Bến Cảng Bãi Vòng tọa lạc tại ấp Bãi Vòng, xã Hàm Ninh, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, cách Sân bay Quốc tế Phú Quốc 4 km, trung tâm thị trấn Dương Đông 12 km.
Bến cảng Bãi Vòng được công bố theo quyết định số 521/QĐ-CHHVN ngày 07/07/2014 của Cục Hàng Hải Việt Nam về việc công bố mở Bến Cảng Bãi Vòng.
Bến cảng Bãi Vòng được xây dựng và bắt đầu hoạt động từ tháng 9/2007, gồm ba hạng mục chính là cảng, đường vào cảng và nhà chờ ( cầu dẩn dài 270m và đường dẫn dài 140m với chiều rộng mặt đường là 5m. Bến cảng Bãi vòng có chiều dài tuyến bến là 70m, đáp ứng cho tàu trọng tại 600 DWT giảm tải.
Thời gian hoạt động: từ 6h30 đến 16h30 hằng ngày.
Bến cảng Bãi Vòng – Cảng biển Kiên Giang
Thông tin chung
Tên đơn vị khai thác cảng
Công ty cổ phần Hòa Bình Hàm Ninh
Địa chỉ đơn vị khai thác cảng
Thửa đất số 32, tổ 3, ấp Bãi Vòng, Hàm Ninh, Phú Quốc, Kiên Giang
Số điện thoại liên hệ
02973.550099
Vị trí bến cảng
Bãi Vòng, Hàm Ninh, Phú Quốc, Kiên Giang
Công năng khai thác cảng
Cầu cảng hành khách
Diện tích bến cảng (ha)
0,29
Cơ quan QLNN chuyên ngành hàng hải
Cảng vụ Hàng hải Kiên Giang
Tàu vào cảng lớn nhất
600DWT
Kích thước chiều dài cầu cảng
420m
Vị trí cảng Bãi Vòng
Bãi Vòng Phú Quốc nằm ở phía Nam xã Hàm Ninh, khu vực phía Đông đảo Phú Quốc, thuộc ấp Bãi Vòng, xã Hàm Ninh. Với chiều dài khoảng 7km, bãi biển này kéo dài từ Rạch Tràm tới Mũi Hang Rắn, nằm gần với các địa điểm du lịch bao gồm:
Đến bãi Vòng vào sáng sớm hay những đêm trăng thì mới thưởng ngoạn được hết vẻ đẹp của biển Phú Quốc. Nơi đây rất dễ tiêu thoát nước, địa chất công trình tốt, phù hợp cho quy hoạch phát triển du lịch. Bãi Vòng kết hợp giữa du lịch cảng và bến đánh bắt hải sản của những ngư dân sinh sống tại đây.
Bãi Vòng được đánh giá là nơi có địa chất công trình tốt, dễ thoát nước, phù hợp để phát triển du lịch. Hiện Bãi Vòng đang được quy hoạch có cả cảng biển và bến tạo điều kiện cho ngư dân sinh sống xung quanh đánh bắt thủy hải sản.
Du khách có thể tuyến đường biển từ Rạch Giá hoặc Hà Tiên để đi đến cảng Bãi Vòng. Đến với Bãi Vòng bạn sẽ trải nghiệm khung cảng mát mẻ, yên lặng mà biển mang lại, đánh tan mọi âu lo, suy nghĩ sau những ngày làm việc mệt nhọc, thả lỏng tâm tình để có thể sẵn sàng quay lại tiếp tục công việc thường nhật…
Bãi Vòng khi nước ròng, bãi cát mênh mông chạy tít ra xa, lúc nước lên, tràn ngập bãi, vào tận mé rừng. Đến bãi Vòng vào sáng sớm hay những đêm trăng thì mới thưởng ngoạn được hết vẻ đẹp của biển Phú Quốc.
