Hướng dẫn sử dụng áo phao đúng cách khi đi tàu cao tốc

Trên các tàu cao tốc ra các đảo như Phú Quốc, Côn Đảo.. các hãng tàu cao tốc thường trang bị sẵn áo phao đặt nơi gần ghế nhất của quý hành khách để đề phòng các sự cố ngoài ý muốn.

Khi mặc áo phao cứu sinh hay còn gọi là áo phao cứu hộ, không phải ai cũng có thể mặc đúng cách hết. Vì vậy, nếu bạn muốn mình mặc áo đúng cách để bảo đảm an toàn, hãy thực hiện 3 bước sau đây:

Bước 1: Dùng ngón tay trỏ và tay cái ấn mạnh phần giữa móc ở trước ngực để mở khóa.

Bước 2: Cài áo phao qua đầu, chú ý: sợi dây đai nằm ở phía sau

Bước 3: Dùng hai tây ấn các nút các khoá lại cho chắc chắn và điều chỉnh đầu dây ở hai bên bên sường nhằm thắt chặt các dây đai khít thân người, giúp cho áo ôm sát cơ thể chắc chắn và thoải mái, dễ chịu nhất.

Áo phao của Quý khách được trang bị đèn và còi để phát tín hiệu khi cần thiết. Xin lưu ý Chỉ sử dụng áo phao và các thiết bị an toàn khi có yêu cầu của tiếp viên.

Xem video cách sử dụng áo phao:

Hệ thống trang thiết bị cần trang bị trên tàu cao tốc thỏa mãn yêu cầu của Bộ luật quốc tế về tàu cao tốc (Bộ luật HSC)

Câu chuyện giữa 2 thuyền viên.

Thuyền viên 1(Vui vẻ, hồ hởi) Chào ông bạn, chuyến đầu chạy tàu cao tốc chở khách thế nào?

Thuyền viên 2: (Cười lớn) Nhiều điều thú vị lắm cậu ạ, khác hẳn với những chuyến trước đấy. 

Thuyền viên 1: Nghe hấp dẫn đấy nhỉ, nhưng hệ thống các thiết bị thông tin trên tàu cao tốc thế nào, có giống mấy con chạy quốc tế trước cậu đi không?

Thuyền viên 2: Có chứ, sao lại không, đủ hết đấy cậu ạ. Tàu mình được trang bị đủ Thiết bị thông tin liên lạc theo Công ước An toàn sinh mạng trên biển (SOLAS 74/88) đấy nhé.

Thuyền viên 1: Vậy hả, được đấy, thế theo SOLAS thì tàu cao tốc phải trang bị những thiết bị thông tin gì hở cậu?

Thuyền viên 2: Theo quy định tại Chương IV của Công ước SOLAS, thì tàu cao tốc cần phải được trang bị thiết bị thông tin liên lạc tùy theo vùng biển mà tàu hoạt động.

Thuyền viên 1: (Ngạc nhiên) Vậy là cũng phải được trang bị thiết bị như tàu chạy tuyến quốc tế à?

Thuyền viên 2: Đúng vậy đấy, theo quy định của Công ước SOLAS thì mỗi tàu phải được trang bị một thiết bị vô tuyến VHF DSC kênh 70 và trao đổi thông tin vô tuyến điện thoại với các tàu trên các kênh 6, kênh 13 và kênh 16.

Thuyền viên 1: Ngoài thiết bị VHF, tàu cao tốc phải trang bị những thiết bị thông tin gì nữa cậu ơi?

Thuyền viên 2: Tàu còn phải được trang bị một thiết bị phát báo radar, 01 máy thu NAVTEX, 01 máy thu EGC INMARSAT và 01 phao EPIRB. Mà vì là tàu cao tốc nên còn phải tuân thủ quy định về trang thiết bị theo Bộ luật an toàn cho tàu cao tốc (HSC Code) nữa cơ đấy. Không đủ thiết bị mà Chính quyền Cảng họ kiểm tra là bị phạt nặng lắm đấy.

Thuyền viên 1: (Cười) Cảm ơn cậu, nhờ những chia sẻ của cậu mà mình hiểu hơn về các trang thiết bị thông tin được trang bị trên tàu cao tốc theo Bộ luật HSC và Công ước SOLAS đấy.

Những trang thiết bị cứu sinh trên tàu cao tốc Trưng Trắc

Bè cứu sinh thường được lắp gần khu vực tập trung (muster station), về mạn trái và mạn phải của tàu
02 xuống cứu hộ được lắp đặt sau tàu cao tốc
Phao cứu sinh trên tàu Trưng Trắc

Giới thiệu các trang thiết bị cứu sinh trên tàu

Công ước về an toàn sinh mạng con người trên biển (Công ước SOLAS) ra đời nhằm đưa ra các tiêu chuẩn tối thiểu về kết cấu, trang bị và khai thác tàu để bảo vệ an toàn sinh mạng cho tất cả mọi người trên tàu biển, bao gồm cả hành khách. Do vậy, việc trang bị thiết bị cứu sinh trên tàu là điều bắt buộc nhằm bảo vệ an toàn sinh mạng cho con người trong tình huống khẩn cấp.

Để quy định rõ hơn các tiêu chuẩn quốc tế đối với các trang thiết bị cứu sinh được yêu cầu bởi chương III của Công ước SOLAS, ngày 4/6/1996, Ủy ban an toàn hàng hải của tổ chức thông qua Bộ luật Trang bị cứu sinh quốc tế (Bộ luật LSA) bằng Nghị quyết MSC.48(66).

Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về các trang thiết bị cứu sinh dành cho tàu hàng, bao gồm quy định về hệ thống thông tin liên lạc, quy định về trang bị cứu sinh cá nhân, phương tiện cứu sinh,… Các trang thiết bị cứu sinh trên tàu ngoài việc tuân thủ theo quy định nêu trong Công ước SOLAS, còn phải thỏa mãn các yêu cầu cụ thể hơn của Bộ luật LSA.

Về thông tin liên lạc, quy định 6 – chương III của Công ước SOLAS đã yêu cầu các tàu hàng phải trang bị pháo hiệu cấp cứu, các hệ thống thông tin liên lạc và báo động trên tàu, riêng đối với các tàu hàng có tổng dung tích từ 300 trở lên thì phải trang bị thêm các thiết bị vô tuyến điện cứu sinh. Trong đó:

  • Pháo hiệu cấp cứu phải được trang bị và cất giữ tại buồng lái hoặc gần đó không ít hơn 12 pháo hiệu dù.
  • Đối với hệ thống thông tin liên lạc và báo động, các tàu phải trang bị một phương tiện thông tin sự cố gồm thiết bị cố định hoặc xách tay hoặc cả hai để liên lạc hai chiều giữa các trạm kiểm soát sự cố, các trạm tập trung và đưa người lên phương tiện cứu sinh và các vị trí chỉ huy trên tàu; một hệ thống báo động sự cố chung được sử dụng để triệu tập thuyền viên đến các trạm tập trung. Trên các tàu có trang bị một hệ thống sơ tán hàng hải, việc thông tin liên lạc giữa các trạm đưa người lên phương tiện cứu sinh và sàn của hệ thống sơ tán hàng hải hoặc phương tiện cứu sinh phải được đảm bảo.
  • Thiết bị vô tuyến điện cứu sinh gồm thiết bị vô tuyến điện thoại hai chiều VHF và thiết bị phát báo ra đa. Đối với các tàu hàng có tổng dung tích từ 500 trở lên phải trang bị ít nhất 3 thiết bị vô tuyến điện thoại hai chiều VHF và ít nhất một thiết bị phát báo ra đa ở mỗi mạn; đối với các tàu hàng có tổng dung tích từ 300 đến dưới 500 phải trang bị ít nhất 2 thiết bị vô tuyến điện thoại hai chiều VHF và ít nhất 1 thiết bị phát báo ra đa. Các thiết bị này đều phải phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật không thấp hơn những tiêu chuẩn đã được Tổ chức IMO thông qua.

Về trang bị cứu sinh cá nhân, các tàu phải được trang bị phao tròn, phao áo cứu sinh, bộ quần áo bơi và bộ quần áo bảo vệ kín.

  • Các phao tròn phải được phân bố sao cho luôn sẵn sàng sử dụng được ở cả hai mạn tàu và theo mức độ hợp lý có thể thực hiện được, phải có để sẵn sàng sử dụng trên tất cả các boong hở kéo dài tới mạn tàu, tối thiểu phải bố trí một chiếc ở gần đuôi tàu; được cất giữ sao cho có khả năng lấy ra được nhanh chóng và không được cố định thường xuyên bằng bất kỳ cách nào. Ở mỗi mạn tàu ít nhất phải có một phao tròn được trang bị dây cứu sinh nổi. Ít nhất một nửa trong tổng số phao tròn phải được trang bị đèn tự sáng và mỗi phao tròn phải được kẻ tên tàu và cảng đăng ký của tàu bằng chữ La tinh in hoa.
  • Phao áo cứu sinh: mỗi người trên tàu phải được trang bị một phao áo cứu sinh và các phao áo này phải được bố trí sao cho luôn dễ đến gần được và vị trí cất giữ chúng phải được chỉ rõ ràng.
  • Bộ quần áo bơi và bộ quần áo bảo vệ kín: phải trang bị cho mỗi người được phân công làm thuyền viên của xuồng cấp cứu hoặc được phân công làm thành viên của hệ thống sơ tán hàng hải một bộ quần áo bơi hoặc bộ quần áo bảo vệ kín có kích thước phù hợp. Nếu tàu thường xuyên hoạt động ở những vùng có khí hậu ấm thì không cần phải trang bị các bộ quần áo này.

Về phương tiện cứu sinh và xuồng cấp cứu: Các tàu hàng phải trang bị một hoặc nhiều xuồng cứu sinh có mái che toàn phần, có tổng sức chứa ở mỗi mạn tàu đủ để chở toàn bộ số người trên tàu; đồng thời có một hoặc nhiều bè cứu sinh bơm hơi hoặc bè cứng được cất giữ ở một vị trí đảm bảo dễ dàng di chuyển từ mạn này sang mạn khác tại mặt một boong hở đơn và có tổng sức chở đủ để chở toàn bộ số người trên tàu. Nếu các bè cứu sinh bơm hơi hoặc bè cứu sinh cứng không được cất giữ ở vị trí đảm bảo dễ dàng di chuyển từ mạn này sang mạn khác tại mặt một boong hở đơn, thì tổng sức chở sẵn có ở mỗi mạn tàu phải chở đủ toàn bộ số người trên tàu. Các tàu hàng phải có ít nhất một xuống cấp cứu. Một xuồng cứu sinh có thể được chấp nhận là một xuồng cấp cứu với điều kiện thỏa mãn các yêu cầu đối với một xuồng cấp cứu.

Rõ ràng, các quy định của Tổ chức IMO nêu trong Công ước SOLAS đối với việc trang bị đầy đủ những trang thiết bị cứu sinh nhằm bảo đảm sự an toàn cao nhất cho tất cả thuyền viên khi tàu gặp sự cố trên biển.

Để có thông tin chi tiết hơn về các trang thiết bị cứu sinh, các bạn có thể tìm hiểu nội dung liên quan trong Chương III của Công ước SOLAS và Bộ luật LSA. Ngoài ra, đối với các thiết bị vô tuyến điện cứu sinh, các bạn có thể liên lạc về các Đài trong Hệ thống TTDH, các điểm dịch vụ khách hàng của Công ty VISHIPEL để có hướng dẫn cụ thể nhằm khai thác hiệu quả các thiết bị này.

Rate this post

Trả lời