Phà là gì ? Tương lai của ngành vận tải đường thủy sẽ là phà cao tốc?

Phà là một hình thức vận chuyển, chở hành khách và đôi khi là phương tiện của họ. Phà cũng được sử dụng để vận chuyển hàng hóa (trong xe tải hoặc container chở hàng) và thậm chí cả xe lửa. Phà là một phần của hệ thống giao thông công cộng của nhiều thành phố và hải đảo, cho phép vận chuyển trực tiếp giữa các điểm với chi phí thấp hơn nhiều so với cầu hoặc đường hầm.

Quy định khi qua phà

Qua phà, qua cầu phao của phương tiện khi tham gia giao thông được quy định tại Điều 23 Luật giao thông đường bộ 2008, theo đó:

1. Khi đến bến phà, cầu phao, các xe phải xếp hàng trật tự, đúng nơi quy định, không làm cản trở giao thông.

2. Khi xuống phà, đang ở trên phà và khi lên bến, mọi người phải xuống xe, trừ người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, người bệnh, người già yếu và người khuyết tật.

3. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải xuống phà trước, xe thô sơ, người đi bộ xuống phà sau; khi lên bến, người đi bộ lên trước, các phương tiện giao thông lên sau theo hướng dẫn của người điều khiển giao thông.

4. Thứ tự ưu tiên qua phà, qua cầu phao quy định như sau:

a) Các xe được quyền ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này;

b) Xe chở thư báo;

c) Xe chở thực phẩm tươi sống;

d) Xe chở khách công cộng.

Trong trường hợp các xe cùng loại ưu tiên đến bến phà, cầu phao thì xe nào đến trước được qua trước.

Các bến phà Việt Nam

  • Bến phà Mỹ Thuận qua sông Tiền, thường gọi là bến bắc Mỹ Thuận, nay không còn hoạt động vì tại đây đã xây cầu Mỹ Thuận qua sông.
  • Bến phà Cần Thơ qua sông Hậu, thường gọi là bắc Cần Thơ, hiện nay là bến phà lớn nhất Nam Bộ. Hiện nay đã ngừng hoạt động do cầu Cần Thơ được khánh thành vào ngày 24/04/2010.
  • Phà Bính qua sông Cấm, Hải Phòng nay không còn hoạt động vì đã xây dựng cầu Bính (khởi công 1 tháng 9 năm 2002- khánh thành 13 tháng 5 năm 2005 do Chính phủ Nhật Bản giúp đỡ 943 tỷ đồng) cách phà Bính cũ 1300 m.
  • Bến phà Rạch Miễu bắc qua sông Tiền, nối Bến Tre và Mỹ Tho là bến phà khá hiện đại, do có Đan Mạch tài trợ đóng các phà mới, hiện nay không còn hoạt động vì tại đây đã xây dựng xong cầu Rạch Miễu năm 2009. Ngoài ra Bến Tre còn có phà Cổ Chiên.
  • Bến phà Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn, nối quận 1 và quận 2 của TP. Hồ Chí Minh, nay không còn hoạt động vì tại đây đã có cầu Thủ Thiêm và hầm Thủ Thiêm để vượt sông.
  • Bến phà Hàm Luông qua sông Hàm Luông, nối thành phố Bến Tre và Mỏ Cày, nay không còn hoạt động vì tại đây đã xây xong cầu Hàm Luông qua sông.
  • Bến phà Cổ Chiên qua sông Cổ Chiên, nối 2 tỉnh Trà Vinh và Bến Tre, nay không còn hoạt động vì tại đây đã xây xong cầu Cổ Chiên qua sông.
  • Bến phà Mỹ Lợi qua sông Vàm Cỏ, nối 2 tỉnh Long An và Tiền Giang, nay không còn hoạt động vì tại đây đã xây cầu Mỹ Lợi qua sông.
  • Bến phà Trà Ôn qua sông Măng Thít, nối 2 huyện Bình Minh và Trà Ôn của tỉnh Vĩnh Long nay không còn hoạt động vì tại đây đã xây cầu Trà Ôn năm 2013.
  • Bến phà Đình Vũ nối liền quận Hải An và huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng nay không còn hoạt động vì tại đây đã thông xe cầu Đình Vũ.
  • Bến phà Vàm Cống nối 2 tỉnh Đồng Tháp và An Giang khi cầu Vàm Cống thông xe vào ngày 19/5/2019 bến phà vẫn hoạt động đến ngày 30/6/2019 phà chính thức ngừng họat động.
  • Bến phà Cao Lãnh qua sông Tiền, nối thành phố Cao Lãnh và huyện Lấp Vò của tỉnh Đồng Tháp, nay phà không còn hoạt động nữa, vì cầu Cao Lãnh đã đưa vào sử dụng và khánh thành vào ngày 27/05/2018.
  • Bến phà Đình Khao qua sông Cổ Chiên, nối 2 tỉnh Vĩnh Long và Bến Tre.
  • Bến phà Long Toàn vượt sông Láng Sắt, cả hai bờ đều thuộc tỉnh Trà Vinh.
  • Bến phà Cát Lái vượt sông Đồng Nai, nối quận 2, TP. Hồ Chí Minh với tỉnh Đồng Nai.
  • Bến phà Bình Khánh, nối 2 huyện Nhà Bè và Cần Giờ của TP. Hồ Chí Minh.
  • Bến phà Tân Long qua sông Cửa Tiểu.
  • Bến phà Ngũ Hiệp.
  • Bến phà Kinh Nước Mặn, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.
  • Bến phà Bà Nhờ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.
  • Bến phà Xã Bảy, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.
  • Bến phà Long Sơn, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.
  • Bến phà Băng Tra, tỉnh Bến Tre.
  • Bến phà An Phú Đông, nối quận Gò Vấp và quận 12 qua sông Vàm Thuật, TP. Hồ Chí Minh.
  • Bến phà Năng Gù, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.
  • Bến phà Châu Giang, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.
  • Bến phà Thạnh Thới, nối thị xã Hà Tiên và huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
  • Bến phà Tuần Châu vượt biển, nối Tuần Châu (Quảng Ninh) và đảo Cát Bà (Hải Phòng).
  • Bến phà Tắc Cậu qua sông Cái Bé, nối 2 tỉnh Cà Mau và Kiên Giang.
  • Bến phà Đông Xuyên nối hai huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh và huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang.
  • Bến phà Đại Ngãi nối liền 2 huyện Cù Lao Dung và Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.
  • Bến phà Cầu Quan đã có kế hoạch được bộ GTVT tỉnh Trà Vinh xây dựng.
  • Bến phà Vạn Phúc nối huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên và huyện Thanh Trì Hà Nội.
  • Bến phà Sa Cao nối huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định và huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
  • Bến phà Thịnh Long nối huyện Nghĩa Hưng và huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
  • Bến phà Mễ Sở nối tỉnh Hưng Yên và thành phố Hà Nội.
  • Bến phà Phước Khánh nối huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai
  • Bến phà Âu Lâu, nay không còn hoạt động, thuộc thành phố Yên Bái.
  • Bến phà Xóm Chài, thành phố Cần Thơ.
  • Bến phà Vạn Yên, tỉnh Sơn La.
  • Bến phà Phú Định, quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh.
  • Bến phà An Hoà, nối huyện Chợ Mới tỉnh An Giang , với Thành phố Long Xuyên.

Phà cao tốc

Phà vận chuyển hành khách, hàng hóa, trang thiết bị… có tốc độ thiết kế từ 30 Km/h trở lên, được nhập từ nước ngoài hoặc sản xuất trong nước, được gọi là phà có tốc độ cao (dưới đây gọi là phà cao tốc).

Gần đây nhất, trong tài liệu gửi Đại hội đồng Cổ đông của hãng tàu cao tốc Superdong có đề cập, hãng tàu này sẽ lựa chọn mô hình phát triển phà cao tốc mới thay thế tàu cao tốc cho các tuyến chiến lược luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh thu và lợi nhuận.

Hầu hết các phương tiện chuyên chở đường thủy tại Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được hết các yếu tố như tốc độ, tiện nghi, khả năng vận chuyển đa dạng từ hành khách, xe máy, ô tô và hàng hóa… từ bờ ra đảo hoặc kết nối liên vùng. Đặc biệt nhất, tuyến phà cao tốc Cần Giờ – Vũng Tàu cũng hứa hẹn nhiều bước đột phá mới trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách kết hợp chuyên chở hàng hóa, phương tiện giao thông.

Phà Bình An Hà Tiên 03

 

Xem thêm: Bến phà Vũng Tàu – Cần Giờ: mở ra hy vọng

 

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời