Dinh Chúa Đảo – Côn Đảo

Dinh Chúa Đảo là điểm di tích lịch sử tham quan nổi tiếng tại Côn Đảo, là 01 trong 46 điểm tham quan du lịch trên địa bàn huyện, được đông đảo du khách đến tham quan.

Nằm trên đường Tôn Đức Thắng, khi đến trung tâm thị trấn Côn Đảo du khách có thể đi bằng ôtô hoặc xe máy, xe đạp hay đi bộ đều có thể đến điểm tham quan di tích này. Dinh Chúa đảo, hay còn gọi là Dinh ông lớn, Dinh tỉnh Trưởng, hình thành vào khoảng năm 1862 – 1876, cùng với các cơ sở hạ tầng trên đảo.

Sơ lược về Dinh Chúa Đảo

Dinh Chúa đảo nằm trong một khuôn viên rộng chừng 02 ha, bao gồm: Nhà chính, nhà phụ và sân vườn, nằm đối diện với Cầu Tàu lịch sử 914. Tại đây, có 53 đời Chúa đảo sinh sống và làm việc trải qua 113 năm ( 1862 – 1975). Là đầu não trung tâm của hệ thống nhà tù, tất cả bộ máy cai trị tù trên đảo đều dưới quyền điều khiển của Chúa đảo.

Không gian bên trong Dinh Chúa Đảo

Tại đây chúng đã đề ra các chính sách, biện pháp hà khắc để đàn áp, tra rấn dã man đối với người tù. Ngày nay, căn nhà ấy được dùng làm nơi trưng bày tội ác của chúng.Trong số 53 đời Chúa đảo, có những tên mà sự tàn ác của chúng đồng nghĩa với chế độ giết người – nơi mệnh danh là “Địa ngục trần gian”, mà tên chúa đảo Andouard thời Pháp là một trong số đó.

Thời Mỹ – Ngụy, Nguyễn Văn Vệ là điển hình cho sự tàn bạo và thâm độc, mà sự kiện chuồng Cọp năm 1970 khi bị phơi bày đã làm chấn động cả thế giới với hình ảnh những người tù sặc sụa trong lớp vôi bột, bị.

Trước đây là nơi ở và làm việc của các đời chúa đảo, Nhà Chúa đảo thể hiện cuộc sống xa hoa của sự thống trị bên cạnh cuộc sống khổ ải, nghèo nàn của người tù. Trong khu vườn (Sở Rẫy Ông Lớn) thường xuyên có hàng chục tù nhân phải lao động khổ sai và phục dịch tất cả sinh họat, đến ăn, mặc ở… của Chúa đảo. Nhà Chúa đảo cũng là nơi thành lập Chính quyền Cách mạng đầu tiên ở Côn Đảo năm 1945 và ngày Côn Đảo hòan tòan giải phóng năm 1975.

Phòng ngủ Dinh Chúa Đảo

Di tích còn thể hiện cuộc sống xa hoa của địch bên cạnh cuộc sống nghèo nàn, hà khắc của tù nhân. Khuôn viên nhà chúa đảo trước đây được gọi là Sở rẫy Ông Lớn, thường xuyên có hàng chục tù nhân bị bắt lao động khổ sai phục vụ cho cuộc sống đế vương của các tên chúa đảo. Di tích là nơi ghi dấu sự kiện thành lập chính quyền cách mạng đầu tiên ở Côn Đảo năm 1945 và năm 1975.

Khu di tích lịch sử cách mạng Côn Đảo với 113 năm tồn tại đã chứng kiến biết bao sự biến thiên, thăng trầm và những sự kiện bi tráng nhưng rất đỗi hào hùng của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống thực dân, đế quốc xâm lược.

Danh sách 53 Chúa Đảo ở tại Dinh

Dưới thời thực dân Pháp tồn tại 39 đời chúa đảo với danh sách và lí lịch trích ngang như sau ([*])

  1. Đại úy hải quân ROUSSEL (1862-1863)
  2. Đại úy hải quân BIZOT (1863-1864)
  3. Trung úy hải quân BENOISI (1864-1866)
  4. Đại úy thủy quân lục chiến BOUBE (1866-1869)
  5. Đại úy hải quân STIEDEL (1869-1870)
  6. Đại úy hải quân CLAUDOT (1870-1871)
  7. Đại úy hải quân GAUDOT (1871-1872)
  8. Đại úy thủy quân lục chiến CHEVILLET (1872-1874)
  9. Đại úy thủy quân lục chiến SYMPHOZ (1874-1875)
  10. Quan chức hành chính MORINE (1875-1876)
  11. Đại tá hải quân PASQUET DE LA PROUE (1876-1877)
  12. Chánh văn phòng hải quân DISNEMATINDORAT (1877-1878)
  13. Quan chức hành chính PASQUET DE LA BROUE (1878-1882)
  14. Quan chức hành chính BOCOUET (1882-1884)
  15. Quan chức hành chính CAFFORT (1884-1887)
  16. Chánh văn phòng thư ký tổng hợp SELLIER (1887-1890)
  17. Quan chức hành chính RENE (1890-1892)
  18. Chánh văn phòng hải quân đã nghỉ hưu JACQUET (1892-1896)
  19. Cử nhân luật COLBERTURGIS (1896-1898)
  20. Quan chức hành chính MORIZET (1898-1908)
  21. Quan chức hành chính MELAYE (1908-1909)
  22. Quan chức hành chính CUDENET (1909-1913)
  23. Quan chức hành chính DEGAILLAND (1913-1914)
  24. Quan chức hành chính OCONET (1914-1916)
  25. Quan chức hành chính ROYER (1916-1917)
  26. Đại úy cảnh sát dự bị ANDOUARD (1917-1919)
  27. Đại úy lục quân viễn chinh lê dương LAMBERT (1919-1927)
  28. Quan chức hành chính BOVIER (1927-1934)
  29. Sĩ quan cảnh sát CREMAZY (1934-1935)
  30. Quan chức hành chính BOVIER (1935-1942)
  31. Đại úy hiến binh sen đầm BROUILLONNET (1942-1943)
  32. Chánh văn phòng lục quân lê dương TISSEYRE (1943-1945)
  33. Giám thị trưởng HILAIRE (1945)
  34. Quan chức hành chính GIMBERT (1946)
  35. Đại úy quân đoàn viễn chinh lê dương HORNECKER (1946-1947)
  36. Đại úy quân đoàn viễn chinh lê dương BRUCE (1947-1948)
  37. Chánh văn phòng quân viễn chinh lê dương LA FOSSE (1948-1951)
  38. Chánh văn phòng quân viễn chinh lê dương JARTY (1951-1953)
  39. Chánh văn phòng lục quân chính quốc BLANCK (1953-1955)

Sang đến thời kì đế quốc Mỹ, Côn Đảo vẫn tiếp tục là nhà lao giam giữ những người tù chính trị yêu nước, các chiến sĩ cộng sản nhưng đế quốc Mỹ tinh vi hơn, gian ngoan hơn. Với thủ đoạn dùng người Việt trị người Việt, đế quốc Mỹ duy trì tiếp theo 14 đời chúa đảo nhưng là những tên ác ôn khét tiếng của chế độ bù nhìn Sài Gòn mà người Mỹ núp bóng vai trò cố vấn luôn nắm quyền điều hành, quyết định mọi việc thuộc về nhà lao.

Bản danh sách những tên chúa đảo tiếp theo :

  1. Thiếu tá QĐQG VN Bạch Văn Bốn (1955)
  2. Công chức hành chính VN Trần Văn Thiều (1955-1956)
  3. Đại úy bảo an VN Hồ Chí Thiền (1956-1957)
  4. Thiếu tá QĐQG VN Bạch Văn Bốn (1957-1960)
  5. Thiếu tá QĐVNCH Lê Văn Thể (1960-1963)
  6. Thiếu tá QĐVNCH Nguyễn Văn Sáu (1963-1964)
  7. Trung tá QĐVNCH Tăng Tư Tự Sao (1964-1965)
  8. Trung tá QĐVNCH Nguyễn Thế Tỵ (1965)
  9. Trung tá QĐVNCH Nguyễn Phát Đạt (1965)
  10. Thiếu tá QĐVNCH Nguyễn Văn Vệ (1965-1971)
  11. Trung tá QĐVNCH Cao Minh Tiết (1971-1972)
  12. Trung tá QĐVNCH Đào Văn Phổ (1972-1973)
  13. Trung tá QĐVNCH Nguyễn Văn Vệ (1973-1974)
  14. Trung tá QĐVNCH Nguyễn Hữu Phương (1975)

Ngoài danh sách trên, năm 1945, khi Nhật chiếm đảo Lê Văn Trà được chúng cử giữ chức nhà tù Côn Đảo đến tháng 8 năm 1945.

Tháng 4-1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, nước nhà thống nhất, Côn Đảo chuyển mình bước ra khỏi quá khử đau thương rùng rợn, chấm dứt một thời kì dài chìm ngập trong chốn địa ngục của trần gian, danh sách những tên chúa đảo cũng dừng lại.

Bàn làm việc tại Dinh Chúa Đảo

Dinh Chúa Đảo ngày nay

Từ sau ngày giải phóng 01/5/1975, Dinh chúa đảo được sủ dụng làm Phòng trưng bày Khu di tích lịch sử Côn Đảo tới nay.

Sau giải phóng, Ban quản lý di tích lịch sử cách mạng Côn Đảo đã sử dụng ngôi nhà làm phòng trưng bày gồm 04 chủ đề:

Chủ đề 1 : Côn Đảo – đất nước – con người

Chủ đề 2 : Côn Đảo – địa ngục trần gian

Chủ đề 3 : Côn Đảo – trường học đấu tranh cách mạng

Chủ đề 4 : Côn Đảo – di tích lịch sử cách mạng hiện nay và trong lòng người dân Việt Nam

Ngoài 4 chủ đề phòng trưng bày còn trưng bày một chuyên đề ảnh về Nhà tù Côn Đảo từ năm 1908 đến 1916.

Trưng bày trong Dinh Chúa Đảo

Với tổng số gần 700 hiện vật, hình ảnh trưng bày cũng phần nào truyền tải đến công chúng về bằng chứng đích thực của những hy sinh mất mát, bằng chứng về về tội ác của thực dân và đế quốc đã gây ra cho các thế hệ người Việt Nam yêu nước và các chiến sỹ cách mạng trong nhà tù Côn Đảo.

Để có tài liệu hiện vật bổ sung cho kho hiện vật và phòng trưng bày, trong những năm qua Ban quản lý di tích lịch sử cách mạng Côn Đảo đã tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các cấp, ngành, nhất là Ban liên lạc Cựu tù chính trị Côn Đảo trong cả nước và với nhiều hình thức sưu tầm khác nhau đã sưu tầm được một số lượng lớn tư liệu hiện vật có giá trị . Chỉ tính từ năm 2000 đến nay, đã sưu tầm được: 6.074 hồ sơ tù chính trị Côn Đảo qua các thời kỳ (trong đó có 4.774 hồ sơ có kèm ảnh chân dung); 266 hiện vật thể khối; 542 tư liệu ảnh và giấy.

Di tích Dinh chúa đảo đã được, Bộ Văn Hóa – Thông Tin đã ra quyết định số 54-VHQĐ Đặc cách công nhận Khu di tích đặc biệt quan trọng của Quốc gia ngày 29/4/1979. Ngày 10/5/2012 Thủ Tướng chính phủ ra quyết định 548/ QĐTTg công nhận là Di tích Đặc biệt Quốc gia.

Dinh Chúa Đảo

5/5 - (6 bình chọn)

Trả lời