Daily Archives: Tháng Mười 7, 2020

Hai cách đơn giản nhất để đi từ Vũng Tàu ra Côn Đảo

Tính thời thời điểm hiện nay, từ Vũng Tàu ra Côn Đảo chỉ có thể đi bằng tàu cao tốcđi trực thăng, chúng tôi sẽ thông tin cơ bản và hướng dẫn quý hành khách đặt vé.

Kể từ ngày 1/4/2020 tàu Côn Đảo 10 cũ đã tạm ngưng hoạt động vận chuyển khách từ cảng Cát Lở, Vũng Tàu ra Côn Đảo. Hành khách chỉ còn cách đi tàu cao tốc tại Bãi Trước Vũng Tàu và đi trực thăng tại sân bay Vũng Tàu.

Đi tàu cao tốc từ Vũng Tàu ra Côn Đảo

Tàu Côn Đảo Express 36 đang hoạt động hằng ngày tại Vũng Tàu để đưa/đón khách ra Côn Đảo. Tàu cao tốc này là con tàu hai thân lớn nhất Việt Nam hiện nay với chiều dài gần 47m, chiều rộng lớn nhất hơn 12m, sức chứa 598 hành khách.

Tàu được trang bị 4 máy Roll-Royce MTU đạt tốc độ tối đa 35 hải lý/giờ (tương đương 60km/giờ). Với tốc độ này, hành trình tàu Côn Đảo Express 36 từ Vũng Tàu đi Côn Đảo hoặc ngược lại chỉ mất 3 giờ, giảm gần 10 giờ so với di chuyển bằng tàu thủy thông thường đang vận hành tại Việt Nam hiện nay.

Tàu cao tốc Côn Đảo Express 36

Tàu Côn Đảo Express 36 được thiết kế theo tiêu chuẩn châu Âu và thỏa mãn quy chuẩn quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc. Là tàu thủy hai thân nên khi vận hành, tàu có tính ổn định cao, cùng với khoang hành khách rộng giúp hành khách không bị mệt mỏi, giảm thiểu say sóng.

Giá vé tàu cao tốc Vũng Tàu đi Côn Đảo

Giá vé từ thứ 2 đến thứ 5:

  • VIP: 1,200,000 VND/lượt
  • ECO: 660,000 VND/lượt
  • NCT/Trẻ em: 550,000 VND/lượt

Giá vé từ thứ 6 đến Chủ Nhật, Lễ, Tết:

  • VIP: 1,200,000 VND/lượt
  • ECO: 880,000 VND/lượt
  • NCT/Trẻ em: 700,000 VND/lượt

Lịch chạy tàu Vũng Tàu – Côn Đảo

Vũng Tàu đi Côn Đảo: Khởi hành: 08:00 – Cập bến: 11:50; Địa điểm: Cảng Cầu Đá – Vũng Tàu

Côn Đảo về Vũng Tàu: Khởi hành: 13:30 – Cập bến: 15:20; Địa điểm: Cảng Bến Đầm – Côn Đảo

Lịch khởi hành chi tiết được cập nhật thường xuyên tại: https://taucaotoc.vn/lich-chay-tau/lich-tau-cao-toc-vung-tau-con-dao/

Có thể so sánh thời gian hành khách đi từ Vũng Tàu ra Côn Đảo bằng tàu Côn Đảo Express 36 tương đương thời gian đi bằng máy bay (cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất) vì mất khoảng 2 giờ đi ôtô từ Vũng Tàu lên sân bay và 45 phút bay.

Liên hệ mua vé tàu Côn Đảo – Vũng Tàu

Hiện nay, việc đặt và mua vé tàu cao tốc ra Côn Đảo rất đơn giản, https://taucaotoc.vn cung cấp vé tàu cao tốc trên cả nước, quý khách có thể liên hệ đến các thông tin sau:

  • Liên hệ mua và giao vé tại Côn Đảo: 0987 556 294
  • Liên hệ mua và giao vé tại TP Bà Rịa: 0389546426
  • Liên hệ mua và giao vé tại TP Vũng Tàu: 088 9371234
  • Liên hệ mua và giao vé TRÊN CẢ NƯỚC: 088 921 1234

Đi trực thăng Vũng Tàu ra Côn Đảo

Phục vụ người dân, khách du lịch đi tuyến Vũng Tàu-Côn Đảo và ngược lại bằng máy bay trực thăng MI-17-1V và MI-172. Cả 2 loại máy bay MI-17-1V và MI-172 đều do Nga sản xuất, trọng tải cất cánh tối đa 13.000 kg, sức chứa 3 thành viên tổ bay và 22 hành khách. Đạt tốc độ bay trung bình 200-250 km/h, với tốc độ này hành trình Vũng Tàu – Côn Đảo và ngược lại chỉ mất 60 phút.

Trực thăng Vũng Tàu – Côn Đảo. Ảnh: Phạm Bảo Anh

Ưu điểm của máy bay trực thăng Vũng Tàu – Côn Đảo là hiệu suất cao, hoạt động bền bỉ, công ty đã và đang khai thác loại máy bay này có hiệu quả cao trong các chuyến bay phục vụ dầu khí, bay cứu hỏa, du lịch – dịch vụ, cấp cứu y tế…

Giá vé trực thăng Vũng Tàu – Côn Đảo

  • 2.200.000 đồng/lượt/khách người lớn, khứ hồi 4.400.000 đồng/khứ hồi (hành khách có thể đi Thứ Sáu về Chủ Nhật hằng tuần, hoặc chỉ sử dụng 01 chiều đi hoặc về)
  • 1.980.000 đồng/lượt/khách trẻ em (từ 2 đến dưới 12 tuổi, dưới 2 tuổi miễn phí)

Lịch bay trực thăng Vũng Tàu – Côn Đảo

Máy bay trực thăng Vũng Tàu – Côn Đảo khởi hành 02 chuyến mỗi tuần vào Thứ sáu và Chủ Nhật với lịch trình như sau: tại Vũng Tàu: Thủ tục (check in): 12h00 – Khởi hành (ETD): 13h30 và tại Côn Đảo: Thủ tục (check in): 14h30 – Khởi hành (ETD): 15h30.

Liên hệ đặt vé trực thăng Vũng Tàu – Côn Đảo

Không giống như tàu cao tốc, do lượng vé hằng tuần tương đối ít, chỉ 22 vé đi và về cho mỗi chuyến bay nên không có đại lý nhiều, quý khách cần đặt vé có thể liên hệ đến các số: 0938 948 549 hoặc 0915 241 456. Truy cập website: https://tructhang.vn/ để cập nhật thêm thông tin về chuyến bay.

 

Đi tàu cao tốc có say không? Kinh nghiệm giảm thiểu say sóng khi đi du lịch

Cuối năm là mùa của biển động, mưa bão. Nếu chẳng may chuyến du lịch biển của bạn diễn ra vào thời điểm này, chứng say sóng cố hữu có thể biến chuyến đi thành một cơn ác mộng. Vậy làm sao để giảm say sóng khi đi du lịch bằng tàu cao tốc?

Đi tàu cao tốc có say không ?

Chứng say sóng là kết quả của một phản ứng sinh lý phức tạp đối với chuyển động. Khi bạn ở trong cabin của một con tàu, mắt bạn không nhìn thấy sự chuyển động, nhưng tai trong sẽ cảm nhận được điều đó. Mắt bạn đang “nói” với não bộ là bạn không chuyển động, trong khi tai trong lại khẳng định “có”. Kết quả là cơn say sóng xuất hiện.

Chẳng còn gì tệ hơn cảm giác buồn nôn, ói mửa, chóng mặt, đau đầu và đổ mồ hôi lạnh khi đang lênh đênh giữa sóng biển. Bao nhiêu sự hào hứng khám phá vùng biển mới tan vèo mất, khiến bạn chỉ có thể nằm bẹp trên giường khách sạn và chờ đến ngày về.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), say sóng là một hiện tượng xuất hiện khi bộ não nhận được những dữ kiện sai lệch từ môi trường bên ngoài. Để hoàn thành nhiệm vụ giữ cho thân mình được thăng bằng (không ngả nghiêng), hệ thống cảm nhận của cơ thể không ngừng thu nhận những dữ kiện từ môi trường chung quanh và gởi những dữ kiện này về một bộ phận nằm bên trong lỗ tai.

Bộ phận này có chức năng giống như một máy điện toán, nó sắp xếp các dữ liệu theo thứ tự và chuyển lên óc. Sự say sóng xảy ra khi các dữ kiện chuyển từ bộ phận này lên óc không giống như các dữ kiện mà mắt nhìn thấy. Khi bạn bắt đầu cảm thấy chóng mặt thì có lẽ đã hơi trễ trong việc tìm cách chặn đứng cơn say sóng lại, cơn nôn mửa có thể tiếp nối chỉ trong một vài phút sau.

Theo chuyên gia, người bị say sóng ở thể nhẹ sẽ có cảm giác hơi chóng mặt, tăng bài tiết dịch và buồn nôn. Nặng hơn, người bị say sóng sẽ bị chóng mặt, nôn nhiều kéo theo mạch đập và huyết áp giảm. Trong đó, nhóm đối tượng trẻ nhỏ và người già với sức đề kháng yếu rất dễ bị say sóng khi đi du lịch biển.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng khẳng định, thời tiết là lý do dễ làm cho bạn say sóng. Khi thời tiết thay đổi hoặc khí hậu không thuận lợi, sóng biển và độ nghiêng ngả của tàu dễ làm bạn bị say sóng. Do đó, cách tốt nhất là không nên đi biển vào những giai đoạn thời tiết như này.

Khách làm thủ tục lên tàu cao tốc Superdong

Đừng quá lo lắng! Say sóng đáng sợ thật đấy, nhưng vẫn có cách để đối phó với cơn chếnh choáng khi đi biển. Hãy ghi nhớ những mẹo sau nếu bạn sắp có chuyến du lịch đòi hỏi di chuyển bằng tàu thuyền:

Kinh nghiệm giảm thiểu say sóng khi đi du lịch

Giữ sức khỏe ở trạng thái tốt nhất trước khi lên tàu

Những người bị chứng say tàu xe chỉ cần nghĩ tới việc lênh đênh trên biển thôi là đã nôn nao, khó chịu. Kết quả là họ lo lắng tới mất ăn mất ngủ. Họ không biết rằng nếu thiếu ngủ và cảm thấy kiệt sức khi chuyến đi sắp diễn ra, chứng say sóng càng trở nên trầm trọng.

Vòng luẩn quẩn này chỉ kết thúc khi cơ thể được nạp đầy năng lượng trước giờ khởi hành, trở nên sảng khoái và sẵn sàng chinh phục những con sóng biển. Vì thế, vào thời điểm 2-3 ngày trước chuyến du lịch, bạn cần tuân thủ chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Nên bổ sung vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Bạn tuyệt đối không nghĩ tới hành trình trên biển theo hướng tiêu cực: “Làm sao để “sống sót” sau nhiều giờ ngồi tàu đây? Mình cần uống loại thuốc say sóng nào? Có cần nhịn ăn trước giờ lên tàu để tránh ói mửa không nhỉ?”…

Uống thuốc chống say

Một khi đã quá quen thuộc với chứng say tàu xe, bạn sẽ không còn xa lạ với những viên thuốc giúp ngăn ngừa và điều trị chứng này. Thuốc trị buồn nôn phổ biến gồm các thuốc kháng histamine (như Bonine và Dramamine) và scopolamine (có dạng thuốc viên hoặc miếng dán, là thuốc bán theo toa).

Hầu hết các loại thuốc này đều hoạt động bằng cách chống lại tác dụng của hóa chất do não tiết ra trong lúc bạn say sóng.

Bạn cần nói chuyện với bác sĩ để tìm được loại thuốc tốt nhất với mình, vì có những loại sẽ không phát huy hết tác dụng khi ghép đôi với loại khác. Ngoài ra, cần xem xét cả tác dụng phụ của thuốc. Thuốc kháng histamine có thể gây buồn ngủ, khô miệng và mắt. Dramamine có tác dụng tốt nhất nếu bạn uống trước khi bị say tàu xe.

Vì vậy, để có kết quả tốt nhất, hãy uống thuốc trước khi lên tàu, đừng đợi đến khi cơn say sóng kéo đến mới lấy vỉ thuốc ra.

Tận hưởng không khí trong lành

Với những người bị say sóng, sẽ rất hữu ích khi ra khỏi khoang tàu để đi ra boong tàu hoặc ban công, hít thở không khí trong lành và nhìn về phía chân trời. Làm như vậy sẽ giúp mắt bạn “nhìn thấy” chuyển động, sau đó gửi tín hiệu đến não, và tín hiệu này trùng khớp với tín hiệu phát ra từ tai trong.

