Côn Đảo cùng cả nước kháng chiến thắng lợi (1951-1954)

Cuộc kháng chiến phát triển mạnh mẽ và thắng lợi (1951-1954), Chiến sỹ cách mạng tại Nhà tù Côn Đảo tham gia vào cuộc chiến này một cách mạnh mẽ cùng cả nước kháng chiến.

Bước chuyển tình thế

Thất bại ở Biên Giới thu đông 1950 đã làm cho thực dân Pháp nhận ra rằng, chúng không thể thắng được trong cuộc chiến tranh này bằng quân sự.

Chiến thắng Biên Giới còn để lại tiếng vang lớn trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, binh địch vận. Ngay khi tiếng súng ở Biên Giới vừa ngừng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gặp gỡ một số tù binh Pháp tại mặt trận. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định trao trả tất cả tù binh là thương binh cho quân đội Pháp tại Thất Khê. Đài tiếng nói Việt Nam công bố chính sách của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đối với tù hàng binh trong buổi phát thanh bằng tiếng Pháp, tăng thêm lượng tin tức chiến sự và tù hàng binh. Lễ Nôen 25-12-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký lệnh ân xá cho một sô tù binh Pháp.

Chính sách nhân đạo của Chính phủ Hồ Chí Minh đối với tù hàng binh Pháp có tác động mạnh đến binh lính và nhân dân Pháp. Quan tư thầy thuốc Đuyarít (Duaris) sau khi được ấn xá đã lên tiếng tố cáo Chính phủ Pháp đã lừa gạt, đẩy thanh niên Pháp vào cuộc chiến tranh xâm lược bẩn thỉu. Bị điều về nước, Đuyarít tiếp tục phản đối cuộc chiến tranh xâm lược và tuyên truyền về chính sách nhân đạo của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhân dân Pháp yêu cầu Chính phủ Pháp phải đối xử nhân đạo với tù binh Việt Nam và kết thúc chiến tranh để con em họ được trở về Pháp.

Ở Côn Đảo, bọn chúa ngục vẫn tiếp tục chính sách khủng bố. Ngày 6-1-1951, tù nhân ớ nhiều khám làm lễ kỷ niệm ngày thành lập Đảng và ngày bầu cử Quốc hội. Khám 6 Banh II (khu Trần Phú) bị đánh đập và bỏ đói một ngày. 44 tù nhân trong khám họp hội nghị bất thường, quyết định tuyệt thực để phản đối. Mặc dù bị xé lẻ thành 4 nhóm, giam riêng ở 4 nơi (Bản Chế, Nhà Thương, Chuồng Bò và Khám 6) nhưng cả 4 nhóm đều đồng tâm tuyệt thực cho đến khi địch nhượng bộ, chấp nhận cải thiện đời sống, bỏ đánh đập.

Đoàn tù nhân ở Chí Hòa mới ra Côn Đảo chưa được 10 ngày cũng bị khủng bố trong đợt kỷ niệm ấy. Các anh Đinh Khắc Phong, Trần Bình Hẳn, Nguyễn Văn Một (tức Long), Bảy Vinh (tức Đào Năng An) bị phạt xà lim Banh I, còng chân và bỏ đói. Đại diện tù nhân ở nhiều khám đã lên tiếng phản đối việc khùng bố Khám 6 Banh II và đoàn tù ở Chí Hoà mới ra. Trước áp lực đấu tranh của tù nhân, Laphốt cho giải tỏa đợt khủng bô, trả hết tù nhân bị phân tán và phạt xà lim về khám cũ.

Laphôt chuẩn bị một đợt khủng bố tù quy mô hơn bằng chế độ biệt lập hết sức khắc nghiệt và sự câu kết giữa nhà tù với những tên tù gian làm tay sai cho chúng. Laphôt đã gửi phúc trình cho Cao ủy Pháp, báo động về tình hình an ninh ở Côn Đảo về khả năng bạo loạn của tù nhân mà y cảm thấy như một nguy cơ thường trực.

Cuộc đổ bộ bất đắc dĩ của một đơn vị Việt Minh lên Côn Đảo do một tai nạn thuyền bè trong chuyến chở vũ khí vào Nam Bộ (ngày 29-1-1950) cũng được đề cập tới như một dấu hiệu đáng ngờ về sự phôi hợp tấn công của lực lượng vũ trang từ đất liền. Laphốt đã đề nghị Cao ủy cho phép áp dụng chế độ biệt lập, biện pháp an ninh cao nhất đối với những tù nhân kháng chiến nguy hiểm. Khu biệt lập Banh II được hình thành.

Tháng 2-1951, Đảng bộ nhà tù Côn Đảo tổ chức Đại hội lần thứ 2. Đảng ủy chuẩn bị báo cáo và đưa xuống các chi bộ thảo luận, góp ý bổ sung rồi gửi về văn phòng Đảng ủy. Báo cáo đánh giá trong nhiệm kỳ 6 tháng, Đảng bộ đã xây dựng được tổ chức Đảng thống nhất trên toàn đảo; phát triển số đảng viên tăng lên gấp rưỡi; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Liên đoàn tù nhân. Đảng bộ đã phổ biến đường lối kháng chiến cho cán bộ, đảng viên, nâng cao nhận thức và lòng tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến, về sách lược, Đảng bộ phân biệt đối tượng cụ thể, từng loại kẻ thù, từ chúa đảo đến xếp banh, chủ sở, gácdang, thầy chú để tranh thủ và có sách lược đấu tranh cụ thế.

Đại hội lần thứ hai đã bầu ra Ban chấp hành Đảng bộ gồm 9 người. Bí thư Đảng ủy Lê Trọng Bộ được bố trí ra Nhà Thương với bệnh án ho lao cùng Trần Khắc Du (Nguyễn Ngọc Cảnh), Phó bí thư hình thành bộ phận thường trực của Đảng ủy tại Nhà Thương.

Khi ấy Laphốt đã cho dọn dẹp xong dãy Khám 8-9- 10 ở Banh II (trước chúng làm kho vật liệu) và rào dây thép gai xung quanh, thiết lập một khu biệt lập để cách ly và siết chặt kỷ luật với những người tù kháng chiến trung kiên. Những người tù kháng chiến hoàn toàn bị bất ngờ trước thủ đoạn mới của Laphốt.

Được sự khuyến khích của Laphôt, một nhóm tù gian đã lập ra tổ chức Liên minh dân chủ xã hội, gọi tắt là Liên xã. Cầm đầu Liên xã là những tù nhân thuộc các đảng phái quốc gia (Việt Nam Quốc dân đảng, Đại Việt, Cao Đài, Hòa Hảo) như Nguyễn Văn Tân, Lê Trung Chánh, Nguyễn Văn Kỷ, Già Huệ… Có tên từng theo kháng chiến như Võ Văn Nguyệt, từng tham gia Liên đoàn tù nhân nhưng bất mãn, bị quyền lợi vật chất lôi kéo.

Ngày 28-2-1951, bọn Liên xã ở kíp Lò Vôi đem dao nhọn vào Khám 5 Banh II khiêu khích đòi lật đổ Ban chấp hành tù nhân khu. Các anh Nguyễn Trí Tuệ, Chủ tịch Ban chấp hành tù nhân khu Lò Vôi đã cùng với Trác Quang Lành, Điệp, Hưng tổ chức lực lượng, tay không đánh trả bọn Liên xã, Nguyễn Trí Tuệ bị đâm trọng thương ở cổ. Giám thị trưởng Rônhông kịp thời can thiệp, y phạt hầm Nguyễn Trí Tuệ vì tội gây rối trong tù!?

Rônhông vẩn cho phép bọn Liên xã được giữ vũ khí trong khám, bất chấp quy chế nhà tù. Ngày hôm sau, bọn Liên xã dùng dao nhọn khiêu khích tù kháng chiến ở Chuồng Bò, nhưng Liên đoàn tù nhân đã đánh trả chúng đích đáng. Giám thị trưởng Rônhông lại có mặt đúng lúc, y ra lệnh còng chân tất cả tù kháng chiến rồi cho bọn Liên xã đánh đập bằng gậy gộc để trả thù. Anh Trần Văn Đức tức Mi, trưởng ban trật tự của tù nhân khu Chuồng Bò bị đánh ngất đi, đầu và mặt sưng húp. Mười hai tù nhân kháng chiến bị phạt xà lim. Các anh Đức, On, Tâm bị tên cò Busăng (Bouchand) tra tấn tàn bạo và bị chồng án thêm 4 năm tù nữa.

Ngày 4-3-1951, Rônhông lại hỗ trợ cho bọn Liên xã mang dao vào gây rối ở Khám 7 Banh I. Anh Phạm Trọng Hồng (Hồng Võ Sĩ) đã cùng với Nguyễn Sáng lãnh đạo tù nhân Khám 7 đập bể lu nước, lấy mảnh vỡ làm vũ khí chống lại dao nhọn của chúng. Trước sức mạnh áp đảo, bọn Liên xã phải chạy tháo thân, tên Kỳ bị đứt gân chân không đi nổi. Rônhông lại can thiệp ngay, bắt 50 tù kháng chiến vào cấm cố và cho bọn Liên xã quay trở lại chế ngự Khám 7.

Trước sức mạnh đoàn kết và tinh thần chiến đấu của tù nhân kháng chiến, bọn tù gian Liên xã không sao lật đổ được Liên đoàn bằng vũ lực. Khi ấy nhà tù mới ra mặt khủng bố. Ngày 6-3-1951, viên Giám thị trưởng

Rô nhông chỉ huy hàng chục gácdang, có lính và tay sai Liên xã đi theo ập vào từng khám. Bọn Liên xã đã lập sẵn danh sách những người lãnh đạo ở các khu, những tù nhân trung kiên kháng chiến. Chúng mở cửa, gọi tên, chỉ mặt và bắt hàng loạt tù trung kiên ở tất cả các khám đưa về Khu biệt lập Banh II.

Trước đó, Khám 6 cấm cố ở Banh I đã bị thanh lọc. Khoảng 30 người bị đưa thẳng về Khu biệt lập Banh II. Số còn lại chúng chia thành 2 kíp, mỗi kíp 25 người, ở Khám 6 và Khám 7 Banh I. Sau vụ xung đột với Liên xã Khám 7 (Sở Chuồng Bò, ngày 29-2-1951), chúng đưa hầu hết tù kháng chiến ở Khám 6 và Khám 7 vào khu biệt lập, còn bọn Liên xã thì ở lại.

Bọn Liên xã tiếp tục được nhà tù cho phép sử dụng dao nhọn và vũ khí thô sơ để chế áp tù kháng chiến. Chúng dựng lên tổ chức phản động Liên xã ở tất cả các khu chống lại Liên đoàn tù nhân. Chúng chiếm “đài phát thanh”, kêu gọi tù nhân phải tuân theo sự lãnh đạo của chúng.

Trong vòng 2 tháng sử dụng bọn tù tay sai, Laphốt đã đưa 250 tù kháng chiến vào biệt lập, hỗ trợ cho Liên xã lập tổ chức phản động ở Sở rẫy An Hải, Sở Lưới, Chuồng Bò, Lò Vôi, Sở Bản Chế và Nhà Thương. Tuy chúng có tổ chức nhưng tù kháng chiến vẫn giữ được tương quan, không để chúng lấn át. Khám 1 (áo trắng) thì Liên xã chưa giành được quyền lãnh đạo nhưng chúng khống chế hoạt động của Liên đoàn. Nhà tù sử dụng Liên xã như kiểu cặp rằng trước đây, ưu đãi bọn này về vật chất để sử dụng làm tay sai không chế hoạt động của tù nhân kháng chiến.

Vụ Liên xã và chế độ cấm cố biệt lập là đợt khủng bố quy mô và hết sức thâm độc. Những người tù kháng chiến đã phải đấu tranh dai dẳng và quyết liệt trong nhiều năm sau đó.

Tháng 5-1951, Giátty (Henri Jarty) ra nhận chức Giám đốc Côn Đảo. Giátty được đánh giá là một “sĩ quan ưu tú, rất gắn bó với chức vụ… khéo léo và kiên quyết” (Văn thư số 1574/CB/MIL của Thủ tướng Nam Việt Nam gửi Trung tâm hành chánh Viễn Đông). Ngay trên chuyến tàu ra nhận chức, Giátty đã đàn áp đẫm máu đoàn tù từ Chí Hòa ra Côn Đảo khi họ hát bài Quốc ca chào đất liền, vào lúc tàu nhổ neo rời bến. Đến Côn Đảo, hắn còn đuổi theo đánh đoàn tù một trận nữa, từ cầu tàu vào Banh I.

Giátty ráo riết tăng cường bố phòng Côn Đảo. Ngay trong tháng đầu nhận chức, y làm công văn xin đổi 3 trung liên F.M của Nhật (cỡ nòng 303) để sử dụng đạn 303 sẵn có, xin cấp bổ sung 25 súng lục để đủ trang bị cho mỗi gácdang Pháp một súng; xin thêm 5 gácdang, đưa tổng số gácdang lên 50 tên; xin thêm 54 lính Âu – Phi, đưa tổng số lính Âu – Phi lên 104 tên vào cuối năm 1951; xin cấp một canô tốc độ 8 hải lý giờ để tuần tra quanh đảo.

Giátty tiếp tục duy trì chế độ cấm cố biệt lập, tiếp tục chính sách dùng tù trị tù và khủng bố tù kháng chiến. Y đưa Pátxi (Passi) làm Giám thị trưởng thay Rônhông. Mới đến Côn Đảo hơn một tháng, Giátty đã chỉ huy cuộc tổng khủng bố toàn đảo vào ngày 20-5- 1951. Từ sáng đến trưa, bọn gác ngục đánh tất cả tù nhân ở các khám, trận ấy không ai không đố máu. Anh Lan bị đánh gãy một tay, nằm liệt luôn 3 tháng. Anh Huệ bị đánh đến ho ra máu, mấy tháng sau thì chết.

Ngày 1-7-1951, Giátty và Pátxi lại cầm đầu một toán ác ôn đánh đập tàn nhẫn đoàn tù ớ Chí Hòa vừa ra Côn Đảo, đánh anh Lý Hải Châu chết ngất vì Giátty và Pátxi biết anh lãnh đạo cuộc đấu tranh tuyệt thực 11 ngày vừa nổ ra ở Chí Hòa và tổ chức cho một số tù nhân vượt ngục.

Vào nghề gác ngục từ thời trai trẻ, Pátxi từng qua hết các nhà tù lớn ở Đông Dương như Sơn La, Hỏa Lò, Khám Lớn, Chí Hòa và trở thành con cáo già trong nghề, leo hết ngạch gác ngục ở Côn Đảo. Pátxi thâm thù cộng sản từ trong xương tủy. Y là một trong những tên gác ngục gian giảo và rất thủ đoạn. Gặp lại một người cộng sản từng bị tù ở Sơn La năm 1944, y reo lên một cách thân mật như gặp được bạn cũ. Với những tù nhân biết tiếng Pháp, y lễ độ gọi là ngài. Biết tù cộng sản có văn hóa, y vui vẻ đàm luận về một tác phẩm văn học Pháp, một trường phái âm nhạc, hội họa, hoặc về vẻ đẹp một loài hoa. Nhưng khi hắn đưa quân vào khủng bố thì không trận nào không đẫm máu. Đánh xong, hắn lại chào hỏi ngọt ngào, lại nói chuyện vui vẻ, đôi khi còn mời tù nhân hút thuốc.

Bọn chúa ngục Côn Đảo sau mỗi lần thất bại trong chính sách trị tù thì chúng lại xảo quyệt hơn. Thủ đoạn dùng tù “quốc gia” trị tù kháng chiến khởi đầu từ Laphốt và Rônhông đã được Giátty và Pátxi thực hiện một cách hữu hiệu. Nhưng ngày tàn của bọn chúa ngục cung không còn xa nữa. Thủ đoạn ấy chỉ là cơn giãy giụa cuối cùng của thực dân Pháp và tay sai trên hòn đảo này.

Đấu tranh chống Liên xã, củng cố lại Liên đoàn tù nhân

Sau vụ Liên xã, hầu hết những người lãnh đạo trong Đảng ủy và Liên đoàn tù nhân bị bắt vào biệt lập. Đảng ủy quyết định bổ sung thêm một số ủy viên: Tùng Lam tức Thép, Hoàng Sinh Hồng tức Tân, Trần Nam tức Trần Chiêm. Cả ba đều thuộc nhóm dân quân Sài Gòn – Gia Định vừa bị đày ra Côn Đảo, làm khổ sai ở kíp Chỉ Tồn, có điều kiện trực tiếp chỉ đạo phong trào.

Đảng ủy tích cực chỉ đạo chống khủng bố. Chỉ thị của Đảng ủy gửi đến các cơ sở đã phân tích âm mưu “dùng tù trị tù” của thực dân Pháp và vạch mặt bọn cầm đầu Liên xã làm tay sai đắc lực cho nhà tù. Đảng ủy kêu gọi tù nhân đoàn kết xung quanh Liên đoàn tù nhân, kiên quyết lập lại tồ chức ở những khu bị Liên xã khống chế.

Tù nhân các khu tiến hành bầu bổ sung một số ủy viên Ban chấp hành đã bị bắt vào biệt lập. Ở các khu Liên xã không chế, tù kháng chiến đã bầu ra Ban chấp hành bí mật để lãnh đạo tù nhân. Tư Ba Đào, người tù thường phạm có uy tín trong giới giang hồ ra lời hiệu triệu vạch mặt bọn đầu sỏ Liên xã là tay sai cho giặc và kêu gọi những người lầm đường lạc lối hãy quay lại sát cánh với Liên đoàn, chống âm mưu dùng tù trị tù của thực dân Pháp.

Vào lúc đông nhất, Liên xã tập trung được chừng 300 tên. Ngoài mấy tên cầm đầu thuộc đảng phái quốc gia, bọn tay chân hầu hết là tù tư pháp, lưu manh giang hồ. Trong bọn này có một số người trước đây đã đi theo Liên đoàn, nhưng không quen nếp sinh hoạt chặt chẽ hoặc không chịu đựng được những hình thức đấu tranh quyết liệt do Liên đoàn tổ chức nên đã đầu hàng địch. Trong bọn này còn có cả một đôi người đã từng tham gia kháng chiến nhưng bất mãn hoặc cầu an, cầu lợi nên can tâm làm tay sai cho địch.
Bọn Liên xã ở Sở Lưới bắt tù nhân mỗi ngày đánh 5 giác lưới (trước chỉ 3 giác). Chúng còn quản lý cá cho nhà tù, không để tù chính trị giấu một phần về cải thiện như trước nữa. Ở kíp cắt cỏ, chúng bắt nộp mỗi ngày 60kg (trước là 30kg). Bọn Liên xã ở Sơ Củi tiếp tay cho Nhà tù bắt tù nhân tăng mức củi. Củi Nhà Đèn trước đây đã hạ xuống 3 tấc, chúng bắt tăng 3,5 tấc mỗi ngày. Anh em không làm đủ, chúng đánh đập và còng chân ở Khám 6 Banh I. Liên tục trong một tuần, Ban chấp hành bí mật của tù nhân Sở Củi đã lãnh đạo anh em chỉ làm đúng 3 tấc, cuối cùng chúng phải nhượng bộ.

Ban chấp hành Liên đoàn tù nhân sở Chỉ Tồn lãnh đạo tù nhân chống tăng mức khổ sai. Khu Sở tẩy – Nhà bếp, tù kháng chiến đã chiếm lại “đài phát thanh”, lập lai Ban chấp hành, anh Hưng làm Chủ tịch, Vũ Văn Thùy tức An là Phó Chủ tịch, giữ vững đầu mối liên lạc cho Đảng ủy và Liên đoàn tù nhân kháng chiến. Cuối năm 1951, Sở Rẫy An Hải lập lại dược Ban chấp hành, sau khi Đảng ủy bố trí một số tù nhân có uy tín về đó.

Cuộc đấu tranh chống Liên xã ở Khám 1 (áo trắng) và Sở Lưới diễn ra quyết liệt nhất. Các anh Nguyễn Văn Mẫn làm bồi ở Sở Cò; Nguyền Minh Sướng làm bồi cho xếp Banh I; Mai Hữu Hương thư ký kho bạc đã tố chức đánh áp đảo bọn Liên xã trong lúc chúng đang phát thanh đưa tin tức phản động, nói xấu kháng chiến. Bọn Liên xã bị dồn vào góc tường, không dám ho he. Ban chấp hành tù nhân được lập lại, nhưng không được bao lâu. Một tên trong Liên xã lợi dụng lúc sơ hở, chạy vọt ra cửa khám kêu cứu ầm ĩ. Gácdang đến can thiệp, bắt tù nhân ra sân xếp 2 hàng. Ba anh cầm đầu bị chúng lôi ra cho Liên xã đánh bằng củi tạ rồi phạt còng.

Tại Sở Lưới, Vũ Ngọc Chung (tức Lý Trứng, công an Hà Nội) được Đảng ủy bố trí về cùng Châu Bình Phong và Nguyễn Thống lật để tên Trần Văn Khánh, tay sai đắc lực của chủ sở Machiơ. Nhà tù lại can thiệp, Châu Bình Phong bị lôi về hầm xay lúa cho mấy tên Rờsẹc và Liên xã đánh đập dã man. Vũ Ngọc Chung bị đưa vào khu biệt lập. Ngày 23-12-1951, cuộc xung đột giữa tù kháng chiến và bọn Liên xã lại nổ ra tại Sở Lưới. Giám thị trưởng Pátxi cùng Saden và 3 tên gácdang khác, 6 lính lê dương đến can thiệp, đưa bọn Liên xã ra ngoài rồi xông vào đánh đập tàn nhẫn cả khám. Ba người tù kháng chiến là Nguyễn Văn Lực (C.11899), Bùi Đình cầu (C.12747) và Nguyễn Văn Lác (C. 12477) bị phạt xà lim, còng chân rồi còn bị đánh tiếp.

Cuộc đấu tranh ở Sở Lưới còn dai dẳng cho đến năm 1954. Với sự dung dưỡng của tên gácdang đểu cáng Saden, bọn Liên xã ở Sở Lưới đã đâm chết anh Trần Vần Vinh (tức Vinh Rỗ) vào ngày 3-5-1954, khi anh từ khu biệt lập vừa giải tỏa, được điều ra Sở Lưới. Vinh Rỗ là một người tù thường phạm hoạt động tích cực cho Liên đoàn. Bọn Liên xã lôi kéo không được nên đã trả thù hèn hạ. Các bạn tù ở Nhà Thương hết lòng điều trị nhưng không cứu được anh.

Ớ các khu khác thì vai trò bọn Liên xã kết thúc sớm hơn. Cuối năm 1952, các khu Nhà Thương, Chuồng Bò, Lò Vôi đã được củng cố lại. Bọn Liên xã qua nhiều trận đụng độ với Liên đoàn đều bị khối tù trung kiên đánh cho sứt đầu mẻ trán. Mấy tên cầm đầu không được đưa về tham gia nội các chính phủ bù nhìn như nhà tù đã hứa nên chúng bớt hung hăng. Bọn thống trị thấy liên xã không lật nổi Liên đoàn nên cũng nhạt dần. Nhiều tù thường phạm nhận rõ bộ mặt cơ hội và phản động của bọn cầm đầu Liên xã nên đã có thái độ trung lập.

Theo báo cáo của Đảng ủy nhà tù, tháng 9-1952, trong tổng số 2.337 tù nhân, có 2.000 người tham gia tổ chức Liên đoàn, chỉ còn 100 tên theo Liên xã. Hơn hai trăm người còn lại thuộc số mới ra, chưa gia nhập Liên đoàn và một số già yếu, tư tưởng trung lập, chỉ xin ủng hộ Liên đoàn mà không tham gia.

Tên Nguyễn Văn Tân, cầm đầu Liên xã số tù C.11815 phải thắt cổ tự tử vào ngày 27-2-1953. Có nhiều dấu hiệu Tân bị bức tử vì có dính vào vụ lạm dụng 200.000đ ở hợp tác xã tiêu thụ. Vụ này liên quan đến Giám thị trưởng và chủ sự hợp tác xã. Tân là thư ký nắm hết đầu dây mối nhợ nên khi phái đoàn thanh tra ở Sài Gòn ra điều tra, Tân bị bắt lên Sở Cò khai thác. Đêm ấy, Giám thị trương Pátxi bảo lãnh cho Tân. Sáng hôm sau, người ta thấy xác Tân treo trên cây bằng lăng trong vườn nhà Pátxi.

Số phận mây tên khác cũng không khá hơn. Lê Trung Chánh được ân xá về Sài Gòn rồi chết vì bệnh ho lao. Người ta nói rằng Chánh sinh bệnh mà chết vì không ai đoái hoài tới như những lời hứa hẹn đền đáp công lao cho một thời làm tay sai trong tù. Võ Văn Nguyệt thì bị Pháp bỏ rơi hẳn. Năm 1954, Pháp đưa Nguyệt về trao trả tại Sầm Sơn, vì Nguyệt đã từng có một thời đi với kháng chiến. Nguyệt trốn dưới hầm tàu không dám lên. Thủy thủ Pháp lôi ra đánh cho một trận nhừ tử, nhưng cuối cùng thì Nguyệt cũng về được Sài Gòn. Nguyệt đổi chủ, bán mình cho Mỹ.

Hoạt động của tù chính trị tại Khu biệt lập Banh II

Trong lúc các sở ngoài tập trung vào cuộc đấu tranh chống Liên xã thì tù nhân khu biệt lập củng cố tổ chức, học tập văn hóa, chính trị và lý luận. Chương trình lý luận, chính trị gồm các môn học:

– Duy vật biện chứng.

– Chủ nghĩa Mác-Lênin.

– Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam.

– Lịch sử cách mạng Nga.

– Tình hình trong nước và thế giới.

– Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

– Vấn đề ruộng đất…

Tài liệu do một số đảng viên có trình độ nhớ và biên soạn lại. Anh Bảy Vinh là người biên soạn chủ yếu và là một thuyết trình viên xuất sắc. Do có một số sai lầm trong khi bị bắt chưa được xử lý, anh tự nguyện xin không tham gia sinh hoạt đảng trong tù, nhưng anh nhận và hoàn thành tốt mọi việc Đảng ủy giao như tổ chức học lý luận, làm đại diện tranh đấu, góp ý xây dựng các phương án đấu tranh, giải quyết những vấn đề nội bộ. Những người bạn tù gần gũi đều học được ở anh phương pháp tư duy biện chứng và phong cách đạo đức của người cộng sản trong tù.

Năm 1951, nhân dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám, khu biệt lập đã tố chức một cuộc kiểm điểm 7 ngày liền để giải quyết những vướng mắc trong nội bộ. Trong đội ngũ tù nhân kháng chiến, có nhiều người thuộc tầng lớp trí thức vừa tham gia cách mạng. Họ lao vào cuộc kháng chiến với lòng yêu nước thiết tha pha chút lãng mạn cách mạng, dũng cảm đi đầu trong đấu tranh, thể hiện khí phách trước kẻ thù, song lại cố chấp và coi thường một số cá nhân trong Đảng ủy.

Trong khi đó, một vài đảng viên cũ hạn chế về trình độ lãnh đạo, tác phong gia trương, quan cách, sinh hoạt thiếu gương mẫu. Có đảng viên giữ vai trò lãnh đạo đã đánh giá hẹp hòi đối với anh em trí thức. Khi quần chúng phản đối tư cách cá nhân một người lãnh đạo thì bị chụp mũ là chống Đảng, bị truy nguyên tư tưởng, quy kết lập trường. Mâu thuẫn phát sinh từ khi còn ở Khám 6 Banh I trong những năm 1949-1950, do không được giải quyết triệt để nên đã dẫn đến tình trạng có quần chúng không thừa nhận tư cách một số đảng viên, thiếu lòng tin vào tổ chức Đảng.

Trước tình hình đó, chi ủy khu biệt lập quyết định tiến hành cuộc kiểm điểm nội bộ, công khai trả lời những thắc mắc của quần chúng. Không khí kiểm điểm dân chủ và cởi mở. Ai có thắc mắc gì thì nêu lên hết rồi cùng nhau thảo luận. Được tự do phát biểu, quần chúng đã nêu ra nhiều câu hỏi xung quanh vấn đề tổ chức Đảng, sự lãnh đạo của Đảng và tư cách đảng viên như:

– Trung ương có cho phép thành lập tổ chức Đảng trong tù không?

– Tổ chức Đảng trong tù hoạt động công khai hay bí mật?

– Những ai được kết nạp vào Đảng có phải đạo đức tốt cả không?

– Tại sao tù nhân phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản?

Với sự đóng góp của đồng chí Bảy Vinh (Đào Năng An) và một số cản bộ có trình độ lý luận và có uy tín, những thắc mắc của quần chúng được giải đáp thỏa đáng, bằng sự phân tích sâu sắc, lý lẽ thuyết phục, thái độ chân thành.

Nội dung giải đáp trong đợt kiểm điểm ấy tựu trung là: Do hoàn cảnh trong tù chưa liên lạc được với Trung ương Đảng và Chính phủ nên chưa xin phép được, nhưng không vì thế mà đảng viên lại nằm im, không tổ chức, không lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Nhiệm vụ của người đảng viên là ở đâu củng phải tập hợp thành tổ chức, lãnh đạo quần chúng, chống áp bức hóc lột. Việc đảng viên tập hợp lại là hoàn toàn hợp lẽ. Nêu hiểu công khai là phải có bảng hiệu, có địa chỉ, ai cũng biết thì không cho phép vì địch sẽ khủng bố. Nếu hiểu bí mật là không ai biết thì không thể lãnh đạo quần chúng được, quần chúng có thể có người biết trước, người biết sau. Ai đã biết thì phải giữ bí mật, bảo vệ Đảng; ai chưa biết thì sau sẽ biết. Tất cả những người có giác ngộ cộng sản, tiền phong chiến đấu cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, làm đúng 5 nhiệm vụ đảng viên thì đều được kết nạp vào Đảng. Những người được kết nạp vào Đảng đều có tiêu chuẩn của người đảng viên, nhưng con người không phải siêu phàm, không tránh khỏi khuyết điểm. Những người có khuyết điểm, Đảng giáo dục để tiến lên, còn những ai không tiếp thu, không phấn đấu thì không đủ tiêu chuẩn nữa, phải đưa ra khỏi Đảng.

Cuộc kiểm điểm tháng 8-1951 là một bài học về dân chủ và công khai trong tù. Những đảng viên có tư tưởng quân phiệt, độc đoán, thiếu tin tướng ở quần chúng hoặc cầu an đã bị phê phán nghiêm khắc. Nhiều ý kiến đã tập trung làm rõ phong cách lãnh đạo của Đảng. Hơn bất cứ nơi nào, tổ chức Đảng trong tù không thể lãnh đạo bằng chức, bằng quyền mà phải bằng phẩm chất và năng lực. Quần chúng đòi hỏi Đảng phải dân chủ và công khai, phải nhìn thẳng vào những yếu kém mà sửa chữa, đảng viên phải trở thành gương soi, thành mực thước cho quần chúng noi theo.

Khi đã hiểu rõ những điều ấy thì cả quần chúng và đảng viên đều thấy mình ấu trĩ, hẹp hòi và cùng nhau xác định trách nhiệm xây dựng Đảng. Anh Phạm Văn Thất, một quần chúng tích cực tham gia công tác xã hội đã khóc vì ân hận. Anh rất thành kiến với một số đảng viên mà không hiểu rõ vai trò lãnh đạo của Đảng. Anh Sỹ nói với mọi người: “Bây giờ tôi đã hiểu Đảng, tôi tình nguyện phấn đấu để trở thành đảng viên”. Anh Phước Sẹo đã tự giác phản tỉnh là khi làm liên lạc cho Liên đoàn đã thủ tiêu nhiều công văn tài liệu để phản đối người lãnh đạo một cách tiêu cực. Anh Sỹ, anh Thất, anh Phước Sẹo sau một thời gian phấn đấu đã được kết nạp Đảng ngay trong tù. Những người khác chưa được kết nạp đều là quần chúng tốt, sau trở về thành những người có ích trên nhiều lĩnh cực công tác.

Cuộc kiêm điểm tháng 8-1951 đã giải đáp trúng những thắc mắc của quần chúng đối với đảng viên và xóa bỏ cả thành kiến hẹp hòi của một số cán bộ, đảng viên. Ai cũng thấy mình trưởng thành thêm một bước. Đảng cởi mở với quần chúng, quần chúng chấp nhận sự lãnh đạo của Đảng và bảo vệ Đảng. Chi bộ trong khu biệt lập sinh hoạt công khai, không còn phải bí mật với quần chúng nữa. Trong mấy năm ở biệt lập, không có trường hợp nào bị tố giác. Điều đó chứng tỏ một nguyên lý là: không có pháo đài nào vững chắc hơn là lòng dân khi đã tin yêu, bảo vệ Đảng.

Lúc nhàn rồi, trong tù có nhiều chuyện trên đời để bàn luận. Tù ở nhiều địa phương tụ hội về, mang theo phong tục, ngôn ngữ khác nhau. Khu biệt lập mở một cuộc vận động nói đúng tiếng Việt. Ai nói sai phải đứng nghiêm, sửa lại cho đúng theo hướng dẫn của người phát hiện, đồng thời phải đeo vào cổ một thẻ đời sống mới để làm dấu mỗi lần nói sai. Muốn bớt thẻ thì phải phát âm cho đúng, và phải bắt được người nói sai thì mới được chuyến thẻ. Tối về kiểm số thẻ mà phê bình hay khen ngợi. Cuộc vận động nói đúng tiếng Việt ở khu biệt lập đã giúp cho nhiều người có được độ chuẩn trong ngôn ngữ khi nói và viết, nâng cao ý thức về Sự chuẩn mực và trong sáng của tiếng Việt.

Ông già Tiếu là người cuối cùng được thanh toán nạn mù chữ trong khu biệt lập. Ông bị mật thám Pháp đánh thành tật bàn tay phải. Kẹp mẩu gạch vào mấy ngón tay tàn tật viết không thành, ông chuyển sang tập viết bằng tay trái. Kiên trì và nhẫn nại trong một thời gian dài, mãi đến cuối năm 1952, ông mới viết được bức thư đầu tiên cho vợ. Dòng đầu tiên ông viết: “Má bầy nhỏ à, nhờ cách mạng tôi đã biết đọc, biết viết thơ này gởi cho má nó”.

Ở biệt lập thiếu thốn nhiều thứ, từ miếng cơm, ngọn rau, hạt muối, viên thuốc cho đến ánh sáng, khí trời; nhưng bù lại, anh em có thời gian, có sách, có thầy nên có điều kiện để học tập. Lê Trung Khá dạy toán, Trần Nhật Quang, Vũ Đắc Bằng dạy văn, Trần Bảo Trung dạy tiếng Bắc Kinh, Trịnh Văn Hà dạy kỹ thuật nông nghiệp…

Mọi người tự giác học tập, theo nhu cầu, khát vọng và sở trường của mình. Nhóm các anh Tỵ, Đô, Tín, Mè, Túc, Lý, Mười Nhỏ… phấn đấu đạt mức phổ cập bậc tiểu học. Các anh Vũ Ngọc Chung, Trần Khắc Du, Vương Tự Kiên, Nguyễn Văn Hai… theo học toàn diện lên bậc tú tài. Anh Phạm Văn Bửu thì chỉ say mê học toán. Lớp toán tự học theo sách giáo khoa của George Eve, Matignon, Lamireaud, Bontaire, Wood Beiley, sau đó tự làm các đề thi tú tài ở các thành phố Lyon, Marseille, Toulouse, Alger, Bordeaux bên Pháp. Thành thạo rồi thì tổ chức thi và chấm cho nhau, tự phong bằng tú tài cho những người đỗ đạt. Anh Nguyễn Trí Tuệ, trật tự viên làm nhiệm vụ giữ trật tự trong các buổi thi. Anh chế tạo một chiếc đồng hồ bằng lon vải hộp, đục lỗ, khắc vạch, đổ nước đầy lúc ra đề thi, rồi theo vạch nước rút mà tính thời gian thu bài.

Lớp kỹ thuật canh nông do kỹ sư Trịnh Văn Hà phụ trách học khá sôi nổi. Học viên ngồi vây quanh thầy, say sưa nghe trình bày từng chuyên mục về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, cách tổ chức một nông trang tập thể. Kỹ sư Lưu Văn Lê trong một thời gian ngắn ở biệt lập cũng đóng góp cho lớp học những kinh nghiệm thực tiễn của mình. Lớp học còn tổ chức thảo luận về “Chương trình khai thác Đồng Tháp Mười” với những ý tưởng cải tạo vùng đất phì nhiêu này thành một vựa lúa của Đông Nam Á. Nhiều người tự nguyện tham gia nhóm Thanh niên Đồng Tháp Mười và hẹn ước với nhau, kháng chiến thắng lợi sẽ cùng nhau trở về cải tạo Đồng Tháp Mười thành vựa lúa cho đất nước.

Kể chuyện là một sinh hoạt văn hóa bổ ích. Lê Hoàng Yến có biệt tài kể chuyện trinh thám. Minh Tâm kể chuyện Nhà thờ Đức Bà Paris, Đinh Khắc Phong tự kể về đời hoạt động cách mạng gian khổ của mình. Lý Tiên Vinh với biệt hiệu Vinh “cát tó” nổi tiếng trong vai hề trên sân khấu Bản Chế, nay đem lại tiếng cười lạc quan yêu đời cho khu biệt lập, đẩy những ngày tù khổ đau ngắn lại.

Chế độ biệt lập làm suy kiệt sức khỏe tù nhân rất nhanh. Thiếu dinh dưỡng trầm trọng, thiếu khí trời và ánh sáng là căn nguyên của các loại bệnh mờ mắt, xơ cứng cơ bắp, sưng chân răng, lở miệng, thiếu máu, ho lao, tê bại. Trong bức thư gửi Giám đốc ngày 11-11- 1951, bác sĩ Đờ Rôdie (De Rozière) đã xác nhận: “Cứ 10 người tù ở biệt lập thì có 3 người tê bại. Củng trong 10 người ấy có một người lao nặng, 7 người lao trung bình vì thiếu máu”.

Ông đã đề nghị cho tù nhân khu biệt lập được tăng giờ phơi nắng, tăng khẩu phần ăn, có cá tươi và rau xanh mỗi tuần 3 lần, người ốm đau được ra nằm Nhà Thương điều trị. Trước đó tù nhân khu biệt lập ốm phải nằm riêng ở xà lim Banh II, bệnh nặng cũng không được về Sài Gòn chữa. Anh Lê Văn Đôi (C.11579) bị phong giật nhưng không được điều trị, co giật 48 lần trong 24 giờ rồi trút hơi thở cuối cùng. Các anh Nguyễn Văn Mười (C.12551), Nguyễn Văn Tình (Cas.1436), Nguyễn Văn Hà (B.2322), Trần Chính Quyền (C. 12588), Vũ Đắc Bằng (C.1603), Trần Văn Lục (C.11808), Nguyễn Văn Huệ, Rồi, Rinh cũng đều chết vì chế độ biệt lập, tất cả đều chưa đến tuổi 30.

Vũ Đắc Bằng, tức Khắc Minh, án 11 năm khổ sai chết lúc 13 giờ 15 phút ngày 29-3-1952 tại khu biệt lập. Cho đến những ngày cuối đời anh vẫn dịch sách, làm thơ, dạy học. Nhiều vở kịch của anh đã được dàn dựng tại các buổi văn nghệ trong tù. Nhiều bài thơ của anh được Nguyễn Sáng phổ nhạc. Các bạn tù dựng bia mộ anh và khắc lên đó những vần thơ hay nhất trong bài Tình không biên giới của anh mà hầu như không mấy ai không thuộc.

Vượt lên sự khủng bố đọa đày, tù nhân khu biệt lập sống có tổ chức và thương nhau như ruột thịt. Tù ở biệt lập chỉ có chiếc quần lót đang mặc là được xem như của riêng, còn tất cả đều góp lại dùng chung, từ thuốc men, áo quần, sách vở, đồ tiếp tế của gia đình đến nắm rau anh em các sơ gửi cho. Ban chấp hành liên đoàn tù nhân khu biệt lập vận động mọi người tích cực viết thư về nhà xin đồ tiếp tế. Tùy theo nhu cầu chung và hoàn cảnh từng người mà có gợi ý nên xin thứ gì, nhưng chủ yếu vẫn là thuốc bổ và thuốc bệnh. Anh Nguyễn Vãn Năng bị ho lao nặng, đã được cứu sống bằng hàng trăm lọ Péniciline và Streptomicine từ tủ thuốc của tù nhân. Anh Lê Trung Khá cũng bị ho lao nặng, được gia đình gửi cho rất nhiều thuốc nhưng đều góp cả vào tủ thuốc dùng chung, nhiều người tù đã được cứu sống bằng phần thuốc của anh. Riêng anh cũng được mọi người thương yêu săn sóc tận tình.

Trong hoàn cảnh hết sức khắc nghiệt như biệt lập, chỉ có tình thương yêu và biết tổ chức mới tồn tại được. Đó cũng là mô hình một “xã hội cộng sản” mà thời ấy anh em đã hình dung và xây dựng.

Trại tù binh

Những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bọn thực dân vẫn xem Việt Nam như thuộc địa cũ, coi tất cả những người kháng chiến là phiến loạn. Chúng ngang nhiên mở tòa án quân sự, xét xử những người kháng chiến với “tội danh” phiến loạn, để rồi giết họ bằng hàng loạt án tử hình hoặc giết dần mòn bằng các án cấm cố, khổ sai trong các nhà tù khắc nghiệt.

Cho đến khi bị bại trận ở mặt trận Biên Giới (1950), thái độ của bọn thực dân bắt đầu đổi khác. Hàng ngàn binh lính và sĩ quan Pháp bại trận bị bắt làm tù binh, trong đó có cả quan tư, quan năm thực dân sừng sỏ như Lepage, Charton, Beauíré Communal… Đã đến lúc bọn thực dân buộc phải thú nhận rằng chúng đang đương đầu với một cuộc chiến tranh thật sự, buộc phải tính đến việc lập lại trại tập trung tù chiến tranh và yêu cầu ta đối xử với tù binh Pháp theo Công ước quốc tế.

Cao ủy Pháp ở Đông Dương đã quyết định thành lập Úy ban kiểm lựa (Commision De Triage) tại các vùng chúng chiếm đóng để phân loại những người bị bắt trong các trận càn quét thành tù binh PIM (Prisonies Interné Militaire) và tù chiến tranh P.G (Prisonier de Guèrre). Những người bị bắt tại trận, bị bắt khi đang chiến đấu hoặc có vũ khí thì được xếp ngay là tù binh (PIM). Cao ủy Pháp thông qua bản “Chỉ thị về quy chế các tù binh” quy định các đôi tượng sau đây cùng được coi là tù binh:

– Những người thuộc lực lượng dân quân kháng chiến, tham gia đắc lực hoặc có khả năng tham gia kháng chiến.

– Những người hoạt động trong các tổ chức, đoàn thể có dính líu vào phong trào kháng chiến.

– Những người có dính líu hoặc khả nghi vào những hoạt động được coi là phiến loạn như tuyên truyền, giao lưu với Việt Minh (điều 2).

Ngoài các đối tượng quy định trên, những người bị tình nghi hoặc tham gia ít nhiều cho kháng chiến đều có thể coi là tù chiến tranh (P.G), Những phần tử nguy hiểm phải giam riêng trong các trại đặc biệt (điều 12 và điều 28). Ủy ban kiểm lựa căn cứ vào kết quả thẩm vấn và hồ sơ mà phân loại tù binh thành:

– Phần tử nguy hiểm loại D (Dangeureux) là những người hoạt động tích cực cho kháng chiến như tuyên truyền, phá hoại, ám sát, quân báo, công an…

– Phần tử nguy hiểm loại DI (Dangeureux No – 1) là thủ trưởng các đơn vị.

– Phần tử nguy hiểm loại D2 là bộ đội (Điều 27).

Trong năm 1950, Cao ủy Pháp ở Đông Dương và Tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương còn ra nhiều văn bản hướng dẫn hoạt động của Ủy ban kiểm lựa và phân loại, giam giữ tù binh, tù chiến tranh. Nhiều trại tù binh đã hình thành trong vùng thực dân Pháp chiếm đóng. Khi bị đánh mạnh ở Bắc Bộ, thực dân Pháp chuyển một phần tù binh ở các trại phía bắc vào Nam Bộ. Bọn thực dân cũng nhanh chóng nhận ra rằng Côn Đảo là nơi lý tưởng nhất để biệt giam những phần tử nguy hiểm, không phải chỉ đối với tù án mà cả tù binh nữa.

Ngày 3-5-1951, chuyến tù binh đầu tiên thuộc các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ bị đày ra Côn Đảo. Đoàn tù binh cũng phải nếm trải đủ các thủ tục nhập đảo như tù án, từ trận đòn phủ đầu đến “điệu múa phượng hoàng” mỗi khi vào trại. Sau khi làm thủ tục, bọn Pháp chuyển cả 111 tù binh sang Banh II, giam ở Khám 6 và Khám 7, cạnh khu biệt lập. Buổi đầu, tù binh cũng bị đối xử chung một chế độ như tù án: cơm gạo hẩm, cá khô mục và những công việc khổ sai nặng nhọc. Điều khác nhau duy nhất lúc đó là có thêm tốp lính da đen canh gác ở trại và mỗi khi đi làm khổ sai.

Ngay đêm đầu tiên đến Côn Đảo, Ban chấp hành Liên đoàn tù nhân đã gửi thư thăm hỏi và yêu cầu đoàn tù binh thông báo tin tức trong nước, tình hình nội bộ đoàn tù. Liên đoàn giữ mối liên lạc hàng ngày với đoàn tù binh, thông báo về âm mưu của nhà tù, tình hình nội bộ khối tù, hệ thống tổ chức của Liên đoàn. Sau khi nghiên cứu điều lệ của Liên đoàn tù nhân Côn Đảo, 2 khám tù bính đã làm đơn tập thể, 100% tự nguyện tham gia tổ chức Liên đoàn, lấy tên là Liên khu Trần Thành Ngọ. Anh Phạm Quý Tuyển (Thọ) đại diện Khám 6, anh Hoàng Bách (Nguyễn Văn Nhã) đại diện Khám 7.

Nhân dịp này, Liên khu tù binh đã tặng Liên đoàn tù nhân Côn Đảo một món quà đặc biệt: Bức hình Chủ tịch Hồ Chí Minh do họa sĩ Trịnh Vượng phác thảo, Trần Quyết thêu bằng tóc mình và những sợi chỉ màu do anh em góp lại. Sau hơn 2 tuần lễ đến đảo, đoàn tù binh đã tham gia lễ kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh do Liên đoàn tù nhân chỉ đạo. Ngày hôm sau, đoàn tù binh chịu chung trận khủng bố trả thù như wmưa roi” trên toàn đảo của bọn chúa ngục. Hai khám tù binh còn phải chịu phạt theo chế độ xà lim 3 tháng liền.

Ngày 6-10-1951, Đoàn tù binh thứ 2, gồm 135 người, ở Bắc Bộ bị đày ra Côn Đảo. Sau khi làm thủ tục nhập đảo tại Banh I, họ bị chuyển về Banh II, ở các Khám 1, 2, 3. Đoàn tù binh thứ 2 cũng làm đơn tập thể xin gia nhập Liên đoàn. Anh Phan Cơ làm đại diện chung. Hai đoàn tù binh thống nhất với nhau hình thành Liên đoàn tù binh, đổi tên là Liên khu Trần Đại Nghĩa. Đảng ủy nhà tù Côn Đảo đã chỉ đạo công tác củ tập đảng viên ở khối tù binh, chuẩn bị cho đại hội lần thứ 3 của Đảng bộ. Khối tù binh đã có những đóng góp tích cực trong việc xác định phương châm và phương pháp hoạt động của Đảng bộ nhiệm kỳ này.

Giám đốc Côn Đảo sử dụng lực lượng tù binh làm khố sai trong việc tu bổ “con đường đồn điền” từ Sở Rẫy An Hải qua Sở Chuồng Bò và rải đá đoạn đường từ Chuồng Bò lên mỏ đá. Đầu năm 1952, Giátty đưa một kíp tù binh khai đá, một kíp mở con đường ra Bến Đầm.

Lực lượng tù binh thống nhất thành một khối, giữ tư thế của một đội quân chính quy có tổ chức chặt chẽ. Ngày đầu tiên đi làm khổ sai, đoàn tù binh tập hợp hàng 4, đi đều theo hiệu lệnh của đại diện. Lúc trở về trại tù, họ cũng đi theo đội ngũ, khi đến thị trấn là đi đều cho đến khi vào trại, vốn là những chiến sĩ có tổ chức và kỷ luật, họ giữ được nền nếp quân sự ngay cả ở trong tù. Đầu trần, chân đất, cuốc xẻng trên vai, đoàn tù binh đi đều tăm tắp trên đường phố Côn Đảo và hát vang những bài ca cách mạng, dù trưa ngày nắng hay ngày mưa. Nhiều người bị đá răm đâm rách chân, toé máu cũng không rời hàng ngũ. Gác ngục, công chức và vợ con họ ra xem rất đông. Họ nhận xét rằng tù binh Việt Minh đi đều bước hay hơn lính Âu-Phi. Một số người lén tặng quà cho tù binh, khi thì vài bó rau, khi thì vài gói thuốc lá. Anh em tù binh tặng lại họ những đồ lưu niệm bằng gỗ găng, vỏ ốc hoặc những chiếc khăn tự thêu.

Tháng 7-1952, đoàn tù binh thứ 3 ở Bắc Bộ bị đày ra Côn Đảo, đưa thẳng về Banh III, ở Khám 1 và Khám 2. Hoàng Minh Chính làm đại diện Khám 1. Lâm Văn Độ đại diện Khám 2. Các anh: Nguyễn Văn Nghĩa, Vũ Duy Tiêu, Nguyễn Văn Phúng, Trần Dừa giúp Đảng ủy củ tập đảng viên trong đoàn tù binh thứ 3. Nhà tù sử dụng ngay số tù binh mới ra vào việc sửa chữa lại

Banh III. Tháng 10-1952, thực dân Pháp đày ra Côn Đảo 2 chuyến tù binh nữa, gồm 160 người ở cả ba miền, Bắc, Trung, Nam, đưa thẳng về Banh III. Sau khi sửa xong Banh III, chúng chuyển dần số tù binh ở Banh II về đó, thành lập trại tù binh. Theo báo cáo của Giám đốc Côn Đảo, đến tháng 12-1952, đã có 548 tù binh bị đày ra Côn Đảo.

Đảo ủy Côn Đảo

Trong lúc cuộc đấu tranh chống Liên xã diễn ra hết sức gay gắt, Đảng ủy đã tích cực chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ lần thứ 3. Anh Lê Văn Hiến (tức Văn, tức Hiến, tức Ý), nguyên Tỉnh ủy viên, Trưởng ban Chính trị Tỉnh đội Hải Dương, đã báo cáo với Đảng ủy nội dung cơ bản của Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng (2-1951) và tham gia soạn thảo các nghị quyết của Đại hội Đảng bộ. Nhờ nắm vững tinh thần Đại hội lần thứ II của Đảng và biết tiếp thu những kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng bộ trong 2 năm trước, anh Văn đã có đóng góp tích cực vào việc xác định phương hướng đấu tranh trong giai đoạn mới. Dự thảo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ đã xác định rõ các mục tiêu đấu tranh trong tù:

– Chống áp bức khủng bố.

– Cải thiện đời sống vật chất.

– Nâng cao đời sông tinh thần.

– Bảo vệ mạng sống tù nhân.

– Xây dựng lực lượng dự bị cho kháng chiến và tổ chức giải thoát khi có điều kiện.

Đế thực hiện các mục tiêu đó, cần sử dụng và kết hợp nhiều phương pháp như kiến nghị, dư luận, trực diện yêu sách, đình công bộ phận hoặc tổng đình công khi cần thiết. Yêu sách đưa ra phải thiết thực, tranh thủ giành thắng lợi từng bước, hết sức hạn chế đấu tranh tuyệt thực để tránh hao tổn sức khỏe và lực lượng. Điều kiện quyết định thắng lợi trong tranh đấu là phải thống nhất lực lượng, tổ chức chặt chẽ, đoàn kết thành một khối và giữ được kỷ luật nghiêm minh.

Kỷ luật tự giác là một nội dung được nhấn mạnh trong nghị quyết Đại hội. Giáo dục, giác ngộ, thuyết phục, đoàn kết và thương yêu vừa là phương châm lãnh đạo, vừa là động lực trong các hoạt động của Đảng bộ nhiệm kỳ này. Một số hình thức kỷ luật có tính chất nhục hình đều bãi bỏ.

Nghị quyết Đại hội xác định, vào tù là tiếp tục cuộc kháng chiến trên một mặt trận mới, vì thế nhiệm vụ của Đảng bộ là phải tổ chức, giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, rèn luyện lực lượng cho kháng chiến, đồng thời phải góp phần với kháng chiến, tiến công dịch bằng các hình thức phá hoại kinh tế địch, chia rẽ hàng ngũ địch, chuẩn bị lực lượng để khi có thời cơ sẽ tự giải phóng cho mình. Nghị quyết còn đề cập đến nhiệm vụ của Đảng bộ trong việc đoàn kết và lãnh đạo bộ phận tù nhân là người thiểu số, người gốc Cao Miên, Lào, Trung Quốc. Vấn đề xây dựng kinh tế tập trung, phục vụ các cuộc tranh đấu và các hoạt động của Đảng bộ cũng được đề cập một cách cụ thể.

Đại hội lần này có số lượng đảng viên đông hơn trước, với sự đóng góp tích cực của gần trăm đảng viên thuộc khối tù binh mới củ tập và phân chi bộ Khám tử hình mới thành lập do Lý Hải Châu làm Bí thư. Một số đảng viên của phân chi bộ Khám tử hình đã hy sinh anh dũng trên trường bắn ngay sau ngày Đại hội như các anh Lê Như Thu tức Anh (G.236), Nguyễn Văn Vầu (G.221), Nguyễn Văn Cơ tức Huỳnh (G.226), v.v…

Vào những ngày cuối năm 1951, đầu năm 1952 Đại hội đại biểu lần thứ 3 Đảng bộ Côn Đảo được tổ chức. Ở khu biệt lập, việc nhóm họp khá thuận lợi. Khu vực tù binh, các đại biểu báo ốm nghỉ lao động khổ sai để thảo luận tại khám. Ở các kíp khổ sai thì tùy theo điều kiện từng nơi mà bố trí họp. Mỗi nhóm đại diện đều có một người phụ trách, nhận tài liệu và hướng dẫn thảo luận. Ngày đầu các đại biểu nghe và thảo luận phần I nghị quyết, đánh giá tình hình hoạt động trong hơn một năm qua của Đảng bộ; ngày hôm sau tiếp tục nghe và thảo luận phần II về phương hướng hoạt động của Đảng bộ. Các ý kiến đóng góp được chuyển về bộ phận tổng hợp qua đường dây liên lạc.

Đại hội lần thứ 3 nhấn mạnh yêu cầu đấu tranh cho quyền sống hàng ngày, chống khủng bố đánh dập, đòi nhà tù thực hiện đúng theo quy chế, đối xử với tù binh phải theo công ước quốc tế. Đại hội chủ trương tiếp tục phân hóa bọn tù gian Liên xã, cô lập và vạch mặt những tên đầu sỏ làm tay sai đắc lực cho Pháp; tranh thủ số quần chúng Liên xã, hạn chế những hoạt động khiêu khích của chúng, tiến tới lập lại tổ chức Liên đoàn ở các khu bị chúng chiếm giữ. Đại hội nhất trí với các nhiệm vụ mà nghị quyết Đại hội đã nêu, trước hết, hướng hoạt động của khối tù nhân vào các cuộc đấu tranh hàng ngày, đồng thời phải bí mật chuẩn bị cho cuộc giải thoát lớn, quy mô toàn đảo khi có điều kiện.

Đại hội bầu ra Ban chấp hành Đảo ủy, thống nhất giữa tù binh và tù án. Đồng chí Lê Văn Hiến (tức Văn, thường gọi là Văn Hiến) là Bí thư với bí danh là Vũ Chính. Đồng chí Lê Mai là Thường vụ Đảo ủy, kiêm Chủ tịch Liên đoàn tù nhân. Giúp việc cho Đảo ủy có Ban tuyên huấn, Ban kinh tế – xã hội, Ban đảng vụ, Ban tuyên truyền văn nghệ và Ban thi đua. Mỗi banh có một chi bộ (5 chi ủy viên), mỗi khám là một phân chi (3 phán chi ủy viên).

Đại hội quyết định đổi tên Liên đoàn tù nhân thành Liên đoàn tù nhân kháng chiến Côn Đảo. Dưới cấp toàn đảo, mỗi banh có Ban chấp hành liên khu, mỗi khám đều có Ban chấp hành khu. Ban chấp hành khu còn tổ chức tù nhân trong khám thành từng toán 10 người theo mâm ăn, có toán trưởng phụ trách; trong toán còn có tổ 3 người (tổ tâm giao), chặt chẽ như một đạo quân chiến đấu.

Thực hiện nhất nguyên chế trong lãnh đạo, các cấp ủy đảng đều cử người tham gia và trực tiếp lãnh đạo Liên đoàn tù nhân kháng chiến ở các cấp. Ngoài những người được giao chuyên trách một công tác của Đảng bộ, các đảng viên còn lại đều đảm nhiệm một nhiệm vụ của Liên đoàn. Liên đoàn vừa là một tổ chức quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, vừa giống như một chính quyền của tù nhân kháng chiến. Mỗi đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là một thành viên của Liên đoàn với đầy đủ quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ.

Đại hội lần thứ 3 kết hợp được kinh nghiệm của lực lượng tù án trong nhiều năm xây dựng phong trào với trình độ tổ chức chặt chẽ của lực lượng tù binh và những chủ trương mới mà các đoàn tù binh vừa đem ra; kết hợp việc củng cố tổ chức Đảng với kiện toàn tổ chức Liên đoàn. Đại hội đề ra được những chủ trương và biện pháp thực hiện sự lãnh đạo toàn diện và trực tiếp của Đảng trên mọi lĩnh vực hoạt động của tù nhân kháng chiến Côn Đảo.

Cuối tháng 2-1952, 75 tù nhân án khổ sai từ 20 trở lên ở nhà lao Hỏa Lò (Hà Nội) bị đưa vào Chí Hòa rồi đưa ra Côn Đảo, giam riêng ở Khám 6 Banh II, phiên chế thành một ê kíp Chỉ Tồn, làm các việc khổ sai và dọn tàu. Khám tù này ra nhập Liên đoàn tù nhân, mang tên khu Hoàng Sâm. Anh Lương Quang Thăng làm Chủ tịch khu kiêm Đại diện. Khám Hoàng Sâm có chi bộ từ nhà lao Hỏa Lò, gồm 11 đảng viên do Hoàng Nam tức Phan Xuân Tiềm làm bí thư; Phạm Gia Thọ và Lương Quang Thăng trong chi ủy. Đảo ủy công nhận chi bộ Hoàng Sâm là một phân chi bộ trong Banh II.

Những biến động trên chiến trường trong những năm 1951-1952 đã để lại nhiều dấu ấn trong chính sách trị tù của thực dân Pháp tại Côn Đảo. Mùa hè năm 1951, ta mở chiến dịch Quang Trung (tức chiến dịch Hà Nam Ninh), tên quan hai Bernard de Lattre bị bắn chết tại trận. Tháng giêng 1952, trung úy Leclère, con trai đại tướng Leclère bị bắt sống trên mặt trận Hòa Bình. Tướng Lattre de Tassigny Tổng chỉ huy kiêm Cao ủy Pháp ở Đông Dương về Pháp và từ trần. Chính phủ Pháp vẫn tiếp tục đẩy mạnh cuộc chiến tranh. Ngày 17- 1-1952, Thủ tướng Pháp Edgar Faure tuyên bố trước Quốc hội Pháp: “Chiến tranh vẫn được thúc đẩy mạnh, mặc dù De Lattre qua đời’\

Để trả thù cho những trận thua đau và cũng là để tỏ rõ dã tâm thúc đẩy chiến tranh, thực dân Pháp đã xử bắn hàng loạt các chiến sĩ cách mạng. Riêng năm 1952, chúng đã bắn 35 người tại Côn Đảo, chiếm 56,4% số người bị xử bắn trong suốt 9 năm (1946-1954) tại đây. Ngay trong tháng giêng 1952, chúng đã xử bắn 3 đợt, tổng số 16 người, trong đó có thiếu nữ Võ Thị Sáu.

Võ Thị Sáu sinh năm 1933, là đội viên Đội Công an xung phong huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa. Gia nhập công an xung phong từ năm 13 tuổi, chị đã tham gia nhiều trận đánh, đặc biệt là các trận phá cuộc họp do tỉnh trưởng Lê Thành Tường tể chức tại Đất Đỏ năm 1948, nhân dịp Quốc khánh Pháp (14-7-1948); trận diệt tên cai tổng Tòng (11-1949). Tháng 2-1950, Võ Thị Sáu bị bắt trong trận diệt hai tên ác ôn Cả Suốt, Cả Đay và bị kết án tử hình. Bản án tử hình người thiếu nữ chưa đủ tuổi thành niên này đã làm chấn động dư luận lúc đó. Thực dân Pháp giam Võ Thị Sáu ở Chí Hòa gần 2 năm. Cho đến đợt khủng bố trả thù này, chúng mới y án và đưa chị ra Côn Đảo xử bắn.

4 giờ sáng 21-1-1952, bọn Pháp đưa hơn 40 tù nhân xuống tàu ra Côn Đảo, trong đó có Võ Thị Sáu và 3 tù án tử hình. Tàu ghé Vũng Tàu đón cố đạo và chánh án ra dự cuộc hành quyết. Ngày 22-1-1952 tàu đến Côn Đảo. Chúng giam riêng Võ Thị Sáu tại xà lim của Sở Cò, canh gác nghiêm ngặt. Được tin thực dân Pháp đưa người thiếu nữ Võ Thị Sáu ra đảo xử tử, Đảo ủy và Liên đoàn phân công ngay một số tù nhân làm bồi ở Sở Cò và văn phòng Giám đốc bí mật tiếp xúc, động viên chị giữ vững tinh thần trước phút hành hình. Ngay buổi chiều ấy, bộ phận tù áo trắng đã chuyển đến chị Sáu lời chào của Đảo ủy và Ban chấp hành Liên đoàn tù nhân Côn Đảo. Các anh cũng tìm hiểu được lý lịch và thành tích chiến đấu của chị Sáu đế làm cơ sở tố cáo kẻ thù và giáo dục truyền thống cho tù nhân.

Mờ sáng ngày hôm sau, 23-1-1952, thực dân Pháp đưa Võ Thị Sáu đi bắn. Tại văn phòng Giám thị trưởng, chị từ chối rửa tội.

Trời chưa sáng hẳn. Gió chướng rít từng hồi. Người con gái bé nhỏ bình thản đi giữa những tên đao phủ ra nơi hành hình. Những người tù ở các khám đều đứng dậy hất vang vài Chiến sĩ ca đưa tiễn chị.

Phút cuối cùng, chị Sáu từ chối bịt mắt. Chị cất giọng hát bài Tiến quân ca và hô to các khẩu hiệu:

– Đảng cộng sản Việt Nam muôn năm!

– Hồ Chủ tịch muôn năm!

– Việt Nam độc lập muôn năm!

Cùng trong buổi sáng đó, bọn Pháp bắn thêm một tử tù nữa là anh Hồ Văn Năm (Năm Đen, số tù G.248). Mộ anh chôn ngay cạnh mộ chị Sáu.

Trưa hôm ấy, tù nhân ở nhiều khám đã bỏ ăn và viết đơn tố cáo thực dân Pháp hành hình Võ Thị Sáu. Một người lính Lê dương già, gốc Đức đã bỏ ăn ba ngày. Trong mấy ngày chờ tàu về Sài Gòn, người lính Lê dương đã nói với những tù nhân làm bồi rằng anh ta hoàn toàn bị ám ảnh bởi đôi mắt bình thản và thái độ trầm tĩnh đến lạ lùng của chị Sáu. Sau đó, anh ta xin đổi về Pháp, bỏ hẳn nghề bắn thuê.

Các kíp tù đi làm khổ sai ở ngoài đã nhặt đá xếp quanh ngôi mộ chị. Tù nhân Sở thợ hồ dành từng nhúm xi măng, gom lại đúc bia mộ chị. Được tin ấy, chúa đảo Giátty ra tận nơi, đập nát tấm bia và cho lính cào bằng ngôi mộ. Ngày hôm sau lại có một tấm bia mới đặt lên, đống đá được xếp cao hơn trước. Bọn gác ngục đã đánh nát lưng cả kíp thợ hồ để tìm người đúc bia nhưng không sao tìm được. Trận ấy, anh Bảy “gà cồ” đã chìa lưng đỡ đòn cho những bạn tù yếu đuối. Tấm lưng anh nát tướp, ứa máu, không còn chỗ nào lành lặn.

Bác sĩ Huy làm nhiệm vụ khám nghiệm tử thi đã chứng kiên từ đầu đến cuối cái chết anh hùng của Võ Thị Sáu. Ông luôn miệng trầm trồ: “Thật là một người gang thép, một người anh hùng thật sự bằng xương bằng thịt mà ông tận mắt chứng kiến”. Ông dành mối thiện cảm ngày một nhiều hơn cho những người tù kháng chiến và trở thành liên lạc cho tù nhân. Nhiều tài liệu như Duy vật biện chứng, Bàn về mâu thuẫn do anh Bảy Vinh biên soạn, cuốn Tuyên ngôn dộc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do anh em khu biệt lập Banh II chép lại đã được chuyển qua bác sĩ Huy đến đầu mối liên lạc tại Nhà Thương.

Nguyễn Văn Danh, thư ký văn phòng Giám thị trưởng đã chứng kiến và rất khâm phục thái độ can đảm của Võ Thị Sáu. Danh nhiều lần trầm ngâm bày tỏ lòng khâm phục chị Sáu trước các bạn tù. Danh vốn là tù kháng chiến, bị Liên xã chia rẽ và lôi kéo. Sau nhiều lần, Danh trung lập thái độ, không làm hại gì cho Liên đoàn.

Giống như Nguyễn Hoài Cư trước đây, Võ Thị Sáu đã làm cho cái chết trở thành bất tử. Dũng khí của chị trước phút hy sinh đã tô thắm thêm truyền thống bất khuất của Đảng bộ và toàn thể tù nhân kháng chiến Côn Đảo.

Phương án võ trang giải thoát

Bằng mọi cách để vượt ngục là tư tưởng thường trực trong những người tù kháng chiến. Các chiến sĩ trong lực lượng võ trang khi sa vào tay giặc đã không ngần ngại khi tính đến những phương án bạo động giải thoát mà họ vốn có sở trường.

Đoàn tù binh khi còn ở căng Đoạn Xá (Hải Phòng) đã có phương án đục tường, vượt rào nhưng chưa thực hiện được. Xuống tàu ra Côn Đảo, anh em lại tổ chức lực lượng tính cướp chiếc tàu L’Espérant rồi đổ bộ vào vùng tự do nhưng không thành. Đến Côn Đảo, đi làm khổ sai một thời gian, họ đã tự tính một phương án võ trang giải thoát. Khối tù án đã giúp Đảo ủy tống kết những kinh nghiệm vượt đảo, kể cả thành công và thất bại và các loại phương tiện vượt ngục mà tù nhân đã sử dụng.

Phương án võ trang giải thoát được đặt ra sau khi nghiên cứu tất cả các phương tiện vượt ngục, các loại vật liệu trên đảo, từ vạt mây trên rừng đến tấm ván trên vách nhà xưởng; tính toán việc bố trí lực lượng và dự toán những khả năng thời cơ. Nếu thời cơ hoàn toàn thuận lợi, có thế võ trang cướp đảo, tổ chức vượt ngục bằng tất cả các phương tiện như thuyền nan, thuyền ván, thuyền khung mây bọc vải, sà lan, ca nô hoặc chiếm tàu của địch. Trong điều kiện hạn chế hơn, có thể giải thoát từng bộ phận lớn hay bộ phận nhỏ mà khả năng cho phép.

Khác với các cuộc vượt ngục lớn hay nhỏ, toàn bộ kế hoạch giải thoát (dù là một bộ phận nhỏ) đều do thường vụ Đảo ủy trực tiếp chỉ đạo. Mục đích đặt ra là tổ chức giải phóng một lực lượng cách mạng chứ không mang ý nghĩa giải thoát sinh mạng cho cá nhân. Các cuộc vượt ngục lẻ thì tùy theo điều kiện của từng nhóm, nhưng kế hoạch giải thoát từng bộ phận thì cá nhân phải phục tùng tập thể.

Đầu năm 1952, nhà tù đưa một kíp tù binh xẻ gỗ ở phía Cỏ Ống và một bộ phận tăng cường để chuyển ván đã xẻ về nhà lao. Kíp thợ xẻ lúc đầu có 10 người, do gácdang Lơben (Lebel) gốc Ấn Độ phụ trách, có 3 lính Âu-Phi đi cùng. Thời gian sau, kíp thợ xẻ tăng lên gần ba chục người. Anh Lê Phong tức Lê Đức Lâm làm đại diện. Kíp thợ xẻ được Đảo ủy giao chuẩn bị phương tiện cho một chuyến vượt biển. Người đi do Đảo ủy bố trí. Các anh Phan Du, Trần Văn Xược, Đỗ Quang Hiệp, Thê đã thay nhau vào tổ đi kiếm rau cải thiện để luồn rừng, chặt tre, vót nan đan thuyền. Tre ở cỏ Ông khá nhiều. Thuyền nan tre là phương tiện khá quen thuộc của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Công việc đang tiến triển thuận lợi thì đột nhiên nhà tù rút toàn bộ kíp thợ xẻ điều về Bản Chế xẻ gỗ thay cho máy cưa. Mấy chục súc gỗ do kíp kéo cây ở Bảy Cạnh đưa về rắn quá, cưa đĩa ở Bản Chế không nhá nổi. Xẻ xong đợt gỗ ở Bản Chế thì nan tre trên rừng đã mục. Phương án thuyền nan tre bỏ dở.

Lần thứ 2, kíp thợ xẻ bị điều đi xẻ gỗ trên rừng phía cầu Ma Thiên Lãnh. Nhận được lệnh tiếp tục chuẩn bị vượt ngục, kíp thợ xẻ quyết định phương án đi thuyền ván vì ở Ma Thiên Lãnh rất hiếm tre. Nhờ làm binh vận tốt, kíp thợ xẻ được bổ sung thêm người. Một bộ phận dựng lán xẻ ở phía đầu Mom (mũi Cá Mập). Anh em đã đào tạo thêm nhiều tay thợ xẻ, mỗi ngày vài người luồn sâu vào trong núi hạ gỗ búng (một loại gỗ nổi, có nhiều ở Côn Đảo) xẻ ván giấu đi, chuẩn bị đóng thuyền. Bọn lính Âu-Phi khá dễ dãi. Chúng chỉ cần đếm đủ đầu người lúc đi, lúc về, còn công việc thì để cho đại diện ta điều khiển. Anh em sở Bản Chế đã cung cấp đai thùng, đục, giũa để làm thêm cưa.

Đáng ngại là bọn Rờsẹc. Chúng rất tinh thông và hay sục sạo. Nơi nào có gỗ búng, nơi nào có tre mây, chỗ nào đóng được thuyền bè, bãi nào thường hạ thủy là chúng đều biết hết. Nhóm xẻ ván đóng thuyền phải ngụy trang từng gốc cây vừa hạ, chôn giấu hết lá cành, gỗ xẻ xong giấu biệt làm nhiều nơi, nhưng bọn Rờsẹc đã phát hiện kíp đầu Mom đang xẻ ván đóng thuyền với đầy đủ tang chứng. 8 tù binh trong kíp xẻ ở đầu Mom bị bắt về tra khảo để tìm ra manh mối tổ chức vượt ngục. Kíp xẻ ở Ma Thiên Lãnh được tin cũng phải thủ tiêu toàn bộ số ván đã giấu đủ để đóng 2 chiếc thuyền. Ai cũng tiếc đứt ruột.

Được Đảo ủy chỉ đạo, các anh Trần Văn Xược, Đỗ Quang Hiệp, Phan Lượng, Thép, Qua (tức Mậu) đứng ra nhận hết để khỏi lộ phương án giải thoát của Đảo ủy. Cả 5 anh đều phải trải qua đủ mọi cực hình nhưng không ai hé răng khai gì, ngoài việc nhận chủ mưu vượt ngục. Anh Qua (Mậu), quê ở Hoành Bồ, tỉnh Quảng Yên (nay thuộc Quảng Ninh) bị đánh bầm dập cả người, máu chảy ròng ròng từ đầu xuống mặt vẫn không nao núng. Anh không trả lời những câu hỏi của tên cò như tổ chức có những ai? Cưa, giũa lấy ở đâu?…, mà quay lại hỏi hắn: “Các ông còn cách đối xử nào dã man hơn nữa không”.

Khí phách can trường của anh làm bọn chúa ngục phải kiêng nể, lau máu mặt cho anh và thôi không đánh nữa. Chúng kết thúc hồ sơ 5 người.

Sau khi tu bổ xong “con đường đồn điền” qua An Hải và rải đá đoạn đường 700 mét lên Chuồng Bò, Giátty đưa lực lượng tù binh mở con đường ra Bến Đầm. Hắn trù tính sẽ nối Côn Đảo với vịnh bến Đầm trước mùa gió chướng. Trong các báo cáo gửi về Sài Gòn, Giátty cho rằng công việc mở con đường này đang trở nên cấp thiết để cung cấp thực phẩm cho Côn Đảo. Bến Đầm là vịnh duy nhất mà tàu bè ra vào được trong mùa gió chướng. Trong tương lai, y sẽ kéo dài con đường này vòng qua phía tây của đảo, nối liền với nhánh đường phía bắc, từ thị trấn qua đèo ông Đụng. Con đường này sẽ giúp chúng kiểm soát được toàn bộ phía tây hòn đảo, nơi xuất phát phần lớn các cuộc vượt ngục.

Cuối tháng 5-1952, địch đưa một kíp tù binh hơn trăm người ra mở đoạn đường từ mũi Cá Mập ra Bến Đầm. Chúng cho tù nhân dựng lán ở trong một thung lũng nhỏ. Kíp tù binh thứ hai, khoảng 100 người rải đá đoạn đường từ Sở Đá ra mũi Cá Mập. Kíp tù này sáng có ô tô đưa đi, tối xe đưa về banh ngủ. số tù binh còn lại làm ở công trường đá. Kíp thợ xẻ tiếp tục xẻ gỗ về đóng đồ cho bọn thống trị. Một kíp khác sửa Banh III.

Tình thế đã xuất hiện thời cơ cho một cuộc giải thoát. Các Đảo ủy viên trong khối tù binh đã phác thảo một phương án võ trang cướp đảo, đưa toàn bộ tù nhân trở về. Theo phương án, bộ phận ở Đầm sẽ tổ chức làm thuyền và lực lượng xung kích phát động cuộc khởi nghĩa, bắt gọn trung đội lính Âu-Phi ở đó. Kíp rải đá ở đầu mũi Cá Mập đồng thời hưởng ứng. Sau đó tất cả cải trang thành đội lính rồi lên ô tô về đảo, bất ngờ đánh chiếm trại lính, dinh chúa đảo, đài vô tuyến điện ở cầu Tàu. Kíp làm đá (cách thị trấn chưa đầy lkm) sẽ vận động theo lệnh cho các khu đồng loạt nổi dậy cướp đảo.

Ba mục tiêu quan trọng nhất là trại lính, dinh Giám đốc và trạm vô tuyến điện ở Cầu Tàu được tính toán kỹ và xây dựng lực lượng nội ứng tại chỗ. Tốp tù binh lao công ở trại lính hàng ngày (gần chục người) do các anh Lê Bá Linh, Nguyễn Ngọc Điệt và Trương Đăng Dũng phụ trách có nhiệm vụ cướp vũ khí và đánh chiếm trại lính từ bên trong đã điều tra nắm chắc quân số, trang bị và bố phòng của địch.

Mục tiêu dinh Giám đốc và trạm vô tuyến điện Cầu Tàu do lực lượng tự vệ bí mật của tù án làm nội ứng. Đội tự vệ của tù áo trắng phần lớn là những người làm bồi bếp có một số chiến sĩ Cô Tô tham gia sẽ đánh chiếm dinh Giám đốc, bắt gácdang. Tù áo trắng là lực lượng am hiểu hơn cả quy luật hoạt động và đặc điểm của mỗi tên gác ngục, kể cả đường ngang ngõ tắt của chúng.

Đội xung kích thứ 2 của tù án làm nhiệm vụ đánh chiếm trạm vô tuyến điện đã được hình thành trong kíp làm cỏ vê (trồng hoa, dọn vệ sinh) ở Cầu Tàu. Đảo ủy chỉ định Hoàng Xuân Tuế, chiến sĩ công an Hà Nội, một đảng viên trung kiên được kết nạp tại Côn Đảo chỉ huy. Mạng lưới tù áo trắng đã bố trí cho Tuế từ kíp Chỉ Tồn về Cầu Tàu để nhận nhiệm vụ mới.

Đội xung kích thứ 3 của tù án là khu Hoàng Sâm, chuyên đi dọn tàu. Kíp Hoàng Sâm có nhiệm vụ chiếm tàu chở hàng làm phương tiện vượt đảo. Đoàn Hoàng Sâm có 75 tù án ở Hỏa Lò, đến Côn Đảo vào đầu tháng 5 năm 1952, được bổ sung thêm 18 tù nhân ở Trung Bộ mới ra, tổng số 93 người. Phạm Gia Thọ, Phó bí thư phân chi bộ Hoàng Sâm phụ trách xây dựng lực lượng đã chọn được hơn 30 người hăng hái, trung kiên lập ra một trung đội tự vệ, lấy tên là “đội hành động” (trong giao dịch thì gọi là “đội trật tự” để giữ bí mật). Nguyễn Phạm Toán tức Nguyễn Thanh Sơn là trung đội trưởng, Nguyễn Văn Phòng là trung đội phó.

Sau khi trinh sát nắm tình hình, tiếp cận mục tiêu, kế hoạch chiếm tàu hàng được vạch ra cụ thể. Tiểu đội một sẽ mở màn trận đánh chiếm buồng chỉ huy, đài vô tuyến trên tàu, bắt thuyền trưởng, thuyền phó, chiếm lĩnh độ cao quan sát và chi viện cho 2 tiểu đội còn lại. Tiểu đội 2 sẽ chiếm buồng lái, bắt lái chính, lái phụ, thủy thủ và chi viện cho tiểu đội 3. Tiểu đội 3 bắt gácdang, thầy chú, thủy thủ trên boong và thợ máy dưới hầm tàu.

Mỗi sở tù khổ sai khác, kể cả khu biệt lập, đều có tổ chức lực lượng tự vệ bí mật. Nhiệm vụ của mỗi khu là bắt gácdang, thầy chú, lính gác trong khu vực mình khi có hiệu lệnh, sau đó sẽ theo sự phân công của Đảo ủy. Anh Tùng Lam, Phó bí thư Đảo ủy chỉ đạo việc bố trí lực lượng quân sự ở khối tù án. Anh Trần Nam, Đảo ủy viên đặc trách ngoại giới vận, trực tiếp chỉ huy mũi xung kích của tù áo trắng đánh vào dinh Giám đốc và bắt gácdang, thầy chú. Anh Vũ Ngọc Toàn, Chủ tịch Liên đoàn tù nhân Liên khu Võ Nguyên Giáp (Banh I), chỉ huy mũi xung kích của sở Chỉ Tồn đánh chiếm đài vô tuyến điện và chiếm tàu hàng.

Trong tương quan lực lượng lúc đó, việc võ trang chiếm đảo không phải là chuyện khó. Báo cáo năm 1952 của Giám đốc Giátty (số 2270-P, ngày 5-1-1953) cho biết, đến tháng 12-1952, Côn Đảo chỉ có 104 lính Âu – Phi, 10 sĩ quan và thủy thủ Pháp, 47 gácdang người Âu. Nếu kể thêm mấy chục thầy chú và công chức người Việt thì lực lượng chiến đấu của chúng cũng chỉ có trên 200 tên. Bọn này lại thạo dùng roi mây, báng súng, còng xiềng hơn là tác chiến. Cùng thời điểm đó, Côn Đảo có 548 tù binh và 1.739 tù án. Quá nửa số tù án đó là những chiến sĩ trong lực lượng võ trang (công an xung phong, biệt động, tự vệ thành, Vệ quốc đoàn, bộ đội địa phương…). Địch có vũ khí trong tay, còn tù nhân thì có lòng căm thù, có khát vọng được giải phóng và nhiều mưu mẹo.

Toàn đảo lao vào chuẩn bị cho phương án võ trang giải thoát một cách hết sức khẩn trương và bí mật. Đi làm khổ sai, các lực lượng đều bám sát mục tiêu, đối tượng, nắm chắc mọi tình huống. Giờ nghỉ, anh em tập võ thuật, tập chiến thuật tay không bắt địch, tập vượt rào, vượt tường dưới các hình thức thể dục, thể thao như kéo co, đánh vật, nhảy cao, nhảy xa, chồng người vượt xà, tập trói lính, tập ném hỏa mù sao cho trúng mắt đối phương. Các chiến sĩ trong đội xung kích đều tự trang bị dây trói chắc chắn thay cho giải rút quần. Chiến thuật chủ đạo là tay không bắt địch, tuyệt đối tránh đổ máu.

Tù nhân sở Bản Chế rèn được trên trăm mũi mác xung kích trang bị cho bộ phận ở Đầm. Kíp làm đá lấy được gần hai chục kíp mìn đế khi cần sử dụng. Ban tạo tác của Đảo ủy đã chế tạo được hàng trăm gói “lựu đạn” hỏa mù bằng tro bếp trộn tiêu và ớt bột; tạo tác được hàng chục thùng sắt tây để đựng nước ngọt, làm phao; hàng chục hộp sơn, hàng trăm ký nhựa đường cùng các loại búa, rìu, dao, rựa, cưa, đục. Gần ngàn bộ quần áo tù đã được góp lại để bọc thuyền, may buồm. Tất cả được chuyển vận ra Đầm qua kíp tù binh làm ở đầu mom Cá Mập. Áo quần có thể mặc vào trong người. Các thứ khác thì để lẫn trong vật liệu, dụng cụ đi làm hoặc chia nhỏ, giấu trong thùng cơm canh, đem đến hộp thư chết. Kíp Đầm cử giao liên luồn rừng đến nhận. Đó là cuộc chuẩn bị vượt ngục quy mô lớn nhất của toàn đảo trong lịch sử hơn trăm năm của nhà tù này.

Công tác binh địch vận cũng góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị vượt ngục. Bộ phận binh vận của tù binh gồm tất cả những người làm đại diện kíp, đại diện khám, đại diện chung. Đảo ủy chỉ đạo công tác binh vận phải tập trung vào lính Âu – Phi, chiếm 91% lính đồn trú trên đảo. Họ là những người anh em các dân tộc bị áp bức, lừa gạt, cùng đường phải cầm súng đánh thuê. Các chiến sĩ binh vận của Đảo ủy đã được học về địa lý châu Phi, về đất nước, con người, sản vật, phong tục tập quán của nhiều dân tộc Phi châu như Angiêri, Xênêgan, Côttinoa, Ghinê, Môdămbích, Sariêng. Hằng tuần, các đại diện đều họp kiểm điểm công tác binh vận, rút kinh nghiệm trong cách giao thiệp và tranh thủ binh lính địch. Phạm Quý Tuyển (Đảo ủy viên) được phân công lãnh đạo hơn chục anh em đại diện kíp, đại diện khám làm công tác binh vận.

Đội ngũ binh vận đã gây được thiện cảm với hầu hết những người lính châu Phi, gieo vào lòng họ nỗi nhớ quê hương và chán ghét cuộc chiến tranh xâm lược bẩn thỉu, khơi lên mối đồng cảm của các dân tộc cùng chung ách áp bức của thực dân Pháp, tặng họ những chiếc khăn mùi xoa thêu hình cây dừa và cây chuối, hình ảnh chung của xứ nhiệt đới. Binh lính da đen thường cung cấp tin tức và âm mưu của bọn chúa đảo cho anh em. Khi bị huy động vào các cuộc khủng bố, họ thường “giơ cao đánh khẽ”, có khi còn lén cho anh em cả muối, đường, thuốc bổ. Hoàng Bách tức Nguyễn Văn Nhã, một trong những dại diện của khối tù binh đã viết bài thơ Anh lính da màu tặng những người lính “quê hương tận xứ Phi châu xa vời” dã có nhiều thiện cảm với tù nhân Côn Đảo.

Đối với các giám thị trông coi công việc khổ sai, anh em tù binh cũng giữ một thái độ đúng mực. Chỉ có đại diện mới được quyền giao dịch, còn những anh em khác tuyệt đôi không được tiếp xúc. Lời nói, cử chỉ của đại diện phải đàng hoàng trên tư thế của người kháng chiến, không xúc phạm họ, không hạ thấp mình; sẵn sàng cho họ bó củi, mớ rau, con cá hoặc đan rổ rá, đóng giúp đồ dùng trong nhà như bàn ghế, giường, tủ. Họ xin là cho, họ cần là giúp, tuyệt đối không mua bán đổi chác trên tư cách của người lính Cụ Hồ chiến đấu giải phóng cho dân tộc, chỉ giúp đỡ nhân dân chứ không cầu lợi.

Điều đó có ảnh hưởng tốt, nhưng cũng đem lại sự hiểu lầm trong gác ngục, công chức là tù binh tốt hơn tù án; rằng tù binh gần Cụ Hồ được giáo dục có kỷ luật hơn. Nhiều gác ngục Việt Nam cứ gần tù binh là hỏi chuyện về Cụ Hồ. Anh em nhân đó mà giải thích cho họ, tù binh hay tù án đều là người kháng chiến, là người lính Cụ Hồ. Họ cũng ngỏ lời sẵn sàng giúp anh em những việc không vượt quá khả năng.

Lực lượng làm công tác địch vận ở khối tù án chủ yếu lại là những người tù áo trắng. Họ làm thư ký, lao công, bồi bếp cho tất cả các công sở, cho từng gia đình gác ngục, am hiểu hoàn cảnh và tâm tính từng tên. Anh Trần Nam, Đảo ủy viên được đưa vào làm thư ký Kho Bạc, chỉ đạo công tác ngoại giới vận. Các đảng viên trong chi bộ áo trắng là những thành viên tích cực của Ban ngoại giới vận như: Lê Văn Ngô, Trương Qua, Cao Hồng Quý, Huỳnh Phò… Ban ngoại giới đảm nhiệm nhiều công việc quan trọng như giao thông liên lạc, ngoại vận (vận động giáo dục, công chức và gia đình họ), tạo tác (tìm kiếm chế tạo các vật dụng) theo yêu cầu của Đảo ủy và tiếp tế cho các khu.

Các anh Lê Văn Ngô, Trần Nam, Trương Qua đã giác ngộ và tổ chức bà Bùi Thị Quý, vợ giám thị Cácliê (Carlier) thành một cơ sở giao liên tin cậy của Đảo ủy. Nhà bà ở cạnh nhà chủ sở Rờsẹc Đúplây (Douplei) lại là nơi liên lạc, hội họp rất an toàn của chi bộ áo trắng và Ban ngoại vận Đảo ủy. Sau này, tù nhân khu Hoàng Sâm tiếp tục liên hệ với bà Bùi Thị Quý để cảm hóa giám thị Cácliê bớt hung ác hơn trước. Ông Trần Văn Thiều, công chức ở Kho Bạc, ông Ba Dương lái ca nô cùng nhiều gia đình gácdang, thầy chú có cảm tình đã mua giúp sơn, vải cùng các phương tiện vượt ngục.

Chính sách dân vận đúng đắn của Đảo ủy đã góp phần tích cực vào việc chuẩn bị cho phương án võ trang giải thoát. Đảo ủy tích cực chỉ đạo việc giác ngộ và tổ chức các tù nhân người Trung Hoa, Khơme, Lào, Thái và các dân tộc ít người. Các anh Trương Qua, Quách Ngự phụ trách công tác người Hoa. Các anh Cao Sơn, Chao Xem, Thạch Vi nhận vận động anh em tù Khơme làm ở sở Rờsẹc. Nhóm tù nhân người Lào có các anh Bun Thoong, Nai Cà Lươn chịu trách nhiệm vận động. Nhóm tù nhân người Thái và các dân tộc ít người thì giao cho Ban chấp hành các khu chỉ đạo và xây dựng khối đoàn kết.

Công tác vận động tù Khơme làm ở sở Rờsẹc có chuyển biến rất khả quan. Số ác ôn làm tay sai cho nhà tù lùng bắt các cuộc vượt ngục ít hẳn đi. Tốp Rờsẹc ở Bến Đầm còn chỉ cho tù binh những nơi có nhiều mây và lờ đi không báo cáo trong khi anh em chặt hàng ngàn cây mây về làm thuyền. Vì thế, cuộc chuẩn bị vượt ngục quy mô lớn nhất giữa lúc bọn tù gian Liên xã còn đang hoành hành mà không bị lộ.

Cuộc vận động còn đem lại kết quả không ngờ là một phần lớn tù Khơme đồng tình tổ chức vượt ngục với tù kháng chiến. Cao Sơn, chiến sĩ ítxarác người Khơme đã cùng Trần Minh và một số tù kháng chiến vượt ngục thành công, trở về tham gia kháng chiến ở Nam Bộ.

Chao Xem và Thạch Vi đã tổ chức cho 83 tù Khơme, phần lớn làm ở Rờsẹc vượt ngục cùng 4 tù kháng chiến ở Nhà Đèn là Bùi Văn Hậu, Tạ Văn Quang, Lý Tài và Trâm. Cuộc này không thành, nhưng tình đoàn kết của những tù nhân Việt Nam và Khơme được vun đắp bền vững hơn.

Nhóm tù chính trị người Hoa đã giúp Đảo ủy có hiệu quả trong việc cảm hóa số tù tư pháp người Hoa. Trong hơn sáu chục tù nhân người Hoa, có hơn 2/3 là tù tư pháp, nhưng tất cả anh em đều ủng hộ Liên đoàn, không một ai theo Liên xã. Tù người Hoa làm những món ăn truyền thông như rađi (củ cải đỏ), vằn thắn mì… mà gácdang Pháp rất thích. Nhiều anh trong lúc làm bồi, làm bếp đã chế biến các món ăn độc đáo và thu được khá nhiều tiền góp cho quỹ xã hội của Liên đoàn, quỹ tạo tác của Đảo ủy. Một phần trong số tiền ấy được chuyển thành sơn, vải và các phương tiện vượt ngục. Các anh Quách Ngự, Trương Qua, Trần Bảo Trung, Hàn Giang Nguyên, Hàng Chức Nguyên, Thích Nguyên, Giang Thủy, Ngũ Hương, Lý Tài, Liêu Hồng, Hà Thành Quang… là những hạt nhân đóng góp tích cực trong công tác người Hoa và thực hiện nhiều nhiệm vụ khác của Đảo ủy.

Một .phần lớn hoạt động của tù nhân trong năm 1952 đã tập trung cho phương án võ trang giải thoát. Công tác chuẩn bị khấn trương nhất cho kế hoạch giải thoát do bộ phận xung kích ở Đầm thực hiện. Kế hoạch đào hầm bí mật, đóng thuyền vượt ngục được định ra rất sớm nên ngay từ khi dựng lán, kíp tù binh đã chọn một gò đất cao, không có đá tảng. Lán rộng 6m, dài 30m trong một thung lũng giữa mũi Cá Mập và vịnh Bến Đầm. Lán được quây kín bằng tranh tre, chỉ có một cửa bên hông, trông thẳng sang trại của lính Âu-Phi.

Bên trong lán có 2 dãy giường sạp chạy dọc theo 2 bên, rộng hơn 2m. Anh em chặt mây song về chế ra đan thành từng tấm lớn trải ra thay giát giường. Mỗi tấm giát vừa vặn một mê thuyền khi vượt đảo. Thang giường cũng được đẽo sẵn theo hình bơi chèo, xà nhà căn vừa đủ để làm cột buồm. Khung thuyền, thanh ngang, thanh dọc đều được làm giả khung giường, theo đúng kích cỡ, đục đẽo sẵn và lắp tạm dưới giường, chờ ngày vào đúng vị trí.

Buổi tối, từ 6 giờ đến 10 giờ, một kíp tiến hành đào hầm dưới gầm giường, đất được san đều ra nền nhà rồi ngụy trang phía trên bằng những lớp đất cũ, trên rải SỎI. Hầm đào đến đâu được chống, chèn chắc chắn theo phương pháp chống lò của thợ mỏ Hòn Gai. Lâu ngày, đất đổ đầy gầm giường, anh em làm sập giường và đề nghị bọn lính cho sửa vào ngày chủ nhật, nhân đó mà dọn đất ra ngoài và đưa gỗ vào chèn chống, đóng khung thuyền vào nhà, xuống hầm. Hàng trăm mét khối đất đá đã được đưa ra ngoài, hàng chục thước khối gỗ chèn chống và đóng khung thuyền đã được đưa vào nhà rồi xuống hầm bằng cách ấy. Ngày làm khổ sai, tối thay nhau đào hầm, san đất, ngụy trang, chuyển cây, chèn chống, luyện tập võ thuật, chiến thuật chồng người vượt xà nhà, tập bơi…

Ản đói mặc rách, gian nan nhiều nhưng ai cũng phơi phới trong lòng. Hầm tôi, làm đêm, mò mẫm từng xẻng đất, nhưng ánh sáng của độc lập tự do đã tỏa sáng tâm hồn họ.

Việc đào hầm đang tiến triển thì bât ngờ đụng tảng đá lớn hơn 2 mét khối, nặng vài tấn, không có cách nào đưa lên nổi. Chỉ một tảng đá thôi cũng đã làm tắc đường hầm, phá sản một kế hoạch được chuẩn bị hết sức công phu và hao tổn mồ hôi công sức. Vào giờ phút tưởng như bế tắc thì những người tù kháng chiến nguyên là thợ mỏ Hòn Gai đã cứu vãn tình thế. Theo kinh nghiệm xử lý hầm lò, họ đào sâu đất cát phía vách hầm rồi khoét cho hổng chân, đánh sập đá xuống. Tối nào các anh trong đội tuyên truyền văn nghệ cũng ca hát đến 22 giờ đêm để làm lạc hướng chú ý của lính gác. Ngày chủ nhật, họ bứng những cây dừa con về trồng quanh lán để nghi binh. Tên quản da đen vui vẻ hỏi:

– Các anh định ở đây suốt đời sao?

Anh em trả lời:

– Bao giờ hết chiến tranh chúng tôi sẽ về!

Khi đó, trong 2 căn hầm bí mật dưới lòng đất, 5 chiếc khung thuyền đã đóng sẵn, 2 chiếc đã cạp xong mê. Tất cả chỉ còn đợi mùa gió chướng. Chưa có năm nào mà hàng ngàn con người trong tổ chức ở hàng chục sở tù khổ sai, thuộc các trại tù binh và tù án lại cùng hồi hộp, khắc khoải, cồn cào, nao nức chờ mùa gió chướng như lần ấy.

Nỗi lo toan lớn nhất vẫn tập trung nơi kíp xung kích ở Đầm. Dưới căn hầm tôi đã xếp chật những khung thuyền. Họ khâu từng tấm áo tù thành tấm lớn rồi quét sơn, hắc ín để bọc thuyền. Tất cả đã từng chịu đựng đói khát, mệt nhọc, ngột ngạt triền miên, nhưng họ cảm nhận ngay một nguy cơ là công việc chuẩn bị đã lâu, vải có dấu hiệu ẩm mục; sơn giảm phẩm chất, mây đan mê để lâu cùng tóp lại, thưa roãng ra. Anh em phải đan một cái thúng, cắt một mảnh vải bọc thử rồi đem ra Bến Đầm hạ thủy, ngồi thừ, thấy được, nước không thấm, nhưng vẫn lo, mong gió chướng đến cháy gan cháy ruột.

Năm ấy gió chướng đến muộn. Cuối tháng 11 mới có vài đợt gió thổi, lúc nổi, lúc lặng. Tàu ra ít. Đảo ủy quyết định sang tháng 12, gió thổi sòng sẽ khởi sự. Các đội xung kích đạo quân ngầm đều đã sẵn sàng. Tất cả đều nắm chắc mục tiêu, rèn luyện võ thuật, chiến thuật, chính sách tù hàng binh, kỷ luật chiến trường. Chiến thuật chủ đạo là tay không bắt địch, 3 người đánh một. Phương châm tác chiến là bắt sống tất cả, hết sức tránh đổ máu, thực hiện tốt chính sách tù hàng binh. Thời cơ khơi sự đồng thời cũng là điều kiện bảo đảm thắng lợi gồm nhiều yếu tố:

– Gió chướng thật sòng.

– Có tàu hàng ra.

– Lực lượng xung kích ở Đầm và mủi Cá Mập phải đánh nhanh thắng gọn.

– Đồng thời đánh chiếm các mục tiêu chủ yếu như đài vô tuyến điện, trại lính, dinh Giám đốc, tàu hàng.

Tuy nhiên, các nhân tố thời cơ có thể không đến cùng một lúc nên phương án võ trang giải thoát đặt ra nhiều tình huống và giải pháp linh hoạt. Nếu đủ điều kiện bảo đảm cho toàn đảo thì đi toàn đảo, không đủ điều kiện thì đi bộ phận. Nếu không có tàu ra thì phải trù liệu các phương tiện trên đảo, các vật liệu hiện có để gấp rút đóng thuyền bè. Sau khi võ trang bạo động sẽ cử một đội cảm tử ở lại không chế đài vô tuyến phát tín hiệu an toàn theo định kỳ liên lạc để Sài Gòn không nghi ngờ. Đội cảm tử sẽ trở về sau bằng chiếc ca nô của đảo, khi một phần lớn tù nhân đã về đất liền. Đảo ủy cũng dự kiến trước những tình huống trắc trở vì gió không sòng, vì tàu không ra hay vì lực lượng xung kích đánh không gọn thì sẽ chỉ đi một bộ phận, để bảo vệ an toàn cho những người ở lại.

Một vấn đề đặt ra và day dứt nhất trong lãnh đạo là khi nổ ra võ trang bạo động, tất nhiên sẽ có tổn thất, hy sinh; vượt ngục tất yếu có thành, có bại. Đảo ủy đã chỉ đạo công tác chuẩn bị thật chu đáo, giáo dục các chiến sĩ tinh thần quyết tâm, quả cảm nhưng hết sức thận trọng và kỷ luật. Nếu phải chết vì bàn tay vấy máu của kẻ thù thì can đảm hy sinh như một người lính trên chiến trường, nhưng không được phép sơ xuất để đưa mình vào con đường tự sát.

Những yêu cầu khắt khe ấy đã đặt trọng trách lên những người có vai trò lãnh đạo. Đồng chí Văn Hiến, Bí thư Đảo ủy được bố trí vào kíp làm đường ở đầu Mom để trực tiếp chỉ đạo. Văn Hiến là người thận trọng, chín chắn, việc gì cũng tìm hiểu thâu đáo, phân tích có lý, có tình. Phan Du, tổng chỉ huy lực lượng võ trang toàn đảo được bố trí ở kíp Đầm để trực tiếp chỉ đạo lực lượng xung kích và quyết định tình thế khi khởi sự. Phan Du là người rất kiên quyết trong hành động. Bên cạnh Phan Du còn có Hoàng Tiễn, chỉ huy phó lực lượng vũ trang toàn đảo, đồng thời là đại đội trưởng Đại đội quyết thắng – lực lượng xung kích ở Đầm.

Phạm Quý Tuyển vừa là đại diện, phụ trách địch vận, đồng thời là một cán bộ quân sự, chỉ huy trưởng đại đội xung kích thứ 2 của tù binh ở đầu mũi Cá Mập. Bên cạnh đó còn có Lê Mai, Lưu Trí Viễn trong Đảo ủy cùng Lê Văn Ngọ, một đồng chí cũ dày dạn kinh nghiệm cùng họp thành “Bộ tư lệnh tiền phương” của cuộc võ trang giải thoát. Anh Tụng, nguyên Chủ tịch huyện An Dương – Hải Phòng; anh Triển, nguyên Phó chủ tịch huyện Tứ Kỳ – Hải Dương cũng tham gia Ban tham mưu tác chiến. Lực lượng tù binh còn lại ở Banh III được tổ chức thành đại đội thứ 3 do anh Phạm Bạt Tụy chỉ huy.

Đợt gió chướng thứ 2 bắt đầu thổi về vào những ngày cuối cùng của tháng 11. Đảo ủy chỉ đạo lực lượng xung kích hoàn tất việc chuẩn bị, dự kiến nếu đợt gió này kéo dài sẽ khởi sự vào trưa 4-12-1952. Nhưng một sự biến bất ngờ đã xảy ra. Tên phản động Hoàng Minh (tù binh) tố giác âm mưu vượt đảo. Hắn chỉ điểm cho gác ngục bắt Phan Cơ, đại diện kíp làm đá khi anh giấu kín mìn trong nón bàng để giao cho lực lượng xung kích. Phan Cơ bị tra tấn 3 ngày liền, không khai báo.

Hoàng Bách đại diện kíp làm đường cũng bị chỉ điểm, bị phạt xà lim ba tháng. Tên quan hai Gácđét (Gardès) đưa thêm lính ra, tập hợp toàn bộ kíp Đầm điểm danh, khám xét rất kỹ lưỡng khu vực lán trại, từ mái nhà, vách tường đến giường nằm, nền nhà.

Tình thế rất căng thẳng, Phan Du ra hiệu cho anh em các mũi xung kích chuẩn bị. Trường hợp bắt đắc dĩ, nếu địch xăm trúng hầm là phát lệnh làm luôn. May sao, địch không phát hiện được gì, Gácđét và tốp lính hộ tống lầm lũi về trại.

Nguy cơ bị lộ là mối đe dọa cấp bách nhất lúc đó. Nếu địch phát hiện ra căn hầm thì tai họa sẽ ập xuống toàn đảo. 5 khung thuyền lớn với hàng chục hộp sơn, hàng trăm ký nhựa với vô số dụng cụ, phương tiện, lương thực, thực phẩm, vũ khí tự tạo giấu trong căn hầm đó sẽ liên quan đến khắp các bộ phận, đổ bể hàng loạt cơ sở. Khi ấy không thể vài người đứng ra nhận mà xong được. Đảo ủy quyết định lùi lại một tuần nữa để theo dõi địch tình và chuẩn bị thật kỹ lưỡng, chờ đợt gió chướng tiếp theo sẽ đi.

Ngày 12-12-1952, cuộc bạo động đã nổ ra, bắt đầu từ kíp Đầm. Đợt gió chướng thứ 3 đã thổi về trước đó 2 ngày. 11 giờ trưa, chiếc khăn lệnh tung bay phần phật trên tay Phan Du cùng tiếng thét “xung phong” vang dội. 28 tổ xung kích của Đại đội Quyết Thắng ở Đầm đã trói gọn 28 lính da đen, thu hết vũ khí, không phải nổ phát súng nào. Bằng những thế võ hiểm, các chiến sĩ xung kích đã quật ngã ngay những tên lính to gấp hai ba lần.

Ở kíp đầu mom Cá Mập, do một vài tổ xung kích không bám sát địch nên đã xảy ra vật lộn và nổ súng. Ta chết 1, địch chết 2, một tên chạy thoát vào rừng, chỉ bắt được 2 tên, 2 tên nữa lăn xuống vực. Trận đánh không suôn sẻ như dự kiến.

Trưa ấy gió lặng dần. Không ai tính hết cho những bất ngờ trong khi bạo động. Ban chỉ huy hội ý cấp tốc và quyết định không đánh về đảo mà chỉ đi theo phương án giải thoát bộ phận. Cuộc bạo động đã nổ ra rồi, không thể dừng lại được.

Bộ phận làm công tác binh vận giải thích cho số lính da đen bị bắt về chủ trương võ trang vượt đảo giải phóng tù nhân và chính sách tù binh của ta. Những người lính này được trả lại đầy đủ tư trang, được ăn uống đầy đủ và chịu trói lại, để tù nhân vượt đảo. Tên quản cảm động, xin tặng các chiến sĩ ta một chiếc la bàn và một tấm bản đồ. Lực lượng còn lại dỡ hầm, ráp thuyền, đến 16 giờ đã hoàn chỉnh 5 chiếc thuyền sườn gỗ, khung máy bọc vải, có đủ buồm chèo. Mỗi thuyền còn được côn thêm 2 bó nứa hai bên để sóng to khỏi lật. Anh em dùng ô tô chở người và thuyền ra Bến Đầm để hạ thủy.

Trưa ấy các đội xung kích ở Côn Đảo cứ nóng lòng chờ. Bọn địch ở đảo vẫn không hay biết gi. Tên lính bị sổng trốn biệt đến đêm mới dám mò về. 17 giờ không thấy xe chở kíp làm đường về, chúa ngục cho lính lên tìm mới biết đoàn tù binh đã lên thuyền ra khơi. Sau này anh em cứ tiếc mãi. Nếu trưa ấy mà mũi xung kích đánh thẳng về thị trấn thì chắc thắng.

Gió lặng dần rồi đổi hướng. Đoàn thuyền chật vật suốt đêm chưa qua được lớp sóng đất. Hai thuyền bị vỡ cách bờ không xa. Mười mấy người bơi được vào bờ. Ba thuyền đi được đến mờ sáng thì khung mây ngấm nước rão ra, nước vào lưng thuyền. Nhiều người tự nguyện nhảy xuông biển hy sinh cho nhẹ thuyền. Trên thuyền số 1, năm chiến sĩ trong đội quyết tử xung phong hy sinh để bảo vệ lãnh đạo và những anh em còn lại. Nguyễn Hòa tức Nhạ, ôm phao cá nhân, lặng lẽ nhào xuống biển giữa đêm đen dầy đặc, bốn đồng dội theo sau anh. Nước vẫn vào, thuyền chìm dần, mây người nữa tiếp tục nhảy xuống biển, trong đó có cả anh Văn Hiến, Bí thư Đảo ủy. Một vài người nhờ giữ được phao, hoặc được thuyền khác kéo lên trong đó có Nguyễn Hòa, còn phần lớn bị sóng cuốn đi vì kiệt sức.

Sáng hôm sau máy bay và tàu chiến Pháp truy đuổi bắt lại tất cả những người trên 3 chiếc thuyền còn lại. Sô người trên 2 thuyền chìm gần bờ dạt vào đảo cùng bị bắt sau đó 12 ngày. Theo báo cáo số 2270-P ngày 5-1-1953 của Giám đốc nhà tù, có 198 người vượt đảo chuyến ấy, trong đó có 4 tù án (2 lái ô tô và 2 máy lu). Con số bị bắt lại cho đến ngày 5-1-1953 là 117 người. Số còn lại có lẽ là bị chết đuối cả (81 người).

Bọn Pháp đánh những người tù ngay khi họ vừa được vớt từ dưới biển lên boong tàu, người nào cũng tả tơi như giẻ rách. 16 người không lết nối khi chúng hất xuống cầu tàu. Giátty còng chân tất cả vào Khám 6 Banh I. Tên quan hai trưởng trại trực tiếp cầm chìa khóa, chỉ được mở khi có lệnh của Giám đốc. Nhiều người đã hấp hối vì hai ngày say sóng, phơi nắng và đòn hiểm. Khát cháy cổ.

Nửa đêm, mấy anh còn khoẻ phải nhổm dậy, cởi quần lót từng người nôi lại thành dây rồi quăng ra thấm nước đọng thành vũng gần cầu tiêu, vắt cho mỗi người vài giọt vào miệng. Anh Cơ Còi chân nhỏ, rút được ra khỏi còng, lẻn vào nhà cầu chắt được ít nước để vệ sinh con lại chia cho mỗi người vài ngụm. Biết bọn địch chuẩn bị giam số tù binh vượt ngục vào đây, anh em tù án đã múc nước vào đầy khạp, nhưng chúa đảo Giátty đá ra lệnh đổ hết xuống nền nhà, chỉ còn sót lại một ít.

Ngày hôm sau, được bộ phận tù chính trị ở Nhà Thương thuyết phục, đốc tờ Bácbiê (Barbier) đã vào thăm và cứu chữa cho số tù binh. Tên quan hai trưởng trại từ chối và báo cho Giám đốc. Giátty xuống ngay. Hắn gầm lên với viên bác sĩ:

– Ông điên à! Bọn này mà xổng ra thỉ chúng nó sẽ cắt cổ cả tôi và ông đấy.

– Thì lúc ấy ông cứ việc xả súng vào họ. Ngày mai ông có thể bắn tất cả những người này, nhưng hôm nay họ là bệnh nhân. Tôi nhân danh thầy thuốc của nền cộng hòa Pháp mà cứu chữa cho họ.

Bácbiê là thầy thuốc có lương tâm. Ồng dọa sẽ báo cáo cho Cao ủy Pháp ở Đông Dương việc Giám đốc nhà tù ngược đãi tù binh và không để cho ông làm nhiệm vụ thầy thuốc. Giátty hất hàm ra hiệu cho tên quan hai mở cửa rồi hầm hầm bỏ di. Bácbiê rửa các vết thương cho từng người, cho thuốc và can thiệp cho họ được ăn cơm, uống nước.

Tôi hôm xảy ra cuộc bạo động ở Bến Đầm, địch báo động toàn đảo, khóa chặt cửa khám, cửa banh và cho lính đặt súng bố phòng khắp các ngả xung quanh thị trấn Côn Đảo. Đội lính chia nhau bố phòng chặn con đường từ Bến Đầm về Côn Đảo và các ngả đường vào thị trấn. Bọn chúng cấm cố và bỏ đói trại tù binh hai ngày liền. Ngày thứ ba mới mở cửa cho một số kíp tù dọn dẹp vệ sinh, nấu ăn và những việc khổ sai thiết yếu. Mở cửa ra là chúng đánh phủ đầu. Các khám phải chọn những người có gan chịu đòn ra làm khổ sai để giữ vững tinh thần cho cả khối tù. Bọn lính Xênêgan bị kích động việc tù binh giết chết 4 tên lính trong cuộc vượt đảo nên chúng rất hung bạo. Khối tù binh bị đòn luôn, cứ mở cửa ra là chúng đánh.

Tù án cũng bị lục soát, tước hết đồ dùng cá nhân. Các kíp đi làm khố sai ngoài trại bị kiểm soát gắt gao, chúng không cho các sở làm rẫy, lấy rau cải thiện nữa. Một vài nơi giấu tài liệu bị lộ. Trần Y, liên lạc viên của Liên đoàn bị tra tấn dã man ở sở Rờsẹc. Chúng dùng 2 khúc cây rừng cột tréo lại kẹp nát da thịt 2 ống chân nhưng không cạy răng anh được lời nào. Trần Y lúc đó mới 20 tuổi. Khi vào tù anh còn chưa đủ tuổi thành niên. Sau đợt ấy, Trần Y được Liên đoàn cấp bằng khen và Đảo ủy chuẩn y kết nạp anh vào Đảng tại Côn Đảo.

Để đối phó với đợt khủng bố này, Đảo ủy quyết định tổ chức một đợt tranh đấu với 3 hình thức:

– Thiết lập một sự im lặng đến lạnh lùng với bọn nhà tù.

– Thảo văn bản gửi Giám đốc đòi cải thiện đời sống và đòi chế độ tù binh.

– Đấu tranh tuyệt thực đòi thực hiện yêu sách, nếu chúng không giải quyết.

Tù binh sẽ là lực lượng xung kích tranh đấu, tù án phối hợp, hỗ trợ. Trại tù binh gửi yêu sách và tuyệt thực được 2 bữa thì Giátty đến. Hắn hứa sẽ nghiên cứu chế độ tù binh và từng bước cải thiện đời sống. Một phần hắn đổ lỗi cho vụ tù binh bạo động, buộc nhà tù phải áp dụng biện pháp an ninh; mặt khác hắn đổ lỗi cho chính quyền bù nhìn ở Sài Gòn tiếp tế không kịp thời trong mùa gió chướng. Tuy vậy, Giátty cũng cho xếp banh đến kho lấy tư trang dùng đã tịch thu trả lại cho tù nhân; cho các sở tù được thêm người làm rẫy, lấy rau, tăng khẩu phần cá khô, gạo. Hắn giải quyết riêng cho từng sở tù, như một “ân huệ” của Giám đốc chứ không theo kiểu nhượng bộ yêu sách đấu tranh.

Cuộc bạo động ở Bến Đầm (12-1952) là một thất bại cay đắng trong chính sách trị tù của Giátty. Hắn đã kế tục những thủ đoạn khủng bố thâm độc nhất đối với tù kháng chiến của Laphôt, đã tăng cường vũ khí, đạn dược, phương tiện, bố phòng, gácdang và binh lính. Riêng đội lính đồn trú, hắn đã xin tăng lên gấp đôi, từ 50 lên 104 tên (không kế sĩ quan chỉ huy). Vậy mà cuộc bạo động khủng khiếp đã nổ ra. Chỉ trong vài phút, ngót một nửa đạo quân chiến đấu của Giátty trở thành tù binh của những người tù kháng chiến. Trận ấy mới chỉ có chưa đầy 1/10 số tù nhân ra tay. Nếu 9/10 số tù nhân còn lại mà đồng loạt phối hợp được thì chắc chắn Giátty cũng không chạy đâu cho thoát.

Một tài liệu cho biết, thực dân Pháp dự đoán cuộc bạo động ở Bến Đầm có thể có sự phối hợp của Việt Minh và hải quân Trung Quốc. Bởi vậy, Pháp đã huy động 2 trung đoàn trong lực lượng cơ động chiến lược miền, có không quân và hải quân Pháp ở Viễn Đông phối thuộc làm nhiệm vụ tuần tra, phòng vệ vùng Duyên Hải và ngoài khơi Côn Đảo suốt ba tháng. Trong thời gian đó, Việt Minh mở những cuộc tiến công chiên lược trên khắp chiến trường Đông Dương.

Tuy không thành công trong việc giải thoát, tù nhân phải chịu nhiều tổn thất, nhưng cuộc võ trang bạo động ở Bến Đầm là một đòn tiến công vào tận sào huyệt của kẻ thù, làm rung chuyển và rối loạn nền thông trị của chúng. Đó là một cuộc biểu dương tinh thần chiến đấu và ý chí tự giải phóng của những người tù kháng chiến. Nhân cách của các chiến sĩ cách mạng và chính sách binh địch vận đúng đắn của Đảo ủy trong quá trình chuẩn bị và tiến hành võ trang bạo động đó có ảnh hưởng lớn đến binh lính và gác ngục ở Côn Đảo.

Sau trận ấy, Boócdétsui (Bordessouille) bị lột lon quản và bị tù ba tháng, nhưng hắn lại rất kính nể và biết ơn những người tù kháng chiến. Hắn đã thoát chết một lần trong chiến tranh Triều Tiên, nay lại được tù binh Việt Minh tha chết một lần nữa. Đó là ân huệ hiếm hoi của một đời lính đánh thuê. Hắn dùng tiền lương mua đường sữa lén gửi cho Phan Du và tuyên truyền trong đơn vị lính Âu Phi về những tù binh Việt Minh đầy bản lĩnh, mưu trí và nhân đạo. Trước tòa án binh Pháp ở Sài Gòn xử vụ bạo động ở Bến Đầm, Boócdétsui, Anbéctini, Xien… với tư cách là nhân chứng đã không tố giác những người chi huy cuộc bạo động, những người đã cướp súng, bắt trói họ, làm cho phiên tòa không có nhân chứng.

Trước đó, Phan Du đã nhận hết trách nhiệm về mình, song Đảo ủy chỉ đạo họp kiểm điểm rút kinh nghiệm, thống nhất lời khai. Nhờ đó mà không lộ ra phương án võ trang giải thoát toàn đảo, không một cơ sơ, đầu mối nào bị đổ bể. Khi về Sài Gòn, chuẩn bị ra tòa, Liên đoàn tù nhân Khám Lớn – Chí Hòa đã vận động luật SƯ Nguyễn Hữu Thọ bào chữa cho vụ án.

Nhờ sự chỉ dẫn trước, 117 tù binh đã thống nhất một lời khai, bác bỏ mọi cơ sở buộc tội của chúng. Tất cả đều tcí cáo chế độ nhà tù tàn bạo, bởi vậy không người tù nào không nghĩ đến chuyện vượt ngục, giải thoát. Không có tổ chức, không có chỉ huy, thấy nhà tù sơ hở là họ trốn. Tất cả cùng bắt lính; tất cả cùng làm thuyền, không ai cướp súng, không ai giết lính, không ai hành hạ binh lính. Mấy tên lính chết là do bọn lính hoảng quá bắn lộn, chết cả lính, cả tù…

Những người lính da đen được gọi ra làm nhân chứng đều xác nhận lời khai của tù binh. Điều quan trọng nhất là họ không tố giác người tổ chức chỉ huy, người bắt trói họ và cướp vũ khí, người đã vật lộn và dự phần vào cái chết của mấy tên lính xấu số. Vì thế, phiên tòa trở thành không có nhân chứng, không thể khép vào tội danh nào được. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ đã cãi cho họ trắng án. Cuộc võ trang giải thoát đầy chính nghĩa của những người tù kháng chiến Côn Đảo giành thêm được một thắng lợi về mặt pháp lý trước dư luận công khai.

Ngay trong thời kỳ thực dân Pháp phong tỏa và kiểm soát gắt gao, một chuyến vượt ngục mạo hiểm của tù án chính trị lại thành công bất ngờ. Nguyễn Văn Thuận, tức Tư Nhỏ, tức Trần Văn Sơn, chiến sĩ công an quận 4 Sài Gòn đã cùng 2 tù chính trị là Viễn (người Quảng Trị) và Bảy (người Trà Vinh) vượt ngục bằng bè tre. Trong một buổi làm khổ sai, ba người rủ nhau lên núi, men theo vách đá dựng từ Đá Trắng qua mũi Cá Mập sang phía Bến Đầm. Chờ đến tối, họ chặt tre lao xuống bãi biển, bơi qua Hòn Tài, chặt thêm tre, côn bè thả theo gió chướng. Cơm khô, nước ngọt, củ mài đã được Viễn chuẩn bị trước, dồn trong ống tre. Sau 7 ngày đêm nhờ sóng gió, các anh đã dạt vào Cà Mau và tiếp tục tham gia kháng chiến.

Củng cố tổ chức, rèn luyện lực lượng

Năm 1953, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta bước vào giai đoạn phản công giành thắng lợi quyết định. Vùng đồng bằng Bắc Bộ mà các tướng Pháp xem như “cái then cửa của vùng Đông Nam Á” bị uy hiếp nghiêm trọng. Thực dân Pháp tiếp tục đưa tù binh, tù chính trị ở các nhà lao và trại tù binh ở nhiều tỉnh đồng bằng Bắc Bộ chuyển vào Nam Bộ rồi thanh lọc, đày ra Côn Đảo.

Đoàn tù án thứ 3 ở Hỏa Lò Hà Nội đến Côn Đảo ngày 13-2-1953, gồm 75 người, mức án từ 7 năm trở lên, trong đó có một số cán bộ là Huyện ủy viên như Đồ Hoàng Trừ, Trần Công Hiệu, Nguyễn Văn Thế (Hùng Hậu). Chưa đầy một tháng sau, họ được tham dự sinh hoạt chính trị đầu tiên do Đảo ủy tổ chức: Lễ tang Xtalin (5-3-1953). Ngày ấy toàn đảo để tang, không ồn ào. Các khám đều làm lễ truy điệu chia sẻ nỗi đau buồn với nhân dân Liên Xô anh em. Ít ngày sau, đoàn tù án chính trị cuối cùng của các tỉnh phía Bắc bị phân tán về các sở tù khổ sai.

Tháng 4 năm 1953, thực dân Pháp đưa 25 tù binh ở Nam Bộ ra Côn Đảo. Tháng 5 năm 1953, chúng đày tiếp 125 tù binh ở Bắc Bộ và Trung Bộ ra đảo. Ngày 30- 6-1953, chuyến tù binh cuối cùng gồm 25 sĩ quan, đã trải qua hầu hết các trại tù binh từ Bắc vào Nam bị đày ra đảo. Theo báo cáo của Đảo ủy gửi về Trung ương, đến tháng 9-1953 toàn đảo có 1.847 tù án, 490 tù binh. Đảng bộ nhà tù có 500 đảng viên, trong đó 170 đảng viên ở khối tù binh, 330 ở khối tù án. Trên 100 đảng viên đã từng giữ các chức vụ từ bí thư chi bộ đến bí thư Đảng ủy; 6 người nguyên là Tỉnh ủy viên.

Các anh Đỗ Hoàng Trừ (Sở Củi-Chuồng Bò), Trần Công Hiệu (Lò Vôi) trong đoàn tù án chính trị mới ra; Lê Thành Tích (khu Trần Phú), Hoàng Nam tức Phan Xuân Tiềm (khu Hoàng Sâm) được bổ sung vào Đảo ủy. Các anh Tùng Lam, Trần Nam, Hoàng Sinh Hồng (Đảo ủy viên khóa 3), lần lượt mãn án về. Ở trại tù binh, các anh Nguyễn Văn Nghĩa, Lê Đình Thụ cũng được bổ sung thay cho những Đảo ủy viên đã hy sinh.

Đảo ủy kiểm điểm rút kinh nghiệm cuộc võ trang giải thoát của tù binh, biểu dương tinh thần chiến đấu và những gương hy sinh dũng cảm, chỉ ra những nguyên nhân thất bại để chuẩn bị cho một cuộc giải thoát quy mô hơn vào đầu năm 1954. Đảo ủy đã gắn công tác xây dựng Đảng với xây dựng phong trào quần chúng; gắn công tác xây dựng Đảng với thực tiễn đấu tranh; đề cao dân chủ, công khai và đề cao tính gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Báo cáo của Đảo ủy đã đánh giá về công tác xây dựng Đảng như sau: “Sinh hoạt rất đều, lấy phê bình và tự phê bình, lấy đấu tranh hàng ngày với địch để củng cố Đảng, phát triển đảng viên mới, thanh thải đảng viên yếu kém, phối hợp sự giáo dục trong Đảng và ngoài nhân dân làm một, học cùng tài liệu với nhân dân. Đảng làm nòng cốt để hướng dẫn nhân dân để dưới kiểm soát trên, trên kiểm soát dưới, nhân dân theo dõi cán bộ đảng viên”1 .

Đồng thời với việc củng cố tổ chức Đảng, Đảo ủy tiến hành củng cố và xây dựng lực lượng nhân dân. Trong tháng 1 và tháng 2 năm 1953, Đảo ủy chỉ đạo củng cố lại tổ chức Liên đoàn tù nhân kháng chiến Côn Đảo, từ cấp toàn đảo, liên khu, cấp khu cho đến từng tổ 3 người. Toàn đảo chia làm 4 liên khu. Lực lượng tù binh là Liên khu I (Banh III). Lực lượng tù án gồm 3 liên khu: Liên khu II (Banh I), Liên khu III (Banh II) và Liên khu IV (các sở ngoài).

Anh Trần Mạnh (Vũ Quang Đạo) với sự cộng tác của hai anh Chính Vích và Đặng Xuân Mịch giúp Đảo ủy biên soạn lại 10 tài liệu: Vì nhân dân phục vụ; Chiến lực chiến thuật; Trường kỳ gian khổ; Phương pháp học tập mới; Lợi ích tổ tâm giao; Thi đua Đoàn-Công-Kỷ- Tiết… Đảo ủy đã tổ chức một đợt học tập chính trị trong suốt mùa hè 1953.

Trong thời kỳ củng cố tổ chức, trại tù binh đã tổ chức diệt tên phản động Hoàng Minh. Hoàng Minh tức Nguyễn Hoàng Giác, nguyên là công an trong chính quyền bù nhìn ở Sơn Tây, vì phe cánh tranh ăn mà phải vào tù. Ở Hỏa Lò, y từng làm chi điểm cho phòng nhì Pháp, bức hại nhiều người tù kháng chiến. Ra Côn Đảo, Minh câu kết với bọn Tú (công an bù nhìn Bắc Ninh), Thiết (công an bù nhìn Hà Nam), Khiêm, Giao (đảng Đại Việt) tiếp tục cuộc đời tay sai trong tù.

Chính tên Minh đã dò la và tố giác phương án võ trang giải thoát để bọn Pháp mở đợt truy tầm khám xét, suýt nữa lộ việc chuẩn bị bạo động. Hắn tố giác vụ giấu kíp mìn để đại diện Phan Cơ phải phạt xà lim. Anh Nguyễn Văn Thanh và Hoàng Minh Chính vừa được cử làm đại diện, hắn lại vu cáo hai anh chuẩn bị vượt ngục làm cho hai anh đều bị phạt xà lim. Nhà tù chỉ định hắn làm đại diện để không chế anh em. Trại tù binh đã nhiều lần đề nghị xử tử tên Minh, nhưng Đảo úy chỉ thị tiếp tục giáo dục một thời gian nữa. Những cán bộ được cử đến giáo dục đều bị Minh tố giác và bị phạt. Tháng 2 năm 1953, Đảo úy chấp nhận đề nghị của trại tù binh, lập Tòa án nhân dân xét xử tội trạng Hoàng Minh rồi tuyên án tử hình.

Các anh Vũ Danh Hiệt, Nguyễn Văn Thanh, Hoàng Minh Chính, Lê Văn Khánh, Lê Hồng Quảng, Tuyển Vẹo… xung phong thi hành bản án, diệt tên Minh ngay tại cửa Khám I Banh III. Anh Chính được tổ chức phân công đã nhận một mình anh giết tên Minh. Anh Thanh không được phân công nhưng cùng xung phong được cùng nhận để chia sẻ hình phạt với Chính. Về Sài Gòn, hai anh bị tuyên án chung thân và 20 năm khổ sai. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ đã bào chữa, giảm án xuống mức 4 năm và 2 năm. Sau vụ xử tên Minh, bọn tên Thiết, Tú, Khiêm, Giao hoảng sợ xin chúa ngục cho ở riêng một khám.

Sau vụ Đầm, Giátty siết chặt kỷ luật nhà tù, tàu tiếp tế ra ít, đời sống tù nhân rất tồi tệ. Rau xanh, thực phẩm rất thiếu. Tên quan hai Gácđét tuyên bố với trại tù binh: “Tàu không ra thì cho tụi bay ăn cỏ”. Đảo ủy chú trọng chỉ đạo công tác xã hội, chàm lo cải thiện bữa ăn, bảo đảm sức khỏe cho tù nhân tranh đấu lâu dài. Anh Nguyễn Văn Sổ, tổ trưởng tổ Nhà bếp của trại tù binh cùng anh Vũ Danh Hiệt (Ban xã hội) và các anh Hán, Học ở Nhà bếp tìm mọi cách thay đổi món ăn hàng ngày cho anh em.

Khẩu phần thực phẩm nhà tù cấp thường xuyên là cá khô, rau lang, đôi khi có rau muống. Rau được chế biến thành các món luộc – xào – canh – nộm. Cá khô thì chiên – rim – làm ruốc – giã chả – nấu canh chua. Ai nghĩ ra món gì thì làm thử, ăn thấy ngon thì làm tiếp. Món canh chua nấu từ cá khô và chả cá khô giã nhuyễn với khoai lang, đậu xanh chiên lên được nhiều người hoan nghênh.

Sau nhiều lần đấu tranh, nhà tù cho 10 người già yếu được làm vườn, trồng rau cải thiện, nguồn rau xanh khá lên. Rau muống là thứ quý được dành cho người ốm yếu. Lá già và cọng rau già được rửa sạch, phơi khô nghiền bột đế ăn phụ thêm. Tố Nhà bếp và Ban xã hội tận tụy chăm lo cho bữa ăn của anh em như người mẹ hiền. Bữa nào thấy anh em ăn không hết suất cơm tù là các anh ứa nước mắt. Tổ Nhà bếp đi từng khám xem anh em ăn, nghe góp ý từng món ăn để cải tiến.

Anh Huân, anh Bích trong tổ y tá tù nhân hàng ngày chăm sóc sức khoẻ những người đau ốm. Ai ăn cơm, ăn cháo trắng, cháo mặn hay cháo đường đều được phục vụ. Tổ y tá, Nhà bếp còn làm nhiệm vụ liên lạc, cất giấu tài liệu cho Đảo ủy và Liên đoàn tù nhân.

Một tổ tạo tác do ông Đàm Văn Tạ tổ chức đan mũ nón cho anh em đội đi làm. Những chiếc nón bàng 2 lớp để cất giấu tài liệu làm phương tiện liên lạc đã được sản xuất hàng loạt. Tổ tạo tác thứ 2 của khối tù án do ông Phùng ở Khám 4 Banh I (Chỉ Tồn) phụ trách đan mũ, nón rổ rá, lồng bàn vỉ đập ruồi để đảm bảo vệ sinh cho bữa ăn của tù nhân.

Liên đoàn tù nhân phát động một phong trào diệt ruồi. Điều kiện vệ sinh của nhà tù rất kém nên ruồi nhiều vô kế. Chi tiêu lúc đầu giao cho mỗi người là 100 con mỗi ngày. Anh em đã hăng hái tham gia, thi đua diệt ruồi, nâng chỉ tiêu lên dần, đến mức 500 con mỗi ngày. Phong trào diệt ruồi lúc đó đã được phản ánh trên những báo tường của tù nhân Côn Đảo:

Báo cáo đồng chí hôm nay
Tôi đập ruồi suốt cả ngày không chơi
Cộng được có bốn trăm thôi
Dạo này ít bởi nhiều người tham gia.

(Ca dao Côn Đảo – Bản do anh Trần Đông Lưu giữ).

Ở khối tù án, ngoài việc tự chăm lo cải thiện ở từng bộ phận, mỗi khu đều đóng góp cho công tác xã hội toàn đảo. Khu Hoàng Sâm thường đi dọn tàu, kéo cây nên kiếm được khá nhiều rau và thực phẩm. Anh Phạm Văn Mai phụ trách công tác xã hội còn tổ chức được một rẫy riêng, hàng ngày có 4 người trông coi. Các anh đã bớt phần của mình để tiếp tế cho khu biệt lập rau muống, rau càng cua, đợt đủng đỉnh, mắm cá cơm. Mỗi khi rửa rau, khu Hoàng Sâm thường kín đáo làm “rơi vãi” quanh giếng để anh em ở biệt lập ra tắm lấy vào.

Các kíp dọn tàu, chuyến hàng có nhiều cách cải thiện độc đáo. Khi thì nhét đậu xanh vào tai heo, khi bắt rận rệp thả vào mũi bò, khi lại “lỡ” sảy chân sảy tay cho heo, bò bị thương tích phải mổ thịt hàng loạt để bọn Tây ăn không hết, phải cho bếp tù nhân. Nhờ đó, mỗi chuyến tàu ra, toàn đảo lại được ăn tươi vài bữa.

Kíp dọn hàng ở tàu vào bờ thì chọn những thùng sữa hộp, thịt hộp quăng xuống biển. Anh em đi tắm lặn xuống lấy về giấu trong các kẽ đá lớn ở cầu Tàu rồi tìm cách chuyển dần về cho Ban xã hội. Đó là một kiểu tạo tác phổ biến đối với nguồn thực phẩm dự trữ, vừa phá hoại kinh tế địch, vừa xây dựng kinh tế tập trung cho tù kháng chiến. Xây dựng kinh tế tập trung là nhiệm vụ trung tâm của Ban xã hội Liên đoàn nhằm tập thể hóa các nguồn tiếp tế, tạo tác để phục vụ đời sống hoạt động và tranh đấu của tập thể tù nhân.

Trong khi phá hoại kinh tế địch, tạo tác nguồn hàng cho ta, gácdang, thầy chú, nhân viên nhà tù đều sẵn sàng “hợp tác” với ta. Họ cũng túng thiếu, đói khát, hám ăn. Khi áp tải những chuyến dọn hàng và vận chuyển vào kho, họ sẵn lòng thông đồng với tù nhân đê lấy một vài thùng đồ và cho tù nhân gửi ở nhà họ vài thùng khác. Trong cuộc chia chác này thì các gácdang Tây cũng tỏ ra biết điều và giữ đúng giao kèo, bảo quản đầy đủ phần mà tù nhân đã gửi. Nếu lộ ra thì đương nhiên họ bị sa thải, còn tù nhân thì đâu có ngán còng, xiềng.

Gácdang cũng là những người trung gian trao đổi và cung ứng hàng hóa cho tù nhân. Nhừng lô hàng “tạo tác” được, nếu không cần thiết, tù nhân có thể đổi lại cho gác ngục. Rượu và thuốc lá là vật ngang giá thay cho tiền trong các cuộc trao đối. Có rượu và thuốc lá, tù nhân có thể đổi lại bất cứ thứ gì, từ thực phẩm, thuốc bệnh, thuốc bổ đến các mặt hàng “quốc cấm” trong nhà lao như mực in, giấy in, sơn, vải, dao, đinh, búa…

Tù nhân sở Bản Chế thì thường tạo tác các loại vảy đồi mồi, cây dương nước, gỗ găng, ốc xà cừ. Những nghệ nhân tù có thể chế tạo thành những đồ mỹ nghệ có giá trị được thủy thủ Pháp rất ưa chuộng. Nhóm tù nhân người Hoa thì tạo tác ra các thứ cần thiết bằng các món ăn truyền thống mà ngoài bàn tay họ ra, gácdang Pháp không thể tìm ở đâu trên hòn đảo tù. Một nguồn quan trọng nữa là các bưu kiện tiếp tế từ đất liền. Ai thấy gia đình mình có điều kiện đều viết thư về xin những thứ thiết yếu cho nhu cầu chung, theo gợi ý của Liên đoàn. Gia đình, thân nhân họ cũng sẵn lòng đóng góp và ý thức được như một sự góp phần cho kháng chiến. Nhiều chị khi chồng đã trả tự do vẫn tiếp tục gửi đồ ra nuôi các bạn tù của chồng mình còn ở lại.

Mỗi sở tù, mỗi người tù tùy theo điều kiện mà đóng góp cho quỹ xã hội của Liên đoàn. Ban chấp hành tù nhân khu Sơ Củi sau khi dẹp xong Liên xã đã lập quỹ xã hội bằng củi. Ngoài định mức củi nộp cho nhà tù, người có sức khoẻ, có kinh nghiệm mỗi ngày nộp thêm một phần củi cho quỹ xã hội. Ban chấp hành khu dùng quỹ củi để tương trợ cho những người đau yếu, người mới về Sở Củi, người cả đời chưa quen cầm dao, búa.

Công tác xã hội của Liên đoàn tù nhân kháng chiến đã góp phần quan trọng vào việc đoàn kết, tập hợp lực lượng và bồi dưỡng sức chiến đấu cho đội ngũ tù nhân. Liên đoàn đã giáo dục cho khối tù bằng chính những bài học xương máu trong cuộc đấu tranh của họ: đoàn kết là sống – chia rẽ là chết. Trong xã hội tù nhân, nền tảng để tồn tại không hẳn là cơ sở kinh tế mà trước hết là giác ngộ chính trị, biết cách tổ chức cùng với nếp sống văn hóa và một nền đạo đức hết sức nhân văn: sống vì tập thể, vì quyền sống con người. Ý thức đó đã được hình thành bền vững trong quá trình giáo dục, tổ chức và tranh đấu một mất một còn với kẻ thù.

Đấu tranh đòi cải thiện và giải tỏa chế độ biệt lập

Tình hình sức khoẻ của tù nhân khu biệt lập rất bi đát. Chế độ biệt lập khắc nghiệt trong vòng 2 năm đã giết hại 9 mạng người, 31 người khác bị ho lao được bác sĩ nhà tù xác nhận1 một số người đã bị thổ huyết. Nhiều người khác bị thương hàn, kiết lỵ, đen chân, xơ cứng Cơ bắp. Hầu hết đều bị quáng gà, mờ mắt. Trời vừa tối là họ không còn thấy gì, phải quờ quạng men tường mỗi khi cần di chuyển. Bác sĩ Đờ Rôdie đã nhiều lần bày tỏ sự lo ngại về tình trạng sức khoẻ của tù nhân khu biệt lập.

Giátty vẫn giữ một thái độ cứng rắn, nhất là sau khi xảy ra vụ bạo động ở Đầm. Một biến cố tiếp theo đã để lại nhiều tai họa cho khu biệt lập, khi tên Bổn không chịu được gian khổ, nhảy ra hàng giặc. Bổn tố giác các hoạt động của tù nhân, chỉ hầm tài liệu, hắn khai cả con đường liên lạc, tiếp tế giữa khu biệt lập và Nhà bếp qua cửa sổ phía tường sau. Bọn thống trị đã bố trí phục kích, bắt được anh Lực trong phiên liên lạc chui qua cửa sổ ra sân sau nhận đồ tiếp tế. Anh Lực phải vào xà lim, mây ô cửa sổ phía sau các Khám 8-9-10 Banh II đều bị chúng bịt bằng lưới sắt. Sân chơi và giếng nước cũng bị kiếm soát, không cho các sở ngoài tiếp tế rau xanh. Địch cấm luôn việc nhận bưu kiện, triệt hết mọi nguồn sống, buộc người tù phải đầu hàng. Người ốm chúng cũng không cho ăn cháo. Anh em phải nghiền cơm, trộn nước vào lon, đóng đinh treo lên tường rồi chụm lửa bằng cọng chổi, giẻ rách để nấu cháo cho bệnh nhân.

Sau khi đã triệt mọi đường tiếp tế, tên Bổn còn bày mưu cho nhà tù khống chế tù nhân khu biệt lập, làm suy kiệt sức khoẻ bằng cách cho ăn thật đói. Tình thế ấy đã buộc tù nhân khu biệt lập đi đến một quyết định là phải đấu tranh một mất một còn với bọn chúa ngục đế cứu lấy mạng sống của mình. Cuộc đấu tranh được chia làm 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1, đại diện tù nhân đã trực diện đưa đơn yêu cầu Giám đốc nới rộng chế độ biệt lập, cho ăn uống đầy đủ, cho nhận thư từ, sách báo và thuốc men tiếp tế, người ốm được ra bệnh xá chữa bệnh, bệnh nặng được về Sài Gòn điều trị, được tăng giờ ra chơi, được trồng rau cải thiện… Đảo ủy chỉ đạo bộ phận ở Nhà Thương tích cực tác động để tranh thủ sự ủng hộ của bác sĩ. Trong lúc đại diện đưa đơn đòi hỏi thì Ban chấp hành chuẩn bị đầy đủ tinh thần và lực lượng cho giai đoạn 2 là tuyệt thực tranh đấu.

Ban chấp hành khu biệt lập phát động tinh thần quyết tử hy sinh tranh đấu đến thắng lợi, đồng thời cho phép ai ốm yếu không chịu đựng được thì cho xin phép ra trước. Một người xin ra, được Ban chấp hành khu đồng ý, còn trên 200 tù nhân quyết tử đấu tranh. Nguyễn Trí Tuệ và Hoàng Phúc tồ chức lực lượng an ninh, chuẩn bị vũ khí, lập phương án bảo vệ những người già yếu khi địch khủng bố và trấn áp những phần tử phản bội nhảy ra hàng giặc, phá cuộc đấu tranh. Nguyễn Trí Tuệ đã đọc lời hiệu triệu và kỷ luật cuộc đấu tranh.

Khu biệt lập đã đi những bước cuối cùng của giai đoạn 1 và chuẩn bị bước vào giai đoạn 2, tuyệt thực tranh đấu thì nhà tù bắt đầu nhượng bộ. Đầu tiên chúng chấp nhận cho trồng rau trong khu vực sân chơi, cho lãnh đầy đủ thuốc men gia đình gửi mà lâu nay chúng vẫn giữ, cho Số bệnh nặng được ra điều trị ở bệnh xá. Thắng lợi này có sự tác động tích cực của bác sĩ Đờ Rôdie.

Khu biệt lập tổ chức trồng rau. Giờ ra chơi anh em cạy hết gạch đá trong sân, sàng lấy đất cát vun thành luống. Hạt rau giống do các sở gửi đến và gia đình gửi ra. Hai kỳ sư nông học Trịnh Văn Hà và Lưu Văn Lê là kỹ thuật viên tổ chức cho anh em chăm sóc một cách bài bản nên rau rất tốt. Anh My cũng góp thêm kinh nghiệm làm cho một góc vườn rau tốt hẳn lên.

Giữa năm 1953, chúa ngục bắt đầu giải tỏa khu biệt lập. Chúng chọn ra khoảng 40 người thuộc đối tượng cầm đầu, đưa vào Khám 5 Banh II giam giữ với chế độ nới hơn trước. Số còn lại lần lượt cho ra các sở ngoài. Chế độ biệt lập coi như đã kết thúc sau gần 3 năm đen tối.

Chế độ biệt lập là hình phạt cao nhất trong quy chế nhà tù của thực dân Pháp. Nếu tính cả khu cấm cố ở Khám 6 Banh I (từ cuối 1948 đến đầu 1951) thì tổng cộng là 6 năm, thực dân Pháp đã áp dụng chế độ cấm cô – biệt lập ở nhà tù này. Nhưng sự đày ải, khủng bố chỉ chất chồng thêm tội ác của chúng đối với những người kháng chiến. Trong đau thương và chết chóc, người tù đoàn kết thương nhau hơn. Với khẩu hiệu hành động khẩn thiết “Hãy cứu các đồng chí chúng ta trong biệt lập”, Đảo ủy là Liên đoàn tù nhân huy động đến mức cao nhất sự chăm sóc và cơ sở vật chất tiếp tế cho khu biệt lập.

Tù nhân khu biệt lập cũng tự cứu mình bằng cách tổ chức khoa học và chặt chẽ, bằng một tinh thần cộng sản rất cao: vì tập thể, vì mọi người. Khi cần, họ có thể kết thành một khối, đấu tranh một mất, một còn với địch. Ai đã trải qua khu biệt lập đều được học tập, rèn luyện và trưởng thành nhiều mặt.

Gần bốn mươi năm sau, một tù nhân đã ghi nhận dấu ấn về thời gian ở biệt lập đôi với bản thân cũng như các bạn tù: “Khu biệt lập đã gây cho anh em một ý thức về nếp sống xã hội cao, một lề lối sinh hoạt và lãnh đạo dân chủ nhân dân, rèn luyện cho cán bộ phong cách quần chúng hóa, đào luyện cho anh em tinh thần tổ chức kỷ luật nghiêm. Những người tù kháng chiến ở biệt lập đều được đào tạo một cách toàn diện và sau khi được tự do hầu hết đều trở thành những cán bộ có năng lực và tốt của cách mạng”.

Tích cực công kích địch

Chuyến tù binh ra đảo ngày 30-6-1953 gồm 25 sĩ quan từ cấp đại đội đến Tư lệnh mặt trận. Đó là nguồn bổ sung lực lượng lãnh đạo cho Đảng bộ nhà tù Côn Đảo. Đảo ủy đã cử Lê Đình Thụ, Bí thư Banh III và Nguyễn Văn Nghĩa, Đảo ủy viên ở Banh III liên hệ trao đổi tình hình. Nguyễn Văn Thi (Khu ủy viên Sài Gòn – Gia Định), Vũ Hồng Vũ (Tỉnh ủy viên Hải Dương), Vũ Hạnh và Lý Thái Học (Đảng ủy Trung đoàn) giúp Đảo ủy tiến hành công tác xây dựng Đảng và xây dựng phương hướng đấu tranh mới. Các anh đã thẳng thắn thảo luận với Đảo ủy, đánh giá rõ tình hình địch ta tại Côn Đảo, xác định vị trí, nhiệm vụ của những người tù kháng chiến và chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ mới. Nhiều vấn đề tư tưởng như quan niệm về tù kháng chiến, về sự lãnh đạo của Đảng trong tù, về các hình thức đấu tranh trong tù mà trước đây Đảng bộ chưa có điều kiện giải quyết triệt để, nay cũng được tranh luận sáng tỏ.

Tù binh, tù chiến tranh là vấn đề lớn của mỗi cuộc chiến tranh. Buổi đầu kháng chiến, gậy tầm vông, vũ khí thô sơ, lựu đạn tự chế tạo của một dân tộc dám xả thân vì độc lập tự do để chống lại đại bác, xe tăng, máy bay, tàu chiến của quân viễn chinh thiện chiến; trong tương quan lực lượng như vậy, không ít người đã bị sa vào tay giặc. Cũng không ít các chiến sĩ hoạt động trong vùng địch như công an, quân báo, tình báo, trinh sát, tự vệ thành, dân quân du kích, cán bộ cơ sở Đảng, cơ sở quần chúng bị giặc cầm tù. Họ đã kiên cường chịu đựng nhiều cực hình tra tấn; từng trải qua nhiều nhà tù đế quốc và bị địch thanh lọc đày ra Côn Đảo. Phần lớn, họ là những chiến sĩ ưu tú của cuộc kháng chiến ở ngay trong nhà tù này.

Nhà tù là một mặt trận, tù nhân là những chiến sĩ đối mặt kẻ thù ngay trong lòng dịch. Nhiệm vụ của những người cộng sản trong tù là phải tổ chức tù nhân thành một lực lượng kháng chiến ngay giữa sào huyệt kẻ thù. Phải liên tục công kích địch, phá hoại cơ sở vật chất của địch, tuyên truyền giác ngộ binh lính địch, làm suy yếu hậu phương địch, gây rối loạn hàng ngũ địch, tạo điều kiện cho các chiến trường giành thắng lợi.

Về phương pháp đấu tranh, phải sử dụng mọi hình thức, từ đấu tranh dân sinh dân chủ, đòi quyền sống, đòi giảm nhẹ khổ sai theo khuôn khổ quy chế nhà tù, cho đến mức đòi thực hiện chế độ tù binh, tù chính trị theo công ước quốc tế. Phải liên tục đấu tranh, yêu sách từ thấp đến cao để rèn luyện lực lượng tù nhân kháng chiến và đẩy kẻ địch vào thế bị động đối phó, nhưng mục .tiêu cao nhất là phải tự giải phóng cho mình, nếu cần sẽ sử dụng đến bạo lực cách mạng. Đó chính là tư tưởng chiến lược tiến công mà Đảng Đảo ủy Côn Đảo quán triệt bằng khẩu hiệu: tích cực công kích địch.

Ở Côn Đảo, lực lượng tù kháng chiến, về số lượng và tinh thần chiên đấu có thế áp đảo bộ máy cai trị tù; về trình độ tổ chức và tác chiến thì không thua kém địch. Trong những thời gian và hoàn cảnh nhất định thì lực lượng tù nhân bị chia cắt và khống chế trong vòng xiềng xích, nhưng khi đi làm khổ sai thì tù nhân có mặt ở khắp nơi, kể cả ở nhà riêng, bàn giấy, kho tàng, trại lính, căn cứ xung yếu của chúng. Đó là cái thế “con dao kề cổ địch” mà không dễ gì có được ớ các mặt trận khác. Thế và lực đó đặt ra nhiệm vụ cho người chiến sĩ trong tù là phải biết là sử dụng con dao cho đúng lúc để tiêu diệt kẻ thù, tự giải phóng mình.

Đảo ủy quyết định tiến hành một cuộc chỉnh huấn chính trị trên toàn đảo nhằm xây dựng lập trường, quan điểm và ý chí chiến đấu của khối tù kháng chiến theo đường lối của Đảng, kể cả đảng viên và quần chúng, không trừ một người nào. Trại tù binh được chọn làm thí điểm, lực lượng xung kích để thực hiện mọi nhiệm vụ của Đảng bộ.

Một số cán bộ cấp đại đội và tiểu đoàn đã tham gia chỉnh huấn ở đất liền được trưng tập vào việc biên soạn tài liệu cho cuộc chỉnh huấn. Phục vụ nhân dân là tài liệu học tập chính, chỉ rõ phẩm chất cơ bản của người chiến sĩ, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Tài liệu mang tính chất lý luận, củng cố quan điểm, lập trường cho các chiến sĩ cách mạng, giáo dục cho người chiến sĩ lòng trung thành với Tổ quốc và tinh thần phục vụ nhân dân vô điều kiện.

Tài liệu thứ 2 mang tính chất thực tiễn là những bệnh trạng chính, tống kết các căn bệnh phổ biến lúc đó. Mỗi căn bệnh đều nêu rõ hiện tượng, tác hại, nguyên nhân và cách sửa chữa. Bên cạnh phần lý luận và tổng kết chung, tài liệu chỉnh huấn còn liên hệ đến thực tiễn của nhà tù Côn Đảo, tập trung vào một sô vấn đề lớn như:

– Nhà tù và người tù trong chiến tranh là một thực tiễn phổ biến mang tính quy luật.

– Những âm mưu thủ đoạn của thực dân Pháp đối với tù kháng chiến.

– Vị trí của lực lượng tù nhân trong cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và trường kỳ.

– Tính tổ chức và những nguyên tắc hoạt động của người chiến sĩ cách mạng trong tù…

Ngày 19-8-1953, trại tù binh (Banh III) khai mạc đợt chỉnh huấn, kết hợp phát động đợt thi đua lần thứ 2, học tập tài liệu Phục vụ nhân dân. Phần lý luận được học một tháng, sau đó chuyển sang phản tỉnh, từ 20-9-1953 đến 23-10-1953 thì tổng kết.

Trong những ngày chỉnh huấn, tất cả các công tác thông tin, văn nghệ, thi đua đều phục vụ cho chỉnh huấn. Ban xã hội toàn trại tích cực cải thiện sinh hoạt để anh em có sức khỏe học tập. Ngày làm khổ sai đi gọn theo từng phòng để tiện trong việc mạn đàm. Chi ủy phân công người phụ trách hướng dẫn học tập, theo dõi thi đua. Buổi trưa các tổ mạn đàm 15 phút ở tổ. Buổi tối kiểm điểm tổ tâm giao (tô 3 người), sau đó tiếp tục học tập ở từng toán cho đến 11 giờ đêm mới nghỉ. Tối thứ bảy sơ kết tình hình học tập trong tuần và xem văn nghệ.

Trước ngày chuyển sang phản tỉnh, trại tù binh tố chức một ngày “căm thù”. Hôm ấy không ai nói cười. Tất cả các gương mặt đều đăm chiêu nghĩ về tội ác của thực dân Pháp. Bầu không khí dường như chết lặng. Khi chuyển sang phản tỉnh thì anh em phát bệnh rất nhiều. Ban xã hội phải nấu mỗi ngày 8 vạc cháo vì rất ít người ăn được cơm. Nhiều anh em khóc nức nở trước đồng đội khi nghĩ về những sai lầm, khuyết điểm của mình.

Tối 23-10-1953, trại tù binh tổng kết đợt chỉnh huấn. Các phòng đều làm lễ, phát phần thưởng cho các chiến sĩ chỉnh huấn, chiến sĩ học tập, chiến sĩ phản tỉnh và hướng dẫn viên điển hình. Anh em ca hát và biểu diễn các điệu vũ: Con chim vàng, Vào Đông Khê, Nông lúc vũ, Quân chiến vũ… Điệu Quân chiến vũ được cải biên từ những bài tập chiến thuật, võ thuật đế che mắt đích, hợp pháp hóa việc tập quân sự dưới hình thức văn nghệ trong tù, có động tác “Tiến – Tiến – Tiến”, cầm súng xông lên chĩa thẳng vào mặt quân thù làm anh em rất thích thú.

Tháng 11 năm 1953, cuộc chỉnh huấn chuyến sang Banh I và Banh II (tù án). Khi lực lượng tù binh chỉnh huấn thì tù án đã tiến hành thông tin, tuyên truyền và sắp xếp lại tô chức. Rút kinh nghiệm đợt chỉnh huấn của tù binh, tù án thực hiện phương pháp học tập theo các bước:

– Tập trung nghe giảng.

– Đào sâu suy nghĩ.

– Mạn đàm ngoại khóa.

– Thảo luận thắc mắc.

– Giải đáp thắc mắc.

Các khám tù khổ sai học trong một tuần. Buổi tối lên lớp thảo luận. Ngày đi làm thì đào sâu suy nghĩ và mạn đàm với nhau. Khu biệt lập (Khám 8-9-10, Banh II) có điều kiện học kỹ hơn (cả ngày), thời gian dài hơn (2 tuần). Những ai đã từng tham gia đợt chỉnh huấn ấy đều xác nhận rằng, trong đời mình, chưa có lần nào có được tinh thần phê bình và tự phê bình một cách sâu sắc và chân thành như lần chỉnh huấn chính trị tại Côn Đảo.

Những anh em làm công tác văn nghệ cũng được tham dự một cuộc chỉnh huấn văn nghệ. Anh em được học tập các vấn đề về lịch sử văn học, thể loại văn học, phương pháp sáng tác, quan điểm sáng tác. Các nguyên tắc dân tộc – đại chúng và khoa học của nền văn học mới được quán triệt sâu sắc. Chuyên đề “lịch sử văn học” đã giới thiệu khái quát nền văn hóa nước nhà qua các giai đoạn phát triển từ văn hóa phong kiến đến trào lưu văn học lãng mạn rồi văn học hiện thực cách mạng. Chuyên đề “thể loại văn học” đi sâu vào thơ ca là loại hình phổ biến nhất trong quần chúng và trong tù.

Đợt chỉnh huấn văn nghệ đã tạo ra một bước chuyển biến mới trong phong trào văn nghệ ở Côn Đảo. Da đen đứng dậy (Dehout Le Noir) và Nhân dân miền Nam kính yêu Bác Hồ Chí Minh là hai bài hát được sáng tác sau đợt chỉnh huấn văn nghệ, có tác dụng rất lớn trong công tác địch vận và đoàn kết khối tù kháng chiến, thôi thúc họ bước vào giai đoạn đấu tranh quyết liệt sắp diễn ra. Các bài hát Không đi lính; Không hiến máu cũng góp phần tích cực hưởng ứng cuộc vận động của Đảo ủy chống chủ trương của địch bắt tù nhân đi lính cho Bảo Đại và lấy máu tù nhân tiếp cho thương binh chúng. Hàng trăm bài thơ, hàng chục bản nhạc còn lưu lại được đến ngày nay là một di sản quý góp vào kho tàng văn học của dân tộc ta trong giai đoạn 9 năm chống Pháp.

Trong thời điểm ấy, chỉnh huấn chính trị cũng như chỉnh huấn văn nghệ không tránh khỏi sự ấu trĩ đương thời. Song, thành quả của cuộc chỉnh huấn lúc ấy là rất lớn, là cơ bản. Là cuộc vận động chính trị – tư tưởng sâu sắc của những người tù kháng chiến, đợt chỉnh huấn này giúp họ nâng cao giác ngộ giai cấp, giác ngộ dân tộc, tiến công vào những tư tưởng cá nhân, cơ hội, cầu an, quan liêu, địa vị, nhằm gột sạch những thói hư tật xấu, để rồi sau đó họ thanh thản, phấn khởi, hăng say bước vào cuộc chiến đấu một mất một còn với thực dân Pháp xâm lược.

Sau khi tổng kết đợt chỉnh huấn ở trại tù binh, Đảo ủy chỉ đạo cuộc đấu tranh đòi thực hiện chế độ tù binh và cải thiện chế độ lao tù, với các yêu sách:

– Xóa bỏ chế độ tù án, không thừa nhận các bản án mà thực dân Pháp đã xử, công nhận tất cả là tù chiến tranh. Thực hiện chế độ tù binh, tù chiến tranh theo Công ước Giơnevơ 1949.

– Không được cho tù ăn gạo mục, ăn thịt bàn chải (thịt ỉợn không cạo lông).

– Phải cung cấp rau tươi, đủ tiêu chuẩn ăn bất kỳ trong hoàn cảnh nào.

– Không được bắt làm khổ sai nặng nhọc.

– Không được cùm xiềng đánh đập, phạt xà lim.

– Bỏ quần áo tù, phát quần áo nhà binh.

– Được nhận hàng tiếp tê một cách đầy đủ, gồm cả sách báo, giấy bút, thuốc chữa bệnh…

– Cung cấp thông tin, báo chí theo yêu cầu.

– Người ốm phải được chữa bệnh, bệnh nặng phải đưa về Sài Gòn chữa, người già yếu quá tuổi, người mang bệnh thần kinh, bệnh truyền nhiễm, thương tật nặng phải được phóng thích.

– Người tù tự quản trong trại, người Pháp chỉ ở ngoài trại, khi cần phải đi làm khổ sai việc gì, thì đại diện tù nhân tự phân bổ.

Đảo ủy chỉ đạo giới hạn cuộc đấu tranh trong phạm vi Trại tù binh nhằm khảo sát thực tế kết quả xây dựng lực lượng của ta và thảm dò phản ứng của địch. Yêu sách đòi xóa bỏ chế độ tù án, chuyến tất cả thành tù chiến tranh (prisonier de guerre) là nấc thang cao nhất trong việc thăm dò phản ứng của địch.

Trong thời gian tù binh đấu tranh thì tù án tiếp tục chỉnh huấn, củng cố tổ chức, xây dựng lực lượng, làm tốt công tác binh vận, địch vận, giữ vừng thông tin liên lạc, hỗ trợ cho cuộc đấu tranh. Hình thức đấu tranh là đưa yêu sách đòi thực hiện chế độ tù binh theo Công ước quốc tế. Nếu không giải quyết yêu sách thì đình công, không một ai đi làm. Khối tù binh tổ chức học thuộc nội dung Công ước Giơnevơ 1949 về chế độ tù binh từ điều 21 đến 25 đế đấu lý với địch.

Ngày 3-11-1953, đại diện tù nhân đưa yêu sách đấu tranh. Các khám đều tuyên bố đình công không đi làm. Địch đối phó bằng cách không làm thì không cho ăn. Giám đốc Blăng 1 báo động toàn trại lính, cho bố phòng chặt chẽ tại Banh III và cho lính vào cướp hết tư trang, lương thực dự trữ của tù nhân, lục tìm vũ khí. Tù nhân hò la phản đối và kêu gọi binh lính người Phi giữ thái độ trung lập, không đàn áp tù nhân.

Ngày 8-11-1953, địch chuyển tất cả sĩ quan khám 8. Tổng đại diện Trại tù binh tên là Nam bị bắt, Nam không chịu được đòn, nhảy ra hàng giặc, chỉ cho chúng khi hầm bí mật ở bếp banh III, lấy đi 4 thùng tài liệu. Trong tình hình đó, Đảo ủy chỉ định Hoàng Văn Bảo làm tổng đại diện 2, duy trì cuộc đâu tranh đến thắng lợi.

Ngày hôm sau, trại tù binh tiếp tục đưa yêu sách như một tối hậu thư. Đại diện tù nhân tuyên bố, nếu nhà tù không giải quyết, họ sè gửi kiến nghị đến ông Đuyarăng (Durand) đại diện hội Hồng thập tự quốc tế. Giám đốc nhà tù trả lời bằng cách đưa 2 trung đội lính Âu – Phi vào đàn áp, bắt trên 80 tù nhân trung kiên do tên Nam tố giác đưa sang khu biệt lập Banh III mà tù nhân quen gọi là Chuồng Cọp Pháp, nơi có xà lim xây bằng đá, tường dày, mái cao, trên có dàn song sắt và hành lang cho lính đi tuần. Đây là lớp tù nhân đầu tiên bị giam ở Chuồng Cọp này.

Bị biệt giam, ngăn cách và không chế, thông tin liên lạc bị ách tắc, cuộc đấu tranh coi như kết thúc. Trong khi đó, chúa đảo nhận được chỉ thị từ Sài Gòn hướng dẫn việc giải quyết yêu sách đấu tranh. Tù binh được ăn thịt lợn, mỗi tuần 2 lần, được đọc thường xuyên một số tờ báo như Paris Match, Caravelle, Thần Chung; được nhận đồ tiếp tế; được cấp quần áo nhà binh; được cung cấp gạo trắng, bắp cải, rau xanh từ Sài Gòn chở ra; được khám bệnh và chữa bệnh; những người bị bệnh nặng được đưa về Sài Gòn chữa; thương bệnh binh nặng được trả tự do.

Kiểm điểm lại một tuần lễ đình công tranh đấu, Đảo ủy nhận định tinh thần và lực lượng tù nhân đã mạnh mẽ hơn trước. Địch phản ứng nhưng có mức độ. Đảo ủy tiếp tục phát động tinh thần tranh đấu từ thấp đến cao, với các yêu sách nhỏ đến lớn.

Các sở tù án cũng tích cực đấu tranh chống khổ sai. Hình thức đấu tranh được vận dụng linh hoạt. Tùy tình hình, chọn hình thức đấu tranh cho phù hợp. Có khi trực diện yêu sách, có khi đưa đơn, kiến nghị tập thể; địch không giải quyết thì có thế đình công tuyệt thực. Hình thức phổ biến lần này là lãn công phá hoại.

Thực hiện chỉ thị của Đảo ủy, tù nhân Sở Lưới đã phá hỏng chiếc xà lan gỗ. Phương tiện vận chuyển vào Cầu Tàu chỉ còn một chiếc sà lan sắt, trọng tải 40 tấn. Nhiều thuyền trưởng chở hàng ra đảo đã phàn nàn là việc bốc dỡ quá chậm. Giám đốc nhà tù phải gửi công vần để xin thêm 2 chiếc sà lan sắt.

Sở Củi và Sở Lò Vôi cũng liên tục đấu tranh đòi hạ mức khổ sai, lãn công phá hoại làm cho vôi ra lò ít, không đủ cung cấp cho việc xây dựng. Gỗ làm nhà tù phải chở từ đất liền ra, vì gỗ ở Côn Đảo không đủ quy cách. Sẵn gỗ, kíp thợ mộc cắt vụn ra đóng đồ cho xếp banh, đội, quản… theo yêu cầu của chúng. Kíp Chỉ Tồn don hàng thì làm rơi, làm vỡ, quăng cả xi măng, gạch, ngói xuống biển.

Phá hoại cơ sở vật chất, làm suy yếu bộ máy, phương tiện chiến tranh của địch bao giờ cũng là tư tưởng thường trực của những người kháng chiến. Năm 1951, kíp tù binh tu sửa Banh III đã đập vỡ ngói, cắt vụn gỗ làm tổn hao nhiều vật liệu và trì trệ việc tu sửa. Kíp làm đường ở Đầm thì để nước lũ cuốn trôi chiếc cầu trên đường ra Đầm bằng cách đổ một lớp móng cầu bằng toàn cát và sỏi.

Đầu năm 1953, trong một báo cáo gửi Thống đốc Nam Kỳ, chúa đảo đã báo động về tình trạng nhà cửa ở Côn Đảo: “Tất cả đều trong tình trạng hư hỏng (…) Nếu con số phạm nhân phải giam giữ tại Côn Đáo vượt qua 2.100 thì phải xây dựng lại Banh 111 và trừ bức tường ngoài còn dùng được, còn thì phải xây dựng mới hoàn toàn (…). Nếu như Banh III ấy được xây dựng lại thì địa điểm phải dời sang chỗ khác. Nhà banh này trước kia được xây dựng tại một nơi. không đủ điều kiện vệ sinh; trong mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 11, sân của nhà banh biến thành một cái ao rộng và có lẽ đây là một trong những nơi duy nhất mà nước không được trong sạch, chỉ gọi là dùng tạm được cho tắm rửa!\

Mấy chuyến tù liên tiếp ra trong sáu tháng đầu năm 1953 đã nâng sô tù Côn Đảo lên quá 2.300. Thực dân Pháp cấp tốc chở vật liệu ra và sử dụng lực lượng tù binh làm nhân công xây dựng nhà banh số 4, chuẩn bị chỗ để đưa thêm 500 tù binh ra Côn Đảo.

Đảng ủy trại tù binh thảo luận, có nhiều ý kiến chống việc xây dựng nhà banh số 4. Tù nhân không bao giờ lại xây nhà tù để giam mình. Song có ý kiến lại cho rằng nếu tù binh không xây thì địch sẽ lấy tù án, tù thường phạm, hoặc đưa thợ ở đất liền ra xây. Chi bằng ta cứ làm và chống bằng hình thức lãn công, phá hoại. Đảo ủy chấp thuận và chỉ thị cho Chi ủy Banh III và Liên khu tù binh phá hoại thật nhiều nguyên vật liệu, lãn công, làm chậm đến mức tối đa việc xây dựng Banh IV. Các sở tù khác cũng nhận được chỉ thị lãn công, phá hoại việc xây lao.

Kíp thợ hồ trộn thật nhiều xi măng vào vữa, trộn nhiều vữa vào buổi chiều để hết giờ làm là đổ bỏ. Kíp thợ mộc thì cắt vụn những thanh gỗ dài dùng làm vì kèo, xà nhà để chèn chống. Kíp vận chuyển đập phá vật liệu. Có lần anh em còn làm kênh mái tôn trước cơn mưa để nước vào làm hỏng hàng chục tấn xi măng tại kho dã chiến ở công trường xây dựng Banh IV. Các loại đinh 20cm được chuyển cho bộ phận tạo tác đế rèn dao găm, đục, choòng, búa chờ ngày phá ngục. Anh em còn xây những đoạn tường rỗng, cột rỗng ở những góc khuất trong khám để tù nhân lớp sau sử dụng làm hầm bí mật.

Có kíp tù đề ra những chỉ tiêu cụ thể, tối thiểu mỗi ngày mỗi người phải đập bể 3 viên gạch, 3 viên ngói, đổ bỏ 3 xẻng xi măng. Buổi tối về các tổ tâm giao đều kiểm điểm công tác thi đua theo chỉ tiêu phá hoại. Ai xây ít thì biểu dương, ai xây nhiều thì phê phán. Kíp tù binh làm tốt công tác Âu Phi vận nên bọn lính dễ dãi. vắng xếp banh là chúng mặc cho tù muốn nghỉ, muốn mạn đàm chính trị hay tập võ thuật cũng được.

Tên chủ thầu xây Banh IV biết tù nhân tổ chức phá hoại. Hắn thương lượng với đại diện tù nhân, nếu Liên đoàn cho anh em làm cẩn thận, đừng phá hoại thì y sẽ nói với Giám đốc cải thiện đời sống, cho ăn thêm thịt cá. Giám đốc nhà tù thì dọa dẫm anh Phan Cơ, đại diện kíp tù binh rằng: “Anh nói lại với Ban chấp hành các anh là phá ít thôi, lãn công ít thôi, cứ làm như thế này thì tôi mất đầu mà các anh cũng chẳng được yên đâu”.

Anh Độ, đại diện một kíp bị phạt xà lim 3 tháng vì phá hoại quá nhiều. Các anh Phạm Văn Dần, Đinh Đăng Đổ ở kíp Hoàng Sâm dọn tàu cũng bị đánh chết đi sống lại nhiều lần vì phá hoại. Nhưng sự đàn áp, dọa dẫm và thương lượng của chúng không kết quả. Trong 2 năm 1953-1954, có thời kỳ mỗi tuần có 2 chuyến tàu chở vật liệu ra đảo, mỗi ngày có hàng trăm lao động khổ sai mà cho đến tháng 8-1954 (khi trao trả), cả khu Banh IV chỉ được mấy bức tường xây nham nhở và những đống gạch ngói vụn.

Trong thời kỳ này, Liên khu tù binh còn nhiều hình thức đấu tranh nhằm tiêu hao cơ sở vật chất của địch. Căn cứ vào Công ước quốc tế về vấn đề tù binh, anh em đấu tranh đòi có báo đọc hằng ngày, dược phát quần áo, giày mũ nhà binh, đòi được ăn uống đối xử đúng chế độ. Địch phải nhượng bộ, đưa một số báo tiếng Pháp và những tờ báo phản động ở Sài Gòn cho đọc. Báo chí của địch chỉ có bộ phận tuyên truyền được đọc, chọn lọc tin tức rồi biên soạn bản tin nội bộ để phổ biến, còn lại giao cho Ban xã hội cắt nhỏ, chia đều cho các khám dùng vào việc vệ sinh. Quần áo chúng phát, anh em cất để dành cho những chuyến vượt ngục.

Một số kíp tù khổ sai của tù án có điều kiện vẫn tiếp tục vượt ngục. Tháng 2 năm 1953, Huỳnh Văn Sang và Trần Nhị liên kết với 3 nhân viên Rờsẹc người Miên là-Danh Căn, Danh Chăn và Trao Diên vượt ngục thành công. Giữa mùa hè 1953 gió chướng đã lặng hẳn, nhà tù đưa hơn 60 tù nhân ở Khám 4 và Khám 5 Banh I sang Bảy Cạnh kéo gỗ. Bốn anh Thanh, Hơn, Nguyễn Đức Triêm, Phan Văn Giàu được giao nhiệm vụ đóng thuyền, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các anh Lê Thành Tích (Đảo ủy viên), Trần Văn Đĩnh, Đỗ Văn Đích (chi ủy viên), trong kíp kéo cây. Buổi tối gácdang Obênăng em 1 và lính lên ngọn đèn pha trên đỉnh núi ngủ. Chỉ có 4 nhân viên Rờsẹc người Khơme ngủ với tù nhân ở lán dưới chân núi. Khi mới đóng được một khung thuyền thì có dấu hiệu lộ. A Muội, một thiếu nữ người Hoa ở Chợ Lớn theo tốp công nhân người Hoa ra sửa chừa pha đã thông báo cho tù nhân biết rằng cô nghe được tin nhà tù cử Tư Mách cầm đầu một tốp Rờsẹc 3 tên, cùng 3 con chó săn sang Bảy Cạnh phối hợp với 4 Rờsẹc ở Bảy Cạnh truy lùng. Tư Mách là tên ác ôn rất thạo nghề truy lùng tù trốn.

Chi ủy kíp kéo gỗ quyết định vận động nhóm nhân viên Rờsẹc ở Bảy Cạnh cùng tham gia vượt ngục. Anh Hơn với sự trợ giúp của Trần Văn Đĩnh, Phan Văn Đại đã vận động được 4 nhân viên Rờsẹc người Khơme tham gia vượt ngục. Họ cùng nhau chuyển khung thuyền đến một vị trí hiếm trở và kín đáo.

Phan Văn Đại cùng một số anh em tố chức 4 đêm văn nghệ liên tục trên bãi biển để che mắt Tư Mách và tốp Rờsẹc mới qua. A Muội cũng hết lòng giúp đờ tù nhân từ trang phục cho những đêm văn nghệ đến vật liệu, thực phẩm cho cuộc vượt ngục và cả việc lôi kéo Tư Mách vào tiệc nhậu suốt ngày, đánh bạc, hút xách suốt đêm, làm tiêu tan cuộc truy lùng của hắn. Anh Trần Văn Đĩnh nguyên là chiến sĩ công an Hà Nội đã tổ chức lực lượng an ninh, không chế một số tù nhân tinh thần yếu, đề phòng nhảy ra hàng giặc. Một loạt biện pháp ráo riết được áp dụng đồng bộ đã ngăn chặn được nguy cơ bị lộ.

Một đêm cuối thu 1953, 4 nhân viên Rờsẹc cùng 40 tù nhân kíp kéo gỗ ở Bảy Cạnh đã xuông thuyền giương buồm vượt ngục. Thuyền ra khơi được 10 cây số thì nước vào nhiều, đành phải dạt vào Hòn Cau để tu sửa lại. Vừa cập bâi Hòn Cau thì sóng xô thuyền vào đá ngầm vỡ tan. Hơn bổn chục người đã sống tại Hòn Cau bằng đợt đủng đỉnh, chuối, dừa, thịt vích trong khi máy bay, tàu chiến dịch săn đuổi trên biển. Hai tuần sau họ lại tiếp tục hạ thủy một chiếc bè mới đóng. Gió chướng chưa nổi lên nên sáng ra họ vẫn lênh đênh cách Hòn Bảy Cạnh không xa. Địch phát hiện được và đưa tàu ra bắt lại.

Trên Hòn Cau còn lại Võ Nguyên, Nguyễn Đức Triêm và Phan Văn Giàu. Ba người này đề xuất phương án nên chia thành nhiều tốp nhỏ, tự tổ chức phương tiện vượt lẻ nhưng không được chấp nhận nên ba người xin phép tập thể được ở lại tìm cách đi sau. Đêm đến, 3 người ôm khúc tre khô, dìu nhau bơi trở lại hòn Bảy Cạnh đế tránh cuộc truy lùng. Họ gặp được bác Tám Già, một người tù thường phạm vừa đến làm khổ sai ở Bảy Cạnh và cùng bác Tám kết bè vượt ngục lần nữa. Vải may buồm sẽ xin A Muội. Nhưng tốp truy lùng của nhà tù đả phát hiện được dấu vết đốn cây, kết bè. Bác Tám Già chỉ lối cho 3 người tù trẻ trốn đi rồi bác ở lại nhận hết, chịu đòn và chịu phạt. Nhà tù tiếp tục truy lùng và phát loa gọi hàng.

Đêm ấy “ba con rái biển” lại kèm nhau bơi về Côn Đảo, sau khi đẩy chiếc bè trôi ra biển để đánh lừa địch. Họ trốn trong hang đá trên Núi Chúa và liên hệ được với tù nhân kíp đập đá (khu Trần Phú). Kíp đập đá đã nhường cơm, sẻ áo nuôi tốp vượt ngục 3 tháng liền để chuẩn bị cuộc vượt ngục lần thứ 3.

Hàng ngày, Nguyên và Giàu may vải bọc thuyền trong hang sâu, Triêm xuổng chân núi phụ in ấn tài liệu cho Đảo ủy và nhận đồ tiếp tế của kíp đập đá. Sơn vải một phần do kíp đập đá tích lũy được, phần do Trương Qua, Trân Bảo Trung, Hàn Giang Nguyên (Phồn) và nhóm tù người Hoa ủng hộ. Võ Bằng, Bí thư phân chi bộ khu Trần Phú trực tiếp liên hệ, tiếp tế và giao nhiệm vụ cho tốp vượt ngục. Đỗ Hoàng Trừ, phó bí thư Đảo ủy làm khổ sai ở Sở Củi cũng đã gặp gỡ, chỉ đạo và giúp đỡ vật chất, phương tiện cho tốp vượt ngục. Đảo ủy đã giới thiệu Trần Văn Tường, một người tù thường phạm thạo nghề thuyền bè, sông nước cùng đi với họ.

Tường trốn lên hang núi ở một tuần rồi cùng Nguyên – Triêm – Giàu ôm vải bọc thuyền đã may sẵn và quét sơn qua mũi Lò Vôi vào đêm Nôen 24-12-1953. Ngoài tấm vải bọc chiếc thuyền đủ 4 người đi mà họ ôm theo, tốp vượt ngục còn để lại 3 tấm lớn hơn mà họ may tặng lại anh em, một cho kíp đập đá, một cho nhóm người Hoa, một cho Đảo ủy.

Bốn người đã chặt mây, ghép khung thuyền tại mũi Lò Vôi và hạ thủy vào đêm 31-12-1953, lúc bọn Pháp đang say sưa đón giao thừa. Chiếc thuyền con lướt qua vịnh Côn Đảo, qua mũi Cá Mập rồi căng buồm nhằm thẳng hướng tây. Chuyên vượt ngục ấy lạc về tận đất Xiêm. Võ Nguyên, Nguyễn Đức Triêm, Phan Văn Giàu và Trần Văn Tường lại bị nhà cầm quyền Xiêm trả họ cho chính quyền bù nhìn Nam Kỳ. Sau đó, họ được chuyển sang trại Hanh Thông Tây rồi được trao trả vào cuối năm 1954.

Đại hội Đảng bộ Côn Đảo lần thứ IV

Sau đợt chỉnh huấn, Đảo ủy nhà tù đã xét kỷ luật một số đảng viên có nhiều sai phạm, dù là sai phạm ở ngoài đời, khi bị bắt hay sa sút ý chí khi ở tù. Một số cán bộ cấp tỉnh, cấp khu có sai phạm nghiêm trọng cũng bị kỷ luật khai trừ. Án kỷ luật được xem xét một cách dân chủ nhưng nghiêm khắc. Nhiều đồng chí từng là đảng viên, chi ủy viên, phân chi ủy trong Đảng bộ cũng tự kiểm thảo, thành khẩn với những khuyết điểm của mình và xin nhận mức kỷ luật thích đáng, từ cảnh cáo cho đến khai trừ.

Đại hội Đảng bộ nhà tù Côn Đảo tiến hành vào cuối năm 1953. Nguyễn Văn Thi và Vũ Hồng Vũ góp nhiều ý kiến và soạn thảo tài liệu giúp Đảo ủy chuẩn bị Đại hội. Phần lớn việc đánh giá tình hình, xây dựng chủ trương hoạt động, soạn thảo báo cáo, in ấn tài liệu đều thực hiện ở Banh III. Nguyễn Văn Nghĩa và Lê Đình Thụ hằng ngày qua mạng lưới thông tin mà báo cáo tình hình và trao đổi với các Đảo ủy viên ở khối tù án.

Sau khi nhận được báo cáo dự thảo, các chi bộ tổ chức thảo luận, góp ý và cử đại biểu tham dự Đại hội Đảng bộ. Các đại biểu khai bệnh để được gặp nhau tại Nhà Thương Côn Đảo vào buổi sáng một ngày cuối năm 1953. Đại biếu phải thuộc làu đề án nghị quyết và các ý kiến đóng góp của chi bộ mình. Gặp nhau chỉ trao đổi ngắn gọn điều gì nhất trí, điều gì không nhất trí, bầu người nào, không bầu người nào. Các nhóm thảo luận nhanh chóng và biểu quyết miệng ngay tại chỗ. Nhóm trưởng ráp lại với nhau một lần nữa rồi báo cáo kết quả về cho Ban chỉ đạo Đại hội.

Đại hội nhất trí với những đánh giá của Đảo ủy về tình hình địch ta ở Côn Đảo, về bước chuyển trong tư tưởng, tổ chức và hoạt động của tù kháng chiến sau đợt chỉnh huấn. Đại hội nhận định cuộc kháng chiến đang bước vào giai đoạn phản công giành thắng lợi quyết định. Để chuyến kịp với tình hình và đủ khả năng ứng phó với những tình huống phức tạp, Đảo ủy phải lãnh đạo một cách toàn diện, không chỉ trong phạm vi nhà tù mà trên toàn địa bàn Côn Đảo. Đảo ủy phải thực hiện đầy đủ sự lãnh đạo đối với cả tù nhân các dân tộc Việt – Miên – Lào – Thái – Trung Hoa, cả số làm Rờsẹc và số theo Liên xã cũng như tất cả thầy chú người Việt, lính Phi, lính Pháp, gácdang. Khi có đủ điều kiện sẽ thành lập Ủy ban kháng chiến hành chính để thay mặt Chính phủ lãnh đạo cuộc kháng chiến trên toàn địa bàn Côn Đảo.

Đại hội lần thứ 4 của Đảng bộ Côn Đảo còn xác định rõ nhà tù là một mặt trận trong cuộc kháng chiến, tù nhân là một lực lượng của kháng chiến. Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong cuộc chiến tranh giải phóng này là dù bất kỳ ở đâu, trong hòan cảnh nào, đảng viên cũng phải tổ chức lại, lãnh đạo quần chúng đấu tranh với kẻ thù. Đại hội đã căn bản giải tỏa được “đám mây mù” về tư tưởng trong một số cán bộ, đảng viên lúc đó cho rằng “ở tù là có tội”, “bị Đảng bỏ rơi, không chỉ đạo mặt trận tù nhân”.

Đại hội quyết định đẩy mạnh các mặt hoạt động của tù nhân Côn Đảo, nhất là công tác thông tin liên lạc, công tác Âu – Phi vận, việc tranh đấu hàng ngày. Phải chuyển hẳn những cuộc đấu tranh theo kiểu “phản kháng thụ động” sang thế chủ động tiến công. Tích cực công kích địch, làm cho chúng đối phó không kịp, rối loạn hàng ngũ, phân tán lực lượng suy yếu dần mòn. Đại hội cũng nhận định Mỹ đã nhảy vào Đông Dương, Pháp đẩy mạnh xây dựng lực lượng ngụy quân, lực lượng cơ động chiến lược và chuyển hướng chiến lược, củng cố vùng đồng bằng Nam Bộ. Vì thế, kháng chiến có thể còn nhiều tình huống phức tạp, Đảng bộ phải chuẩn bị tích cực để đón thời cơ, tự giải phóng mình, giải phóng Côn Đảo.

Đại hội bầu Nguyễn Văn Thi làm Bí thư Đảo ủy; Đỗ hòang Trừ là Phó bí thư, kiêm Chủ tịch Liên đoàn tù nhân kháng chiến; Vũ Hồng Vũ, Thường vụ Đảo ủy, phụ trách công tác chính trị, tư tưởng và tranh đấu, dự kiến sẽ làm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chánh Côn Đảo khi có điều kiện. Ban chấp hành Đảo ủy còn có: Nguyễn Văn Nghĩa phụ trách Đảng vụ; Lê Khắc Thành phụ trách chi bộ tù án ở Banh II; Trần Công

Hiệu, phụ trách chi bộ tù án ở Banh I; Hoàng Nam tức Phan Xuân Tiềm phụ trách chi bộ tù áo trắng và các sở ngoài; Lê Đình Thụ, đặc trách công tác liên lạc giữa Đảo ủy với Thành ủy Sài Gòn – Gia Định và Trung ương Cục.

Sau nhiều đợt đấu tranh và vận động, anh Duy tức Đoàn Duy Thành bị áp-xe phổi nặng, anh Trần Mạnh tức Vũ Quang Đạo bị thương hỏng một mắt khi lao động khổ sai được đưa về Sài Gòn chữa bệnh cùng một số người bệnh khác. Hai anh được giao nhiệm vụ tìm mọi cách báo cáo tình hình ở Côn Đảo với Đặc khu ủy Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định và Trung ương cục. Bản báo cáo do Đảo ủy soạn thảo, hai anh được học thuộc, nhập tâm dưới sự hưởng dẫn trực tiếp của các anh Nguyễn Văn Thi, Bí thư Đảo ủy; Vũ Hồng Vũ; Thường vụ Đảo ủy và Lê Đình Thụ.

Tháng 10 năm 1953, Đoàn Duy Thành được trả tự do ở Sài Gòn. Trần Mạnh thì vượt ngục ở Nhà thương mắt. Cả hai đều lần lượt đến nhà bà Nguyễn Thị Năm ở Xóm Chiếu (quận 4, Sài Gòn) là cơ sở giao liên của Thành ủy theo mật hiệu mà anh Lê Đình Thụ giao cho. Từ đó, các anh gặp được Đặc khu ủy Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định, Trung ương cục và Trung ương. Ngoài việc báo cáo tình hình, các anh còn có nhiệm vụ xin ý kiến và sự chi viện của Trung ương cho kế hoạch giải thoát toàn đảo lần thứ 2 và tìm mọi cách thông tin ra đảo.

Năm kiến nghị của Đảo ủy với Trung ương đều tập trung cho kế hoạch giải thoát:

– Gửi cho xin những chính sách mới để học tập và để kịp thời phối hợp với đất liền để giải thoát (sợ lỡ thời cơ địch sẽ đem đi nơi khác xa hơn).

– Xin chỉ thị về kế hoạch xây dựng cơ sở và kế hoạch giải thoát.

– Giúp đỡ kế hoạch giải thoát (…)

– Cho xin một máy vô tuyến điện nhỏ gửi ra.

– Tháng 1, 2 sẽ tổ chức một cuộc giải thoát, đề nghị với Trung ương – phân cục miền Nam đón ở khu Bạc Liêu… 1

Ban tham mưu quân sự do anh Vũ Hạnh phụ trách giúp Đảo ủy phác thảo kế hoạch giải thoát và tổ chức đạo quân ngầm làm lực lượng xung kích tác chiến. Trước mắt, Đội quân ngầm có nhiệm vụ bảo vệ lãnh đạo; không chế những tên phản động chưa cải tạo được; tự chế tạo vũ khí, luyện tập chiến thuật, võ thuật; vẽ bản đồ và xây dựng phương án tác chiến. Khi thời cơ cho phép, Đội quân ngầm sẽ là lực lượng xung kích đánh chiếm các vị trí quan trọng trên đảo, phối hợp với lực lượng tù kháng chiến ở các cơ sở giải thoát toàn bộ tù nhân. Hầu hết các cán bộ quân sự cấp trung đội, đại đội và tiểu đoàn đều được xung vào Đội quân ngầm. Tổ tham mưu trinh sát có các anh Văn Bằng (tổ trưởng), Ngô Đình Lại, Nguyễn Ngọc cầm, Trần Dược; tổ địch vậr^có các anh Độ, Nghĩa, Thành, v.v… toàn đảo thực hiện nếp sống quân sự hóa, gắn sinh hoạt, học tập, lao động khổ sai của từng toán (10 người, theo mâm ăn) với tiểu đội chiến đấu khi xung trận. Các tổ trưởng đảng đều trực tiếp làm toán trưởng trong sinh hoạt và làm tiểu đội trường khi tranh đấu. Riêng lực lượng tù án lúc đó đã tổ chức được 80 toán (tiểu đội chiến đấu). Kíp hòang Sâm đã tổ chức được một trung đội gồm 32 cán bộ, chiến sĩ phụ trách phương án đánh chiếm tàu hàng. Trại tù binh được tổ chức thành một tiểu đoàn.

Từ kinh nghiệm cuộc bạo động 12-12-1952, lần này Đảo ủy chỉ đạo phải trang bị ngay vũ khí. Lực lượng xung kích phải được huấn luyện chu đáo, đánh nhanh, chắc thắng, không để sổng địch; phải tổ chức riêng một lực lượng và phương án cướp trạm vô tuyến điện ở Cầu Tàu và đài vô tuyến điện ở Bảy Cạnh.

Những tháng cuối năm 1953, phương án võ trang cướp đảo vượt ngục được ráo riết chuẩn bị. Tổ sản xuất vũ khí rèn được hàng trăm dao găm từ đinh buloong. Tổ binh vận lấy được cả súng và lựu đạn. Tổ trinh sát lợi dụng lúc đi làm khổ sai hoặc đi lễ nhà thờ mà quan sát, vẽ bản đồ Côn Đảo, sơ đồ từng khu vực bố phòng. Lực lượng xung kích tập võ thuật, chiến thuật.

Công tác thông tin, tuyên truyền văn nghệ ở các khám tù đều hướng vào mục tiêu tự giải phóng. Mục tiêu cao nhất của đợt chỉnh huấn (cuối năm 1953 đầu 1954) cũng nhằm nâng cao giác ngộ giai cấp, giác ngộ dân tộc, đồng thời củng cố quyết tâm tự giải phóng mình và giải phóng Côn Đảo khi có thời cơ.

Trong thời kỳ này, Tổ binh vận còn mở được một lớp tập huấn luyện chiến tranh nhân dân cho binh lính người Phi. Từ môi đồng cảm giữa hai dân tộc cùng chung kế áp bức là thực dân Pháp cộng với lòng cảm phục những người tù Côn Đảo, binh lính người Phi đã thích thú tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam; về Chủ tịch Hồ Chí Minh, về Đại tướng Võ Nguyên Giáp; tìm hiểu về kinh nghiệm giành chính quyền, kinh nghiệm kháng chiến bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Bài học về chiến tranh nhân dân được những người lính Phi đặc biệt quan tâm. Có tốp lính dẫn tù binh đi làm đã thay phiên nhau, người gác, người ngồi vây quanh nghe tù nhân giảng bài. Khi những “người thầy” này bị phạt trong biệt lập thì chính họ vừa canh gác tiếp tế, liên lạc, vừa nghe giảng qua khe cửa sắt. Sau này, khi thực dân Pháp thất bại ở Điện Biên Phủ, nhiều binh lính gốc Phi đã trở về tham gia cuộc đấu tranh võ trang giành độc lập của nhân dân Angiêri. Cách mạng thành công, trở thành những người lãnh đạo Nhà nước và quân đội Angiêri, họ viết thư sang Việt Nam cám ơn những người tù kháng chiến thời ấy đã truyền cho họ hiểu biết về sức mạnh đoàn kết của một dân tộc và kinh nghiệm về chiến tranh nhân dân để giải phóng dân tộc mình khỏi ách nô lệ.

Ban ngoại vận ở khối tù án trong nhiều năm đã tổ chức được những cơ sở tin cậy trong số gác ngục, công chức và gia đình họ. Vợ chồng y tá Lộc đã mua giúp rađiô và đặt tại nhà mình cho anh em tù kháng chiến nghe tin tức. Cô Kim Châu, con giám thị 14 Cư thường mở rađiô cho nhóm tù nhân ở Nhà Thương nghe. Các anh Lý, Huỳnh Phò cũng tổ chức nghe tin tức qua rađiô ở nhà ông Trần Văn Thiều ở kho bạc và ở nhà gácdang Sami gốc Ấn Độ. Anh Minh Nam (tức Lê Xuân Cương) ở Nhà Thương là một trong những đầu mối tổng hợp tin tức cho Đảo ủy. Anh Ngô Xiêm tổ chức in tin nhanh tại Khám Chỉ Tồn Banh I. Hai em Đào Ngọc Minh và Đào Quang Cường (sau này là nhà báo Mai Lê Cường), con bà Bùi Thị Quý cũng tham gia các việc liên lạc, canh gác, đưa tin cho Liên đoàn tù nhân. Minh còn là tổ trưởng, cùng với Pônlét (Paullette) con giám thị Đoàn Doãn Phê (quốc tịch Pháp) tổ phó, phụ trách gần chục em thiếu nhi để giúp đỡ các chú tù kháng chiến. Đào Ngọc Minh và Đào Quang Cường sau này được Đảo ủy bố trí cho về Sài Gòn rồi đưa ra Hà Nội đào tạo thành những cán bộ khoa học kỹ thuật về phục vụ đất nước.

Tin tức chiến sự nghe được qua rađiô, báo chí và do binh lính, gác ngục có cảm tình cung cấp vẫn được báo cáo về Đảo ủy hàng ngày. Được tin tình hình chiến sự đang chuyển biến mau lẹ trên các chiến trường, ở Đông Dương, Đảo ủy gấp rút chỉ đạo xây dựng lực lượng để đón thời cơ. Hàng loạt cuộc đấu tranh bằng hình thức yêu sách, kiến nghị, phản đối tập thể đã liên tiếp nổ ra, với nội dung cụ thể:

– Tăng số người khám bệnh trong ngày (để tích trữ thuốc men).

– Tăng khẩu phần ăn (để tích trữ lương thực).

– Đòi chở nước ở Bản Chế về để ăn uống cho đảm bảo vệ sinh (qua đó liên hệ với tổ sản xuất vũ khí).

– Tăng thêm người làm vườn, trồng rau cải thiện (Kíp làm vườn là một tổ xung kích của Đội quân ngầm).

– Đòi cấp quần ảo tốt (để dành bọc thuyền, làm buồm khi cần).

– Đòi cho tù đi đánh cá, bắt vích thay cho khô mục, cho tù cùng với lính lên rừng bắn trâu để bổ sung khẩu phần thịt.

– Đòi cho những người có đạo được đi lễ nhà thờ (những buổi sáng chủ nhật đi lễ nhà thờ là cơ hội để các chiến sĩ trong Đội quân ngầm quan sát các mục tiêu trong thị trấn để lập kế hoạch huấn luyện và tác chiến).

Đảo ủy còn chỉ đạo một đợt đấu tranh chống bắt lính, chống lấy máu của tù nhân.

Thực hiện kế hoạch xây dựng 20 vạn ngụy binh, bọn Pháp đã tính đến chuyện bắt lính trong tù. Sau khi cho cố vấn về công tác bình định đi thăm một loạt trại tù binh ở Nam Bộ, thiếu tá tình báo Phácxy (Farcy, Chánh văn phòng của thiếu tướng Tư lệnh lục quân Pháp tại miền Nam Việt Nam) đã gửi văn thư 0557/ca/Mil ngày 29-12-1953 cho thiếu tá Thômát (Thomas, đặc trách công tác bên cạnh Thủ hiến Nam Việt Nam) để lưu ý việc đánh giá tù kháng chiến như sau: “(…) Trong số họ, có rất nhiều người có tư cách; vì họ đã biết phải dấn thân cho một lý tưởng mà họ tin là cao cả; những Việt Minh này một khi đã được cải tạo theo lý tưởng quốc gia, họ rất có thể trở thành những người rất hữu ích cho dân tộc Việt Nam

Văn thư còn hướng dẫn các kiểu lung lạc, bịp bợm để người tù chịu làm tay sai, cầm súng đánh thuê cho chúng. Nhiều tên nhân viên phòng nhì Pháp đã được phái đến các trại tù, cùng với đại diện của chính quyền bù nhìn tiến hành bắt lính. Chúng chọn và gọi từng người lên văn phòng đặt vấn đề, ai đồng ý, chúng sẽ trả tự do ngay và sung vào lính. Nếu là sĩ quan, chúng hứa sẽ giữ nguyên quân hàm, chức vụ trong quân đội ngụy. Nhưng tất cả họ đều tẩy chay việc đi lính và hiến máu cho Pháp; thực hiện đúng khẩu hiệu của Đảo ủy đề ra là không một người đi lính, không một giọt máu cho giặc Pháp.

Trong lúc chiến dịch Điện Biên Phủ đang gần ngày thắng lợi, Đảo ủy chỉ đạo tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1-5-1954 trên toàn đảo. Tổng đại diện tù binh đã báo cho Giám đốc nhà tù biết để giữ thế hợp pháp.

Ở giữa Banh III, tù nhân dựng một quả cầu lớn, đường kính 3 mét, khung bằng tre, bồi giấy xi măng. Quả cầu có hình đôi chim bồ câu ngậm dải lụa đào trên nền bốn biển năm châu và khẩu hiệu “HÒA BÌNH THẾ GIỚI MUÔN NĂM” bằng tiếng Việt và tiếng Pháp. Đêm văn nghệ của tù binh Liên khu I có nhiều bài hát vừa sáng tác trong tù như Không đi lính, Không hiến máu, của nhạc sĩ Đẩu. Điệu múa Tam tam chế do Ban văn nghệ của Đội quân ngầm dàn dựng và biểu diễn rất đẹp mắt, thể hiện tình đoàn kết chiến đấu của người chiến sĩ quân đội nhân dân. Thực ra đó là những động tác cơ bản trong chiến thuật bộ binh do Ban tham mưu quân sự đã soạn cho anh em luyện tập với cây súng gồ.

Chiều 7-5-1954, qua rađiô, Đảo ủy được tin quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ. Tối ấy các khám đều liên hoan mừng chiến thắng. Đảo ủy tiến hành lập danh sách toàn thế tù nhân, phân loại cán bộ, đảng viên, chuẩn bị đấu tranh đòi trao trả. Phòng tuyên huấn được Đảo ủy giao nhiệm vụ biên soạn văn bản tố cáo chê độ thực dân Pháp ở Nhà tù Côn Đảo trước dư luận trong nước và quốc tế. Hàng trăm tù nhân ở các khu đã cung cấp tội ác của thực dân Pháp trong hơn 8 năm thống trị ở Côn Đảo. Phòng tuyên huấn biên soạn lại thành 2 tập: Tám năm tội ác của thực dân Pháp ở Côn Đảo và Bản án xâm lược Pháp.

Đó là tiếng nói trực tiếp của các nhân chứng đã bị hành hạ đọa đày với những chứng tích cụ thể về tội ác của bọn Pháp xâm lược. Tài liệu được chép thành nhiều bản trên các khổ giấy nhỏ phân phát cho các đoàn tù, gửi cho các phái đoàn quốc tế và sử dụng làm văn bản đấu tranh với bọn chúa ngục Côn Đảo.

Trở về thắng lợi

Ngày 12-5-1954, ta trao trả cho Pháp 858 thương binh ngay tại Mặt trận Điện Biên Phủ. Đáp lại, phía Pháp cũng trao trả cho ta 267 thương bệnh binh tại cầu Giỏ (Bắc Giang) vào ngày 16-6-1954. Nhân cuộc trao trả ấy, đại diện 2 bên đã mở đầu cuộc tiếp xúc chuẩn bị cho hội nghị quân sự 2 bên giữa Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam và Bộ Tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương. Sau một số cuộc gặp gỡ, hai bên đã thỏa thuận mở hội nghị chính thức tại Trung Giã vào đầu tháng 7 năm 1954, song song với Hội nghị Giơnevơ.

Ở Côn Đảo, tất cả các lực lượng binh vận, địch vận, ngoại vận đều phát huy mọi nỗ lực giúp Đảo ủy nắm chắc diễn biến tình hình. Cuốn nhật ký nhỏ khổ 6×9, dày 50 trang của anh Trần Đông (thư ký cho Bí thư Đảo ủy từ tháng 2-1954) cho biết, tin tức đến văn phòng Đao ủy hầu như từng ngày. Tin Liên Xô, Trung Quôc, Ấn Độ cho đến tiêng súng ở các mặt trận, đặc biệt là thỏa thuận tại Hội nghị Trung Giã và Hội nghị Giơnevơ được anh em theo dõi và ghi chép tỉ mỉ, hoặc lược thuật nội dung cơ bản. Sau đây là tin về Hội nghị Trung Giã, trích trong Nhật kỷ Trần Đông (nguyên bản):

“Ngày 4-7-1954, Hội nghị Trung Giã 2 bên gặp nhau thảo luận chương trình:

– Giải quyết đề nghị do Genève đưa ra.

– Ngừng bắn.

– Hoạch định phương pháp ngừng chiến, đóng quân.

– Trao đổi tù binh.

– (thiếu 2 chữ) đưa ý kiến lên Genève.

Ngày 7-7-1954, Hội nghị Trung Giã 2 bên thỏa thuận:

– Ngừng bắn toàn ĐB (Đông Dương – BT).

– Khu vực đóng quân.

– Trao đổi tù binh trao đổi thương bệnh binh 14-7 – cải thiện chế độ tù binh.

– Ngày (mờ mấy chữ) Nhật lệnh của chính phủ tự do tín ngưỡng. Chính sách đối với đồng bào công giáo. Mệnh lệnh gửi quân đội và nhân dân Việt Nam:

Ngừng bắn toàn lãnh thổ Việt Nam. Bắc Bộ 7 giờ 27-7, Trung bộ 1-8, Nam bộ 11-8.

– 3 giờ chiều 27-7, Hội nghị Trung Giã giải tán, nhường lại cho hội đồng kiểm soát (..-)”1.

Tin tức được theo dõi từng giờ nên Đảo ủy có đầy đủ cơ sở để nhận định tình hình để có cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh sắp tới. Đảo ủy nhận định rằng Hội nghị Giơnevơ có triển vọng giải quyết vấn đề Việt Nam bằng con đường hòa bình, những người bị địch bắt trong chiến tranh sẽ được trao trả cho Chính phủ kháng chiến. Điều đó là đương nhiên đối với tù binh, song lại phức tạp đối với tù án. Bọn Pháp có thể tráo trở, xem tù án là những người phạm pháp (tội hình sự) mà trao trả cho Chính phủ Bảo Đại. Mặt khác, có khả năng đế quốc Mỹ sẽ nhảy vào Việt Nam phá hoại Hiệp định, củng cố chính phủ bù nhìn, làm cho tình hình phức tạp. Vì vậy, cần phải có một cuộc đấu tranh rộng lớn để chống những âm mưu-lật lọng của thực dân Pháp và bù nhìn tay sai.

Mục tiêu chính của cuộc đấu tranh này là đòi hủy bỏ các bản án, nhìn nhận là tù chiến tranh, trao trả cho Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa. Cơ sở pháp lý là khi Pháp đã nhìn nhận chủ quyền độc lập của dán tộc ta thì việc tòa án Pháp xét xử công dân Việt Nam trớ nên bất hợp pháp, dù là án tư pháp. Trong khi chờ đợi trao trả, Pháp phải thực hiện chế độ tù chiến tranh, đối xử nhân đạo như thỏa thuận của Hội nghị Trung Giã.

Đảo ủy nhận định yêu sách này vượt qua quyền nạn của bọn cầm quyền Côn Đảo cho nên phải gạt bọn này ra khỏi mũi nhọn của cuộc đấu tranh. Nhưng mặt khác, phải làm chi chúng rối loạn hoang mang, buộc chúng phải thúc ép bọn đầu sỏ trong đất liền chóng giải quyết. Muốn vậy, phải dùng ưu thế tuyệt đối của ta là tinh thần cứng rắn, bền bỉ đế đánh vào nhược điểm của địch là vấn đề nhân công. Ta phải thống nhất lực lượng, cương quyết đình công tranh đấu. Một cuộc đấu tranh như vậy chắc chắc sẽ phải lâu dài và gay go, cần phải chuẩn bị tốt cả vật chất, tinh thần và lực lượng.

Đảo ủy huy động lực lượng tranh đấu lần này gồm toàn thế tù nhân trên Côn Đảo, không phân biệt tù binh hay tù án, trong tù án cũng không phân biệt tù kháng chiến hay tù tư pháp. Đảo ủy sắp xếp lại bộ máy ở các nơi, thực hiện nhất nguyên chế trong lãnh đạo. Tổng số tham gia là 2.252 người, trong đó có 593 tù binh và 1.659 tù án.

Toàn bộ yêu sách chủ yếu là cho tù án nên trại tù binh chỉ là lực lượng phối hợp. Điểm trung tâm của cuộc đấu tranh toàn đảo lần này thuộc khối tù án. Trong ba liên khu của tù án thì Đảo ủy chỉ đạo điểm là Liên khu II và III (tức Banh I và Banh II), vì đó là nơi tập trung tù nhân cả về số lượng và chất lượng, đã được rèn luyện, thử thách nhiều lần về trình độ tổ chức, năng lực cán bộ và tinh thần dấu tranh. Liên khu IV (các sở ngoài) là diện phối hợp. Lực lượng đấu tranh được chia làm 2 bộ phận:

– Bộ phận đình công gồm tù nhân ở tất cả các sở huyết mạch của nhà tù như Sở Củi, Sở Lưới, Bản Chế, Chỉ Tồn, Lò Vôi, Sở Rẫy…

– Bộ phận không đình công, chỉ đưa yêu sách, kiến nghị gồm các kíp tù làm ở Nhà bếp, Nhà Thương, công nhân tư gia, thư ký các văn phòng và một số ít tù nhân ở các sở. Bộ phận này đảm nhiệm các công tác hỏa thực, giao thông liên lạc, ngoại vận, địch vận.

Bố trí như vậy cũng là để tránh bớt căng thẳng với bọn cầm quyền ở Côn Đảo. Trong 5 ngày cuối tháng 7- 1954, các chi bộ thuộc khối tù án đã kết nạp thêm 9 đảng viên, tăng cường lực lượng lãnh đạo cho cuộc đấu tranh quyết liệt sắp tới.

Đảo ủy chỉ định các anh Trịnh Văn Hà, Lê Văn Thống (tổng đại diện và phó tổng đại diện tù án) làm chủ tịch và phó chủ tịch úy ban tranh đấu. Các anh Nguyễn Trí Tuệ, hòang Phúc là trưởng và phó ban an ninh. Hiệu lệnh đấu tranh, sẽ mở đầu bằng bài hát Lên Đàng. Hiệu lệnh hiệp đồng chống khủng bô là bài Chiên sĩ ca. Nếu địch khủng bố ác liệt, sẽ hiệp đồng ở mức cao hơn, khi có hiệu lệnh bằng hát bài Tiến quân ca. toàn bộ tinh thần cơ bản của cuộc đấu tranh đã được thể hiện trong bài thơ Hồ Chí Minh của Phạm Tiệp, được Nguyễn Sáng phổ nhạc ngay trong đợt tranh đấu:

ĐI THEO HỒ CHÍ MINH

Là công dân của nước Việt Nam

Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

Nước chiến thắng đế quốc Pháp

Là công dân của nước chiến thắng

Có cha già Hồ Chí Minh

Có anh cả Trường Chinh

Có Đảng lao động Việt Nam

Tất cả một lòng – Tất cả một lòng

Dũng cảm đấu tranh – Dũng cảm đấu tranh

Quyết tử tất thắng

Đòi Pháp phải trả hết – Đòi Pháp phải trả hết

Chúng ta về với Chính phủ Hồ Chí Minh.

Đêm 20-7-1954, Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương đã được ký kết tại Giơnevơ. Bộ phận ngoại vận chép được nội dung Hiệp định qua bản tin đọc chậm. Thường vụ Đảo ủy họp bất thường để gấp rút chuẩn bị tiến hành tranh đấu. Đảo ủy quyết định dành hẳn 10 ngày để chuẩn bị thật chu đáo, tập trung vào các việc sau:

Tổ chức:

– Thực hiện nhất nguyên chế

– Thành lập UBKCHC 1 Côn Đảo

– Sắp xếp hộ máy các nơi.

Tinh thần:

– Vận động giải thích cho anh em hiết sự ích lợi và cần thiết của cuộc tranh đấu.

– Đả thông mọi người những tư tưởng lệch lạc để khỏi đi sai phương châm Trường kỳ đình công.

– Giáo dục cho anh em có ý thức và tinh thần chịu đựng gian khổ, khủng bố và đàn áp.

– Đào sâu căm thù địch để anh em dứt khoát lập trường, xây dựng tinh thần chiến đấu.

Vật chất:

– Dự trữ vật chất, đề phòng địch bỏ đói, bỏ khát, cho ăn ít.

– Bồi dưỡng sức khỏe để chịu đựng.

– Chuẩn bị vật dụng chống đàn áp (đánh đập, bom cay, v.v…)2.

Ngày 25-7-1954, Ủy ban kháng chiến hành chính Côn Đảo công khai danh nghĩa, ra lời hiệu triệu, niêm yết tại nhiều nơi, tuyên bố Ủy ban kháng chiến hành chánh Côn Đảo đã được thành lập, thay mặt cho Chính phủ lãnh đạo nhân dân toàn đảo tiến hành cuộc kháng chiến cho đến thắng lợi cuối cùng, đem lại độc lập, tự do hòan toàn cho dân tộc.

Bản hiệu triệu kêu gọi những công chức, giám thị người Việt lầm đường lạc lối hãy quay lại với nhân dân, kẻ nào ngoan cố chống lại sẽ bị trừng trị. Hiệu triệu kêu gọi binh lính, gác ngục người Pháp, người Phi hãy ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Côn Đảo chống thực dân Pháp. Hiệu triệu cổ vũ toàn thể tù nhân sát cánh chiến đấu dưới mệnh lệnh của Ủy ban cho đến thắng lợi. Vũ Hồng Vũ, Thường vụ Đảo ủy là Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính Côn Đảo đã ký tên vào Bản hiệu triệu, với bí danh Trần Quốc Minh.

Theo chủ trương của Đảo ủy, Ủy ban kháng chiến hành chính Côn Đảo trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh với địch, đòi thực hiện Hiệp định Giơnevơ về vấn đề trao trả tù binh, tù chiến tranh cùng các điều khoản cam kết tại Trung Giã. Đồng thời, Ủy ban trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh đòi xóa bỏ chế độ tù án ở Banh I và Banh II, chuyển tất cả thành tù chiến tranh, cùng trao trả với tù binh.

Trường hợp thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cấu kết với nhau, tráo trở không thi hành Hiệp định thì sẽ thực hiện phương án giải thoát, khi cần sẽ dùng đến bạo lực cách mạng, phối hợp với đất liền tổ chức cho anh em lần lượt trở về, trước khi Mỹ nhảy vào Việt Nam. Đảo ủy cử người trinh sát vùng cỏ Ông, lập căn cứ, đào hầm bí mật tích trữ vũ khí, lương thực và thuốc men. Các anh Vũ Hồng Vũ, Lê Đình Thụ, Nguyễn Ngọc Cầm đã chuẩn bị kế hoạch, khi có thời cơ sẽ trốn ra hẳn ngoài căn cứ đế chỉ đạo.

Đánh hơi thấy không khí chuẩn bị khác thường của tù nhân, địch sục sạo và khám xét gắt gao. Các cuộc tụ tập từ 3 người trở lên đều bị chúng giải tán, thấy dấu hiệu nghi ngờ là bắt lên Sở Cò tra tấn, khai thác. Giám đốc Côn Đảo ủy nhiệm đặc biệt cho gácdang Cácliê và thầy chú Huệ được khám xét bất thường bất cứ người tù nào đi lại trên đường.

Trong thời gian soát xét, địch phát hiện được tập thơ Lửa Sống do một nhóm Thiếu nhi cứu quốc1chuyền tay nhau xem. Đó là tập thơ chọn lọc của tù nhân, do Hội văn nghệ tù nhân Côn Đảo ấn hành. Rô lăng, con gái gácdang Đờlacóoc (Delacor), bí danh là Xuân Lan, bị bắt lên Sở Cò cùng tập thơ. Rôlăng khai Pônlét, Pônlét khai Đào Ngọc Minh, Minh khai lượm được ở giếng nước.

Hậu quả là 7 người tù làm bồi bếp quanh khu vực giếng nước bị bắt: Huỳnh Phò (C.12170), Phạm Văn Hỷ (C.12187), Hàn Giang Nguyên (C.12720), Ngô Minh Sơn, hòang Đình Hồ, Lê Văn Rô và Ré. Các anh bị tra tấn, trấn nước, quay điện nhiều lần nhưng không ai khai báo gì về việc tổ chức, tuyên truyền cho nhóm Thiếu nhi cứu quốc cũng như các chủ trương của Liên đoàn.

Địch tiếp tục lục soát bắt được chỉ thị, thông tri của Liên đoàn và của Ủy ban kháng chiến hành chánh Côn Đảo ở khu thợ hồ và một số khu khác. Chúng cũng biết được phần nào chủ trương và sự chuẩn bị của ta, nhưng không vì thế mà ta dừng cuộc đấu tranh lại.

Ngày 30-7-1954, trung tướng Gilô (Gilót), thanh tra các trại tù binh, ra nắm tình hình tại Côn Đảo. Theo sự chỉ đạo của Ủy ban kháng chiến hành chánh Côn Đảo, anh Vũ Hạnh đã đưa đơn tranh đấu, tố cáo sự hà khắc của chúa ngục ở Trại tù binh; đồng thời yêu cầu Bộ tổng tư lệnh Pháp can thiệp, trao trả toàn bộ tù nhân Côn Đảo về cho Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; thực hiện đúng điều 21 Hiệp định Giơnevơ và những cam kết ở Hội nghị Trung Giã về việc cải thiện chế độ tù binh, tù chiến tranh. Gilô nhận đơn và khiển trách tên quan ba bác sĩ ở đảo cùng tên quan hai Gácđét, trưởng trại tù binh.

Tối 30-7-1954, toàn đảo tổ chức lễ phát động tranh đấu, đọc mệnh lệnh của Ủy ban kháng chiến hành chánh Côn Đảo. Sáng 31-7-1954, các khám tù nhất loạt đưa đơn và không ra điểm danh đi làm. Anh Trịnh Văn Hà, Tổng đại diện của tù án đã gửi hai đơn cho Bộ tư lệnh Pháp và Ủy hội quốc tế, yêu cầu xóa bỏ án tiết; nhìn nhận là tù chiến tranh; thực hiện đúng quy chế tù chiến tranh. Kèm theo đó là bức thư gửi Giám đốc Côn Đảo trình bày rõ nội dung và hình thức tranh đấu của tù nhân.

Giám đốc Côn Đảo nhận đơn. Y rất ngạc nhiên vì cho đến lúc ấy, y chưa được thông báo gì về nội dung Hội nghị Trung Giã và Hiệp định Giơnevơ. Tuy vậy, Blăng cũng trả lời tù nhân ngày trong buổi sáng ấy:

– Vấn đề chính trị phạm còn chờ cấp trên nghiên cứu giải quyết.

– Thường phạm thì không có gì thay đổi.

– Tù nhân phải tiếp tục làm việc bình thường. Hôm nay (thứ 7, ngày 31-7-1954) đã lỡ, thứ hai phải đi làm.

Ngày 2-8-1954, không một ai đi làm. Giám đốc nhà tù ra lệnh phạt tất cả theo chế độ xà lim, nghĩa là chỉ cấp 500gr gạo mỗi người, mỗi ngày, ăn cơm nhạt, uống nước lã và cấm cố, không được ra chơi tắm rửa.

Ở Sở Rẫy Chuồng Bò, chúng nhốt tới 118 người trong một khám. Tuyên bố của Blăng về số phận tù tư pháp (thường phạm) không có gì thay đổi làm cho tù tư pháp hoang mang. Trước sự dọa dẫm, cưỡng phạt của Blăng, 46 tù tư pháp ở các Sở Lò Vôi, Sở Rẫy An Hải đã nhảy ra đi làm. Địch bóp nghẹt đời sống, kiểm soát gắt gao để chặn đứng mọi thông tin. Ngày 4-8-1954, Giám đốc Côn Đảo chỉ thị cho Sở Kho Bạc lập danh sách tù nhân, phân loại tù chính trị và tù tư pháp.

Giữa lúc tù tư pháp hoang mang cao độ thì Thường vụ Đảo ủy ra chỉ thị khẳng định quyết tâm đến cùng đế hủy bỏ hết án tiết, buộc địch công nhận tất cả là tù chiến tranh, nêu thêm khẩu hiệu trao trả toàn bộ tù nhân Côn Đảo về cho Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Để biểu lộ thái độ chiến thắng, hiên ngang, Tổng đại diện tù binh và Tông đại diện tù án đã gửi nhiều thư cảnh cáo Giám đốc về những hình phạt vô lý đối với tù nhân. Đồng thời gửi đơn, thư cho Ủy ban quân sự hỗn hợp, Ủy hội quốc tế và Bộ Tổng tư lệnh Pháp tố cáo những hành vi dã man của bọn cầm quyền Côn Đảo, đòi thực hiện đúng quy chế tù binh, tù chiến tranh và đòi trao trả hết cho Chính phủ Hồ Chí Minh.

Ngày 14-8-1954, tại Ủy ban liên hợp 2 bên, đại diện Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam và đại diện Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên hiệp Pháp ở Đông Dương đã ký kết quy ước phóng thích và trao trả tù binh, tù chiến tranh, nội dung chính gồm các điểm:

– Hai bên thông bảo cho nhau ngay số lượng tổng quát tù binh và thường dân mà mình giam giữ.

– Người bị bắt ở chiến trường nào thì trao trả ở chiến trường đó.

– Cam kết trao cho nhau danh sách toàn bộ tù binh và thường dân mỗi bên giam giữ, chậm nhất là vào ngày 20-8-1954.

– Sau khi trao đổi danh sách, sẽ bắt đầu tiến hành trao trả.

Ngay hóm đó, Pháp thông báo cho ta biết, họ giam giữ 7.350 tù binh; 18.350 tù chính trị và tình nghi, 37.900 dân thường1. Con số này còn quá ít so với thực tế, trong đó lại chưa nói tới số tù chính trị mà chúng giam ở Côn Đảo và Chí Hòa.

Cũng trong ngày 14-8-1954, Pháp cho máy bay thả dù xuống Côn Đảo 12 hòm lương thực, thực phẩm và một hòm văn kiện liên quan đến việc lập danh sách trao trả. Cho đến lúc ấy, Giám đốc Côn Đảo mới được biết nội dung của danh từ “câu lưu dân sự” ghi trong mục b điều 21 của Hiệp định là “tất cả những người đã tham gia bất cứ dưới hình thức nào vào cuộc đấu tranh võ trang và chính trị giữa đôi bên, và vì thế mà đã bị bên này hay bên kia bắt và giam giữ trong khi chiến tranh”. Giám đốc Côn Đảo phàn nàn rằng văn bản Hội nghị không bàn gì đến tù tư pháp mà đại diện tù nhân lại căn cứ vào Hội nghị đề đòi trao trả toàn bộ tù nhân (kể cả tù tư pháp).

Ngày 16-8-1954, Giám đốc trả lại sinh hoạt bình thường cho tù nhân sau 2 tuần phạt vô lý. Giám đốc cũng cho Sở Kho Bạc lập danh sách những người từng bị câu lưu tại các trại P.G và PIM; những người bị xử tại các tòa án Pháp, những người mà án tiết có dính dáng ít nhiều đến hoạt động của kháng chiến. Trong khi lập danh sách, Giám đốc Côn Đảo vẫn không hiểu ra thế nào là “câu lưu chính trị” (Internés politiques). Theo hắn, chỉ có phạm nhân, tội phạm chính trị (Condamnés politiques). Sau nhiều lần điện về Sài Gòn hỏi, danh sách mới được hòan thành.

Thời ăn cướp và kết án bậy của thực dân Pháp ở Việt Nam đã vĩnh viễn qua đi. Nhân dân Việt Nam đã nói lời cuối cùng với chủ nghĩa thực dân Pháp bằng chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu bốn biến, bằng Hiệp định Giơnevơ chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Giờ đây, những người tù Côn Đảo cũng nói lời cuối cùng với chúng bằng cuộc đấu tranh quy mô nhất trên toàn đảo để hủy bỏ những bản án phi pháp của chúng.

Ngày 20-8-1954, thực dân Pháp đưa 512 tù binh quê ở Bắc Bộ và Trung Bộ xuống tàu về trao trả tại đất liền. Đảo ủy và Ủy ban kháng chiến hành chánh Côn Đảo đã giao cho đoàn tù binh 3 nhiệm vụ:

1. Trình bày về cuộc tranh đấu của tù nhân Côn Đảo với chính phủ, với Ủy hội trung lập quốc tế để yêu cầu Bộ Tổng tư lệnh Pháp gấp rút giải quyết.

2. Tố cáo những hành vi dã man của thống trị Côn Đảo để chặn đứng sự tàn bạo của chúng.

3. Vận động ủng hộ cuộc đấu tranh tại Côn Đảo.

Trước khi rời đảo, đại diện đoàn tù đã đến viếng mộ Lê Hồng Phong, Võ Thị Sáu, Nguyễn An Ninh và các liệt sĩ ở Nghĩa trang Hàng Dương. Đoàn tù binh mang theo toàn bộ danh sách của tù án và những người còn ở lại, chép thành nhiều bản làm cơ sở đòi chúng phải trao trả hết. Hai tài liệu Bản án xâm lược Pháp và Tám năm tội ác của Pháp tại Côn Đảo cũng được in bột thành nhiều bản đem về tố cáo2. Bí thư Đảo ủy Nguyễn Văn Thi về chuyến ấy đã đem theo khóa mật mã để thông tin ra đảo qua buổi phát thanh đọc chậm của Đài tiếng nói Việt Nam và Đài phát thanh Nam Bộ.

512 tù binh trên đường về được phiên chế thành một tiểu đoàn chiến đấu. Tổ tham mưu quân sự vạch ngay một phương án cướp tàu bằng chiến thuật tay không bắt địch của đội quân ngầm, trong trường hợp địch có âm mưu thủ tiêu tù nhân. Tàu đến địa phận miền Trung vào ngày 22-8-1954. Một tù nhân cao hứng treo ngay là cờ đỏ sao vàng phía lái tàu. Tàu tuần viễn Vulcain số 656 của Pháp phát hiện ra cờ Việt Minh treo trên tầu Taurus nên chúng đã dọa bắn đại bác nếu không dừng lại. Tên thuyền trưởng tàu Taurus đã dừng tàu, hạ cờ, giam tất cả tù nhân xuống hầm tàu rồi mới tiếp tục hải trình.

Ngay dưới hầm tàu, theo sự chỉ đạo của anh Hồng Vũ, Thường vụ Đảo ủy, anh Vũ Hạnh đã thảo ngay một lá đơn gửi Ủy ban quốc tế và Ủy ban liên hợp Pháp – Việt tố cáo sự đày ải đoàn tù trên đường về; yêu cầu Ủy ban can thiệp thả ngay 81 tù binh còn bị giam ở Banh III và 1.659 tù án ở Banh II. Đơn viết bằng tiếng Việt, kèm một bản sao bằng tiếng Pháp và một bản sao tiếng Anh. Lá đơn cùng với nhiều tài liệu tố cáo khác đã được trao cho đại diện Ủy ban liên hợp quân sự 2 bên và Ủy ban quốc tế ngay khu làm thủ tục trao trả tại Sầm Sơn (Thanh Hóa). Đoàn tù đã cởi hết quần áo nhà tù Pháp, ném trả cho chúng rồi giương cao biểu ngữ, ảnh Bác, cờ đỏ sao vàng bước lên đất liền trong sự chào đón của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thanh Hóa.

Ở Côn Đảo, sau khi tù binh xuống tàu, trong sở tù án có người lo ngại, cho rằng lực lượng đấu tranh yếu đi, nhà tù dễ dàng đàn áp. Tù tư pháp thì tuyệt vọng vì không có khả năng được giải quyết. Ngày 21-8-1954, tàu Edinond Papin chở hàng tiếp tế đến Côn Đảo. Giám đốc đưa 70 lính và gần hai chục gácdang vào Banh II bắt tù nhân đi dọn tàu. Tù nhân Sở Lưới kiên quyết không đi. Địch bắn 18 quả lựu đạn cay, phun nước rồi xông vào đánh đập dã man. Đánh nát hết roi mây, chúng khiêng cả thùng rượu chát (đựng nước uống) quật lên đầu khối tù đang câu tay chịu đòn. Tất cả 68 tù nhân Sở Lưới đều bị thương tích, 30 người bị thương nặng, 3 người bị nguy kịch đến tính mạng.

Cũng trong cuộc đàn áp ấy, Khám 4 cũng bị bắn 4 trái lựu đạn cay. Khu biệt lập bị đàn áp nặng vì có Tổng đại diện tù án ở đó, địch xem là Khu đầu não chỉ đạo đấu tranh. Các khu ở Chỉ Tồn như hòang Sâm, Bắc Sơn, Lê Duẩn cũng bị đàn áp nặng để cưỡng bức nhân công. Anh Trịnh Văn Hà đã thảo 2 văn bản số 08-NC gửi ủy hội quốc tế và số 09-NC gửi Ủy ban liên hợp Pháp – Việt tố cáo cuộc đàn áp dã man trên 7. Viên quan ba bác sĩ ở đảo cũng xác nhận là có 40 người bị thương nặng phải đưa ra nhà thương sau trận đàn áp.

Ngay trong đợt đấu tranh, Ủy ban kháng chiến hành chánh Côn Đảo đã cấp giấy khen cho hàng chục người có thành tích xuất sắc. Giấy khen cấp cho ông Đặng Văn Chuyết, khu Bắc Sơn, do Chủ tịch UBKCHC Côn Đảo Trần Quôc Minh ký ngày 10-8-1954 đã xác nhận thành tích “tận tụy công tác, xung phong gương mẫu, tinh thần vững vàng trong suốt cuộc đấu tranh”. Nhiều anh em làm công tác liên lạc văn thư, trật tự, xã hội và Ban chấp hành tù nhân ở các khu cũng được khen thưởng. Anh Trần Đình Việt tự Cao Văn Tám, toán trưởng liên lạc được Đảo ủy chuẩn y kết nạp Đảng ngày 19-8-1954 và tuyên bố chính thức ngay hôm đó.

Ngày 23-8-1954, lấy cớ hết củi, bọn chúa ngục không cho ăn cơm mà phát cho mỗi tù nhân 50gr gạo sông. Tình hình rất căng, tù nhân kiên quyết đình công đến cùng để đòi giải quyết yêu sách. Riêng việc làm củi và dọn tàu, Đảo ủy đồng ý là nếu nhà tù muốn làm thì phải điều đình với Tổng đại diện của tù nhân. Blăng không thừa nhận và không điều đình với tổng đại diện. Tình hình này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của toàn bộ Côn Đảo, kể cả gác ngục, binh lính, công chức và tù nhân. Từ ngày 28-8-1954 chúng bỏ đói toàn đảo.

Tình hình khá căng thẳng cho cả hai phía, sau cùng, hai bên đều đi đến nhượng bộ, thỏa thuận chỉ định 5 tù nhân làm thư ký ở Văn phòng Giám thị trương và kho Bạc làm trung gian cho cuộc thương lượng giữa Giám đốc và tù nhân. Kết quả là phía tù nhân đồng ý cho Sở Củi đi làm củi. Người khỏe đi làm, người yếu nghỉ, làm tùy sức. Khu hoàng Sâm (dọn tàu) cũng được phép đi làm tàu khi có tàu ra, dọn hết hàng lại tiếp tục đình công. Phía nhà tù cam kết cho ăn uống và ra sân chơi trở lại; cho người ra ngoài trại lấy rau cải thiện, cho mua hàng, trả lại thư từ, bưu kiện mà chúng còn giữ.

Ngày 30-8-1954, thực dân Pháp đưa 81 tù binh quê ở Nam Bộ về Sài Gòn trao trả. Còn tù án thì chúng chưa công nhận là tù chiến tranh, chưa nói đến việc trao trả. Đảo ủy đã quyết định đưa cuộc đấu tranh đến mức cao hơn là tuyệt thực. Trong một cuộc đấu tranh dài ngày, sức khỏe và tinh thần anh em đã mệt mỏi nên Đảo ủy chỉ đạo các khám thay phiên nhau, lần lượt tuyệt thực để đủ sức kéo dài thời gian tranh đấu.

Ngày 4-9-1954, ta đã hòan tất việc trao trả tù binh cho Pháp ở Việt Trì và Nam Bộ, rút ngắn thời gian trao trả ở Nam Bộ trước hạn định 7 ngày. Ta đã trao cho Pháp tổng số hơn 12.000 tù binh và tù chiến tranh, trong đó có 9.247 lính Âu Phi, một tướng, 55 tá, 530 cấp úy. Trong khi đó, Pháp chưa trả hết tù chính trị của ta ở Chí Hòa, chưa trả người tù chính trị nào ở Côn Đảo.

Cuộc đấu tranh tổng đình công kết hợp với tuyệt thực ở Côn Đảo kéo dài cho đến chiều ngày 9-9-1954. Khi ấy chúa Đảo Blăng mới tuyên bố là quan thầy hắn đã chấp nhận yêu sách của tù nhân, công nhận là tù chiến tranh và trao trả cho Chính phủ Hồ Chí Minh.

Đại diện Bộ Tổng tư lệnh các lực lượng Liên hiệp Pháp đã trao cho đại diện Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam bản danh sách 1.092 tù chính trị ở Côn Đảo sắp trao trả. Cuộc tống đình công kết hợp với bãi thực ở Côn Đảo đã kết thúc thắng lợi, sau 40 ngày tranh đấu.

Đây là cuộc đấu tranh dài ngày nhất, quy mô nhất và tổ chức chặt chẽ nhất của toàn thể tù nhân Côn Đảo. Để có được phút giây thắng lợi này, những người tù kháng chiến phải trải qua 9 năm trường kỳ tranh đấu, bất chấp các hình phạt tàn khốc, kể cả cái chết. Trong không khí thắng lợi, tù kháng chiến đã trồng cột cờ trong sân Banh II, buổi sáng ra tập hợp, chào cờ và mở phòng thông tin triển lãm của tù nhân Côn Đảo. Lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc ngạo nghễ tung bay trên hòn đảo chưa hết ngục tù và chưa hết quân xâm lược.

Quan tư Blăng lại cho lính đến áp đảo, bắt hạ cờ và bắt anh Trịnh Văn Hà, Tổng đại diện. Tù nhân Banh II kiên quyết không hạ cờ và đấu tranh bằng hình thức ngồi ngoài sân, không chịu vào khám cho đến khi chúng trả Tổng đại diện mới kết thúc.

Tổng kết cuộc tranh đấu, từ ngày 12 đến 25-9- 1954, Đảo ủy đã chuẩn y đơn xin vào Đảng của 16 người có thành tích xuất sắc trong cuộc đấu tranh 40 ngày.

Những người tù chính trị có tên trong danh sách trao trả được tập trung về Banh I. Trước đó, họ được phát quần áo nhà binh, được cử đại biểu đi viếng mộ liệt sĩ tại Hàng Dương. Chiều 26-9-1954, hơn 1.000 tù chính trị đã xuống tàu về đất liền, 11 tù nhân người Khơme và 4 tù chính trị người Lào được đưa về Sài Gòn, còn lại tất cả được đưa về Sầm Sơn, Thanh Hóa. Ban lãnh đạo đoàn tù án trên đường về trao trả có các anh Đỗ hòang Trừ (quyền Bí thư Đảo ủy), Trần Công Hiệu, Lê Khắc Thành, Trần Khắc Du (Nguyễn Ngọc Cảnh). Anh Trịnh Văn Hà – Tổng đại diện, Lê Văn Thống – Phó tổng đại diện, Nguyễn Trí Tuệ – Trưởng ban an ninh trật tự, hòang Phúc – Phó ban.

Biết tin tàu Sơn Tây chở tù nhân về Sầm Sơn trao trả, sau đó sẽ ra Hải Phòng chở dân di cư vào Nam, Ban chấp hành Liên đoàn tù nhân đã tổ chức viết hàng trăm truyền đơn tố cáo chế độ thực dân Pháp, kêu gọi đồng bào đừng để chúng lừa bịp, hãy tin tưởng ở Chính phủ Hồ Chí Minh, tích cực đấu tranh cho thống nhất nước nhà. Truyền đơn được để vào chỗ dễ thấy ở ghế và sàn tàu. Một số thủy thủ tàu Sơn Tây cũng nhận giữ và chuyển giao cho đồng bào di cư.

Sáng ngày 1-10-1954, tàu vào cửa sông Chu (Thanh Hóa), Ban chỉ huy của tù nhân đã chuẩn bị sẵn cờ, ảnh Bác Hồ, khẩu hiệu cách mạng. Theo kế hoạch, khi sà lan cặp bờ, hạ bửng thì đoàn tù sẽ lột hết quần áo tù, trương cờ, khẩu hiệu và ảnh Bác Hồ đi lên.

Tàu vào gần bờ thì đã thấy hai bên bờ sông, từng đoàn thuyền, rừng người, rừng cờ và biểu ngữ của nhân dân Thanh Hóa đón chờ những người con ưu tú của Tổ quốc. Trong phút xúc động bột phát, một số tù nhân đã tung cờ, khẩu hiệu và ảnh Bác Hồ ngay trên sà lan khi chưa cập bến. Như một phản ứng dây chuyền, chỉ vài phút sau trên boong tàu cũng rợp cờ, khẩu hiệu và ảnh Bác Hồ.

Tên trung úy thuyền trưởng yêu cầu Tổng đại diện tù nhân phải cho hạ tất cả cờ đỏ sao vàng xuống, nếu không hắn sẽ cho tàu quay ra biển, không trao trả nữa. Tình thế rất căng thẳng. Anh em đã trót trương cờ lên sớm, bây giờ hạ xuống sẽ mất uy thế. Nhiều người đề nghị, đây là đất của ta, có đồng bào của ta, phải đấu tranh, buộc chúng phải quay tàu vào trao trả. Thấy tù nhân không hạ cờ, tên tuyền trưởng cho tàu dừng lại và từ từ lùi ra. Các anh Đỗ hòang Trừ, Trần Công Hiệu, Trần Khắc Du hội ý chớp nhoáng rồi ra lệnh cho anh em, ai biết bơi thì nhảy xuống biển, bơi vào bờ. Thế là nhiều tù nhân đã nhảy ào ào xuống biển, tiếng hò la phản đối náo động cả boong tàu. Thuyền trưởng phải cho tàu dừng lại và quay mũi vào bờ. Trong khi đó, thuyền của nhân dân Thanh Hóa đã lao ra vớt những người dưới biển. Có người đã ngất ngay trên thuyền. Các anh Tính, Phụng, Cá đã chìm hẳn trên dòng sông Chu.

Tàu vừa cặp bờ, đoàn tù chính trị cởi bỏ tất cả quần áo mà chúng mới phát, quăng xuống biển trước khi bước chân lên đất mẹ. Mỗi người chỉ còn chiếc quần cộc, ở trần, hô vang các khẩu hiệu:

– Đả đảo thực dân Pháp!

– Đả đảo Nhà tù Côn Đảo dã man!

Các anh trong Đảo ủy đem theo cả con dấu và danh sách các đảng viên, có nhận xét chi tiết trong thời kỳ sinh hoạt tại đảo và giấy giới thiệu để giới thiệu từng người về giao cho Trung ương và các Đảng bộ địa phương. Song những cuộc chỉnh đốn tổ chức và cải cách ruộng đất sau đó đã làm gián đoạn ý đồ của Đảo ủy. Một số đánh giá sai lầm của Trung ương đối với những người tù kháng chiến đã làm cho Đảo ủy Côn Đảo không thực hiện được đầy đủ trách nhiệm đối với cán bộ, đảng viên của mình.

Theo Báo cáo của Ban lãnh đạo đoàn tù trao trả đợt tháng 10-1954, ở Côn Đảo, bọn Pháp còn giữ lại 639 tù nhân, trong đó có 169 là tù chính trị. Các anh Vũ Ngọc toàn, Nguyễn Văn Mẹo, Lưu Hùng, Nguyễn Khang, Trương Qua, Trần Bảo Trung… được chỉ định vào cấp ủy mới để lãnh đạo số tù nhân còn lại. Đảo ủy đã nộp cho Trung ương danh sách 169 tù chính trị còn bị giam giữ tại Côn Đảo.

Trên cơ sở đó, phái đoàn ta đã đưa vấn đề tù chính trị ra Ủy ban quốc tế để đấu tranh. Ta yêu cầu úy ban quốc tế cử một tổ ra điều tra tại Côn Đảo với sự có mặt của sĩ quan liên lạc hai bên. Anh Đỗ hòang Trừ, nguyên là quyền Bí thư Đảo ủy, được trao trả chuyến 1- 10-1954, được cử làm sĩ quan liên lạc với quân hàm đại úy ra điều tra tại Côn Đảo.

Từ ngày 8 đến ngày 10-11-1954, Tổ điều tra quốc tế đã làm việc tại Côn Đảo, trực tiếp gặp gỡ điều tra hơn 600 tù nhân còn lại và tìm được 130 tù chính trị đang bị giam giữ trái phép.

Sau đợt đấu tranh ấy, thực dân Pháp đã phải trao trả cho ta hai chuyến nữa tại sân bay Gia Lâm vào tháng 12-1954 (75 người); và tháng 3-1955 là (55 người). Ở Côn Đảo vẫn còn lại vài chục tù kháng chiến, do Nguyễn Văn Mẹo là Bí thư chi ủy kiêm Chủ tịch Liên đoàn tù nhân kháng chiến. Các anh đã củng cố tổ chức và tích cực giúp đỡ anh chị em tù chính trị thời Mỹ – ngụy, trong buổi đầu chống tố cộng, chống ly khai. Nhiều năm sau các anh mới mãn hạn, dược trả tự do về vùng tạm chiếm ở Sài Gòn, dưới chế độ Mỹ – Diệm.

 

Rate this post

Trả lời