Khu vực phục vụ hành khách cảng Bãi Vòng – Phú Quốc
Quy hoạch khu bến Bãi Vòng
Khu bến Bãi Vòng: Quy mô Khu bến Bãi Vòng phát triển mở rộng diện tích khu hậu cần cảng, xây dựng mới thêm cầu cảng tiếp nhận các loại tàu hàng, tàu cao tốc, phà biển, du thuyền và thủy phi cơ cập bến. Năng lực thông qua đến năm 2020 dự kiến 350 ngàn khách, đến năm 2030 dự kiến 500 ngàn khách; cầu cảng hàng hóa tiếp nhận tàu từ 1.000 – 5.000 DWT.
Cổng chào cảng Bãi Vòng – Phú Quốc
Theo những nguồn tin gần đây, bắt đầu từ ngày 17-01-2020, Công ty cổ phần Tàu Cao Tốc Phú Quốc sẽ đưa Tàu cao tốc hai thân lớn nhất Việt Nam về phục vụ bà con ra vào đảo Phú Quốc. Với sức chứa gần 600 khách, công ty cổ phần Tàu Cao Tốc Phú Quốc mong muốn có thể đáp ứng được nhu cầu đi lại của mọi người dân.
Song song đó, để thuận tiện cho việc đón và trả khách tại đầu bến Phú Quốc, từ ngày 17-01-2020, công ty cổ phần Tàu Cao Tốc Phú Quốc sẽ thay đổi địa điểm tàu cập bến sang Cảng Hoà Bình ( gần sát Cảng Bãi Vòng, nơi tàu cập bến trước 17-01-2020).
Cảng Bến Đầm là điểm ra vào chính của các loại phương tiện đường biển đến Côn Đảo. Đây cũng là điểm cung ứng dịch vụ thiết yếu cho tàu thuyền khai thác hải sản xa bờ.
Cảng Bến Đầm, Côn Đảo nằm tại Vịnh Bến Đầm, thuộc huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và cách trung tâm thị trấn Côn Đảo khoảng 15km
Vịnh Bến Đầm là vịnh sâu nhất ở Côn Đảo với độ sâu trung bình là 12m. Chính vì vậy đây cũng là nơi đặt cảng biển chính của đảo – Cảng Bến Đầm với tổng diện tích của vịnh là 33,1 ha và nằm cách trung tâm thị trấn Côn Đảo 15km.
Cảng Bến Đầm nằm trong Vịnh Bến Đầm nằm giữa Đảo Côn Sơn và Hòn Bà, được 2 đỉnh núi lớn là Núi Thánh Giá và Đỉnh Tình Yêu che chắn gió nên bên trọng Vịnh rất yên ắng. Khu vực của lớn và xung quanh cảng Bến Đầm nước khá sâu, nhưng ở Họng Đầm và khu gần đó thì độ sâu trung bình của nước chỉ có 2m, và là nơi đón gió chính của vịnh nên có thể xem nơi đây là thiên đường của thể thao biển, đặc biệt là câu cá.
Vị trí, thông số cảng Bến Đầm
Địa chỉ: Vịnh Bến Đầm, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Cảng Bến Đầm dài 2km, có sức chứa lên tới 20 chiếc thuyền lẫn tàu du lịch cỡ lớn, chính điều này càng khẳng định thêm tầm quan trọng trong cả lĩnh vực kinh tế lẫn du lịch Côn Đảo.
Thông số cơ bản cảng Bến Đầm – Côn Đảo:
Tổng chiều dài (Total length) : 1.3 km
Độ sâu luồng (Channel depth) : -12 m
Chế độ thủy triều (Tidal regime): Bán nhật triều (semi-diurnal)
Chênh lệch b/q (Average variation): 4 m.
Mớn nước cao nhất cho tàu ra vào (Maximum draft): 9.5 m
Cỡ tàu lớn nhất tiếp nhận được (Maximum size of vessel acceptable): 2,000Dwt.
VTU – 41 – 2015
Vùng biển: tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tên luồng: Bến Đầm – Côn Đảo.
Căn cứ bình đồ độ sâu ký hiệu BĐ-CĐ_1506 tỷ lệ 1/5000 do Xí nghiệp Khảo sát hàng hải miền Nam đo đạc và hoàn thành tháng 6/2015,
Trong phạm vi thiết kế luồng vào cảng Bến Đầm – Côn Đảo có chiều dài 3,5km:
Đoạn luồng từ phao “0” đến thượng lưu phao “0” + 2,9km, chiều dài khoảng 2,9km, bề rộng 200m, độ sâu nhỏ nhất bằng mét tính từ mực nước số “0” Hải đồ đạt 10,0m trở lên.
Vũng quay tàu trước cảng Bến Đầm từ thượng lưu phao “0” + 2,9km đến phao “ĐN”, chiều dài khoảng 0,6km, bề rộng 400m, độ sâu nhỏ nhất bằng mét tính từ mực nước số “0” Hải đồ đạt 7,5m trở lên.
Giới thiệu cơ bản về Cảng Bến Đầm Côn Đảo
Cảng Bến Đầm là một nơi neo đậu, một điểm dừng chân của các ngư dân lẫn khách du lịch, chưa kể nó còn được xem như là vị cứu nhân trước những cơn bão lớn. Khí hậu ở đây khá dễ chịu, không quá lộng gió giống ở trên cao, cũng chẳng quá nắng như bên ngoài các cầu tàu khác, mưa gió bão bùng thì vẫn có thể yên tâm men theo từng con đường đẹp dẫn đến nơi cư trú.
Hiện tại Cảng Bến Đầm Côn Đảo đang là nơi tiếp nhận các con tàu cao tốc Côn Đảo, tàu hàng từ Vũng Tàu, Phước Tỉnh, Trần Đề… và các địa phương khác tới Côn Đảo.
Tàu neo đậu tại cảng Bến Đầm Côn Đảo
Cảng Bến Đầm hiện hữu được đầu tư xây dựng theo Quyết định số 216/QĐ-KHĐT ngày 12-5-1997 của Bộ Thủy sản (nay là Bộ NN-PTNT). Sau khi hoàn thành, cảng được giao cho Ban Quản lý cảng Bến Đầm quản lý và khai thác từ năm 2000 đến nay. Cảng Bến Đầm đã trở thành điểm ra vào của các loại ghe, tàu đánh bắt hải sản, phương tiện vận tải biển, kể cả tàu khách quốc tế. Chính từ nhu cầu thực tế này, cảng Bến Đầm đã “bất đắc dĩ” trở thành cảng tổng hợp với đầy đủ các chức năng như: bốc xếp hàng hóa, cho thuê phương tiện vận chuyển xếp dỡ, cung ứng dịch vụ hậu cần nghề cá, vận chuyển khách du lịch, tiếp nhận các loại tàu thuyền neo đậu… vì vậy, quá trình sử dụng cảng đã vượt quá công năng thiết kế.
Nhằm khai thác lợi thế, phát huy hết công năng cảng Bến Đầm, ngày 16-8-2018, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2280/QĐ-UBND phê duyệt thiết kế và dự toán xây dựng công trình đầu tư nâng cấp, mở rộng cảng Bến Đầm trở thành cảng tổng hợp với quy mô lớn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của huyện Côn Đảo. Theo đó, ngày 9-11-2018, dự án nâng cấp, mở rộng cảng Bến Đầm đã được khởi công xây dựng. Ban Quản lý dự án chuyên ngành giao thông tỉnh làm chủ đầu tư. Công ty CP Công trình giao thông tỉnh là đơn vị thi công.
Theo Ban Quản lý cảng Bến Đầm, hiện nay, nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa thông qua cảng ngày càng lớn. Hàng năm, bình quân khối lượng hàng hóa thông qua cảng xấp xỉ 300 ngàn tấn; hành khách 40-50 ngàn lượt. Trong khi đó, cảng chỉ được đầu tư xây dựng với tính năng là cảng cá nhỏ, hiện trạng cầu cảng chính chỉ dài 82m, rộng 14m, thiết kế tiếp nhận tàu 1.000 tấn, khả năng tối đa cũng chỉ tiếp nhận được tàu 2.000 tấn, nên chưa tận dụng hết lợi thế khu vực vùng nước vịnh Bến Đầm để phục vụ phát triển kinh tế của huyện Côn Đảo.
Trụ sở chính BQL Cảng Bến Đầm (HQ Address): 1007/36 đường 30/4, phường 11, Tp. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu (1007/36 str., Ward 11, Vung Tau city, Ba Ria – Vung Tau province). Điện thoại (Tel): (84.254) 621048 Fax: (84.254) 621047
Cầu bến (berth facilities):
Tên/Số hiệu (Name/No.)
Dài (Length)
Độ sâu (Depth alongside)
Loại tàu/hàng (Vessel/Cargo)
Cầu 2,000T (Wharf 2,000 DWT)
82 m
-9.5 m
Tàu chở hàng 2,000 DWT, Tàu du lịch dài 100 m (Cargo vessel and passenger cruise)
Cầu 500T (Wharf 500 DWT)
150 m
-5.5 m
Tàu chở hàng 500 DWT (Cargo vessel)
Cảng Côn Đảo-Vũng Tàu (Con Dao-Vung Tau Terminal)
110 m
-7 m
Tàu chở hàng 2,000 DWT, Tàu du lịch (Cargo vessel and passenger cruise)
Kho bãi (Storage facilities):
Cảng Bến Đầm – Côn Đảo (Ben Dam – Con Dao Terminal):
Tổng diện tích măt bằng cảng (Total port area): 24,000 m2
Bãi (Open storage): 5,725 m2
Cảng Côn Đảo – Vũng Tàu (Con Dao – Vung Tau Terminal):
Tổng diện tích măt bằng cảng (Total port area): 20,300 m2
Kho (Warehouses): 500 m2
Thiết bị chính (Major equipment):
Cẩu bờ (Shore crane): 02 (5-10 MT)
Xe nâng (Forklift): 03 (2.5-5 MT)
Canô (Canoe): 01 (90 HP)
Xe xúc đào (Excavator): 02 (1-2 m3)
Đội tàu vận tải (Transport vessel): 02 (2,200 HP)
Quy hoạch khu Cảng Bến Đầm
Khu cảng Bến Đầm và các dịch vụ đi kèm: Diện tích: 89,23 ha; Dân số: 560 người
Khu cảng Bến Đầm phát triển trên cơ sở cải tạo và nâng cấp cảng Bến Đầm hiện tại. Khu vực này sẽ phát triển nhiều khu chức năng, bao gồm các hoạt động xúc tiến du lịch, thương mại, dịch vụ hậu cần cảng, công nghiệp nhỏ, kho bãi hàng hóa, dịch vụ nghề cá,dịch vụ thủy sản … nhằm phục vụ dân cư trên đảo và tàu thuyền trú bão, góp phần hỗ trợ kết nối với các khu vực khác của Côn Đảo. Phát triển khu kinh doanh hỗn hợp (bao gồm nhà nghỉ, khách sạn và các dịch vụ khác) tại khu vực phía Đông Bắc khu cầu cảng chính và khu vực ven đường Bến Đầm.
Khu vực phía Tây Bắc: Bố trí cụm các xí nghiệp sản xuất và các công trình dịch vụ hậu cần cảng, chủ yếu là các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ít gây ô nhiễm môi trường như: Kho lạnh bảo quản, gia công cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp, dịch vụ hậu cần nghề cá, dịch vụ hàng hải, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống.
Cảng Bến Đầm Côn Đảo
Tour tham quan Cảng Bến Đầm – Hòn Bà tại Côn Đảo
08h00: Hướng dẫn đón đoàn tại khách sạn khởi hành tham quan tuyến du lịch sinh thái Trung tâm thị trấn Côn Đảo – vịnh Bến Đầm – hòn Bà. Vịnh Bến Đầm nằm ở phía Tây Nam của đảo Côn Sơn, cách thị trấn Côn Đảo 14km về phía Nam, trên đường đi du khách tham quan mũi Cá Mập – Bãi Nhát – Đỉnh Tình Yêu và vịnh Bến Đầm.
08:30: Du khách tham quan cảng Bến Đầm và tìm hiểu hoạt động hậu cần nghề cá, đời sống của người dân ở khu vực cảng. Cảng Bến Đầm là nơi tiếp nhận nguồn hải sản khai thác ngòai khơi, hàng hóa xuất nhập khẩu và cung cấp dịch vụ hậu cần thủy sản cho các ghe tàu khai thác hải sản từ miền Trung trở vào và cả ghe tàu địa phương. Cảng là điểm đến của 2 chiếc tàu khách tuyến Côn Đảo- Vũng Tàu và ngược lại. Cảng đã xây dựng công trình đê chắn sóng , hệ thống kho lạnh, nhà máy chế biến , chợ hải sản,… đều đã đang đưa vào sử dụng. Cảng Bến Đầm là nơi lí tưởng cho tàu thuyền neo đậu tránh bão và trao đổi hậu cần nghề cá giữa ngư phủ với tiểu thương Côn Đảo. Từ cảng Bến Đầm du khách khởi hành đến Hòn Bà bằng đò của ngư dân.
09:00: Đến Hòn Bà, du khách tham quan trạm kiểm lâm Hòn Bà và tiếp tục đi bộ xuyên rừng đến Đầm Quốc. Trên đường đi, du khách có thể bắt gặp nhiều loài động vật hoang dã như sóc, kỳ đà, cua núi, chim…Hòn Bà theo truyền thuyết, chúa Nguyễn Ánh đã giam giữ Hoàng thứ phi Phi Yến khi bà có ý định ngăn cản bước đường cầu viện Pháp của ông.
09:30: Đến bãi Đầm Quốc, du khách tham quan khám phá rừng ngập mặn, bơi có ống thở xem sinh vật biển. Cùng với rạn san hô và thảm có biển, rừng ngập mặn là nơi trú ngụ và vùng kiếm thức ăn quan trọng của nhiều loài sinh vật biển khác; đồng thời nó còn có tác dụng giảm cường độ của sóng lên bãi. Du khách ngắm cảnh thư giản, nghỉ ngơi ăn trưa
13:00: Du khách trở lại trạm kiểm lâm về thị trấn, kết thúc tuyến tham quan.
Cảng Cầu Đá nằm ở Bãi Trước, TP Vũng Tàu có địa chỉ tại 09 Hạ Long, Phường 2, TP Vũng Tàu hiện là bến tàu cao tốc và tàu hoa tiêu của cảng Vụ hàng hải Vũng Tàu. Nơi đây còn nổi tiếng là di tích lịch sử kết hợp du lịch tham quan của thành phố Biển.
Bến tàu cảng Cầu Đá (Bãi Trước): hiện nay là tuyến chính để cập tàu cao tốc đi tuyến Vũng Tàu – Côn Đảo, hiện đã được cải tạo nâng cấp quy mô lớn có 2 cầu tàu dài 155m cập tàu cánh ngầm cỡ 250HK và khu dịch vụ HK. Chiều dài bến 155m, diện tích 0,93ha.
Cảng Cầu Đá Vũng Tàu
Hướng dẫn đến Cảng Cầu Đá – Vũng Tàu: là bến tàu Cánh ngầm đi TP Hồ Chí Minh trước đây, hiện nay có nhà hàng Gành Hào 2 đang hoạt động tại đây.
Bản đồ đồ đến cảng Cầu Đá Vũng Tàu
Cảng Cầu Đá Vũng Tàu là Bến cảng tàu khách Vũng Tàu dành cho hành khách đi chuyến Vũng Tàu – Côn Đảo hiện nay. Quý hành khách có thể tham khảo bản đồ đến cảng để đi đến chính xác địa điểm mình cần đến. Trong nhiều trường hợp hiện nay, khách thường nhầm lẫn giữa bến tàu đi tại đường 30/4.
Cảng Cầu Đá Vũng Tàu – Bãi Trước. Ảnh: Đinh Hữu Ngợt
Giữ xe tại Cảng Cầu Đá
Cảng Cầu Đá Vũng Tàu hiện đã đầu tư bãi giữ xe máy 02 tầng để phục vụ hành khách đi tàu cao tốc ra Côn Đảo, đồng thời nhận giữ xe gắn máy, xe ô tô qua đêm. Đây là một trong những điểm thuận lợi nhất dành cho khách hàng, đi và về ngay lấy xe ngay.
Giá giữ xe:
Xe ô tô 4-7 chỗ giá 100.000 đồng/ngày/đêm;
Xe gắn máy: 10.000 đồng/ngày/đêm
Lưu ý đối với hành khách gửi xe tại cảng Cầu Đá: Do vị trí ngay sát biển, hành khách gửi xe 2 ngày 1 đêm hoặc có thể thời gian lâu hơn nữa nên sau khi về rửa xe cẩn thận để bảo quản xe tốt hơn.
Bãi giữ xe gắn máy tầng trên tại cảng Cầu Đá
Nhà hàng Gành Hào 2 tại Cảng Cầu Đá
Nhà hàng Gành Hào 2 và Quán cà phê Mũi Đá đã được khai trương ngay tại Bến tàu cánh ngầm – Bến tàu cao tốc đi Côn Đảo hiện nay. Nhà hàng Gành Hào 2 hấp dẫn trong từng món ăn. Thực đơn của Gành Hào khá phong phú với hơn 100 món ăn được chế biến theo phong cách Á – Âu. Mỗi món ăn là sự chăm chút tỉ mỉ từ khâu lựa chọn nguồn thực phẩm tươi ngon đến khâu chế biến, trang trí rất công phu.
Nhà hàng Gành Hào – nơi hội tụ đầy đủ những món ăn ngon của miền biển như: tôm, cua, cá, ghẹ, mực, … và đặc biệt là món “hào sống” một món ăn rất bổ đưỡng. Mỗi món ăn mang lại những cảm nhận khác nhau rất thú vị và hấp dẫn tất cả những thực khách đã đặt chân đến đây.
Tầng trệt: Cà phê, điểm tâm sáng, cơm trưa, ẩm thực tối
Lầu 1 & 2: Nhà hàng hải sản và các món cơm Việt Nam
Khách đi tàu ăn uống tại nhà hàng Gành Hào 2
Những dịch vụ tiện ích khác tại cảng Cầu Đá Vũng Tàu
Cây ATM của ngân hàng Sacombank
Hành khách đi có thể rút tiền mua vé tàu cao tốc cũng như chuẩn bị đủ tiền mặt sử dụng khi ra Côn Đảo. ATM 1011-Bến tàu cánh ngầm VT,Địa chỉ: 9 Hạ Long, phường 2, TP Vũng Tàu. Điện thoại: 1900555588
ATM Sacombank tại cảng Cầu Đá Vũng Tàu
Phòng vé tàu cao tốc
Tại đây, có 02 hãng tàu cao tốc có quầy bán vé là Côn Đảo Express bán vé tàu từ Vũng Tàu đi Côn Đảo khởi hành ngay ở Cảng Cầu Đá Vũng Tàu và hãng tàu cao tốc Greenlines DP bán vé tàu cao tốc Vũng Tàu – Cần Giờ và Vũng Tàu – Bạch Đằng.
Trận địa pháo cổ Cầu Đá
Không có quy mô như trận địa pháo cổ ở Núi Lớn, nhưng trận địa pháo Cầu Đá cũng là một trong những công trình quan trọng, ghi dấu ấn tham vọng của thực dân Pháp về việc xây dựng Vũng Tàu thành một tiền cảng quân sự.
Vào năm 1890, các quan cai trị Pháp ở Nam Kỳ nói chung và ở Vũng Tàu nói riêng đã đề xuất xây dựng ở Vũng Tàu một tiền cảng nhằm phục vụ cho mục đích quân sự, làm nơi neo đậu, tránh gió bão cho tàu chiến hoạt động trên biển, đồng thời phục vụ cho việc bốc xếp khí tài, hàng hóa phục vụ cho thành phố nghỉ mát và quân sự Vũng Tàu. Nhưng đề án chưa được duyệt vì lúc ấy tình hình Đông Dương vừa ổn định, kinh phí khó khăn.
Các khẩu pháo tại khu Yên Ngựa
Năm 1896, dự án trên được thực hiện. Tiền cảng Vũng Tàu là con đê dài hơn 400m, chân đê rộng 15m, mặt đê rộng 4m được kè bằng đá, đổ bê tông chạy dài từ mũi phía bắc núi Nhỏ ra giữa biển nằm song song với Bãi Trước (vịnh Hàng Dừa). Đê cảng Vũng Tàu do kỹ sư Pháp thiết kế và thị trưởng Vũng Tàu lúc bấy giờ là Outrey phê duyệt thi công.
Để làm được con đường ra giữa biển này, người Pháp đã chi hết 45.000 quan từ ngân sách khai thác thuộc địa. Nhân công là những người tù khổ sai, họ là những chí sĩ yêu nước tham gia các phong trào chống Pháp, bị thất bại và cuối cùng trở thành nô lệ cho bọn thực dân. Để làm được đê cảng này, thực dân Pháp đã huy động hơn cả ngàn tù nhân vận chuyển, khuân vác gần 50.000m3 đá, có những hòn đá nặng nề, to lớn để kè đê chắn sóng, họ phải ngâm mình dưới nước, phơi lưng giữa trời trong suốt thời gian dài. Sau khi làm xong đê cảng, người Pháp mới nhận ra sai lầm của các kỹ sư của họ mà người chịu trách nhiệm cao nhất là Outrey. Đê cảng chạy dài theo hướng đối diện và ngược lại với các dòng sông đổ vào vịnh Gềnh Rái. Mặt khác do tác động của dòng hải lưu nên bến cảng trở thành con đập chắn, là nơi tụ lắng bùn, cát biển… Cầu tàu này bị vô hiệu hóa hoàn toàn trước khi cơn bão Giáp Thìn (1904) phá hỏng hoàn toàn. Ngày nay những ngày thủy triều rút xuống, người ta vẫn còn nhìn thấy một con đê dài bằng đá tảng chạy thẳng ra biển, là bằng chứng tàn bạo của thực dân Pháp mà hơn thế kỷ qua sóng biển, thủy triều vẫn chưa bào mòn, phủ lấp.
Thực dân Pháp đã nhận thấy ý nghĩa quân sự của cửa ngõ Vũng Tàu, ngay sau khi chiếm Nam Bộ xong, chúng đã nhanh chóng lắp đặt ở đây nhiều ụ đại pháo và sau đó phát triển thành phòng tuyến quân sự quy mô kiên cố. Việc tổ chức phòng tuyến Vũng Tàu nhằm tạo ra hành lang chiến lược quân sự, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho cửa ngõ vùng đất Đông Nam Bộ mà thực dân trực tiếp cai trị, bảo đảm cho nơi neo đậu của các hạm đội Pháp hoạt động ở Viễn Đông, bảo đảm cho Vũng Tàu là thành phố nghỉ mát và dưỡng bệnh của quân đội thực dân.
Phòng tuyến Vũng Tàu hình thành làm ba cụm lớn, liên hoàn với nhau trên các điểm cao Núi Nhỏ, Núi Lớn với tất cả 23 khẩu đại pháo cỡ đạn 140mm-300mm. Ba trận địa pháo này được khởi công xây dựng từ năm 1895. Toàn quyền Đông Dương không quên nhấn mạnh thời hạn hoàn thành: “Phải xây dựng Vũng Tàu thành một nơi đủ mạnh, công việc xây dựng các trận địa pháo phải được thực hiện xong trước năm 1897”.
Từ Cầu Đá, du khách có thể đến trận địa pháo Cầu Đá theo đường lên ngọn Hải Đăng, Vũng Tàu, hoặc theo lối vào Tịnh xá Ngọc Bích, chùa Bửu Sơn hoặc con đường nhỏ kế bên khách sạn Hải Âu, đường Hạ Long, trận địa nằm ở độ cao 15m bên sườn nam Núi Nhỏ, có 4 khẩu đại pháo nòng dài 5,5m, cở đạn 240mm bố trí theo hình cánh cung, nòng hướng ra biển Bãi Trước – Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh, tạo nên tầm quan sát và tầm bắn rộng. Các khẩu pháo bố trí cách đều nhau 18m, có thể quay tròn 3600 trên mâm pháo, nâng cao hay hạ thấp tầm bắn nhờ hệ thống truyền động tầm hướng bằng bánh răng cưa.
Cùng với trận địa pháo trên Núi Nhỏ, Núi Lớn trận địa Cầu Đá Bãi Trước hợp thành một quần thể di tích lịch sử, đã được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích quốc gia.