Là một trong số ít những nơi sở hữu san hô đen quý hiếm, Cồn Cỏ đang dần trở thành điểm đến lý tưởng cho bất kỳ ai đam mê khám phá thế giới đại dương.
Category Archives: Cẩm nang du lịch
Cồn Cỏ chính thức mở cửa đón khách du lịch kể từ năm 2017 nên hệ thống cơ sở lưu trú trên đảo Cồn Cỏ đang bắt đầu được hình thành từ cơ sở vật chất nhà khách của UBND huyện (30 giường) và nhà khách của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh (40 giường) phục vụ hoạt động du lịch. Đây đều là những cơ sở công vụ phục vụ cho khách du lịch và khách công vụ đến đảo Cồn Cỏ công tác, tham quan, khám phá.
Thực ra đó chỉ là tên gọi do những tay mơ như tôi tự đặt cho những loài ốc có hình thù kỳ lạ và mùi vị không lẫn vào đâu như ốc mặt trăng, ốc hổ, ốc nón… sống ở khu vực quanh đảo Cồn Cỏ. Dẫu biết không chỉ ở Cồn Cỏ mới có các loài này, nhưng nếu bạn ra huyện đảo của tỉnh Quảng Trị, tự đi bắt và chế biến thì những món ốc này tạo cảm giác thi vị hơn nhiều.
Trạm Hải đăng Cồn Cỏ được xây dựng và đưa vào sử dụng năm 2007, nằm ở tọa độ 107o 20’00’’ kinh đông, 17o09’42’’ vĩ độ bắc, với chiều cao toàn bộ 27,2m tính đến mặt đất, chiều cao tầm sáng 76m tính đến mực “O” HĐ.
Trước đây, người dân huyện đảo Cồn Cỏ chỉ hái giảo cổ lam về làm nấu uống hằng ngày vì có vị ngon, dễ uống chứ chưa ý thức được đây là một loại thảo dược quý. Đến khoảng giữa năm 2016, huyện đảo Cồn Cỏ thực hiện việc khảo sát thực tế phát hiện cây giảo cổ lam hoang sinh trưởng rất nhiều trong môi trường tự nhiên ở rừng trên đảo và đã có hướng bảo tồn loài cây này.
Rong nho lâu nay chỉ thấy bán trong mấy nhà hàng sang trọng hay các siêu thị ở các đô thị lớn với giá khá đắt. Ra thăm huyện đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị) mới biết loại thực phẩm cao cấp này mọc tự nhiên, thành thảm, xanh mọng, bám đầy các bãi đá, vốc một nắm là cả ký. Ở Cồn Cỏ, hái rong nho rồi tha hồ ăn sống, làm gỏi và biến tấu thành hàng trăm món ngon bổ dưỡng. Rong nho tươi vừa hái về từ biển có vị lạ, ngon gấp mấy lần loại đóng hộp, giữ lạnh bán trong siêu thị hay nhà hàng.