Ngày giỗ nữ anh hùng Liệt sỹ Võ Thị Sáu diễn ra vào thời gian nào?

Nữ anh hùng Liệt  sỹ Võ Thị Sáu hy sinh ngày 23-1-1952 nhằm ngày 27 tháng Chạp năm 1951 – Tân Mão đây là 02 dấu mốc quan trọng đề bà con, nhân dân 02 huyện Đất Đỏ và Côn Đảo tổ chức ngày giỗ.

Tại huyện Côn Đảo thường lấy ngày 23/1 tổ chức ngày giỗ Cô Sáu, riêng tại huyện Đất Đỏ quê hương Võ Thị Sáu thường lấy ngày  27 tháng Chạp hằng năm để tổ chức. Như vây, thông thường ngày giỗ Cô Sáu sẽ được tổ chức 02 lần tại 2 địa phương thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Huyện Đất Đỏ thường lấy ngày 27 tháng Chạp hằng năm để tổ chức lễ giỗ Chị Võ Thị Sáu

Trong những ngày giỗ Võ Thị Sáu, các lãnh đạo địa phương sẽ ôn lại quá trình hoạt động cách mạng của AHLLVTND – Liệt sĩ Võ Thị Sáu

Mùa thu năm 1947, chị tham gia hoạt động cách mạng và lập được nhiều chiến công. Trong phiên chợ Tết năm Canh Dần 1950, chị Võ Thị Sáu đã ném lựu đạn tiêu diệt cả hai tên ác ôn Cả Suốt và Cả Đây và làm bị thương nhiều tên giặc khác khi chúng đi cướp giật hàng hóa của bà con. Nhưng trong trận đánh này, chị Võ Thị Sáu bị bắt giam, bị đưa ra toà án binh và bị kết án tử hình. Bản án vô nhân đạo đã gây chấn động dư luận cả nước ta và chính quốc Pháp. Dưới sức ép của dư luận, giặc Pháp không dám xử bắn chị tại Sài Gòn. Sáng sớm ngày 21/1/1952, giặc Pháp đưa chị Võ Thị Sáu ra Côn Đảo và biệt giam chị ở xà lim Sở Cò. 4 giờ sáng ngày 23/1/1952, giặc Pháp đưa chị ra bãi Hàng Dương xừ bắn. Ghi nhận những công lao và sự hy sinh anh dũng của Liệt sĩ Võ Thị Sáu, ngày 2/8/1993, Liệt sĩ Võ Thị Sáu được Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu AHLLVTND.

Ngày giỗ hằng năm là một trong những sự kiện đặc biệt để ghi nhớ công ơn của AHLLVTND – Liệt sĩ Võ Thị Sáu, phát huy tinh thần yêu nước, phấn đấu học tập, xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước….

Mộ phần Nữ Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân Võ Thị Sáu tại nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo

Ở tượng đài Võ Thị Sáu ở Đất Đỏ, lư hương khi nào cũng có những nén hương mới thắp, khói nghi ngút suốt ngày. Ở Côn Đảo, mộ chị Sáu ngày nào cũng có người đến thắp nhang. Bà con ở chợ Côn Đảo kể rằng, trước khi đi “ăn hàng” ở đất liền phải ra vái xin chị Sáu phù hộ. Anh Bảy Oanh, một cựu tù Côn Đảo hiện là Trưởng Ban quản lý Di tích Côn Đảo kể, ở Đảo bây giờ, nam nữ thanh niên trước khi làm đám cưới thường ra Hàng Dương viếng mộ chị Sáu. Họ thắp hương, cúng gương lược, rồi lầm rầm khấn vái mong chị phù hộ cho. Hiện vẫn con vài chục gia đình công chức, gác ngục thời ấy ở lại Côn Đảo, trong nhà họ đều có bàn thờ Chị Sáu. Chị Sáu đối với họ như thần hộ mệnh! Bà con gọi chị Sáu là Cô Sáu hoặc Bà Sáu. Khi thề bồi thì người ta nói: “Thề có Cô Sáu chứng giám”. Khi mắng nhau, thì bảo: “Cô Sáu vặn cổ mày đi”!

Ngày 23-1 dương lịch hàng năm là ngày giỗ chị Sáu, đây là ngày giỗ rất lớn ở Côn Đảo mà Nhà nước và nhân dân đều cùng tổ chức. Ngày giỗ, nhiều người nấu cúng ở nhà. Nhiều người mang lễ vật, hoa quả, hương đèn ra Nhà tưởng niệm. Nhiều người ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ, Đồng Tháp…, dù phải vượt hàng ngàn cây số trên những chuyến bay và những chuyến tàu cao tốc ra Côn Đảo giỗ chị Sáu.

4.7/5 - (12 bình chọn)

Trả lời