Lưu trữ danh mục: Đội tàu cao tốc Phú Quốc Express

Đội tàu cao tốc Phú Quốc Express gồm những con tàu cao tốc hiện đại mang thương hiệu Phú Quốc Express và Côn Đảo Express

Tàu cao tốc Thăng Long

Tàu cao tốc Thăng Long là tàu cao tốc 1 thân có chiều dài lên đến 77,46 m, gồm 4 tầng, 2 tầng khoang Eco, 1 tầng khoang VIP, có bố trí một không gian tầng trên cùng dành riêng cho “Café Roof Top”.

Tàu có tổng sức chở đến 1.017 khách, sử dụng 3 động cơ Rolls – Royce MTU – động cơ hàng hải hàng đầu thế giới có tổng công suất đạt 11.580 sức ngựa, tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường, thân tàu được làm bằng hợp kim nhôm đóng tàu nhập khẩu từ Italy, giúp con tàu đạt vận tốc lên đến 30 hải lý/h.

Tàu cao tốc Thăng Long mang thương hiệu Côn Đảo Express
Sử dụng 3 động cơ Rolls – Royce MTU – động cơ hàng hải hàng đầu thế giới có tổng công suất đạt 11.580 sức ngựa, tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường

Siêu tàu khách cao tốc Thăng Long sở hữu ưu thế an toàn vượt trội so với các thế hệ tàu cao tốc hiện đại đã từng ra mắt tại Việt Nam. Với chiều dài lên đến 77,46 mét, tuyến hình được thiết kế đặc biệt làm tăng khả năng rẽ sóng, tăng tính ổn định cho tàu. Kích thước con tàu lớn sẽ giảm tối đa ảnh hưởng lắc dọc mà những con tàu nhỏ hơn không thể có được.

Tàu Thăng Long
So với các tàu chở khách hiện đang hoạt động trên các vùng biển nước ta, điểm nổi bật của siêu tàu khách Thăng Long là có kích thước lớn, thiết kế 4 tầng (2 tầng khoang Eco, 1 tầng khoang Vip, tầng trên cùng dành cho du khách uống cafe rooftop và ngắm phong cảnh); tuyến hình của tàu được thiết kế đặc biệt làm tăng khả năng rẽ sóng và sự ổn định, giảm tối đa ảnh hưởng lắc dọc mà những con tàu nhỏ hơn thường gặp phải. Tàu được thiết kế chân vịt mũi giúp dễ dàng quay trở, tránh va đập khi cập bến; tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường. Ngoài ra, nội thất của tàu gồm ghế ngồi, điều hòa, hệ thống âm thanh… đều được nhập ngoại.
Thiết kế đặc biệt làm tăng khả năng rẽ sóng, tăng tính ổn định cho tàu

Tàu Thăng Long đã được thiết kế để phục vụ riêng tuyến Vũng Tàu – Côn Đảo và TP Hồ Chí Minh – Côn Đảo là tuyến có hành trình ra đảo khắc nghiệt và xa nhất từ đất liền đến với các đảo du lịch của Việt Nam.

Khoang ghế ECO phổ thông tàu cao tốc Thăng Long được bố trí ở tầng 1 và tầng 2 của tàu
Tàu Thăng Long có 423 ghế VIP được bố trí ở tầng dưới cùng của tàu

 

Xem thêm: Lễ hạ thủy siêu tàu Thăng Long 

Tàu cao tốc Phú Quốc Express 18 (PQE18)

Tàu cao tốc Phú Quốc Express 18 với tiêu chuẩn đẳng cấp 5 sao, tàu có chiều dài tàu 30.14m, chiều rộng 7.5m, sức chở 231 hành khách. Tàu có thiết kế, trang thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu chuyên chở hành khách, tốc độ tối đa 26 hải lý/h, hoạt động trên các vùng biển Việt Nam tương đương cấp hạn chế 2.

Sơ đồ bố trí ghế ngồi tàu cao tốc Phú Quốc Express 18 (PQE18)

Tàu PQE18 có sức chứa 231 hành khách, được phân bổ làm 2 tầng, tầng trên gồm 87 ghế và tầng dưới gồm 144 ghế.