Chẳng những vậy, những làn gió mát rượi thổi vào mặt sẽ giúp bạn tập trung tận hưởng bầu không khí xung quanh thay vì chăm chăm vào chuyển động của thuyền. Cho nên, bạn cần cố gắng hoạt động, di chuyển càng nhiều càng tốt, tránh ngồi mãi một chỗ trong cabin tàu.

Chọn chỗ ngồi giữa cabin, tránh vị trí dọc hai bên tàu

Sự lắc lư từ bên này sang bên kia và chuyển động lên xuống “bập bênh” của con tàu sẽ được giảm thiểu khi bạn ngồi ở vị trí giữa tàu. Ngược lại, ngồi dọc hai bên tàu sẽ làm bạn cảm nhận rõ hơn từng cơn sóng đánh, khiến tình trạng “lâng lâng” trở nên trầm trọng hơn.

Trước khi lên tàu, bạn cần đăng ký chọn chỗ ngồi thích hợp cho người bị say sóng. Nếu chỗ ngồi đó có tầm nhìn hướng ra bên ngoài thì càng tốt. Bạn sẽ dễ dàng phóng tầm mắt về phía đường chân trời và quên đi cơn say sóng đang nhăm nhe đánh gục mình.

Nhâm nhi thức ăn nhẹ

Đừng chiến đấu cùng cơn say sóng với một cái bụng rỗng. Trước khi lên tàu, bạn cần ăn lót dạ (nhưng đừng ăn quá no) với các thực phẩm ít đường, ít dầu mỡ, không cay. Trong lúc ngồi trên tàu, bạn có thể nhâm nhi một ít bánh quy mặn, bánh mì hoặc trái cây sấy khô.

Bên cạnh đó, dạ dày bạn sẽ thích thú với một chút rượu gừng/trà gừng (gừng là phương thuốc tự nhiên thường được dùng để trị chứng say tàu xe). Bạc hà cũng có tác dụng làm dịu cảm giác nôn nao của dạ dày, nên một tách trà bạc hà sẽ rất lý tưởng cho chứng say sóng.

Đeo vòng chống nôn

Những chiếc vòng chống nôn sẽ tạo áp lực lên một điểm trên cổ tay (thường là điểm bạn thường đeo đồng hồ). Áp lực này giúp bạn xua tan cảm giác buồn nôn – một trong những triệu chứng khó chịu nhất của chứng say tàu xe.

Bấm huyệt

Đây là giải pháp thay thế nếu bạn không có sẵn vòng chống nôn. Theo y học Trung Quốc, bấm huyệt là liệu pháp giúp cân bằng dòng năng lượng trong cơ thể rất hữu hiệu. Buồn nôn là một dấu hiệu cho thấy dòng năng lượng này không ổn định, và bấm huyệt sẽ giải quyết vấn đề đó.

Theo một nghiên cứu, những người thực hiện bấm huyệt trên cổ tay đã giảm đáng kể chứng say tàu xe, đồng thời cảm thấy khỏe khoắn trong suốt hành trình.

Cách thực hiện: Sử dụng ngón tay cái phải ấn huyệt cổ tay bên trái (vị trí ấn là mặt trong cổ tay, cách nếp gấp cổ tay khoảng 4cm). Ấn và giữ yên trong vài phút, cho đến khi các triệu chứng say giảm bớt. Làm tương tự với ngón tay cái trái và cổ tay phải.

Tránh các yếu tố kích thích có thể khiến bạn buồn nôn

Buồn nôn là dấu hiệu đặc trưng của say sóng. Thế nên, bất kỳ kích thích nào gây ra buồn nôn đều làm tình trạng say sóng thêm tồi tệ. “Kích thích” ở đây bao gồm các thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay, thực phẩm có tính axit (như trái cây và nước ép cam quýt), các bữa ăn khiến dạ dày quá tải.

Ngoài ra, tránh uống rượu trước và trong suốt quá trình ngồi tàu. Như một loại thuốc lợi tiểu, rượu làm tăng tốc độ mất nước, đồng thời giảm sức đề kháng của cơ thể đối với chứng say tàu xe.

Bên cạnh thực phẩm và đồ uống, bạn cũng cần tránh xa mọi mùi độc hại cũng như những hành khách đang nôn mửa vì say sóng.

Cẩn thận khi chọn hành trình

Khi bạn “biết thân biết phận” rằng mình bị chứng say sóng hành hạ, có lẽ bạn chỉ nên đi những con tàu lớn, và chọn những hành trình đi qua vùng biển êm dịu, không quá động. Đừng lên những con tàu quá cũ kỹ, kẻo bạn không thể chịu nổi tiếng ồn do động cơ tàu phát ra cũng như mùi khó chịu phả ra từ con tàu.

Một lưu ý nữa là bạn phải chọn thời tiết tốt cho hành trình trên biển của mình. Khi thời tiết thay đổi, đặc biệt nếu có bão xảy ra, tàu sẽ rung lắc nhiều hơn, khiến bạn mệt mỏi hơn và dễ dàng bị cơn say sóng quật ngã.

Giữ tinh thần thoải mái

Cuối cùng, bạn sẽ cảm thấy tình trạng say sóng thật tồi tệ nếu liên tục nghĩ về nó, ngay cả khi bạn còn chưa lên tàu. Thay vào đó, hãy nghĩ tới viễn cảnh sắp được đi du lịch đến một vùng đất mới, sắp được tham gia một hành trình thú vị trên tàu… bạn sẽ không còn bị nỗi lo say sóng ám ảnh nữa.

https://pacificcross.com.vn/

 

Rèn luyện chống say sóng cho thuyền viên, hành khách đi tàu biển

Say sóng là thuật ngữ dùng để chỉ những hiện tượng tương tự như say tàu xe hoặc say máy bay, thường gặp khi đi tàu biển, nhất là khi có sóng to, gió lớn. Say sóng được chia thành hai thể: thể ẩn và thể điển hình.

Thể ẩn: Thể hiện những biến đổi chức năng hệ thần kinh trung ương và những rối loạn nhẹ ở hệ thống tiêu hoá, tim mạch và hô hấp, với các biểu hiện: người yếu mệt, nóng cổ họng, buồn nôn nhẹ, khô miệng, ra mồ hôi, run các ngón tay, khó tập trung chú ý, trí nhớ giảm.

Thể điển hình: Biểu hiện sự rối loạn ở tất cả các chức năng trong cơ thể: tăng tiết nước bọt, buồn nôn và nôn, cảm giác mệt mỏi rã rời, chóng mặt, buồn ngủ, đau đầu, tái mặt, toát mồ hôi lạnh, mạch nhanh, huyết áp hạ, giảm khả năng lao động. Nếu bị nặng có thể bị nôn; ăn không thấy ngon, thậm chí trông thấy thức ăn là sợ, buồn nôn, nhất là khi ngửi mùi mỡ, dầu máy.

Sau khi nôn, người bị say sóng có cảm giác dễ chịu hơn, nhưng nếu tiếp tục bị tác động của gia tốc thì người bị say sóng lại tiếp tục bị nôn với những cơn dữ dội hơn. Ở những trường hợp nặng, bị nôn nhiều có thể bị trụy tim mạch, thậm chí có trường hợp mất ý thức. Các triệu chứng giảm dần khi người bệnh đã quen dần với sóng gió. Sau khoảng một tháng trên tàu, có tới 95% số người đã thích nghi với các điều kiện sóng gió, không bị say sóng như trước, khả năng lao động được hồi phục.

Nguyên nhân và cơ chế của say sóng

Nguyên nhân say sóng có nhiều và rất phức tạp, nhưng chủ yếu là do sự chòng chành của tàu, thuyền tác động đến cơ thể. Mức độ và tính chất chòng chành của tàu, thuyền phụ thuộc vào tốc độ di chuyển của tàu. Tàu có trọng tải và kích thước lớn có thời gian chòng chành tự nhiên dài, êm dịu và nhịp nhàng hơn so với tàu có kích thước và trọng tải nhỏ nên ít say sóng hơn. Ví dụ, thời gian chòng chành của tàu tuần dương hạm loại nhỏ: từ 15 – 18 giây, tàu khu trục: từ 14 – 15 giây, tàu phóng lôi: từ 4 – 8 giây. Chòng chành có thể theo mạn tàu (ngang) hoặc theo dọc tàu. Càng ở ngoại vi tàu (mạn tàu, đầu và đuôi tàu) biên độ dao động của chòng chành càng lớn. Do đó, tâm điểm của tàu là nơi ít xảy ra chòng chành nhất. Chòng chành do sóng lừng: xuất hiện sau khi biển động gió đã ngừng. Mặt biển hầu như im lặng, nhưng trên thực tế sóng vẫn di chuyển chậm và nhịp nhàng, làm cho tàu chìm xuống và nổi lên theo chiều thẳng đứng và di chuyển chậm (giống như chòng chành theo dọc tàu). Khi tàu nhô lên đỉnh sóng, thủy thủ có cảm giác như người như bị nhấc bổng lên, chân như rời khỏi boong tàu, còn khi tàu chìm xuống chân sóng thì cảm thấy như chân đè và ấn mạnh vào mặt boong. Nếu tàu đi ngược chiều của sóng, chòng chành của tàu tăng lên 3 – 4 lần. Có điều đặc biệt là, tàu càng cao, càng hẹp càng dễ lắc; gió càng to, sóng đổ càng nhanh, càng cao, bước sóng càng dài, càng dễ bị say sóng. Ngoài ra, tác động của tiếng máy chạy, kết hợp mùi dầu mỡ và khí thải; trạng thái cơ thể mệt mỏi, căng thẳng cảm xúc, tâm trạng…là các yếu tố làm tăng nguy cơ bị say sóng.

Trong cơ thể, tiền đình đóng vai trò giữ thăng bằng trong không gian và về phương hướng. Khi có sóng làm cho tàu chòng chành và gây ra kích thích các phân tích cơ quan tiền đình nằm ở tai trong gây rối loạn chức năng tiền đình làm rối loạn sự điều hoà của vỏ não, tạo hiện tượng rối loạn phản ứng của hệ thần kinh thực vật, kích thích các cơ quan cảm giác (vị giác, thị giác…), cơ, khớp xương, dây chằng cơ quan ổ bụng, từ đó gây ra các biểu hiện của say sóng.

Hành khách trên boong tàu cao tốc Trưng Trắc

Các biện pháp phòng chống say sóng

Biện pháp dự phòng hiệu quả nhất và tích cực nhất là rèn luyện chống say sóng bằng các biện pháp như tập luyện thể dục, thể thao, rèn luyện trên thực tế đi biển nhiều lần. Các biện pháp này giúp cho cơ thể thích nghi, nâng cao sức bền bỉ dẻo dai.

Rèn luyện chống say sóng: Là biện pháp tích cực nhất để thích nghi với hoàn cảnh sóng gió. Có thể tập thể dục 15 phút mỗi buổi sáng, hàng ngày tập các động tác nhằm rèn luyện tiền đình cho quen với chòng chềnh của tàu thuyền như vận động quay đầu; tập các các hình thức thể thao phòng chống say sóng như đu quay, cầu sóng, xà đơn, xà kép, nhảy cao, nhảy dài, bơi lội, đua thuyền…

Dưới dây là một số bài tập cụ thể:

Tổ hợp bài tập 1

1. Đang ở tư thế đứng, thực hiện xoay người chậm 360 độ, đầu tiên xoay theo chiều kim đồng hồ, sau đó ngược chiều kim động hồ. Mỗi chiều xoay 2- 3 lần.

2. Đứng trên một chân, chân kia nhấc co lên ở đầu gối. Chân đứng làm trụ, thực hiện động tác xoay người ở khớp háng tuần tự theo chiều kim đồng hồ và ngược lại, mỗi hướng xoay 2- 3 lần. Sau đó đổi chân, nhắc lại động tác.

3. Tư thế ngồi, xoay tròn đầu sang trái và sang phải 3 lần. Sau đó, ngục đầu về phía trước, đánh đầu sang phải, đánh đầu sang trái, thực hiện 3 lần.

4. Tư thế ngồi, mắt mở to, tập trung nhìn vào một điểm ở trước mặt. Sau đó đảo mắt sang phải, sang trái, lên trên, xuống dưới. Nhắc lại động tác 2- 3 lần.

Tổ hợp bài tập 2

Gồm 15 động tác thăng bằng:

1. Đứng 20 giây: hai chân sát nhau, tay chống hông, nhắm mắt.

2. Đứng 20 giây: gót bàn chân phải đặt trước bàn chân trái trên cùng một đường thẳng, tay chống hông.

3. Đứng 15 giây: cũng như (2) nhưng nhắm mắt.

4. Đứng 15 giây: hai chân sát nhau, tay chống hông, kiễng chân.

5. Đứng 15 giây: cũng như (4) nhưng nhắm mắt.

6. Đứng 15 giây: tay chống hông, kiễng chân phải, chân trái co và nâng lên phía trước.

7. Đứng 10 giây: cũng như (6) nhưng nhắm mắt.

8. Hai chân sát nhau, đứng trên mũi bàn chân và gập người về phía trước 5 lần, mỗi lần 1 giây.

9. Bàn chân phải đặt trước bàn chân trái trên cùng đường thẳng, tay chống hông, nghiêng người 6 lần sang phải trái theo kiểu con lắc, mỗi lần nghiêng một giây.

10. Đứng 15 giây: hai chân sát nhau, kiễng chân, ngửa đầu ra sau tối đa.

11. Đứng 15 giây: cũng như (10), nhưng nhắm mắt.

12. Đứng trên mũi chân, quay đầu vòng tròn sang trái 6 vòng, mỗi vòng 1 giây.

13. Đứng trên mũi bàn chân, tay chống hông, đá lăng chân trái về trước, ra sau với biên độ lớn nhất, lăng chân 6 lần, mỗi lần 1 giây.

14. Đứng trên mũi bàn chân, hất nhanh đầu ra sau 10 lần.

15. Đứng 5 giây: đứng trên mũi bàn chân phải, chân trái co và nâng về trước, ngửa đầu ra sau đến mức tối đa, nhắm mắt.

Các bài tập này phải tập liên hoàn, trong thời gian khoảng 5- 6 phút nhằm hình thành tư thế đúng, phối hợp động tác nhịp nhàng, cũng như tính can đảm, tự tin, có thể tập liên tục vào các buổi thể dục nói chung.

Ngoài ra, có thể kết hợp với các động tác định hướng rèn tiền đình.

Các biện pháp khác

Trước khi khởi hành 1- 2 giờ, nên ăn nhẹ, không dùng đồ mỡ, thức ăn có vị chua cay, đồ uống có gas, không hút thuốc, uống rượu bia. Những ngày đi biển nên dùng thức ăn dễ tiêu, dinh dưỡng cao, có nhiều gia vị để kích thích tiêu hoá. Tăng cường các thức ăn khô như bánh bích quy, lương khô. Khi đi tầu, nên ở trong khoang, giữa thân tàu, không nhìn ra sóng hoặc các vật đang chuyển động mà nên nhìn vào vật tĩnh. Đối với những người mới đi biển lần đầu, cần ngồi nơi thoáng gió, không có mùi xăng dầu, nhìn ra xa, không nhìn xuống nước ở gần tàu. Nếu thấy người khó chịu cần lên mặt boong, ra chỗ thoáng, hít dài hơi, vã nước mát vào mặt. Ngoài ra, để ức chế say sóng, có thể quấn chặt bụng để hạn chế chuyển động giữ của các phủ tạng. Khi nằm thì nằm ngửa đầu để tiền đình ở tư thế ít bị kích thích nhất.

Thuốc phòng và điều trị say sóng

Khi có biểu hiện say sóng (chóng mặt, nhức đầu…), thì phải dùng các phản xạ kích thích để ức chế cảm giác say: thở sâu, chậm đều với tần số 8 – 10 lần/phút, làm mát cơ thể bằng nước lạnh. Có thể uống thuốc phòng A-ê-rôn hay Aminazin theo chỉ dẫn sau:

Aeron: uống1- 2 viên trước 30-60 phút khi đến chỗ có sóng to. Sau đó có thể cứ 6 giờ uống thêm 1 viên, không quá 4 viên /ngày.

Aminazin: uống 1-2 viên (0,025g), liều một ngày: 0,10 – 0,30g, có thể dùng phối hợp với Caffein 0, 2g để chống uể oải.

Nếu bị say sóng nặng, cần điều trị bằng cách: khi có các triệu trứng đầu tiên, cho bộ đội uống 2 viên Aeron, sau đó cứ 6 giờ uống 1 viên, không quá 4 viên /ngày. Trường hợp bị nôn liên tục, sử dụng thuốc Atropin 1 ml 0,1%, tiêm dưới da, có thể tiêm 2- 3 lần /ngày, cách quãng 4-6 giờ /lÇn.

Xem thêm: Kinh nghiệm chống say sóng khi đi tàu cao tốc

Đại tá, PGS,TS Đặng Quốc Bảo

https://www.qdnd.vn/