Hải đăng Phú Quý

Hải đăng Phú Quý nằm trên đỉnh núi Cấm, ở độ cao 108m so với mực nước biển, tháp hải đăng có hình vuông cao 18m, xây bằng đá màu đen. Hải đăng có tầm chiếu xa khoảng 22 hải lý. Hải đăng chỉ vị trí đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận. Hải đăng nhập bờ, giúp tàu thuyền hoạt động trong vùng biển ngòai khơi tỉnh Bình Thuận định hướng ra vào vùng biển Phan Thiết và xác định được vị trí của mình.

Sơ lược về Hải đăng Phú Quý

Nằm ở độ cao 108 mét trên núi Cấm (thuộc xã Ngũ Phụng, huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận), Hải đăng Phú Quý có tọa độ địa lý: Vĩ độ (φ) 10 ° 32′ 25″ 3N – Kinh độ (λ)108° 55′ 53″ 1E (Hệ VN-2000); Vĩ độ (φ) 10 ° 32′ 23″ 1N – Kinh độ (λ)108° 55′ 58″ 1E (Hệ HN-72) và Vĩ độ (φ) 10 ° 32′ 21″ 5N – Kinh độ (λ)108° 55′ 59″ 5E (Hệ WGS-84), chính thức đưa vào hoạt động ngày 18/2/1994, sau đó được trùng tu và hoàn thành vào ngày 19/8/1997. Với chức năng chỉ vị trí đảo Phú Quý; đèn nhập bờ hướng dẫn cho tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Phan Thiết (Bình Thuận) bao năm qua vẫn thức theo từng chuyến biển của ngư dân đảo Phú Quý, và là một trong những cột mốc khẳng định chủ quyền nước ta trên biển.

Hải đăng Phú Quý sử dụng loại đèn có ánh sáng trắng, chớp nhóm 2, với chu kỳ 15 giây (0,117s + 4,883s + 0,117s + 9,883s = 15s), phạm vi chiếu sáng 360°, có tầm nhìn 27 hải lý (1 hải lý = 1.853,2 mét) với chiều cao mắt người quan sát 5 mét; tầm hiệu lực ánh sáng là 20 hải lý với hệ số truyền quang khí quyển t = 0,74, sử dụng bằng nguồn năng lượng mặt trời, đóng ngắt tự động theo sự chuyển biến của thời tiết, và trong khoảng khung giờ chủ yếu từ 17 giờ 45 phút – 5 giờ 45 phút ngày hôm sau.

Hải đăng Phú Quý có kiểu dáng đẹp, hình khối hộp, tháp đèn có màu xám, nhà trạm được sơn màu vàng sẫm, đứng sừng sững uy nghiêm nổi bật giữa màu xanh của cây rừng và biển cả mênh mông. Hải đăng có chiều cao toàn bộ là 126 mét (tính từ mực nước số “0 Hải đồ”) và chiều cao công trình là 20 mét tính từ tâm đèn đến nền móng; chiệu rộng trung bình 4,0 mét đối với tháp đèn. Du khách gần xa khi có dịp đến đảo, từ tháp đèn có thể ngắm nhìn toàn bộ huyện đảo Phú Quý, hít thở không khí trong sạch giữa trùng khơi, ngắm nhìn trời nước bao la để thêm yêu Tổ Quốc nơi đầu sóng ngọn gió.

Hiện nay, Hải đăng Phú Quý do Công ty Bảo đảm an toàn Hàng hải Nam Trung Bộ (thuộc Tổng Công ty Bảo đảm an toàn Hàng hải miền Nam – Bộ GTVT) quản lý.

Thông số chi tiết Hải Đăng Phú Quý

Tọa độ địa dư: 10o32’21.5”N – 108o55’59.5”E

Tầm hiệu lực (tọa độ địa lý)

  • Ban ngày: 27 hải lý
  • Ban đêm: 20 hải lý

Chiều cao

  • Tháp đèn: 20m
  • Tâm sáng: 124m

Đặc tính ánh sáng

  • Màu sắc: ánh sáng trắng
  • Đăc tính chớp: Chớp nhóm 2, chu kỳ 15s
  • Màu sắc thân đèn: Xám

Loại đèn

  • Đèn chính: VMS RB 400
  • Đèn phụ: TRB 220
  • Racon:

Năm thiết lập: 08/09/1997

Hải Đăng Phú Quý

Hướng dẫn đi đến Hải Đăng Phú Quý

Hải đăng Phú Quý đặt trên đỉnh Núi Cầm là điểm cao nhất của đảo. Muốn chinh phục ngọn hải đăng này, du khách phải đi bộ, leo núi, vượt hơn 120 bậc đá trên đoạn đường dài khoảng 200m có nhiều đoạn trơn trượt. Lên đến nơi, du khách sẽ được phóng tầm mắt nhìn toàn cảnh đảo hữu tình từ trên cao. Đặc biệt, trên đường leo lên ngọn hải đăng, du khách cũng có thể ghé thăm chùa Linh Bửu, nơi có mắc những chiếc võng cho khách nghỉ chân.

Các bạn chạy thẳng lên, nhìn thấy tấm bảng chỉ đường lên chùa Linh Bửu, các bạn đi theo đường đó. Lên được tới chùa rồi, các bạn nhìn tay trái sẽ thấy 1 con đường nhỏ, các bạn chạy lên đó sẽ gặp các bậc thang. Các bạn đi thẳng lên, rồi sẽ gặp 1 ngã 3, nếu các bạn rẽ trái, thì sẽ tới ngọn đuốc Bác, là nơi để tượng Bác Hồ, chắc là nơi thờ bác. Còn đi thẳng thì đến hải đăng Phú Quý, các bạn chỉ được đứng dưới chân thôi chứ không được lên ngọn đâu. Ở đây view không đẹp bằng bên Đỉnh Cao Cát, nhưng lên đây để check in một trong những hải đăng lớn nhất Việt Nam cũng là không tệ đâu.

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận