Cù lao Chàm là một quần đảo gồm 7 đảo (hòn Lao, hòn Tai, hòn Dài, hòn Mồ, hòn Lá, hòn Khô Mẹ và hòn Khô Con), có tổng diện tích trên 15km2, trong đó rừng chiếm khoảng 90%.
Cù lao Chàm hiện nay là xã Tân Hiệp thuộc thị xã Hội An, dân số khoảng 3.000 người, sinh sống chủ yếu bằng đánh bắt hải sản.
Đảo lớn nhất là hòn Lao, nơi tập trung dân cư sinh sống, đảo nhỏ nhất là hòn Khô Con. Trên đảo có nhiều ngọn núi, ngọn cao nhất 517m. Hệ thực vật tương đối phong phú, còn nhiều cánh rừng nguyên sinh với những loại gỗ quý như gõ đỏ, kiền kiền, chò, xoan núi, mây, song… Động vật hoang dã có khỉ, chồn, thỏ, trăn, rắn. Có nhiều loại chim, trong đó có các loại chim biển cư trú. Đặc biệt là loại chim yến, mà tổ của nó là một loại thực phẩm cao cấp, vừa là dược liệu quý. Theo các tài liệu lịch sử, yến sào ở đây được con người tổ chức khai thác từ thế kỷ XVII. Trên đảo còn có miếu thờ ông tổ nghề khai thác yến sào. Hiện nay yến sào Cù lao Chàm được xếp vào loại tốt nhất ở Việt Nam và mỗi năm mang về cho ngân sách thị xã Hội An một khoản ngoại tệ đáng kể.
Lịch sử tên gọi Cù Lao Chàm
Cù Lao Chàm – nổi tiếng với nhiều tên gọi khác trong lịch sử: Sanfu – Fùlaw, Pulociam, Pulaocham, Polochiam Pello, Chiêm Bất Lao, Tiêm Bích La – là một cụm đảo cách bờ biển Hội An 15km gồm 8 hòn đảo: Hòn Ông, Hòn Tai, Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Lá, Hòn Khô Mẹ và Hòn Khô Con.
Nằm cạnh đường hàng hải quốc tế nên Cù lao Chàm đã được các nhà hàng hải, thương nhân phương Đông và phương Tây biết đến rất sớm. Những cuộc khảo sát khảo cổ học của Đại học Quốc gia Hà Nội (5-1998) đã tìm thấy ở đây nhiều mảnh gốm thời Đường (Trung Hoa) có niên đại khoảng thế kỷ VII-X, một số mảnh gốm Islam của vùng Trung Cận Đông khoảng thế kỷ IX-X và nhiều mảnh gốm Chămpa, đồ thủy tinh gia dụng, hạt thủy tinh được chế tác rất tinh vi. Những hiện vật phát hiện phản ánh quan hệ giao lưu buôn bán giữa các quốc gia Đông Nam Á và Trung Cận Đông đã diễn ra ở đây cách nay khoảng 10 thế kỷ. Có thể nơi đây là điểm dừng thuận lợi của tàu thuyền qua lại để lấy nước ngọt, củi đốt, lương thực, hoặc để tránh gió bão và trở thành bến chợ của thương thuyền nhiều nước nằm cách phố cổ Hội An không xa.
Qua hồi ký, bút ký của các lái buôn phương Tây, các nhà truyền giáo, thì quần đảo này được ghi theo mẫu tự Latinh là Pulociam, Pulaucham hay Polochiam. Người Trung Hoa gọi là Chiêm Bất Lao hay Tiêm Bích La. Còn người Việt thì gọi là Cù lao Chàm, có nghĩa là đảo của người Chàm, hay đảo có người Chàm ở (trước đây). Ngay từ “cù lao” cũng là từ vay mượn của ngôn ngữ Mã Lai (có nghĩa là hòn đảo).
Tại Hòn Lao, đảo lớn nhất và duy nhất có dân đang sinh sống, các nhà khảo cổ đã. tìm thấy các di chỉ cư trú của cư dân cổ trên 3000 năm trước. Những di chỉ này cũng cho thấy sự giao lưu buôn bán với các nước Trung Cận Đông, Ấn Độ, Trung Hoa, Đông Nam Á cách đây trên 1000 năm. Hệ thủy lợi liên quan đến kỹ thuật trồng trọt, canh tác nông nghiệp của cư dân cổ tại vùng đảo này cũng đã được phát hiện.
Tại Cù Lao Chàm hiện nay còn lưu giữ nhưng di sản văn hóa vật thể: Hiện có 1.429 di tích – danh thắng, trong đó có 1.329 di tích kiến trúc nghệ thuật: nhà ở, cầu, giếng, chợ, đình, chùa, lăng – miếu, Hội quán, nhà thờ tộc, mộ. 24 Đình có chức năng là Trung tâm hành chính làng, xã. Nơi thờ cúng tín ngưỡng. Nơi sinh hoạt lễ hội văn hóa;
Cù Lao Chàm – Nơi thiên nhiên hội tụ
Thiên nhiên ở Cù lao Chàm còn giữ được nhiều nét đẹp nguyên sơ (rừng, biển, bãi tắm, suối nước…) chưa bị ô nhiễm bởi con người gây ra, môi trường rất phù hợp cho những “tour” du lịch sinh thái. Cù lao Chàm được Tổ chức Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới (26-5-2009) cùng với mũi Cà Mau.
Cù Lao Chàm có nhiều cảnh đẹp thơ mộng, như suối Tình, suối Ông, hòn Chồng, hòn Khô, hang Bà,… Ven đảo có là những bãi tắm lý tưởng với bờ cát trắng phau và làn nước trong xanh, mát lạnh như bãi Ông, bãi Bìm, bãi Chồng, bãi Bấc…
Trải dài từ thành phố Hội An – vùng hạ lưu sông Thu Bồn đến tận quần đảo Cù Lao Chàm nên khu sinh quyển Cù Lao Chàm có tính đa dạng sinh học cao, đại diện các kiểu hệ hệ sinh thái tự nhiên đặc trưng Có các hệ sinh thái đại diện cho vùng sinh học Nam Trung Bộ, như: Hệ sinh thái rạn san hô; Hệ sinh thái thảm cỏ biển, Hệ sinh thái thảm rong biển, Hệ sinh thái rừng ngập mặn (đại diện là rừng cây dừa nước tại Cẩm Thanh); Hệ sinh thái vùng cửa sông; Hệ sinh thái đất ngập nước; Hệ sinh thái
Bãi biển
Dọc theo bờ biển, theo hướng Tây Bắc – Đông Nam của Hòn Lao, là các bãi biển đẹp như Bãi Bấc (gồm 4 bãi nhỏ), Bãi Ông, Bãi Làng, Bãi Xép (gồm 3 bãi nhỏ), Bãi Chồng, Bãi Bìm, Bãi Hương… thoai thoải với nền cát mịn, sạch, nằm xen giữa các mỏm đá. Tại Bãi Bấc, trên nền đá mài mòn có nhiều hang động rất đẹp. Tại Bãi Ông, Bãi Làng, Bãi Hương, dân cư khai phá những dải đất bồi hẹp, tạo thành một số ruộng bậc thang sản xuất lương thực, thực phẩm.
Suối Tình
Suối Tình bắt nguồn từ đỉnh các ngọn núi thuộc Hòn Lao, nguồn nước được chắt chiu vào mùa khô hạn, dồn chảy vào mùa mưa gió, vượt qua những thác ghềnh để cuối cùng đổ về khu dân cư Bãi Làng – Cù Lao Chàm.
Nước Suối Tình ngọt lành, trong mát, là nguồn tài nguyên, là mạch sống quý giá của dân cư trên đảo. Mỗi nơi suối chảy qua đều có những cảnh trí rất hữu tình, thơ mộng, nơi hò hẹn, gặp gỡ, tự tình và cũng là nơi se mối tơ duyên cho biết bao đôi lứa. Có lẽ vì thế nên, theo nhiều bậc lão niên, suối tự nhiên đã hóa Suối Tình, dòng suối của những câu chuyện tình dân gian lãng mạn.
Thảm thực vật – động vật
Cù Lao Chàm là một trong số rất ít đảo của cả nước còn giữ được thảm thực vật có độ che phủ lớn, lớn nhất là rừng cây lá rộng nhiệt đới, chủ yếu ở độ cao từ 50m đến 500m với nhiều cây cho gỗ quý như gõ biển, quỷnh, lim xẹt,…. và các loại song, mây, cây làm thuốc, làm vật liệu xây dựng…
Thảm thực vật Cù Lao Chàm là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá góp phần tạo nên môi trường sinh thái tốt cho các loài động vật với 12 loài thú, 13 loài chim, 130 loài bò sát và 5 loài ếch nhái, trong đó đáng chú ý là khỉ đuôi dài và chim yến được đưa vào sách đỏ động vật Việt Nam.
San hô
Rạn san hô rất phổ biến ở các vùng biển nhiệt đới. Ở Cù Lao Chàm, khu vực phía Bắc Hòn Khô, Hòn Lá, Hòn Tai và Vũng Cây Chanh và Tây Bắc Hòn Mồ là những nơi có các thành phần giống loài san hô rất phong phú và đa dạng. Một trong những đặc điểm nổi bật ở vùng này là tỉ lệ san hô cứng và san hô mềm không có sự chênh lệch nhau nhiều. Cù Lao Chàm có trên 261 loài san hô thuộc 59 giống của 15 họ san hô cứng, 15 loài thuộc 11 giống của 6 họ san hô mềm, 3 loài thuỷ tức san hô, 1 loài san hô xanh và 2 loài san hô gai. Các loài san hô này sinh trưởng rất chậm, trung bình tăng từ 5-15mm theo bán kính mỗi năm.