Monthly Archives: Tháng Mười Hai 2020

Chi tiết lịch nước rút Hòn Bà Vũng Tàu tháng 1/2021

Vào thời điểm khi thủy triều rút, trên đảo sẽ lộ ra một con đường bằng đá, du khách nếu ưa thích mạo hiểm có thể tham quan và khám phá. Bạn có thể tham khảo Lịch nước rút Hòn Bà Vũng Tàu tháng 1/2021 để khám phá hòn đảo đặc biệt này nhé !

  • Thứ Sáu ngày 01/01/2021: Nước rút từ 5:50 – 12:00
  • Thứ Bảy ngày 02/01/2021: Nước rút từ 6:30 – 12:30
  • Chủ Nhật ngày 03/01/2021: Nước rút từ 7:15 – 13:30
  • Thứ Hai ngày 04/01/2021: Nước rút từ 8:00 – 13:45
  • Thứ Ba ngày 05/01/2021: Nước rút từ 8:45 – 14:15
  • Thứ Tư ngày 06/01/2021: Nước rút từ 11:00 – 14:00
  • Thứ Năm ngày 07/1/2021: Nước lớn không đi bộ qua được
  • Thứ Sáu ngày 08/1/2021: Nước lớn không đi bộ qua được
  • Thứ Bảy ngày 09/1/2021: Nước lớn không đi bộ qua được
  • Chủ Nhật ngày 10/01/2021: Nước rút từ 2:00 – 7:30
  • Thứ Hai ngày 11/01/2021: Nước rút từ 3:00 – 9:10
  • Thứ Ba ngày 12/01/2021: Nước rút từ 3:40 – 10:00
  • Thứ Tư ngày 13/01/2021 (Mùng 1 tháng Chạp Âm lịch): Nước rút từ 4:20 – 11:00
  • Thứ Năm ngày 14/01/2021: Nước rút từ 4:50 – 11:30
  • Thứ Sáu ngày 15/01/2021: Nước rút từ 6:10 – 12:00
  • Thứ Bảy ngày 16/01/2021: Nước rút từ 6:45 – 12:45
  • Chủ Nhật ngày 17/01/2021: Nước rút từ 7:30 – 13:30
  • Thứ Hai ngày 18/01/2021: Nước rút từ 8:15 – 13:45
  • Thứ Ba ngày 19/01/2021: Nước rút từ 9:15 – 13:00
  • Thứ Tư ngày 20/01/2021: Nước lớn không đi bộ qua được
  • Thứ Năm ngày 21/01/2021: Nước lớn không đi bộ qua được
  • Thứ Sáu ngày 22/01/2021: Nước lớn không đi bộ qua được
  • Thứ Bảy ngày 23/01/2021: Nước lớn không đi bộ qua được
  • Chủ Nhật ngày 24/01/2021: Nước lớn không đi bộ qua được
  • Thứ Hai ngày 25/01/2021: Nước rút từ 3:30 – 7:30
  • Thứ Ba ngày 26/01/2021: Nước rút từ 3:30 – 8:30
  • Thứ Tư ngày 27/01/2021 (Rằm tháng Chạp Âm lịch): Nước rút từ 4:15 – 9:30
  • Thứ Năm ngày 28/01/2021: Nước rút từ 4:15 – 10:30
  • Thứ Sáu ngày 29/01/2021: Nước rút từ 5:15 – 11:15
  • Thứ Bảy ngày 30/01/2021: Nước rút từ 5:45 – 11:30
  • Chủ Nhật ngày 31/01/2021: Nước rút từ 6:45 – 12:30

Xem thêm về: Hòn Bà Vũng Tàu

Nguồn: vetaucondao.vn

Chuyến tàu đặc biệt dự lễ khai trương phà biển Cần Giờ – Vũng Tàu

Tàu Cao Tốc GREENLINES DP tổ chức chuyến tàu ĐẶC BIỆT : BẠCH ĐẰNG – CẨN GIỜ, để đưa các SỞ BAN NGÀNH, UBND, PV BÁO ĐÀI về dự LỄ KHAI TRƯƠNG TUYẾN PHÀ BIỄN – CẦN GIỜ – VŨNG TÀU.

⏰ Thời gian: 7.00 sáng, Ngày 4-1-2020

📍 Địa điểm: Ga Tàu Cao Tốc Bạch Đằng – 10B Đ. Tôn Đức Thắng, P, Quận 1, Tp. HCM (https://goo.gl/maps/FVj8wX8X6CcrvXQ46)

GreenlinesDP – Tàu cao tốc hai thân hiện đại, tiện nghi và không say sóng

📞Liên hệ hỗ trợ: 098 800 9679

🛳 Địa điểm bến tàu:

⚓️ Tp.HCM: Bến tàu cao tốc Bạch Đằng, Số 10B Tôn Đức Thắng, P.Bến Nghé, Q.1, Tp.HCM

⚓️ Vũng Tàu: Bến Hồ Mây, 1A Trần Phú, P.1, Tp.Vũng Tàu

⚓️ Cần Giờ: Bến Tắc Suất, đường Tắc Xuất, Giồng Ao, Cần Thạnh, Cần Giờ

Giá vé phà Cần Giờ – Vũng Tàu và ngược lại

Sở G​iao thông Vận tải thành phố Hồ Chí Minh vừa đề xuất giá vé đi phà biển Cần Giờ – Vũng Tàu mỗi lượt khách là 70.000 đồng, xe qua phà từ 50.000 đồng – 1.000.000 đồng.

Vé phà biển Cần Giờ – Vũng Tàu được xây dựng cho từng lượt khách và 9 loại xe, dựa trên giá vé đang áp dụng tại phà Bình Khánh (nối huyện Cần Giờ và Nhà Bè) cụ thể như sau:

  • Hành khách: 70.000 đồng/người.
  • Xe đạp, xe đạp điện, xe gắn máy là 50.000 đồng/xe.
  • Ô tô 4 chỗ, ô tô bán tải, ô tô 7-9 chỗ: 350.000 đồng/xe.
  • Ô tô từ 12 đến dưới 16 chỗ ngồi: 450.000 đồng/xe.
  • Ô tô từ 17 đến 25 chỗ ngồi: 600.000 đồng/xe.
  • Ô tô từ 26 chỗ ngồi trở lên: 800.000 đồng/xe.
  • Xe tải dưới 3 tấn là 400.000 đồng/xe.
  • Xe tải từ 3 tấn đến dưới 5 tấn: 600.000 đồng.
  • Xe tải từ 5 tấn đến dưới 8 tấn: 750.000 đồng/xe.
  • Xe tải trên 8 tấn: 1 triệu đồng/xe.
  • Xe container 20 feet: 1.300.000 đồng
  • Xe container 40 feet: 1.500.000 đồng

LIên hệ đặt phà: (028)37.861.555

Bảng giá vé Phà Cần Giờ – Vũng Tàu

Ghế ngồi trên phà cao tốc Cần Giờ – Vũng TàuNgoài ra, chủ đầu tư có trách nhiệm quy định giá cụ thể nhưng không được vượt quá mức tối đa nêu trên cho đến khi đơn vị xây dựng được phương án giá theo phương pháp chi phí. Trong quá trình vận hành, Sở GTVT sẽ phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn đơn vị tổng hợp chi phí, xây dựng phương án giá dịch vụ.

Tuyến phà biển Cần Giờ – Vũng Tàu này đã được chạy thử nghiệm ngày 29/12/2020 và dự kiến chính thức đưa vào vận hành ngày 4/1/2021. Khoảng cách di chuyển từ Cần Giờ đến Vũng Tàu chỉ khoảng 15km và mất khoảng 30 phút. Dự kiến đơn vị đầu tư sẽ khai thác 2 phà biển chạy từ 4h sáng đến 22h đêm mỗi ngày, với tần suất 24 lượt/ngày.

Xem thêm: Bến phà Vũng Tàu đi Cần Giờ

Plan for hot banh khot

Tucked away down a bustling small street not far from the Vung Tau waterfront, local eatery Banh Khot Goc Vu Sua goes about its business as the area’s king of banh khot.

For those unfamiliar, banh khot are mini-sized rice cakes which are fried and served with fresh mustard leaves and herbs, as well as sweetened nuoc mam fish sauce for dipping. Intrinsic to the recipe are fresh shrimp, coconut milk and lettuce to wrap the little pancakes. This finger food to the extreme, and if this restaurant served anything else, no one was there to order it.

Despite the posters for K-pop groups Infinite and EXO adorning the walls, this was most definitely a Vietnamese hangout. A plate of roughly a dozen banh khot goes for VND40,000 (US$2), and my wife and I tore through three plates between us. Nuoc mia, an iced sugarcane juice, went for roughly VND10,000 per glass and unsweetened ice tea was plentiful.

While a touch oily, these filling little snacks are synonymous with the area, and locals all swear by Banh Khot Goc Vu Sua as the top local option. Next time you’re in Vung Tau, give the pizzas and burgers a break and see what the locals are into; try some banh khot Vung Tau and you won’t regret it.

Banh Khot Goc Vu Sua is open daily from 7 a.m. at 4 Nguyen Truong To Street in Vung Tau.

Thương hiệu đặc sản hồ tiêu Phú Quốc

Đảo ngọc Phú Quốc được mệnh danh là “vương quốc hồ tiêu” bởi đây là vựa tiêu lớn nhất Đồng bằng Sông Cửu Long. Hồ tiêu Phú Quốc được ví như “ngọc đen” của nơi này, mang lại giá trị kinh tế cao. Hầu như nhà vườn trên đảo cũng đều trồng tiêu, ít thì vài cụm, nhiều thì hàng nghìn trụ.

Cây tiêu thích hợp với đất cát pha của Phú Quốc. Nơi đây có 2 mùa: mưa – nắng rõ rệt, bà con thường trồng tiêu từ mùa mưa, tới đầu mùa nắng bắt đầu cho thu trái và phơi tiêu.

Hai giống tiêu chính ngày nay vẫn được trồng trên đảo là tiêu giống Hà Tiên và Phú Quốc. Diện tích tiêu toàn đảo Phú Quốc có khoảng trên  400ha, năng suất trung bình đạt 2,5 tấn một ha, cho tổng sản lượng trên 1.200 tấn một năm.

Hạt tiêu Phú Quốc

Phú Quốc hiện có 3 loại tiêu chính như tiêu đỏ chín trên cây, được hái thủ công bằng tay. Tiêu đen là hạt tiêu còn xanh được hái hàng loạt rồi phơi khô. Tiêu sọ là loại có giá cao nhất, sau khi bóc vỏ chỉ còn lại lõi hạt.

Ở Phú Quốc, người dân trồng tiêu chủ yếu trên lõi cây trai, săn đá hoặc đúc các trụ bê tông để cây leo lên, chi phí đầu tư mỗi ha từ 300 đến 400 triệu đồng. Hiện nay, hầu hết các nhà vườn đều sử dụng phương pháp tưới tiết kiệm để giảm chi phí nhân công và giá thành sản xuất.

Đặc sản tiêu Phú Quốc

Tháng Chạp, tháng Giêng Âm lịch hàng năm là thời điểm bắt đầu thu hoạch. Trái tiêu tròn, căng mẩy là hạt đã già và có thể thu hái. Theo người dân Phú Quốc, tiêu nơi đây có vị cay đặc trưng, thường được thêm vào món ăn để lấn át bớt mùi tanh của hải sản. Tiêu dù cay nhưng nấu lên lại có vị ngọt khác biệt so với các loại khác.

Hồ tiêu Phú Quốc ngày nay được chế biến thành nhiều sản phẩm như tiêu khô, tiêu xay, muối hồng tiêu, muối tiêu chanh, tiêu tươi ngào đường, chủ yếu phục vụ khách du lịch, ngoài ra còn vận chuyển tiêu thụ tại đất liền như Kiên Giang, TP HCM, các tỉnh lân cận và xuất khẩu đi Mỹ, châu Âu.

Trái tiêu xanh Phú Quốc

Nghề trồng tiêu ở huyện đảo đã có hàng trăm năm và đã trở thành một trong những nghề truyền thống của huyện. Các giống tiêu chủ yếu là giống địa phương gồm Hà Tiên, Phú Quốc chiếm 80 – 90%. Phần lớn giống tiêu địa phương có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Hạt tiêu Phú Quốc nổi tiếng cả trong và ngoài nước với vị cay, thơm nồng. Cây tiêu Phú Quốc phân bổ tập trung ở khắp các xã, thị trấn trên đảo, nhưng tập trung nhiều nhất ở hai xã thuộc vùng bắc đảo là Cửa Dương với gần 200 ha, Cửa Cạn khoảng hơn 77 ha.

Với định hướng phát triển Phú Quốc theo hướng du lịch, những năm qua, Phú Quốc không chỉ xây dựng hồ tiêu để phát triển du lịch mà nhiều loại hình khác cũng được hình thành như sản xuất nông nghiệp sinh thái gắn với dịch vụ, du lịch.

Trên địa bàn có 21 mô hình trình diễn ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp – thủy sản với 57 điểm như: sản xuất giống gà ri vàng tại nông hộ, nuôi gà nòi lai thương phẩm; nuôi cá bớp, cá chim vây vàng, cá mú trân châu, cá khế vằn… lồng bè trên biển; trồng rau thủy canh, rau ăn lá, cây ăn trái; trồng sầu riêng, măng tây, mãng cầu ta, dừa xiêm lùn…

Hiện Phú Quốc tập trung chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp theo hướng hiện đại, nông nghiệp sạch có vi mô được người dân quan tâm như: trồng rau trong nhà màng, trồng rau thủy canh, nấm linh chi trong nhà kính… Nhiều hộ nông dân mạnh dạn đầu tư công nghệ chế biến sản phẩm từ các loài cây được trồng nhiều tại Phú Quốc như tiêu, sim rừng thành sản phẩm để phục vụ du khách.

Bên cạnh đó, một số mô hình nông nghiệp nhà vườn, các cơ sở sản xuất kinh doanh kết hợp tham quan du lịch, ăn uống bước đầu được người dân địa phương quan tâm đầu tư, phát triển, nhân rộng.

Riêng hồ tiêu Phú Quốc được huyện tiếp tục định hướng giữ vững diện tích và phát triển thêm. Cụ thể, theo phê duyệt huy hoạch nông nghiệp của UBND huyện năm 2020 và định hướng đến năm 2030 là 400 ha, sản lượng 1.000 tấn/năm để phục vụ khách du lịch thông qua nhà vườn, chợ đêm, các khu du lịch… Huyện sẽ xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm hồ tiêu Phú Quốc./.

Những thương hiệu sản xuất rượu sim Phú Quốc nổi tiếng

Hiện nay, tại Phú Quốc ngoài các hộ gia đình ngâm rượu sim để uống tại nhà còn có các thương hiệu sản xuất rượu sim Phú Quốc nổi tiếng như Bảy Gáo, Sim Sơn, Thành Long….

Rượu Sim Phú Quốc là một loại rượu đặc sản không thể bỏ qua khi bạn du lịch đến hòn đảo Ngọc xinh đẹp này. Rượu có màu hồng, sóng sánh đẹp mắt như rượu vang, mùi thơm đặc trưng của sim rừng và vị ngọt thanh pha chát nhẹ nhàng luôn đủ sức níu giữ vị giác của cả những du khách sành rượu nhất.

Thành phần của rượu sim Phú Quốc bao gồm trái sim rừng, men trái cây, rượu 29o. Những trái sim được người dân mang về rửa sạch rồi chọn những quả chín mọng ngon nhất đem xay nhuyễn và ủ lên men với đường cát theo tỷ lệ nhất định trong khoảng 40- 45 ngày sẽ cho ra thành phẩm với nồng độ cồn khoảng 12%.

Cây sim có 2 loại là hồng sim và tiểu sim, đều có lá mặt dưới màu trắng có lông, trái khi chín có màu tím đen. Song trái sim dùng làm rượu ở Phú Quốc chủ yếu là hồng sim vì nó có mùi thơm hơn, ngọt chát, có sắc tố antoxyanozit, tanin và hàm lượng đường nhiều hơn tiểu sim.

Hầu như sim ra hoa và có trái quanh năm, nhưng theo những người chế biến cho biết, thì vụ sim vào tiết xuân khi sim nở rộ vào dịp tháng Giêng âm lịch mới cho ra lứa trái có chất lượng tốt nhất, nhiều mật ngọt và là nguyên liệu tốt nhất để làm ra thứ rượu sim với hương vị thơm ngon và bổ dưỡng.

Không chỉ là một món quà ý nghĩa mang đặc trưng xứ đảo Kiêng Giang, rượu sim còn có nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe về nhiều mặt. Rượu thường được dùng trong khai vị bởi tốt cho hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng bị nặng bụng, ăn không tiêu, đặc biệt là ăn thức ăn nhiều đạm. Ngoài ra còn có tác dụng bổ máu, khí huyết lưu thông, giúp ăn ngon, ngủ ngon, mạnh gân cốt, chống được các bệnh nhức mỏi của người già, trị các bệnh trúng thực và cầm tiêu chảy.

Rượu sim Bảy Gáo – người tiên phong chế biến rượu sim tại Phú Quốc

Năm 1990 lúc đó Ông còn công tác tại MTTQ huyện có đoàn cán bộ ở Tây Nguyên đến tham quan huyện đảo Phú Quốc. Thấy ở Phú Quốc có nhiều trái sim rừng họ mua để về làm rượu. Nên một số chị em ở cơ quan mặt trận hỏi thăm cách làm rượu sim, các đồng chí ấy bảo là người dân tộc Tây Nguyên họ làm được rượu sim để uống, để họ mạnh gân cốt, gùi đỡ nâng lên dốc núi không mệt mỏi.

Luu ủ rượu sim Bảy Gáo

Từ đó Ông Bảy Gáo làm thử nghiêm để dùng. Ông thấy rượu sim rừng có vị thơm ngon vừa có công dụng bổ dưỡng, cũng vừa giúp cho các tiệc từng ngon miệng, là một thức uống rất độc đáo.

Sau đó hằng năm đến mùa có sim rừng chín, ông Bảy đều làm rượu để dành uống và đãi khách được nhiều bè bạn thưởng thức. Rượu đặc sản của ông Bảy làm ai cũng đều khen ngon.

Qua nhiều năm thử nghiêm đến năm 1997. Ông Bảy làm rất nhiều rượu sim để đãi tiệc cưới cho con tôi. Hơn 500 khách mời ai cũng đều ưa thích khen ngon. Nhân đà này ông làm Rượu Sim bán thử.

Từ đó rượu sim ông Bảy làm bán đã trở thành hàng hóa bán ra tại đảo Phú Quốc. Lần lược rượu sim được bán ra cả nước và ra nước ngoài. Đã thành một đặc sản mới của huyện đảo Phú Quốc, chỉ có đảo Phú Quốc mới có rượu sim, trái sim rừng. Do vậy ông còn do dự có nhiều bè bạn quen thân động viên ông là thương hiệu của ông có uy tín trên thương trường, Ông là người đầu tiên sản xuất rượu sim trên đảo Phú Quốc. Nay rượu sim đã trở thành đặc sản mới của huyện đảo Phú Quốc, vì sao còn do dự không đóng chai để bán.

Rượu sim Bảy Gáo

Đến năm 1999 ông mới quyết định phát triển sản xuất nâng lên đóng chai làm theo kiểu dán công nghiệp, làm thủ công có kết hợp với công nghệ máy móc tự ông nghiên cứu thiết kế một số bộ phận trong qui trình sản xuất nay đã thành công toai nguyện. Hiện nay, mỗi năm cơ sở sản xuất rượu sim Bảy Gáo của ông tiêu thụ 20 tấn sim, cho ra khoảng 1 vạn lít rượu cốt này, ông pha chế nhân lên nữa tùy theo nồng độ và cái “gu rượu” của từng vùng. Rượu sim Bảy Gáo đã thành một thương hiệu đi khắp các vùng miền và sang tận Pháp, Mỹ, Anh, Đức, Nhât…

Rượu Sim Bảy Gáo 4 sản phẩm: Mật sim, Vang sim, rượu sim 14 độ, rượu sim 29 độ.

Đặc biệt mật sim và vang sim được lên măn tự nhiên theo phương pháp thủ công truyền thống cho ra hương vị đặc trưng.

Trưng bày các sản phẩm rượu sim Bảy Gáo

Sim Sơn Phú Quốc

Quê ở Chợ Gạo (Tiền Giang), ông Trịnh Công Phát nhập ngũ năm 1976, đến năm 1979 phục vụ trong lực lượng hải quân đóng ở đảo Phú Quốc. Phục viên năm 1983, ông ở lại Phú Quốc làm giáo viên và kết hôn với một cô giáo ở đây, lập nghiệp luôn trên đảo. Hai vợ chồng ông lập Công ty cổ phần Sơn Phát, kinh doanh nhà hàng Vườn Táo và rượu sim SimSơn. Hai đặc sản này nhanh chóng được biết đến ở Phú Quốc. Hầu hết các công ty du lịch khi đưa khách đến đảo Phú Quốc đều có ít nhất một buổi đưa khách đến dùng cơm tại nhà hàng Vườn Táo vì ở đây các món ăn được chế biến rất ngon. Đặc biệt, rượu sim không chỉ làm cho bữa ăn của khách thêm đậm hương vị mà còn là nguyên liệu để nấu một số món “tủ” của nhà hàng. Nhiều người ở Phú Quốc sau này cũng làm rượu sim, nhưng chỉ có rượu sim SimSơn của ông Trịnh Công Phát được đầu tư nhãn mác, bao bì, dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh. Để làm được như thế, ông Phát “bật mí”, từ năm 2000, ông đã thường xuyên đi khắp Cần Thơ, Sài Gòn, An Giang… nhờ các nhà khoa học nghiên cứu quy trình sản xuất rượu theo dây chuyền công nghệ thay cho phương pháp ủ đường lên men thủ công. Nghiên cứu thành công, ông đầu tư nhà xưởng, áp dụng quy trình sản xuất với tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt. Chính nhờ vậy, rượu SimSơn đã được rất nhiều du khách mua về làm quà biếu.

Trưng bày và bán các sản phẩm rượu Sim Sơn

Ngay từ năm 2006, ông Phát bắt đầu lo không có đủ nguyên liệu trái sim để sản xuất. Trăn trở mãi, rồi ông quyết định xây dựng mô hình “Bảo tồn và nghiên cứu cây sim rừng”. Ông mua lại 6 ha đất ở ấp Rạch Hàm, xã Hàm Ninh để có cơ sở lập dự án, dự kiến phát triển trong 6 năm và còn nhờ Giáo sư Võ Tòng Xuân làm cố vấn. Bước chuẩn bị kéo dài hơn dự kiến, nhưng rút cuộc năm 2010 dự án cũng đã hiện rõ hình hài. Trường Đại học Cần Thơ đã giúp ông sản xuất phân bón cho cây sim trên vùng đất bạc màu. Các nhà khoa học đang tiếp tục hỗ trợ ông nghiên cứu, bảo tồn giống sim Phú Quốc. Ông Phát hy vọng qua giai đoạn xây dựng ban đầu trên diện tích 6 ha, đến năm 2015, ông sẽ chuyển giao cho người dân địa phương nhân rộng mô hình phát triển. Ông mơ đến lúc đó, du khách đến “đảo ngọc” Phú Quốc sẽ được ngắm những rừng sim bạt ngàn và nông dân không chỉ có thu nhập nhờ cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất rượu sim, mà còn nhờ tham gia vào làm du lịch.

Rượu Sim Sơn

Thương hiệu rượu sim Sim Sơn cũng là thương hiệu có uy tín cao ở Phú Quốc về nghề làm rượu sim truyền thống. Cơ sở này ứng dụng quy trình công nghệ mới dựa trên phương pháp ủ truyền thống để tạo nên loại rượu sim hảo hạng nhất. Rượu sim Sim Sơn hiện nay có hơn 10 loại rượu khác nhau, mang đến hương vị vừa quen thuốc, vừa mới lạ để phục vụ khách hàng. Đến Phú Quốc, bạn có thể ghé qua tham quan quy trình sản xuất rượu mới của cơ sở Sim Sơn. Sim Sơn được biết đến là một trong những cơ sở sản xuất Rượu sim hàng đầu Phú Quốc với hơn 14 năm kinh nghiệm, Rượu Sim Sơn kết hợp phương pháp làm rượu dân gian với một quy trình công nghệ mới, có chọn lọc với thu hái, sơ chế, với men giống đặc biệt và thời gian ủ rượu lâu hơn đã cho ra một loại rượu sim hảo hạng. Hương vị của sim rừng được giữ nguyên hoà cùng nồng độ thích hợp của rượu ngon…

Vườn sim Thành Long

Trong nghề làm rượu sim Phú Quốc, một cái tên không thể nào bỏ qua chính là cơ sở rượu Thành Long, hay còn có tên gọi khác là rượu Đảo Sim. Cở sở Thành Long có quy trình bí quyết để sản xuất rượu sim do Viện Sinh học nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh chuyển dao. Khi bạn đến cơ sở này, chắc hẳn sẽ rất ngạc nhiên bởi nơi đây có một vườn sim riêng và một lò ủ rượu hiện đại. Đây chính là một điểm tham quan hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến Phú Quốc.

Rượu sim chai sứ

Vườn sim Thành Long sản xuất sim khá lớn. Sim khi được mang về sẽ được rửa sạch, xay ra và ngâm trong lu trong đường cát trắng trong 4-6 tháng. Mật sim thu được sẽ có nồng độ khoảng 1-2 độ, pha với đá uống rất ngon, chai nhỏ 100k/300ml, chai lớn 180k/600ml. Còn rượu sim thì hơi chát, người ta ngâm sim với rượu đế để đạt được độ rượu cao. Ngoài ra còn các sản phẩm như mứt sim, socola sim, sim sấy khô…có thể mang về làm quà…

Siro Sim Phú Quốc