10 hòn đảo lớn nhỏ tạo nên một quần đảo Phú Quý đầy hấp dẫn

Phú Quý là một huyện đảo tỉnh Bình Thuận, Phú Quý gồm 10 hòn đảo lớn nhỏ, được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan thơ mộng, hùng vĩ đẹp đến ngỡ ngàng.

Hòn Tranh

Cách cảng Phú Quý 600 m, nằm phía đông nam đảo Phú Quý. Hòn Tranh có chiều rộng nhất là 650 m về phía Bắc, nơi hẹp nhất 290 m, chiều dài 1.176 m,[8] diện tích 55 ha. Trước đây là một hoang đảo chủ yếu là cỏ tranh, được nhân dân phá trồng hoa màu, hiện nay đang được trồng rừng phục hồi môi trường. Không có dân cư sinh sống. Hiện là nơi đặt trạm ra-đa quan sát biển của lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam. 10°29′30″B 108°58′00″Đ.

Hòn Tranh đảo Phú Quý

Nó là một kiệt tác do thiên nhiên ban tặng cho Đảo Phú Quý. Nơi chỉ có quân đội và ba hộ dân sinh sống. Nơi đây bạn có thể lặn san hô ở Vũng Phật nơi bảo tồn sinh vật biển nơi có nhiều loại cá, san hô, sao biển sinh sống. Cách Vũng Phật từ 10 phút bạn có thể câu rất nhiều cá cho bữa ăn. (Nên câu chỉ đủ ăn không nên câu quá nhiều).

Hòn Trứng

Hòn Trứng: rộng 3.600 m2. Nằm phía tây bắc, là cửa ngõ ra vào đảo, là điểm tựa của nhiều loại ghe thuyền. Mùa gió Nam thuyền có thể neo đậu ở phía bắc. Mùa gió Bắc có thể neo đậu ở phía nam.

Hòn Trứng cách Đảo Phú Quý khoảng 1 tiếng đi thuyền, nơi cư ngụ của các loài Hải Âu. Vì vậy nhiều người ngư dân gọi là Hòn Trứng. Vì chim đẻ trứng rất nhiều.

Hòn Trứng nhỏ

Hòn trứng nhỏ rộng 2.000 m2, cách Hòn Tranh 100 mét về phía đông nam.

Hòn Đen

Hòn Nghiên hay Hòn Mực do đảo toàn đá đen. Nằm phía đông bắc Phú Quý, cách bờ 100 mét, diện tích 23.000 m2. Vào những lúc nước ròng có thể lội bộ ra Hòn Đen.

Gọi là Hòn Đen là vì ở đây chỉ toàn là đá đen, những tảng đá đen lấp lánh, đủ hình dáng ngẫu nhiên đặt chồng lên nhau và nước thì trong vắt.

Hòn Giữa

Đây là một dãy gành đá bén nhọn nằm cạnh Hòn Đen, nằm vắt ngang như một nhịp cầu nối liền Hòn Đen và Hòn Đỏ thuộc xã Long Hải. Diện tích 2.900 m2.

Hòn Đỏ

Hòn Bút, Hòn Son hay Hòn Bút Nghiên: Nằm phía đông bắc Phú Quý, cách bờ khoảng 200 – 300 mét. Có tên là Hòn Đỏ vì ở đây toàn là đá màu đỏ. Diện tích hơn 28.000 m2.

Hòn Hải

Hay Hòn Khám, Hòn Hài: cách đảo Phú Quý gần 65 km về phía nam, là điểm A6 đường cơ sở lãnh hải Việt Nam. Có hình dạng là một khối đá vuông cạnh mọc thẳng đứng, có chiều dài khoảng 130 m, bề ngang chỗ rộng nhất khoảng 60 m, điểm cao nhất là 113 m tính từ mặt biển, rộng 46.000 m2, là một trong các điểm cơ sở nằm trên đường cơ sở của Việt Nam. Hòn Hải và hai hòn đảo nhỏ lân cận tạo thành cụm đảo The Catwicks trong các bản đồ hàng hải phương Tây. Hòn Hải được gọi là Pulo Sapata, Poulo Sapate, hoặc Shoe Island. Hải đăng Hòn Hải được xây dựng năm 2004.

Trong khi không ít hòn đảo giữa biển khơi của Việt Nam được nhắc tên thì Hòn Hải lại bị lãng quên. Để chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ thú của Hòn Hải, chúng tôi khởi hành từ đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận sau hành trình 6 giờ vượt sóng gió đến Hòn Hải.

Hòn đảo này còn được biết đến với tên gọi là Hòn Khám, có tên trên bản đồ quốc tế với tên gọi Poulo Sapate và cách đảo Phú Qúy khoảng 65 km. Hòn Hải từng được người dân gọi là Hòn Hài, do có hình dạng có hình dạng độc đáo, lạ kỳ như chiếc hài giữa biển Đông.

Đảo được hình thành từ núi lửa phun trào dung nham hàng triệu năm trước, có hình dạng và địa hình phức tạp, chiều dài khoảng 130 m, chiều ngang chỗ rộng nhất khoảng 60m, điểm cao nhất 113m tính từ mặt biển. Là nơi quan trọng có đường cơ sở để tính lãnh hải Việt Nam.

Hòn đảo này hoàn toàn khô cằn, không có nước ngọt, không cây cối, chỉ có những triền cỏ hoang hoải mọc lên từ khoảng đất hiếm hoi. Nhưng Hòn Hải lại là nơi trú ngụ của hàng vạn chim nhạn, mòng biển, bồ nông. Vách đá kỳ vĩ, gồ ghề, thẳng đứng là nơi thích hợp để cho các loại chim biển như nhạn, mòng, bồ nông làm tổ.

Nhất là vào tháng 7, các loại chim lại trở về sinh nở khiến hòn đảo vốn yên bình giữa Biển Đông bỗng chốc biến thành sân chim kỳ thú. Hàng nghìn con chim hội tụ tại đây khiến hòn đảo trở nên rộn ràng với tiếng chim kêu suốt đêm ngày. Anh Tùng đảo trưởng cho biết, khu vực này rất nhiều tôm cá, thức ăn phong phú lại chưa bị con người tác động, nên đây là môi trường tốt nhất để nhạn sinh sống.

Chim nhạn biển có tuổi đời khoảng 20 năm. Trong suốt cuộc đời của mình, một chú nhạn có thể bay quãng đường dài đến 1 triệu km. Đặc biệt, loài chim này không làm tổ mà thường chọn những bề mặt đá nóng đẻ trứng, và nhờ sức nóng của đá để trứng nở thay vì ấp.

Hòn Hải cũng là nơi xuất phát của những con thuyền chuyên câu cá mập nổi tiếng ở Phú Quý. Tìm hiểu những con thuyền câu cá mập cũng là một trải nghiệm độc đáo. Một chủ thuyền cho hay, thuyền câu cá mập phải đi một hành trình dài để tới được điểm câu, mỗi chuyến câu thường kéo dài cả tháng.

Đặt chân đến Hòn Hải du khách còn ngẩn ngơ với khung cảnh kỳ thú nơi đây. Qua bao thiên niên kỷ, gió và sóng biển bào mòn đá, tạo nên hàng vạn đường gờ uốn lượn nhấp nhô quanh đảo khiến ta liên tưởng đến tác phẩm nghệ thuật được chạm khắc tinh tế từ bàn tay của những nghệ nhân tài hoa.

Hòn Đồ Lớn

Hòn Đồ Lớn hay Hòn Bố: Nằm phía đông nam và cách Phú Quý gần 60 km, có thể một phần hòn đảo này hình thành năm 1923 do hoạt động phun trào dưới lòng biển Đông. Lúc đầu có dạng hình tròn với đường kính 40 m, trên mặt có cát trắng và xung quanh có cạnh bậc thang thoai thoải. Hiện nay hình thành một bãi đá ngầm dài 700 m và rộng gần 500 m. Hòn Đồ lớn còn được hàng hải phương Tây gọi là Round Island hoặc Great Catwick.

Hòn Đồ Nhỏ

Hòn Đồ Nhỏ hay Hòn Trào: cách Hòn Bố 2 hải lý về phía đông, rộng chỉ có 50 m2. Hòn Đồ nhỏ còn được gọi là Little Catwick hoặc Pyramid trong hàng hải phương Tây. Little Catwick cách Pulo Sapata (hòn Hải) 2 dặm về hướng tây bắc. Hòn Bố là một đảo đá non đã ngả màu vàng đất, không có nước ngọt nên không có người sinh sống và không có cây xanh. Tuy nhiên, đây là nơi cư ngụ của các loài chim biển, vào mùa mưa có hàng ngàn con chim mố (một loài ó biển) về đây sinh sôi nảy nở.

Hòn Đá Tý

Hòn Tý, Hòn Vung hay Hòn Tiền: cách đảo Phú Quý 80 –100 m. Hòn Tý có hình dáng của cái vung nồi do đó còn có tên là hòn Vung. Theo lời kể, từng tìm thấy nhiều tiền xu của các triều đại trước nên cư dân trên đảo thường gọi là hòn Tiền. Đây thường là nơi tập bắn đạn thật của hải quân Việt Nam.

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận