Kinh nghiệm đi lễ ở Côn Đảo

Côn Đảo là một trong những địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng tại Việt Nam là nơi chôn cất của hàng vạn chiến sĩ cách mạng, chính vì vậy khi đến nơi cần quý hành khách cần tham khảo những Kinh nghiệm đi lễ ở Côn Đảo để có những thông tin cơ bản nhất.

Kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo

Thời gian đi lễ tại Côn Đảo

Với nghĩa trang Hàng Dương, miếu bà Phi Yến hay chùa Núi Một, du khách có thể đi lễ bất cứ khoảng thời gian nào trong ngày. Riêng chỉ có đi viếng mộ cô Sáu thì đặc biệt hơn một chút. Hàng ngày vào giờ Tý (sau 22h đêm) là lúc mộ cô Sáu đông người đến dâng lễ nhất, tuy nhiên hiện nay chỉ mở cửa từ 7:00 sáng đến 22:00 tối nên quý hành khách chỉ đi vào khung giờ này. Theo người dân trên đảo, đó là khung giờ linh thiêng, thành tâm đi lễ vào thời điểm đó ước nguyện sẽ dễ thành hiện thực.Và nếu như du khách đến Côn Đảo chỉ để trải nghiệm du lịch tâm linh với lịch trình chính là các địa điểm như trên, du khách nên chọn tour Côn Đảo 3 ngày 2 đêm là vừa vặn về thời gian.

Quy trình đi lễ tại Côn Đảo

Bên cạnh thời gian đi lễ, trình tự đi lễ cũng là điều du khách nên lưu ý. Mỗi người sẽ có một cách đi lễ riêng nhưng dưới đây là quy trình được nhiều người có kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo lâu năm lựa chọn vì thời gian hợp lý và tận hưởng trọn vẹn trải nghiệm tâm linh khi đi Côn Đảo.Việc đầu tiên khi đến Côn Đảo, du khách đi vào lễ đài tượng niệm (cột cao nhất ở Hàng Dương). Tại đây, du khách sẽ làm lễ chính cho các chiến sỹ cách mạng. Sau khi làm lễ tại đài tưởng niệm, du khách bắt đầu đi vào viếng mộ các chiến sỹ cách mạng nổi tiếng, tiêu biểu như mộ nhà yêu nước Lê Hồng Phong, Nguyễn An Ninh nằm tại khu A nghĩa trang Hàng Dương. Du khách đi lễ lần lượt từ khu A, đến khu B, khu C, và cuối cùng là khu D.Khi đi lễ vào buổi sáng, du khách chỉ tiến hành lễ trình cô tại mộ cô Sáu, lễ chính sẽ diễn ra vào buổi tối. Sau khi đi hết các khu mộ, du khách có thể về nghỉ ngơi hoặc khám phá các địa điểm khác ở Côn Đảo như miếu bà Phi Yến, nhà tù Côn Đảo, chùa Núi Một.Đi viếng mộ cô Sáu vào buổi tối là phần tiếp theo của quy trình đi lễ tại Hàng Dương. Trước khi đến mộ cô Sáu, mọi người cũng sẽ ra lễ tại đài tưởng niệm một lần nữa rồi mới bắt đầu vào lễ cô Sáu. Nếu có nhiều đồ lễ, du khách nên đến sớm để bày biện. Buổi tối tại phần mộ của cô Sáu rất đông, du khách hãy kiên nhẫn chờ đến lượt mình vào làm lễ, tránh chen lấn, xô đẩy

Kinh nghiệm chuẩn bị đồ đi lễ

Du khách có thể chuẩn bị đồ lễ tại nhà hoặc mua ở chợ trung tâm thị trấn Côn Đảo cũng bày bán rất nhiều. Bộ đồ lễ viếng mộ cô Sáu cơ bản bao gồm 1 nón lá, 1 sấp giấy tiền vàng bạc tổng hợp, 1 bộ lược gương, 1 sấp các thỏi vàng, 1 chai nước suối, 1 bó nhang và quan trọng nhất là hoa trắng. Cô Sáu rất thích hoa trắng nên tuyệt đối đừng quên món đồ cúng này.Với những người giàu kinh nghiệm đi lễ và cầu kì hơn, họ đặt mua cả áo dài được may đo thật. Khi đặt đồ lễ, bên để ngửa nón lá lên, sau đó bày tất cả đồ cúng vào lòng nón lá, rồi đặt bộ lễ lên mộ Cô Sáu. Du khách cũng nên chuẩn bị cả đồ lễ viếng mộ các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang Hàng Dương với cờ Tổ quốc, khăn rằn, mũ tai bèo và quần áo bộ đội. Bạn đừng lo những đồ lễ sẽ bị đốt bỏ mà đều được Ban Quản lý nghĩa trang giữ lại sau khi lễ xong.

Lưu ý khi đi lễ tại Côn Đảo

Côn Đảo là địa điểm linh thiêng nên có một số điều du khách cần lưu ý. Trước hết, khi đến nghĩa trang Hàng Dương, bạn nên hạn chế đùa giỡn, nói bậy bạ, kể cả trong suy nghĩ cũng không nên. Trang phục cũng là một điều cần lưu ý khi đi lễ. Tốt nhất du khách nên chuẩn bị trang phục lịch sự, không quá ngắn cũng không quá hở hang để tránh làm mất mỹ quan, gây ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của Côn Đảo. Bạn có thể tham gia tour du lịch Côn Đảo để được hướng dẫn đầy đủ hơn bởi những người hướng dẫn viên có nhiều năm kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo.

Những địa điểm tâm linh Côn Đảo

Không chỉ là minh chứng của lịch sử hào hùng, Côn Đảo giờ đây còn là một trong những địa điểm linh thiêng bậc nhất với những địa danh tâm linh nổi tiếng. Nghĩa trang Hàng Dương, miếu bà Phi Yến, Chùa Núi Một, mộ cô Sáu… mỗi địa danh mang trong mình một câu chuyện riêng, nhưng đều là những địa điểm chứa đựng niềm tin, và những ước nguyện của người dân Côn Đảo và cả du khách.

Nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương là nghĩa trang lớn nhất tại Côn Đảo. Nơi đây chôn cất hàng vạn người yêu nước và chiến sĩ cách mạng Việt Nam qua nhiều thế hệ bị tù đày, kéo dài từ năm 1862 đến năm 1975, trong nhà tù Côn Đảo của chính quyền thuộc địa Pháp, và sau này là chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Nghĩa trang gồm 4 khu chính A, B, C, D và cũng là nơi yên nghỉ của nhiều “tượng đài” yêu nước như Võ Thị Sáu, Lê Hồng Phong, Nguyễn An Ninh… Không một ai đến với Côn Đảo mà không dừng chân thắp nén hương tưởng niệm công lao của các anh hùng liệt sĩ tại Hàng Dương.

Nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo

Viếng mộ Cô Võ Thị Sáu

Mộ cô Sáu từ lâu đã là biểu tượng gắn liền với hình ảnh Côn Đảo. Nằm tại khu C nghĩa trang Hàng Dương, mộ cô Sáu là địa điểm thu hút đông đảo du khách đến dâng lễ. Cũng bởi nổi tiếng linh thiêng, luôn che chở cho những người thành tâm hướng thiện mà mộ cô Sáu không lúc nào thiếu vắng người đến hành lễ dâng hương.

Nếu cô Sáu không linh thiêng thì sẽ không có những cán bộ cấp cao, đến lễ Cô Sáu hàng tháng, hàng năm vào những ngày lễ ngày rằm. Và nếu không thật sự linh thiêng thì sẽ chẳng có những người vàng đeo đầy người, kinh doanh phất phới, tiền tiêu không hết vẫn thành tâm đến lễ cô hàng tháng.

Hệ thống nhà tù Côn Đảo

Không phải là một địa điểm linh thiêng, tuy nhiên nhà tù Côn Đảo là một điểm đến rất hiếm khi du khách bỏ qua khi đi du lịch tâm linh tại Côn Đảo. Trước kia “ địa ngục trần gian ” này với một hệ thống các cụm công trình như: Chuồng Cọp, Chuồng Bò, trại Phú Hải, cầu Ma Thiên Lãnh, sở Lò Vôi, sở Muối …. được xây lên nhằm mục đích cải tạo, giam giữ và tra tấn các chiến sỹ cách mạng.

Trong 113 năm tồn tại (1862-1975), nơi đây đã giam cầm, đày đọa hàng chục vạn chiến sĩ cách mạng và những người yêu nước Việt Nam. Tại đây, hàng ngàn tù nhân nam lẫn nữ đã bị hành hạ khổ sai, nhiều chiến sĩ cách mạng, người yêu nước đã hi sinh vì những nhục hình ám ảnh người nghe mãi về sau.

Chùa Núi Một Côn Đảo

Chùa Núi Một (Vân Sơn Tự) tọa lạc trên Núi Một huyện Côn Đảo, do Mỹ ngụy xây dựng năm 1964 nhằm phục vụ tín ngưỡng tâm linh cho các gia đình của những người làm việc trong bộ máy hành chính, các quan chức binh sĩ trên đảo. Ngày nay, chùa không chỉ là công trình văn hóa, danh thắng, di tích lịch sử của huyện Côn Đảo mà còn là nơi để nhân dân và du khách hành hương, hướng thiện và cầu nguyện.Mọi người đến đây thành tâm đứng trước cửa Phật thắp hương cầu nguyện ban phước lành cho gia đình và người thân, cũng như cầu cho vong hồn các anh hùng liệt sĩ mãi được siêu độ. Ban ngày, chùa luôn “nườm nượp” du khách vào ra khấn vái.

Miếu bà Phi Yến

Thêm một địa điểm tâm linh tại Côn Đảo du khách không nên bỏ qua đó là Miếu bà Phi Yến và Hoàng tử Cải. Ngôi miếu rất linh thiêng, gắn liền với câu chuyện bi thương của người phụ nữ tài sắc, đức hạnh và giàu lòng yêu nước Phi Yến.

Cảm phục người phụ nữ trung trinh tiết liệt người ở đây dân lập miếu thờ bà tên gọi “An Sơn Miếu”. Người ta truyền rằng Đức bà Phi Yến và Hoàng tử Cải (con trai bà) đã hiển thánh, thường hiện về mách bảo cho dân làng biết điềm lành, dữ sắp xảy ra. Chính vì thế mà từ ngày lập miếu, không lúc nào miếu bà Phi Yến vắng bóng người hay nguội lạnh khói hương. Theo người dân đảo, người dân và khách du lịch đến đây phần lớn là để cầu an, mong bà Phi Yến ban tài phát lộc.

Miếu Cô Vân Hòn Cau

Miếu Cô Vân (Cô Vân Tiên Cảnh) được lập ở Côn Đảo không rõ vào thời gian nào, nhưng đây là một trong những điểm du lịch tâm linh có tiếng mà du khách nên tham khảo cho chuyến hành trình của mình.

Sự tích về Cô Vân có rất nhiều người kể và mốc thời gian thì ko chính xác và rõ ràng, chỉ chắc chắn rằng Cô mất trên biển. Có người kể rằng khi phát hiện ra xác Cô thì trên giấy tờ của Cô đã bị nước làm nhoè chỉ còn 1 chữ Vân nên gọi là miếu Cô Vân, cũng có người kể khi phát hiện ra xác Cô trên Hòn Cau thì lúc đó Cô chỉ còn là bộ xương trắng, các ngư dân chôn rồi lập mộ tại Hòn Cau.

Trong quá trình đánh bắt cá, khi đi ngang qua đây ngư dân thấy một người con gái mặc đồ trăng đang lướt nhẹ trên những sườn đá dốc, xung quanh lúc nào cũng có sương mù tựa mây nên ngư dân mới gọi là Vân hay cô Vân. Vân ở đây nghĩa là Mây. Ngư dân sau này đánh bắt cá trên vùng biển này hay ghé lại miếu cô Vân cầu cô để có cuộc sống tài lộc thoát khỏi sự nghèo khó, họ đi qua cúng Cô và được Cô cho lộc vì vậy đến Cô nên chỉ cầu xin tiền tài làm ăn.

Trên đây là toàn bộ quy trình đi lễ cũng như những kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo cần lưu ý dành cho du khách khi đi Côn Đảo. Chuyện tâm linh tùy thuộc vào sự tín tâm của mỗi người và để chuyến đi được thuận lợi nhất, du khách nên tham khảo những thông tin đi lễ Côn Đảo ở trên.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời