Hải đăng Cồn Cỏ: Mắt ngọc giữa trùng khơi

Trạm Hải đăng Cồn Cỏ được xây dựng và đưa vào sử dụng năm 2007, nằm ở tọa độ 107o 20’00’’ kinh đông, 17o09’42’’ vĩ độ bắc, với chiều cao toàn bộ 27,2m tính đến mặt đất, chiều cao tầm sáng 76m tính đến mực “O” HĐ.

Hải Đăng Cồn Cỏ – Mắt ngọc giữa trùng khơi

Hải đăng Cồn Cỏ có hình trụ với chiều cao 24,2m tính đến móng công trình, chiều rộng trung bình 4,5m, được sơn màu vàng nổi bật. Những ngày trời quang, sau khi lên tàu cao tốc ở Cảng Cửa Việt (huyện Gio Linh, Quảng Trị) chỉ một lúc là đảo tiền tiêu Cồn Cỏ nhấp nhô nơi đầu sóng. Trạm đèn biển (hải đăng) Cồn Cỏ tọa lạc trên đồi 36 đảo Cồn Cỏ, là điểm cao nhất trên hòn đảo tiền tiêu này.

Công trình Trạm hải đăng Cồn Cỏ có chiều cao trên 24m

Hải đăng Cồn Cỏ được ví là “mắt ngọc” giữa trùng khơi, có tác dụng báo vị trí đảo Cồn Cỏ, giúp tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Quảng Trị định hướng và xác định vị trí… Từ bến tàu trong âu thuyền đảo Cồn Cỏ, du khách di chuyển vài trăm mét sẽ đến Cột cờ Tổ quốc đảo Cồn Cỏ, sau đó rẽ trái vào con đường dẫn lên đồi 63 chưa đầy cây số là đến Trạm đèn biển Cồn Cỏ.

Thông số chung Hải Đăng Cồn Cỏ

– Vị trí: Trên đảo Cồn Cỏ thuộc huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị.

– Tọa độ địa lý:

Hệ VN2000

Hệ WGS84

Vĩ độ (N)

Kinh độ (E)

Vĩ độ (N)

Kinh độ (E)

17°09’31.5″

107°20’11.8″

17°09’27.9″

107°20’18.5″

– Tác dụng: Đèn nhập bờ, báo vị trí đảo Cồn Cỏ, giúp tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Quảng Trị định hướng và xác định vị trí.

a. Đặc tính nhận biết ban ngày

– Hình dạng: Hình trụ;

– Màu sắc: Tháp đèn màu vàng;

– Chiều cao toàn bộ: 78,2m tính đến mực nước số “0” hải đồ;

– Chiều cao công trình: 24,2m tính đến móng công trình;

– Chiều rộng trung bình: 4,5m;

– Tầm nhìn địa lý   : 22,0 hải lý với chiều cao mắt người quan sát bằng 5m.

b. Đặc tính ánh sáng ban đêm

– Đặc tính ánh sáng: Ánh sáng trắng, chớp nhóm (3) chu kỳ 15 giây;

– Phạm vi chiếu sáng: 360°;

– Chiều cao tâm sáng: 76,0m tính đến mực nước số “0” hải đồ;

– Tầm hiệu lực ánh sáng : 22,1 hải lý với hệ số truyền quang của khí quyển T = 0,74.

Nỗi niềm “người lính không mang quân hàm”

Những người làm việc ở Trạm đèn biển Cồn Cỏ đều sống xa gia đình, người gần nhất ở Nghệ An, Hà Tĩnh, còn lại ở các tỉnh xa hơn như Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định.

Cũng giống như các hộ gia đình, các cơ quan, đơn vị đóng quân trên đảo Cồn Cỏ. Cuộc sống của các anh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, cam go, nhưng điều đầu tiên chúng tôi cảm nhận là sự lạc quan, quả cảm ở mỗi con người nơi đây.

Trạm đèn biển Cồn Cỏ đã và đang trở thành điểm đến không thể thiếu của du khách khi đặt chân đến huyện đảo Cồn Cỏ

Ở đây, khí hậu phân chia thành hai mùa rõ rệt, đó là mùa khô và mùa mưa. Về mùa khô, khí hậu thời tiết khắc nghiệt kéo dài toàn bộ cây cối, rau xanh nằm ở trên đảo đều bị cháy khô, chỉ còn lại màu xanh của cây phong ba, bàng vuông. Mùa mưa thì càng khó khăn hơn, khi những đợt gió mùa Đông Bắc kéo dài tàu cung ứng lương thực thực phẩm không ra được, nhiều lúc anh em ở Trạm phải ăn mắm và dưa muối chua gần cá tháng trời. Ngoài giờ làm việc, anh em phải tăng gia thêm nhiều lúc đi lặn con ốc, con khởi để bữa ăn được phong phú hơn.

Vượt lên tất cả, cán bộ công nhân viên Trạm Hải đăng Cồn Cỏ với ý thức trách nhiệm cao, tình yêu nghề, tình yêu quê hương biển đảo, hôm nay đây vẫn ngày đêm miệt mài, không quản khó khăn gian khổ, nguy hiểm nơi đầu sóng ngọn gió để thắp sáng cây đèn biển – ánh sáng chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời