Với tổng chiều dài tuyến đường khoảng 7,41km, cầu Cần Giờ được xây dựng sẽ thay thế cho phà Bình Khánh, kết nối huyện Cần Giờ với trung tâm Sài Gòn và các khu vực lân cận, hình thành tuyến kết nối giao thông trực tiếp với khu vực ven biển phía Nam TP Hồ Chí Minh.
Cầu Cần Giờ dài 3,4 km với 4 làn xe, tĩnh không thông thuyền 55 m kết nối huyện Cần Giờ với trung tâm và các khu vực lân cận. Cầu Cần Giờ có điểm đầu tại nút giao đường 15B với Đường số 2 ở Khu đô thị Phú Xuân, Nhà Bè. Điểm cuối kết nối đường Rừng Sác tại điểm cách bến phà Bình Khánh khoảng 1,8 km về phía Nam ở xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ.
Cầu Cần Giờ vượt qua sông Soài Rạp, tại khu vực hạ lưu phà Bình Khánh hiện hữu, nối từ huyện Nhà Bè sang huyện Cần Giờ. Hướng tuyến trùng với đường 15B, vượt đường Nguyễn Bình, huyện Nhà Bè. Sau đó vượt sông Soài Rạp sang huyện Cần Giờ, hướng tuyến rẽ sang hướng Đông, đi song song với đường dây điện 220KV, tiếp tục vượt sông Chà và kết nối với đường Rừng Sác.
Dự án Cầu Cần Giờ
Dự án cầu Cần Giờ đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải bổ sung vào Quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP. HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020. Theo đó, cầu Cần Giờ sẽ thay thế phà Bình Khánh, nối huyện Cần Giờ và Nhà Bè.
Thông tin cơ bản dự án
Cầu có chiều dài 3,4 km với bốn làn xe, độ tĩnh không thông thuyền 55m. Đây là cây cầu dây văng liên lục dài 2,8km, bắt đầu từ đường Huỳnh Tấn Phát, cách giao lộ Huỳnh Tấn Phát – Nguyễn Bình khoảng 800m. Cầu sẽ vượt sông Soài Rạp, cách phà Bình Khánh hiện tại khoảng 600m rồi chui dưới đường cao tốc Bến Lức – Long Thành để nối vào đường Rừng Sác.
Theo liên doanh Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam-Công ty Cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ, khối lượng giải phóng mặt bằng để xây cầu Cần Giờ ước tính 11.580m2 nhà ở, 31.900m2 đất thổ cư và gần 90.600m2 đất nông nghiệp trên địa bàn 2 huyện Nhà Bè và Cần Giờ.
Hai công ty này sẽ tự sắp xếp nguồn vốn xây cầu. Sau đó, TP. HCM hoàn vốn bằng quỹ đất để thực hiện dự án Khu lấn biển Cần Giờ 60ha và dự án lấn biển Cần Giờ 480ha.
Cầu Cần Giờ thay thế phà Bình Khánh sẽ rút ngắn thời gian và khoảng cách từ nội thành đến huyện Cần Giờ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ.
Việc xây cầu Cần Giờ phù hợp với định hướng phát triển của TP.HCM đến năm 2030. Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, TP.HCM sẽ phát triển 2 hướng chính là hướng Đông và hướng Nam ra biển. Do đó, Cần Giờ là một trong những địa điểm được TP.HCM ưu tiên kêu gọi đầu tư.
Cầu Cần Giờ được thiết kế hình cây Đước
Phương án cầu dây văng 1 trụ tháp với ý tưởng kiến trúc phác họa hình tượng cây Đước đã được UBND TP.HCM chọn là phương án thiết kế kiến trúc cầu Cần Giờ.
Theo đó, phương án được chọn là cầu dây văng 1 trụ tháp với ý tưởng kiến trúc phác họa hình tượng cây Đước đặc trưng của huyện Cần Giờ; sử dụng lan can hình tượng sóng biển, các trụ đèn chiếu sáng tạo nên hiệu ứng rừng đước khi đi qua cầu; đồng thời thiết kế chiếu sáng nghệ thuật cho cầu.
Cầu được xây dựng sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ TP. HCM đến Cần Giờ và giúp người dân không còn phải chịu cảnh đi phà hàng cây số.
Huyện Cần Giờ
Cần Giờ là huyện ven biển, nằm về phía Đông Nam thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm huyện là thị trấn Cần Thạnh, cách trung tâm Thành phố khoảng 50 km theo đường chim bay, chiều dài từ Bắc xuống Nam của huyện là 35km, từ Đông sang Tây là 30km, có hơn 20km bờ biển chạy dài theo hướng Tây Nam-Đông Bắc, có các cửa sông lớn của các con sông Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài Rạp, Đồng Tranh. Tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện là 70.445,34ha (đã bao gồm diện tích khu Gò Gia), chiếm 1/3 tổng diện tích toàn Thành phố.
Cần Giờ giáp ranh với huyện Nhơn Trạch, huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai), huyện Châu Thành, thị xã Bà Rịa, thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) về phía Đông và Đông Bắc. Giáp với huyện Cần Đước, huyện Cần Giuộc( tỉnh Long An) huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang) về phía tây. Giáp với huyện Nhà Bè(TP.HCM) về phía Tây Bắc. Phía Nam giáp với Biển Đông.
Vị trí của huyện Cần Giờ ở từ 106 độ 46’12” đến 107 độ 00’50” Kinh độ Đông và từ 10 độ 22’14” đến 10 độ 40’00” vĩ độ Bắc.
Toàn huyện có 01 thị trấn Cần Thạnh và 06 xã: Bình Khánh, Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông, Long Hòa, Lý Nhơn và Thạnh An (xã đảo). Ranh giới hành chính của huyện được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Nhà Bè (thành phố Hồ Chí Minh) và huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) – Ranh giới là sông Soài Rạp;
- Phía Nam giáp biển Đông;
- Phía Đông giáp biển Đông và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
- Phía Tây giáp huyện Nhà Bè (thành phố Hồ Chí Minh); huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An), huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang) – Ranh giới là sông Soài Rạp.
Rừng Cần Giờ có chức năng chính là phòng hộ, có vị trí quan trọng về quốc phòng, nhưng đồng thời cũng mở ra triển vọng to lớn về du lịch sinh thái. Do tính năng quan trọng của rừng phòng hộ Cần Giờ, năm 2000, rừng ngập mặn Cần Giờ được tổ chức UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển”.
Biển là nguồn lợi to lớn của Cần Giờ, vì vậy trong cơ cấu phát triển kinh tế của huyện ngay từ sau giải phóng, ngành thủy sản luôn được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, là một trong những động lực phát triển kinh tế – xã hội.
Ưu thế lớn của Cần Giờ trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội là quỹ đất còn lớn, môi trường thiên nhiên trong lành, cảnh quan hấp dẫn và đặc biệt đây là một đơn vị hành chính thuộc thành phố Hồ Chí Minh- một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước, đồng thời lại giáp ranh với những vùng kinh tế năng động như Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Khí hậu huyện Cần Giờ
Huyện Cần Giờ mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa mưa và nắng rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nền nhiệt độ cao và ổn định. Nhiệt độ trung bình của các tháng trong năm từ 25oC-29oC, cao tuyệt đối là 38,20C, thấp tuyệt đối là14,40C. Độ ẩm trung bình từ 73% đến 85%, độ bốc hơi từ 3,5 đến 6 mm/ngày, trung bình 5 mm/ngày, cao nhất 8 mm/ngày. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.000 – 1.402 mm, trong mùa mưa lượng mưa tháng thấp nhất khoảng 100 mm, tháng nhiều nhất 240mm. Mùa mưa hướng gió chính là Tây – Tây Nam, mùa khô hướng gió Bắc – Đông Bắc.Sau 25 năm giải phóng, hệ sinh thái rừng và rừng ngập mặn của Cần Giờ đã được phục hồi ổn định và đang phát triển tốt sau những thiệt hại nặng nề do chiến tranh tàn phá.
Thủy văn Cần Giờ
Thủy triều: toàn bộ sông rạch chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều. Độ mặn: vì nằm trong vùng cửa sông, chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ bán nhật triều từ biển Đông truyền vào, các sông rạch của huyện Cần Giờ đều đóng vai trò “kênh dẫn triều” đưa nước mặn xâm nhập khắp địa bàn huyện làm cho khối nước mặt ở đây quanh năm bị mặn, lợ.
Xem thêm: Bến đò Tắc Suất – Bến tàu cao tốc Tắc Suất, Cần Giờ
Pingback: Giá vé phà Bình Khánh kết nối Nhà Bè với Cần Giờ