng 50% đến 60% có khả nǎng chịu sóng kém hơn nhóm thứ nhất, nhưng khi được rèn luyện thì khả nǎng chịu sóng sẽ tǎng dần lên.

Do vậy, tốt nhất những người đi biển, hoặc tham gia vào đội quân lao động biển cần được khám tuyển chọn khả nǎng chịu sóng. Chỉ những người được “miễn dịch với sóng” mới nên làm nghề này, hoặc phải được qua rèn luyện để tránh mắc chứng bệnh say sóng khi làm việc trên biển.

(Nguồn tin: Báo sức khoẻ và đời sống chuyên đề số 70 19/2001)

5/5 - (4 bình chọn)

Trả lời