Sơ đồ bố trí ghế ngồi tàu Phú Quốc Express 18

 

Tàu cao tốc Phú Quốc Express 27

Tàu cao tốc Phú Quốc Express 27 tiêu chuẩn đẳng cấp 5 sao có chiều dài 30.14m, chiều rộng 7.5m, số khách tối đa lên đến 230 người. Tàu được thiết kế đồng bộ, trang bị hiện đại đáp ứng yêu cầu chuyên chở và đưa đón khách khu vực biển Việt Nam. Tàu hoạt động trên vùng biển cấp 2 hạn chế, vận tốc tối đa 30 hải lý/h. Tàu khai thác phục vụ hành khách trên tuyến Rạch Giá – Phú Quốc.

Tàu cao tốc Phú Quốc Express 27

Sơ đồ vị trí ghế ngồi tàu Phú Quốc Express 27

Khác với những con tàu khác trong đội tàu Phú Quốc Express, tàu PQE 27 và PQE 18 không được trang bị ghế VIP mà chỉ có ghế ECO thông thường gồm 87 ghế tầng trên và 144 ghế tầng dưới.

Sơ đồ vị trí ghế ngồi tàu Phú Quốc Express 27
Tàu cao tốc Phú Quốc Express 27

Tàu cao tốc Côn Đảo Express 36

Tàu cao tốc Côn Đảo Express 36 là con tàu cao tốc hai thân lớn nhất Việt Nam đầu tiên vận chuyển hành khách ra Côn Đảo bằng đường biển xuất phát tại cảng Cầu Đá Vũng Tàu.

Côn Đảo Express 36 tàu cao tốc hai thân lớn nhất Việt Nam

  • Tên tàu: CÔN ĐẢO EXPRESS 36
  • Số phân cấp: VR194316
  • Số đăng ký hành chính: SG-PAS-002781-2
  • Số IMO: IMO9879600
  • Hô hiệu: XVHD3
  • Quốc tịch: Việt Nam
  • Cảng đăng ký: Sài Gòn

Côn Đảo Express 36 với thiết kế hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu. Điểm đặc biệt của tàu Côn Đảo Express 36 chính là được trang bị 4 máy Roll – Royce MTU với tốc độ tối đa lên tới 35 hải lý (60km/h) sẽ rút ngắn ngoạn mục thời gian di chuyển từ Vũng Tàu đến Côn Đảo. So với các tàu thông thường hiện nay, thời gian cho hành trình này là 13 giờ, thì với tàu cao tốc Côn Đảo Express 36 chỉ còn 3 giờ 30 phút.

Tàu Côn Đảo Express 36 chính thức phục vụ hành khách từ ngày 15/2/2019, khởi hành từ cảng Cầu Đá (Vũng Tàu) đi Côn Đảo lúc 8:00 sáng. Tàu khởi hành từ cảng Bến Đầm (Côn Đảo) trở về lại Vũng Tàu lúc 13:30 mỗi ngày.

Đây là con tàu cao tốc hai thân lớn nhất và đầu tiên được đóng tại Việt Nam theo công nghệ châu Âu, thân tàu được làm bằng vỏ hộp kim nhôm nhập khẩu từ Italy.

Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là “Tàu hai thân lớn nhất Việt Nam”

Nội thất tàu Côn Đảo Express 36

Tất cả các ghế của tàu CD36 đều được ốp da thượng hạng, có thể ngã ra sau thoải mái. Riêng ghế VIP ngã 130 độ, màn hình giải trí cảm ứng hiện đại và tai nghe không dây.

Bắt đầu bằng cách xem qua video: Giới thiệu cận cảnh tàu CDE36

Sơ đồ bố trí ghế ngồi tàu Côn Đảo Express 36

Tàu cao tốc Côn Đảo Express 36 được bố trí tổng cộng 598 ghế, trong đó có 30 ghế VIP (tầng trên, phòng riêng), 158 ghế ECO tầng trên và 410 ghế ECO tầng dưới. Giá vé ghế ECO được bán giá tương đồng nhau.

Thông số cơ bản tàu cao tốc Côn Đảo Express 36

  • Nhà máy đóng tàu: Công ty TNHH MTV 189
  • Nơi đóng: Hải Phòng, Việt Nam
  • Ngày hạ thuỷ: 21 tháng 11 năm 2018
  • Số hiệu thân tàu của nhà máy: 189-4212.K31
  • Ký hiệu thiết kế: 189-4212.K31
  • Vật liệu thân tàu: Hợp kim nhôm
  • Số v. ngang kín nước: 4
  • Số boong liên tục: 1
  • Vị trí buồng máy: A – Phía sau
  • C.dài cấu trúc trên boong(m): F 21.000 P 3.770
  • Tổng sức chứa hàng: g141
  • Số hành khách: 598
  • Sức chứa các két: Fw 8.2
  • Ð.trưng C.cấp(mã hiệu TB): 175/B1
  • Chiều dài lớn nhất Lmax(m): 46.850
  • Chiều dài tàu L(m): 43.600
  • Chiều rộng lớn nhất Bmax(m): 12.200
  • Chiều rộng tàu B(m): 11.380
  • Chiều cao mạn(m): 4.250
  • Tổng dung tích GT(TM69): 680
  • Dung tích có ích NT(TM69): 250
  • Mạn khô mùa hè(mm): 2404
  • Chiều chìm(m): 1.600
  • Lượng chiếm nước toàn tải(T): 248.4
  • Trọng lượng tàu không(T): 198.94
  • Trọng tải(T): 49.4

Cũng trong năm 2019 vừa qua, PQE đã trang bị thêm công nghệ “giảm lắc” tiên tiến trên Thế giới đã được lắp đặt cho Côn Đảo Express 36. Đó chính là công nghệ giảm lắc Humphree đỉnh cao đến từ Thụy Điển, giúp tạo độ êm ái cho tàu khi hoạt động ở những vùng biển lớn.

Tàu cao tốc Côn Đảo Express 36 tại cảng Cầu Đá Vũng Tàu

Thế mạnh nổi trội nhất của Côn Đảo Express 36 là tính an toàn, êm ái và hạn chế say sóng. Khi được lắp đặt công nghệ Humphree này, bà con và du khách sẽ hoàn toàn yên tâm tận hưởng chuyến hành trình tuyệt vời, bởi Humphree sẽ giúp Côn Đảo Express 36 giảm đến 50% độ lắc do sóng khi vận hành.

Côn Đảo Express 36 được trang bị 2 thuyền cứu sinh lớn cùng bè cứu sinh 2 bên tàu
Côn Đảo Express 36 trang bị hệ thống 4 máy Rolls-Royce MTU xuất xứ Đức hiện đại nhất thế giới
Trang thiết bị nghi khí hàng hải tối tân tàu Côn Đảo Express 36

Xem thêm thông tin 02 con tàu đều mang thương hiệu Côn Đảo Express:

Những hình ảnh chi tiết từng ngóc ngách tàu Côn Đảo Express 36

Tàu cao tốc Trưng Trắc

Tàu cao tốc Trưng Trắc cũng là một trong ba con tàu cao tốc hai thân lớn nhất Việt Nam hiện nay mang thương hiệu Côn Đảo Express.

Giới thiệu về Trưng Trắc

Tàu Trưng Trắc là tàu cao tốc CATAMARAN hai thân 5 sao, làm bằng hợp kim nhôm khủng dài 47m, rộng 12m. Với sức chở 600 hành khách, động cơ 4 x 12V4000M53 ROLLS ROYCE, tốc độ 35 – 37 knots. Ưu điểm của tàu cao tốc hai thân là an toàn, cân bằng và tính ổn định cao, giảm thiểu say sóng.

  • Tên tàu: TRƯNG TRẮC
  • Số phân cấp: VR194357
  • Số đăng ký hành chính: SG-PAS-002783-3
  • Số IMO: IMO9886483 Hô hiệu: XVIZ3
  • Quốc tịch: Việt Nam
  • Cảng đăng ký: Sài Gòn
Tàu cao tốc Trưng Trắc tại Bến Trần Đề – Sóc Trăng

Tàu Trưng Trắc vận tốc lên đến 35 hải lý (khoảng 65 km/giờ). Thiết kế tàu gồm Khoang VIP; Khoang phổ thông; Boong ngoài trời tầng trên.

Tàu được trang bị 2 xuồng cứu sinh lớn, hệ thống phao cứu sinh và phao cá nhân cho khách dọc thân tàu.

Tàu thường xuyên được điều động liên tục trên các tuyến Phú Quốc Express khai thác, điển hình như: Cà Mau – Nam Du – Phú Quốc, Đà Nẵng – Lý Sơn, Vũng Tàu – Côn Đảo, Cần Thơ – Trần Đề – Côn Đảo và gần đây nhất là trên tuyến Phan Thiết đi Phú Quý và ngược lại.

Boong tàu Trưng Trắc

Nội thất tàu Trưng Trắc

Tàu cao tốc Trưng Trắc là con tàu thứ 2 được đóng tại Việt Nam, tàu được trang bị nội thất sang trọng, thiết bị giải trí hiện đại, khoang hành khách rộng rãi sàn cách âm chống ồn và đặc biệt có hệ thống âm thanh với tai nghe không dây, tạo không gian yên tĩnh cho khách hàng tạo nên sự thoải mái, giúp thuyền viên và quý hành khách không bị mệt mỏi và giảm thiểu hội chứng say sóng.

Tivi trên tàu cao tốc Trưng Trắc
Ghế ECO tầng dưới tàu cao tốc Trưng Trắc
Ghế ECO tầng trên tàu cao tốc Trưng Trắc
Ghế VIP tàu Trưng Trắc

Xem thêm video giới thiệu cơ bản nội thất tàu cao tốc Trưng Trắc

Khoang VIP ở boong trên, ghế ngả 130 độ, được trang bị màn hình giải trí riêng biệt với nội dung phong phú theo tiêu chuẩn quốc tế.

Hệ thống điều khiển tàu hiện đại trên tàu

Sơ đồ bố trí ghế ngồi tàu Trưng Trắc

Tàu Trưng Trắc có 598 ghế bao gồm: 30 ghế VIP, 176 ghế tầng trên và 392 ghế Eco được phân bố như sau:

Xem thêm: Tàu cao tốc Trưng Nhị

Thông số chi tiết tàu Trưng Trắc

  • Nhà máy đóng tàu: Công ty TNHH MTV 189
  • Nơi đóng: Hải Phòng, Việt Nam
  • Ngày đóng: 22 tháng 04 năm 2019
  • Ngày đặt sống chính: 30 tháng 07 năm 2018
  • Ngày hạ thuỷ: 20 tháng 03 năm 2019
  • Số hiệu thân tàu của nhà máy: 189-4212.K31-02
  • Ký hiệu thiết kế: 189-4212.K31
  • Vật liệu thân tàu: Hợp kim nhôm
  • Số v. ngang kín nước: 4
  • Số boong liên tục: 1
  • Vị trí buồng máy: A – Phía sau
  • C.dài cấu trúc trên boong(m): F 21.000 P 3.770
  • Tổng sức chứa hàng: g141
  • Số hành khách: 598
  • Sức chứa các két: Fw 8.2
  • Ð.trưng C.cấp (mã hiệu TB): 175/B1
  • Chiều dài lớn nhất Lmax (m): 46.850
  • Chiều dài tàu L (m): 44.700
  • Chiều rộng lớn nhất Bmax (m): 2.200
  • Chiều rộng tàu B (m): 11.380
  • Chiều cao mạn (m): 4.250
  • Tổng dung tích GT (TM69): 682
  • Dung tích có ích NT (TM69): 250
  • Mạn khô mùa hè (mm): 2404
  • Chiều chìm (m): 1.650
  • Lượng chiếm nước toàn tải (T): 265.0
  • Trọng lượng tàu không (T): 212.19
  • Trọng tải (T): 52.9

Những tuyến tàu cao tốc Trưng Trắc từng hoạt động

Tàu cao tốc Trưng Trắc có thể nói là một trong những con tàu năng động nhất của Phú Quốc Express khi liên tục được điều động trên tất cả các tuyến hành trình của hãng tàu cao tốc lớn nhất Việt Nam này, khi liên tục được đưa đi hoạt động trên các tuyến tại Côn Đảo, Phú Quốc, Nam Du… tạo nên những cột mốt nổi bật trên hải trình của con tàu đặc biệt này.

Vũng Tàu – Côn Đảo

Ngay sau khi được hạ thủy và đưa vào hoạt động, tháng 4/2019, Phú Quốc Express đã điều động tàu cao tốc Trưng Trắc về Vũng Tàu hoạt động song hành cùng với tàu cao tốc Côn Đảo Express 36 trên tuyến Vũng Tàu – Côn Đảo.

Trần Đề – Côn Đảo

Ngày 26/7/2019, Công ty cổ phần tàu cao tốc Phú Quốc (Phú Quốc Express) chính thức khai trương và đưa vào vận hành tuyến cao tốc Trần Đề ( Sóc Trăng) – Côn Đảo ( Bà Rịa-Vũng Tàu) với hành trình chỉ 1 giờ 45 phút…

Cần Thơ – Côn Đảo

Sáng ngày 5/12/2019, tại Bến Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, Công ty cổ phần Tàu cao tốc Phú Quốc (Phu Quoc EXPRESS ) đã khai trương tuyến mới Cần Thơ – Trần Đề (Sóc Trăng) và Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu). Tuyến tàu mới này kết nối 3 vùng miền Cần Thơ-Trần Đề- Côn Đảo trên một chuyến hành trình bằng tàu cao tốc hai thân Trưng Trắc lớn nhất Việt Nam với thời gian 3 giờ 30 phút.

Cà Mau – Nam Du – Phú Quốc

Ngày 7/7/2020, tại TT.Sông Đốc, H.Trần Văn Thời (Cà Mau), tuyến tàu cao tốc Cà Mau – Nam Du – Phú Quốc đã được khai trương, cho chạy thử nghiệm; đến ngày 11.7, tuyến tàu này chính thức đi vào hoạt động, tàu cao tốc Trưng Trắc vẫn là con tàu được điều động trên tuyến này. Phú Quốc Express luôn mong muốn mang những chiếc tàu tân tiến nhất đến phục vụ bà con ở tất cả các khu vực Cà Mau. Người dân sẽ được tận hưởng dịch vụ 5 sao kết nối từ Cà Mau đến Nam Du và Phú Quốc với thời gian chỉ 3 giờ 15 phút.

Tuyến tàu cao tốc Cà Mau – Nam Du – Phú Quốc từng được khai thác trước đó.

Đà Nẵng – Lý Sơn

Ngày 29/3, tại cảng Sông Hàn, TP Đà Nẵng, Công ty Cổ phần tàu cao tốc Phú Quốc (Phú Quốc Express) khai trương tuyến vận tải thủy dài 135 km từ Đà Nẵng ra đảo Lý Sơn. Tàu Trưng Trắc dài 44,7 m, rộng 12,2 m, vận tốc lớn nhất 33 hải lý/giờ, đăng kiểm ngày 12/4/2019. Con tàu có thể chở tối đa 612 người, trong đó 598 hành khách, có khoang VIP và khoang thường.

Tàu cao tốc Đà Nẵng đi Lý Sơn qua cầu Thuận Phước

Trong khoảng 150 phút, tàu cao tốc Trưng Trắc sẽ đưa du khách từ cảng Đà Nẵng ra đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), khi tuyến vận tải đường thủy được khai trương.

Phan Thiết – Phú Quý

Ngày 19/5/2023, tại Cảng vận tải Phan Thiết (Bình Thuận), Công ty CP tàu cao tốc Phú Quốc ( Phú Quốc Express) đã đưa tàu Trưng Trắc vào vận hành trên tuyến vận tải biển Phan Thiết- Phú Quý. Tàu Trưng Trắc có thể vận hành trong gió cấp 6 và được thiết kế có thể chạy với tốc độ 30 hải lý/giờ. Đây là con tàu thứ 5 vận tải hành khách trên tuyến tàu biển Phú Quý – Phan Thiết, có chiều dài 56 hải lý, góp phần kết nối đảo Phú Quý với đất liền.

Tàu cao tốc Trưng Trắc trên tuyến Phan Thiết – Phú Quý

Liên hệ đặt vé tàu cao tốc Trưng Trắc Phú Quý, hành khách có thể truy cập website https://vetauphuquy.vn để biết thêm thông tin chi tiết về lịch chạy tàu, giá vé, chương trình khuyến mãi….

Đặt tên tàu Trưng Trắc

“Trưng Trắc” được Côn Đảo Express lựa chọn đặt tên cho một trong ba con tàu cao tốc lớn nhất Việt Nam thể hiện lòng tôn kính, biết ơn và tri ân sâu sắc tấm gương anh dũng của Hai Bà Trưng

Hai Bà Trưng, những người con gái Lạc tướng đất Mê Linh và cuộc khởi nghĩa của Hai Bà (năm 40-43 sau Công nguyên) đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam, in đậm trong tâm tư, tình cảm mỗi người dân Việt Nam như một huyền thoại. Theo truyền thuyết trong dân gian và thần tích tại đền thờ Hai Bà Trưng ở Mê Linh, Hát Môn và một số di tích thờ Hai Bà trên cả nước, hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị có cha là quan Lạc tướng huyện Mê Linh nhưng mất sớm, mẹ là bà Nguyễn Thị Đoan (tên tục gọi là bà Man Thiện). Sống ở làng quê có nghề trồng dâu nuôi tằm, hai bà là chị em sinh đôi, bà chị có tên là Trưng Trắc (Trưng Trắc ý nói trứng lứa đầu), em gái có tên Trưng Nhị (ý nói trứng lứa sau). Hai bà được nuôi dạy trong tinh thần yêu nước, được dạy binh thư võ nghệ, rất can đảm, dũng lược. Lớn lên, Trưng Trắc kết duyên cùng Thi Sách – con trai Lạc tướng huyện Chu Diên.

Thời kỳ đó, đất nước ta bị nhà Hán đô hộ. Với chính sách thống trị vô cùng tàn bạo và các chế độ cống nạp hà khắc của nhà Hán, nhân dân ta phải sống lầm than, khổ cực, sục sôi ý chí nổi dậy chống lại sự thống trị tàn bạo của chính quyền phong kiến phương Bắc. Thái thú Tô Định, biết được ý định chuẩn bị khởi nghĩa của Thi Sách và Trưng Trắc, đã lập mưu kế hãm hại Thi Sách nhằm lung lạc ý chí của Bà Trưng Trắc và tinh thần đấu tranh của nhân dân ta. Song hành động tàn bạo của Tô Định không làm cho Bà Trưng Trắc sờn lòng, trái lại, càng làm cho Bà thêm quyết tâm khởi nghĩa “Đền nợ nước, trả thù nhà”.

Năm 40 (sau Công nguyên), Hai Bà Trưng đã giương cao ngọn cờ tụ nghĩa, kêu gọi hào kiệt bốn phương, nhân dân cả nước đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm. Trong ngày xuất quân, “cờ xí dậy đất, chiêng trống vang trời, tướng nam lẫm liệt, tướng nữ lạnh lùng”, nghĩa quân khí thế sục sôi với lời thề: “Một xin rửa sạch nước thù. Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng. Ba kẻo oan ức lòng chồng. Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”.

Cuộc khởi nghĩa được nhân dân khắp nơi ủng hộ, hưởng ứng, tạo thành sức mạnh như vũ bão. Nghĩa quân của Hai Bà Trưng đi đến đâu quân nhà Hán tan vỡ đến đó. Chỉ trong một thời gian ngắn, nghĩa quân đã thu lại 65 huyện, thành, là toàn bộ lãnh thổ nước Việt hồi đó; Tô Định phải bỏ chạy về nước, chấm dứt ách đô hộ hà khắc của nhà Đông Hán. Sau khi khởi nghĩa thắng lợi, đất nước được giải phóng, Bà Trưng Trắc được tướng sĩ và nhân dân suy tôn lên ngôi Vua, lấy hiệu là Trưng Nữ Vương, định đô tại Mê Linh. “… Đô kỳ đóng cõi Mê Linh, Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta”.

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng tuy chỉ đưa lại nền độc lập cho đất nước trong gần ba năm, nhưng có ý nghĩa vô cùng to lớn, còn lưu mãi sử xanh. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là cuộc khởi nghĩa đầu tiên trong lịch sử đấu tranh oanh liệt chống ách thống trị của ngoại bang của nhân dân ta, là biểu tượng sáng ngời của lòng yêu nước, ý chí hiên ngang, khí phách quật cường của dân tộc ta. Quân xâm lược có thể đánh bại chính quyền của Hai Bà Trưng, nhưng tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc ta thì không bao giờ bị dập tắt. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là trang sử vàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Dân tộc ta đời đời ghi nhớ công ơn và mãi mãi tự hào về hai vị liệt nữ anh hùng.

Tàu cao tốc Trưng Nhị

Tàu cao tốc Trưng Nhị là một trong seri 3 con tàu cao tốc hai thân (CATAMARAN) lớn nhất Việt Nam mang thương hiệu Côn Đảo Express. Hiện nay tàu cao tốc đang hoạt động trên tuyến Trần Đề Sóc Trăng đi Côn Đảo

  • Tên tàu: TRƯNG NHỊ
  • Số phân cấp: VR194346
  • Số đăng ký hành chính: SG-PAS-002784-3
  • Số IMO: IMO9889966
  • Hô hiệu: XVJB3

Tàu Trưng Nhị có chiều dài 46,85m, chiều rộng hơn 12,2m, sức chứa 598 hành khách.

Tàu được trang bị 4 máy Roll – Royce MTU với tổng công suất máy chính lên đến: 5520KW cho đạt tốc độ tối đa 35 hải lý/giờ (tương đương 60km/giờ). Với tốc độ này, hành trình tàu Trưng Nhị từ Vũng Tàu đi Côn Đảo, Cần Thơ đi Côn Đảo hoặc ngược lại chỉ mất khoảng 4 giờ đồng hồ (giảm gần 9 tiếng so với di chuyển bằng tàu thủy thông thường trước đây).

Nội thất tàu Trưng Nhị

Tàu Trưng Nhị có 598 ghế bao gồm: 30 ghế VIP, 176 ghế Eco tầng trên và 392 ghế Eco tầng dưới (giá vé ghế Eco tầng trên và tầng dưới được bán bằng nhau trên các tuyến hoạt động), trang thiết bị hiện đại, máy lạnh, ghế ngồi thoải mái, tivi LCD, nhà vệ sinh và các loại ghế cao cấp.

Nội thất tàu được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của khách với khoang rộng, tiện nghi, sang trọng với vách ốp da, sàn chống ồn và chống say sóng, phù hợp với người lớn tuổi và trẻ em.

Quý hành khách có thể xem video: Ngắm nội thất đẹp lung linh của tàu Trưng Nhị

Với trang bị hệ thống cứu sinh đầy đủ (phao bè, phao áo..) tàu Trưng Nhị đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hành khách đi tàu. Boong ngoài trời lớn, có sức chứa khoảng 100 người, mặt boong thoáng giúp hạn chế tối đa chứng say sóng, và ngoài trời đảm bảo tầm nhìn rộng để du khách tự do ngắm cảnh, trải nghiệm mùi vị biển cả trên hải trình đi đến Côn Đảo.

Thông số cơ bản tàu cao tốc Trưng Nhị

  • Nhà máy đóng tàu: Công ty TNHH MTV 189
  • Nơi đóng: Hải Phòng, Việt Nam
  • Ngày đóng: 30 tháng 05 năm 2019
  • Ngày đặt sống chính: 30 tháng 07 năm 2018
  • Ngày hạ thuỷ: 19 tháng 04 năm 2019
  • Số hiệu thân tàu của nhà máy: 189-4212.K31-03
  • Ký hiệu thiết kế: 189-4212.K31-03
  • Vật liệu thân tàu: Hợp kim nhôm
  • Số v. ngang kín nước: 4
  • Số boong liên tục: 1
  • Vị trí buồng máy: A – Phía sau
  • C.dài cấu trúc trên boong(m): F 21.000 P 3.770
  • Tổng sức chứa hàng: g141
  • Số hành khách: 598
  • Sức chứa các két: Fw 8.2
  • Ð.trưng C.cấp(mã hiệu TB): 175/B1
  • Chiều dài lớn nhất Lmax(m): 46.850
  • Chiều dài tàu L(m): 44.700
  • Chiều rộng lớn nhất Bmax(m): 12.200
  • Chiều rộng tàu B(m): 11.380
  • Chiều cao mạn(m): 4.250
  • Tổng dung tích GT(TM69): 682
  • Dung tích có ích NT(TM69): 250
  • Mạn khô mùa hè(mm): 2404
  • Chiều chìm(m): 1.650
  • Lượng chiếm nước toàn tải(T): 265.0
  • Trọng lượng tàu không(T): 212.40
  • Trọng tải(T): 52.6

Sơ đồ bố trí ghế ngồi tàu cao tốc Trưng Nhị

Tàu Trưng Nhị được lắp đặt 598 ghế chia làm 02 tầng trên và tầng dưới, trong đó tầng trên có tổng cộng 30 ghế VIP và 176 ghế ECO, tầng dưới gồm 392 ghế ECO.

Quý khách có thể tham khảo thêm các con tàu mang thương hiệu Côn Đảo Express tại chuyên mục: Đội tàu cao tốc Côn Đảo Express

Tên tàu Trưng Nhị

Việc đặt tên tàu cao tốc mang là Trưng Nhị thể hiện sự tri ân, lòng biết ơn sâu sắc của công ty đối với nữ tướng Trưng Nhị.

Trưng Nhị và Trưng Trắc là hai chị em ruột, nhân dân ta thường gọi là Hai Bà Trưng.

Hai Bà là con gái của quan Lạc tướng huyện Mê Linh, thuộc dòng dõi vua Hùng. Trưng Trắc là chị, có chồng là Thi Sách – con trai Lạc tướng huyện Chu Diên, cũng là người yêu nước, có chí khí quật cường. Thi Sách bị viên quan đô hộ người Hán là Tô Định giết chết. Năm 40 sau công nguyên, Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị phát động khởi nghĩa đánh đổ chính quyền đô hộ, quyết tâm “đền nợ nước, rửa thù nhà”. Nhân dân khắp nơi cùng hưởng ứng. Chỉ trong một thời gian ngắn, chính quyền đô hộ bị sụp đổ. Trưng Trắc được suy tôn làm vua, gọi là Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh (Vĩnh Phú). Trưng Nhị được phong mỹ hiệu là “Bình Khôi công chúa”, hay “Bình Khôi tướng quân” hoặc “Trưng nữ tướng quân”, giữ chức Chưởng quản toàn quân.

Đến năm 43, nhà Hán sai tướng Phục Ba tướng quân Mã Viện đem quân sang tấn công. Hai Bà Trưng anh dũng chỉ huy nghĩa quân chống giặc, cuối cùng vì sức yếu, quân ta tan vỡ, Hai Bà đã trầm mình xuống sông Hát (Hà Tây) tự vẫn.

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là sự thức tỉnh của tinh thần dân tộc, thể hiện ý chí bất khuất của người Việt nói chung và là niềm tự hào của phụ nữ Việt Nam nói riêng.

Tàu cao tốc Trưng Nhị tại Côn Đảo