Chia sẽ kinh nghiệm cho những hành khách lần đầu đi tàu cao tốc

Đi tàu cao tốc quy trình, thủ tục đơn giản hơn đi máy bay rất nhiều lần, taucaotoc.vn chia sẽ kinh nghiệm để quý hành khách chuẩn bị trước cho chuyến hải trình của mình được trọn vẹn và ý nghĩa.

Cần chuẩn bị gì trước khi đến bến tàu

Mua vé tàu cao tốc

Tàu cao tốc thường chạy trên 01 tuyến cố định và lịch trình được chuẩn bị sẵn thông thường trong 01 tháng nên giá vé ổn định và không có sự biến động, hành khách mua vé ở đâu đại lý/hãng tàu cao tốc thì cũng chỉ có 01 mức, khung giá duy nhất.

Chính vì vậy, hành khách nên mua vé tàu cao tốc trước khi ra bến, nhằm đảm bảo còn vé cho chuyến đi theo khung giờ của mình. Nên đặt trước từ 2-3 tuần để đảm bảo còn vé trong những ngày cuối tuần, Lễ, Tết. Tránh trường hợp hết vé lỡ chuyến đi.

Những giấy tờ cần thiết khi đi tàu cao tốc

Tại các bến tàu, cảng vụ đường thủy nội địa hoặc biên phòng và các hãng tàu cao tốc sẽ tiến hành kiểm tra giấy tờ tùy thân của hành khách để đối chiếu với với thông tin đã đặt vé chính vì vậy, khi đi tàu nên mang các giấy tờ tùy thân có ảnh như CMND, Căn cước công dân, Hộ chiếu… . Đối với hành khách là người nước ngoài cần có PASSPORT bản chính để đi lên tàu.

Đi tàu cao tốc không có chứng minh thư cần những giấy tờ gì?

Nếu chẳng may bạn mất chứng minh thư, bạn vẫn có thể đi tàu cao tốc không có chứng minh thư (thẻ căn cước công dân) với điều kiện phải có một trong những loại giấy tờ như sau:

  • Thẻ đảng viên, thẻ đại biểu Quốc hội, thẻ nhà báo.
  • Thẻ nhận dạng của các hãng hàng không Việt Nam.
  • Giấy chứng minh của các lực lượng vũ trang.
  • Giấy phép lái xe.
  • Thẻ kiểm soát an ninh hàng không.
  • Giấy chứng nhận nhân thân có xác nhận của nơi cư trú.
  • Giấy khai sinh bản gôc (với trẻ em dưới 14 tuổi) hoặc giấy chứng sinh (trẻ chưa có giấy khai sinh).

Chứng minh thư hiện nay là thẻ căn cước công dân là một trong những loại giấy tờ cần thiết để làm thủ tục tại bến tàu cao tốc. Bạn vẫn có thể đi tàu cao tốc tại cảng cảng đường thủy nội địa không có chứng minh thư tại các hãng hàng tàu nếu có một trong những giấy tờ trên.

Tham khảo bài viết: Yêu cầu giấy tờ tùy thân khi đi tàu cao tốc

Hành lý

Trung bình, các hãng tàu cao tốc sẽ miễn phí 15 kg hành lý ký gửi và xách tay cho quý hành khách. Vì lý do an ninh nên bạn không được phép mang theo các vật dụng có tính sát thương như dao, kéo, vật dụng, chất gây nổ,… Ngoài ra, mỗi hãng còn có những quy định riêng về danh mục các mặt hàng không được mang theo, bạn nên tham khảo trước thông tin của hãng hàng không bạn đi.

Thứ hai, những đồ dùng, hành lý mà bạn mang theo khi lên tàu cao tốc sẽ chia làm hai loại. Vì vậy, bạn nên sắp xếp hành lý của mình theo 2 loại như sau:

  • Hành lý xách tay (Hand/Cabin luggage): là hành lý mà bạn mang theo bên mình khi lên tàu, bạn sẽ để hành lý này lên giá phía trên ghế ngồi hoặc dưới gầm ghế hoặc có thể giữ bên mình.
  • Hành lý ký gửi (Checked luggage): thường là hành lý nặng, cồng kềnh mà bạn gửi khi làm thủ tục check-in, hành lý này sẽ được để ở khoang hành lý riêng của tàu cao tốc, bạn chỉ có thể lấy đồ tại cảng.

Giá cho mỗi kg hành lý trung bình hiện nay là 10,000 đồng/kg. Đối với những hành lý cồng kềnh, thì có giá thu riêng đối với từng hãng. Có nhiều tuyến tàu chỉ cho chở khách, không cho vận chuyển xe gắn máy. Chính vì vậy, nếu muốn đưa xe máy đi cho hành trình của mình, bạn nên hỏi nhân viên tư vấn bán vé để tham khảo trước các chi phí.

Khách lấy hành lý xuống tàu

Nên đến bến tàu trước bao lâu

Thời điểm có mặt ở bến tàu để làm thủ tục lên tàu (check-in) rất quan trọng bởi điều này ảnh hưởng trực tiếp tới chuyến đi của bạn. Các hãng tàu cao tốc đều có khuyến cáo khách hàng của mình đến trước một khoảng thời gian nhất định từ 45 – 60 phút để làm thủ tục lên tàu, các thông tin này đều có thể được in ngay trên vé. Do đó bạn cần nắm chắc những thông tin cần thiết đó để luôn đảm bảo được chuyến bay của mình đúng giờ.

Riêng đối với Phú Quốc Express và Côn Đảo Express là đến trước 45 phút, hãng tàu cao tốc Superdong thì 30 phút trước giờ tàu khởi hành.

Việc ra bến tàu trước sẽ giúp hành khách chủ động về thời gian trong các trường hợp có phát sinh như tắc đường, quên đồ, có rắc rối về hành lý, giấy tờ tùy thân…

Các bước tiếp theo khi làm thủ tục ở bến tàu

Như đã đề cập ở trên, nếu bạn có hành lý cồng kềnh hoặc nặng nên ra tàu trước khoảng 60 phút để đưa lên tàu. Còn hành lý xách tay có thể cầm lên khi lên tàu. Các bước làm thủ tục lên tàu cao tốc rất đơn giản.

Hành khách đưa Vé (thay thế cho thẻ lên tàu – Boarding Pass) cho nhân viên, họ sẽ có ứng dụng trên điện thoại quét mã QR code của vé đó và kiểm tra thông tin, nếu đúng thông tin thì hướng dẫn bạn lên tàu trên đó có ghi số ghế của bạn.

Khi tàu khởi hành

Tất cả các hành khách thương gia VIP hay ECO đều được phát 01 khăn lạnh, túi vệ sinh và 01 chai nước suối. Ngoài ra, nếu bạn muốn uống nước ngọt hay đồ uống khác có thể ra quầy bar ở cuối tàu liên hệ tiếp viên mua thêm.

Khăn lạnh, nước suối và túi vệ sinh được phát trên tàu

Trong suốt chuyến tàu, bạn có thể xin nước uống bất cứ lúc nào. Nếu lạnh bạn cũng có thể yêu cầu tiếp viên cho mượn chăn để đắp.

Lần đầu đi tàu cao tốc bạn không cần lo lắng nhiều vì thực ra đi tàu cũng gần giống như lên 01 chuyến xe tốc hành bình thường, bạn chỉ cần chuẩn bị kỹ trước chuyến đi là được.

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời