Miếu Cô Vân được lập tại Hòn Cau Côn Đảo nhưng không rõ vào thời gian nào, hiện nay đây là một trong những điểm du lịch tâm linh có tiếng là linh thiêng nên nhiều du khách tham khảo để đến thăm viếng trong chuyến hành trình của mình.
Sự tích về Cô Vân ở Côn Đảo
Sự tích về Cô Vân có rất nhiều người kể và mốc thời gian thì ko chính xác và rõ ràng, chỉ chắc chắn rằng Cô mất trên biển. Có người kể rằng khi phát hiện ra xác Cô thì trên giấy tờ của Cô đã bị nước làm nhoè chỉ còn 1 chữ Vân nên gọi là miếu Cô Vân, cũng có người kể khi phát hiện ra xác Cô trên Hòn Cau thì lúc đó Cô chỉ còn là bộ xương trắng, các ngư dân chôn rồi lập mộ tại Hòn Cau.
Trong quá trình đánh bắt cá, khi đi ngang qua đây ngư dân thấy một người con gái mặc đồ trăng đang lướt nhẹ trên những sườn đá dốc, xung quanh lúc nào cũng có sương mù tựa mây nên ngư dân mới gọi là Vân hay cô Vân. Vân ở đây nghĩa là Mây. Ngư dân sau này đánh bắt cá trên vùng biển này hay ghé lại miếu cô Vân cầu cô để có cuộc sống tài lộc thoát khỏi sự nghèo khó, họ đi qua cúng Cô và được Cô cho lộc vì vậy đến Cô nên chỉ cầu xin tiền tài làm ăn.
Bộ đồ viếng miếu Cô Vân Tiên Cảnh tại Hòn Cau Côn Đảo đơn giản bao gồm: Bộ lễ vàng mã đóng gói khoảng 250.000 đồng, Lẵng hoa cúc trắng và trái cây khoảng 350.000 đồng.
Hòn Cau Côn Đảo
Hòn Cau khá nổi tiếng bởi trước đây là một làng cổ thời vua Gia Long với tên “Xóm Bà Thiết”. Hòn Cau là một trong hai đảo thuộc quần đảo Côn Sơn có nguồn nước ngầm. Phía trước Hòn Cau có bãi Cát trắng trải dài dọc theo dãy núi hình cánh cung, xen lẫn hàng dừa và cây Phong Ba sừng sững chắn gió xanh bất tận, sâu lắng tiếng sóng vỗ rì rào, từng làn sóng tung bọt trắng xóa, kéo du khách hòa vào không gian tuyệt vời của đất, trời và biển. Hòn Cau cũng là một địa ngục trần gian khác nữa, giam giữ những nhà họat động Cách Mạng mà nổi tiếng nhất phải kể đến Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng vào khoảng thời gian 1930 – 1931.
Đến với Hòn Cau, du khách thăm di tích lịch sử giam giữ nhà hoạt động cách mạng nỗi tiếng Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng vào năm 1930 – 1931; tham quan rừng dừa, vườn cây ăn trái, tìm hiểu công tác bảo tồn thiên nhiên, bơi lội xem san hô… là những khoảnh khắc, những trải nghiệm đầy thú vị khó quên và tận hưởng cảnh đẹp hoang sơ và môi trường trong lành.
Cách ra thăm Miếu Cô Vân và Hòn Cau Côn Đảo
Thời điểm thuận lợi nhất để đi ra được đảo Hòn Cau ra thăm miếu Cô Vân là từ giữa tháng 3 đến tháng 9 Dương Lịch. Sau đó sẽ bước vào mùa gió chướng, biển động sóng lớn nên khó đi và nguy hiểm (Biển động từ cấp 7 trở lên Biên phòng huyện Côn Đảo sẽ không cho phép tàu, cano đi ra các đảo).
Nơi Cô nằm là Hòn Cau 1 trong 16 đảo thuộc Côn Đảo, cách đảo chính 20-25′ đi cano, tuỳ thuộc vào con nước hàng ngày để có thể đi được Miếu Cô Vân nên trước khi đi mọi người liên hệ với cano để hỏi giờ. Giá tàu giao động từ 2,800,000 đồng – 3,500,000 đồng/chuyến. Quý du khách có nhu cầu có thể đặt trước cano tại Côn Đảo theo số: 0982966449 hoặc 0908778555. Ngoài lễ cô Vân, nếu bạn muốn đi thêm các điểm khác thì có thể sẽ thêm tiền. Do đó, bạn cần hỏi kỹ và thỏa thuận với chủ cano, công ty tổ chức tour xem cụ thể như thế nào?
Nếu có thời gian mọi người nên kết hợp đi chơi câu cá , lặn biển, ngắm san hô, tổ chức ăn uống… vì biển Côn Đảo cực kỳ đẹp. Thông thường, các tàu chở khách ra Hòn Cau, ngoài đi lễ là đưa luôn cả đi chơi, chứ không chỉ mỗi lễ bái không